Từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, nắm được phương pháp tổ chức và tiến hành công việc nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và thực tiễn sản xuất, tạo cho mình tác phong l
Trang 1Khóa luận tốt nghiệp đại học
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y
Khoá học : 2010 - 2014
Thái Nguyên, 2014
Trang 2Khóa luận tốt nghiệp đại học
Hệ đào tạo : Chính quy
Trang 3Sau khi học tập và rèn luyện trong nhà trường, được sự dìu dắt dạy bảo tận tình của các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy cô trong khoa Chăn nuôi Thú y, đến nay em đã thực tập xong và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình
Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y cùng toàn thể thầy cô giáo trong khoa
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cán bộ, nhân viên của Trại giống Gia cầm Thịnh Đán - Thành phố Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn TS Nguyễn Mạnh
Hà đã hết lòng tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập tốt nghiệp và
hoàn thành tốt chương trình học tập và rèn luyện trong nhà trường
Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, do thời gian có hạn và trình độ bản thân còn hạn chế nên khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn đồng nghiệp để khóa luận được đầy đủ và hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái nguyên, tháng 06 năm 2014
Sinh viên
Triệu Văn Chiến
Trang 4Để hoàn thành chương trình đào tạo trong nhà trường, thực hiện phương châm “học đi đôi với hành”, “lý thuyết đi đôi với thực tiễn và sản xuất” Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong toàn bộ chương trình học của tất cả các Trường Đại học nói chung và Trường Đại học Nông Lâm nói riêng
Giai đoạn thực tập chiếm một vị trí hết sức quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường Đây là khoảng thời gian sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã được học, đồng thời giúp cho sinh viên làm quen với thực tế sản xuất Từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, nắm được phương pháp tổ chức và tiến hành công việc nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và thực tiễn sản xuất, tạo cho mình tác phong làm việc đúng đắn, sáng tạo để khi ra trường trở thành một người cán bộ khoa học
“vừa hồng, vừa chuyên”, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn sản xuất góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển đất nước
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn và được sự tiếp nhận của cơ sở, nơi em tiến
hành đề tài: “Theo dõi khả năng sinh trưởng của gà Sasso từ sơ sinh đến 21
tuần tuổi nuôi tại trại giống gia cầm Thịnh Đán - Thành phố Thái Nguyên
- Tỉnh Thái Nguyên”
Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu, nên trong bản khóa luận này không tránh khỏi thiếu sót Em rất mong được sự đóng góp quý báu của thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để bản khóa luận được hoàn chỉnh hơn
Trang 5Trang
Bảng 1.1: Chế độ chiếu sáng cho đàn gà sinh sản 15
Bảng 1.2: Lịch phòng vaccine cho gà 16
Bảng 1.3: Kết quả công tác phục vụ sản xuất 19
Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 41
Bảng 2.2 Nhiệt độ và mật độ nuôi 41
Bảng 2.3 Chế độ chiếu sáng 41
Bảng 2.4 Chương trình thuốc và vaccine cho gà khảo nghiệm 42
Bảng 2.5 Tỷ lệ nuôi sống 46
Bảng 2.6 Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 48
Bảng 2.7 Sinh trưởng tuyệt đối của gà theo dõi qua các tuần tuổi 50
Bảng 2.8 Sinh trưởng tương đối của gà theo dõi qua các tuần tuổi 51
Bảng 2.9 Tiêu thụ thức ăn của gà theo dõi qua các tuần tuổi 52
Bảng 2.10 Theo dõi một số bệnh trên gà theo dõi 54
Bảng 2.11 Khả năng thích nghi của gà khảo nghiệm 55
Bảng 2.12 Chi phí trực tiếp cho 1 gà hậu bị Sasso 56
Trang 6Từ, các cụm
Cs Cộng sự Ctv Cộng tác viên
CRD Bệnh viêm đường hô
hấp mãn tính
KL Khối lượng Nxb Nhà xuất bản
LP Lương Phượng KHKT Khoa học kỹ thuật
Trang 7Trang
Phần 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1
1.1 ĐIỀU TRA CƠ BẢN 1
1.1.1 Điều tra tự nhiên 1
1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 2
1.1.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp 3
1.1.4 Quá trình thành lập và phát triển của Trại Giống gia cầm Thịnh Đán 6
1.2 NHẬN XÉT CHUNG 9
1.2.1 Thuận lợi 9
1.2.2 Khó khăn 10
1.3 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 10
1.3.1 Nội dung thực tập tốt nghiệp 10
1.3.2 Biện pháp tiến hành 11
1.4 KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 11
1.4.1 Công tác chăn nuôi 11
1.4.2 Công tác thú y 16
1.4.3 Tham gia các công việc khác 18
1.5 KẾT LUẬN VỀ CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 19
1.5.1 Bài học kinh nghiệm 19
1.5.2 Tồn tại 20
1.5.3 Đề nghị 20
PHẦN 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 21
2.1 Đặt vấn đề 21
2.2 Tổng quan tài liệu 22
2.2.1 Cơ sở lý luận 22
Trang 82.3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 40
2.3.2 Đối tượng nghiên cứu 40
2.3.3 Nội dung nghiên cứu 40
2.3.4 Phương pháp nghiên cứu 40
2.4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 46
2.4.1 Tỷ lệ nuôi sống gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 46
2.4.2 Khối lượng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 47
2.4.3.Thức ăn tiêu thụ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 51
2.4.4 Theo dõi một số bệnh trên gà theo dõi 54
2.4.5 Khả năng thích nghi của gà khảo nghiệm 55
2.4.6 Chi phí trực tiếp cho 1 gà hậu bị Sasso 56
2.5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 56
2.5.1 Kết luận 56
2.5.2 Tồn tại 57
2.5.3 Đề nghị 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
Trang 9Phần 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1 ĐIỀU TRA CƠ BẢN
1.1.1 Điều tra tự nhiên
- Vị trí địa lý
Trại Giống gia cầm Thịnh Đán là đơn vị trực thuộc Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Thái Nguyên, nằm trên địa bàn phường Thịnh Đán - thành phố Thái Nguyên Trên tuyến đường đi hồ Núi Cốc, cách Trung tâm thành phố 4km về phía Tây, ranh giới của phường được xác định như sau:
+ Phía Đông Nam giáp phường Tân Lập – Thành phố Thái Nguyên + Phía Tây Nam giáp với xã Thịnh Đức – Thành phố Thái Nguyên + Phía Tây giáp với xã Quyết Thắng – Thành phố Thái Nguyên + Phía Bắc giáp với phường Tân Thịnh – Thành phố Thái nguyên
Do đó giao thông thuận lợi, tạo điều kiện tốt cho việc đi lại vận chuyển các sản phẩm nông nghiệp giữa các phường, xã với nhau cũng như với các vùng miền khác
- Điều kiện khí hậu thuỷ văn
Phường Thịnh Đán nằm ở phía Tây của thành phố Thái Nguyên, nằm trong vùng khí hậu chung của miền núi phía bắc Việt Nam, nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa
Mùa Đông: khí hậu lạnh, khô hanh, độ ẩm thấp
Mùa hè: khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều Giao động nhiệt độ và độ ẩm bình quân các mùa trong năm tương đối cao, thể hiện rõ rệt là mùa mưa và mùa khô + Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ dao động từ 21 đến 36°C, độ ẩm từ 80 - 86%, lượng mưa biến động từ 120,6 đến 283,9 mm/tháng nhưng tập trung nhiều vào các tháng 6, 7, 8 Nhìn chung, khí hậu vào mùa mưa thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp Tuy vậy, có những ngày nóng ẩm thất thường nên cần chú ý đến phòng chống dịch bệnh xảy ra đối với đàn gia súc, gia cầm, gây thiệt hại cho sản xuất
+ Mùa khô: Kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này khí hậu thường lạnh và khô hanh, nhiệt độ giảm đáng kể Nhiệt độ trung bình dao
Trang 10°°động từ 13,7ºC đến 24,8ºC (có những ngày xuống dưới 10°C), ẩm độ thấp, biến động nhiệt giữa ngày và đêm rất lớn Ngoài ra trong mùa Đông còn chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, giá rét và sương muối kéo dài từ 6 - 10 ngày gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và sức chống đỡ bệnh của cây trồng và vật nuôi
Diện tích hoa màu 162 ha
Diện tích trồng cây ăn quả 52 ha
Diện tích đất lâm nghiệp 88,2 ha
Diện tích đất ở 91ha
- Còn lại là các loại đất chưa sử dụng và sử dụng vào mục đích khác
1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
- Tình hình xã hội
+ Dân cư
Theo số liệu của UBND phường vào thời điểm năm 2014 thì dân số của phường là 19.500 người, với 3.450 hộ, trong đó có 810 hộ sản xuất nông nghiệp, số còn lại là hộ sản xuất phi nông nghiệp Phường Thịnh Đán nằm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có rất nhiều dân tộc cùng tham gia sinh sống, đại đa số là người Kinh, Nùng, Sán dìu, Tày…
Đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân trong những năm gần đây được nâng lên rõ rệt, hầu hết các hộ gia đình đều có phương tiện nghe nhìn như: Đài, TV, sách báo Đây là điều kiện thuận lợi để người dân trong phường nắm bắt kịp thời chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các thông tin khoa học kĩ thuật để phục vụ đời sống hàng ngày
+ Y tế
Trên địa bàn của phường có một số bệnh viện như: Bệnh viện A Thái Nguyên, bệnh viên Y học cổ truyền dân tộc, bệnh viện tâm thần, và trạm y tế phường Hệ thống y tế cơ sở hoạt động khá hiệu quả, thường xuyên quan tâm chăm sóc, khám chữa bệnh cho nhân dân
Trang 11+ Giáo dục
Đây là một phường có trình độ dân trí khá cao Có rất nhiều cơ quan trường học đóng trên địa bàn phường như: Trường Cao đẳng Sư Phạm, trường Cao đẳng Kinh tế, trường Cao đẳng Y tế, trường Công nhân Cơ điện, trường Trung học phổ thông Ngô Quyền, trường Trung học cơ sở Lương Ngọc Quyến và trường Tiểu học Thịnh Đán Trong những năm vừa qua phường đã hoàn thành chương trình giáo dục phổ cập Trung học cơ sở
+ An ninh quốc phòng
Đây là phường tập trung nhiều nhà máy, trường học, dân cư đông, lượng người giao lưu nhiều nên quản lý xã hội ở đây khá phức tạp Do đó, hoạt động của các Ban, Ngành ở trong phường rất tích cực, đồng bộ và thống nhất có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và cơ sở, xây dựng nếp sống văn hoá, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân, đẩy mạnh sản xuất tạo công ăn việc làm cho người dân và từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội
- Tình hình kinh tế
Phường Thịnh Đán có cơ cấu kinh tế đa dạng, nhiều thành phần kinh tế cùng hoạt động: Nông - Công nghiệp, Lâm nghiệp và Dịch vụ, tạo mối quan hệ hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát triển Trong đó sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm trên 50%, bao gồm cả ngành trồng trọt và chăn nuôi cùng nhau phát triển đồng đều Dịch vụ là một nghề mới trong giai đoạn hiện nay đang được chú trọng và phát triển một cách mạnh mẽ bởi nó mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn
Đối với các hộ sản xuất nông nghiệp thu nhập bình quân năm 2011 là 1.350.000đ/người/tháng Chăn nuôi với quy mô nhỏ mang tính chất tận dụng là chủ yếu, phường đang chủ trương xây dựng mô hình chăn nuôi có quy mô lớn trang thiết bị hiện đại để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng như mô hình chăn nuôi lợn ngoại, trang trại gia cầm, bò thịt
1.1.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp
- Ngành trồng trọt
Ngành trồng trọt đóng vai trò quan trọng và là nguồn thu chủ yếu của nhân dân Do vậy, sản phẩm của ngành trồng trọt được người dân quan tâm và phát triển Cây nông nghiệp chủ yếu và là cây trồng mũi nhọn trên địa bàn của phường là cây lúa với diện tích trồng khá lớn (89 ha) Để nâng cao hiệu quả
Trang 12sản xuất, phường đã thực hiện thâm canh tăng vụ (2 vụ/năm) đưa các giống lúa mới có năng suất cao vào sản xuất Ngoài ra còn có một số cây khác được trồng khá nhiều như: khoai lang, lạc, đỗ, ngô và một số cây rau màu khác được trồng xen giữa các vụ lúa nhưng chủ yếu là trồng vào mùa Đông
Để cây trồng đạt năng suất cao thì không thể thiếu vai trò của hệ thống thuỷ lợi Những năm trước đây hệ thống thuỷ lợi chưa được cải thiện nên diện tích lúa thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa, khô hạn về mùa Đông, đồng ruộng chỉ cấy được một vụ Hiện nay, nhờ kiên cố kênh mương hoá trên đồng ruộng, số diện tích ngập úng, khô hạn đã được sử dụng có hiệu quả (2 vụ/năm) Người dân đã biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới vào sản xuất, mạnh dạn đưa các giống mới có năng suất cao nhờ đó đã cơ bản giải quyết được nhu cầu lương thực cho người dân
- Diện tích trồng cây ăn quả khá lớn, song vườn tạp vẫn nhiều, cây trồng thiếu tập trung lại chưa thâm canh nên năng suất thấp, sản phẩm chủ yếu mang tính tự cung tự cấp, chưa mang tính chất hàng hoá cao, cây ăn quả chủ yếu là: na, cam, quýt, nhãn, vải
- Cây lâm nghiệp: Với đặc điểm của vùng trung du miền núi, do đó diện tích đất đồi núi chiếm khá lớn Phường đã thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho các hộ nông dân nên diện tích cây lâm nghiệp đã được nâng lên, phủ xanh gần hết diện tích đất trống, đồi núi trọc và diện tích rừng mới trồng, tạo điều kiện cho việc quản lý, khai thác hợp lý
- Ngành chăn nuôi
Song song với sự phát triển của ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng phát triển không ngừng Chăn nuôi cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt, đồng thời cung cấp thực phẩm và nguồn thu nhập kinh tế không nhỏ cho các hộ nông dân
Tuy nhiên, ngành chăn nuôi ở phường chủ yếu là tự cung tự cấp, sản phẩm hàng hoá đưa ra ở thị trường còn ít Trong những năm gần đây người dân đã biết áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, từ các hộ sản xuất manh mún, quy
mô nhỏ người dân đã mạnh dạn đầu tư vốn, kỹ thuật, con giống mới có năng suất cao, trang thiết bị hiện đại vào chăn nuôi nên sản phẩm của ngành chăn
Trang 13nuôi từng bước được nâng cao và đáp ứng được nhu cầu của thị trường tiêu thụ cụ thể như sau:
+ Chăn nuôi trâu bò
Tổng đàn trâu bò của phường có khoảng 600 con, trong đó chủ yếu là trâu, trung bình mỗi hộ nông dân có một trâu hoặc bò cày kéo Hình thức chăn nuôi trâu bò là tận dụng các bãi thả tự nhiên và sản phẩm phụ của ngành trồng trọt, nên thức ăn cung cấp cho đàn trâu bò chưa thật đầy đủ cả số lượng
và chất lượng Việc dự trữ các loại thức ăn cho trâu bò vào vụ Đông chưa được quan tâm đầy đủ, vì vậy về mùa Đông trâu bò thường có sức khỏe kém nên hay mắc bệnh Chuồng trại và công tác vệ sinh thú y chưa được chú trọng nhiều Công tác tiêm phòng chưa triệt để nên trâu bò thường xuyên bị mắc các bệnh ký sinh trùng và một số bệnh khác
+ Chăn nuôi lợn
Hầu hết các hộ dân đều chăn nuôi lợn, nhưng số lượng nuôi còn ít Thức ăn sử dụng cho chăn nuôi lợn chủ yếu là tận dụng các phế phụ phẩm của ngành trồng trọt như: lúa, ngô, khoai, sắn, Vì vậy năng suất chăn nuôi lợn chưa cao Tuy nhiên, một số hộ gia đình mạnh dạn đầu tư vốn cho chăn nuôi, biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi như: Sử dụng các loại thức ăn hỗn hợp ngoài thị trường để rút ngắn thời gian chăn nuôi, tăng năng suất đem lại hiệu quả kinh tế cao
Công tác giống lợn cũng đã được quan tâm, nhiều hộ gia đình chăn nuôi lợn nái Móng Cái hay nái F1 (Móng cái x Landrace) hoặc nái ngoại thuần để chủ động con giống và cung cấp một phần sản phẩm ra thị trường
Công tác vệ sinh thú y còn hạn chế, việc tiêm phòng hàng năm chưa triệt để nên bệnh vẫn xẩy ra gây thiệt hại cho người chăn nuôi, đồng thời ảnh hưởng đến sản phẩm chăn nuôi cung cấp ra thị trường Trong những năm tới, mục tiêu là phải đưa được năng suất sản phẩm, chất lượng thịt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu cũng như đẩy mạnh hơn nữa việc chăn nuôi theo hình thức chăn nuôi công nghiệp
+ Chăn nuôi gia cầm
Nhìn chung, chăn nuôi gia cầm trong toàn phường Thịnh Đán khá phát triển, chủ yếu là chăn nuôi gà, vịt theo phương thức chăn nuôi tự nhiên và bán
Trang 14chăn thả Ngoài ra, trên địa bàn phường còn có Trại Giống gia cầm Thịnh Đán thuộc Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Thái Nguyên Đây là nơi chuyên cung cấp con giống cho nhân dân trong vùng và một số địa phương khác
Nhờ các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào chăn nuôi đã có một số gia đình chăn nuôi theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp, mua các con giống mới có năng suất cao về nuôi như: gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng, gà Sasso, ISA, AA, Ross 508, CP 707, Hyline, vịt Khakicampbel Kết quả đã đem lại thu nhập khá cao cho các hộ chăn nuôi
Đa số các hộ chăn nuôi gia cầm đã ý thức được tầm quan trọng của việc tiêm phòng và chữa bệnh, nhất là sử dụng các loại vắc xin tiêm chủng cho
gà như: Vaccine Cúm gia cầm, Gumboro, Newcastle, Đậu, IB, Song vẫn còn một số hộ chăn nuôi chưa ý thức được công tác phòng bệnh cho vật nuôi, đó cũng là điều đáng lo ngại vì đó là điểm khu trú và phát tán mầm bệnh gây tác hại cho đàn gia cầm trên địa bàn phường
* Công tác thú y
Công tác thú y đóng vai trò quan trọng then chốt trong chăn nuôi, nó quyết định đến thành công hay thất bại của người chăn nuôi, đặc biệt trong điều kiện chăn nuôi quảng canh Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của người dân Vì vậy, công tác thú y luôn được Ban lãnh đạo các cấp, các ngành, địa phương cùng người chăn nuôi hết sức quan tâm, và chú trọng như:
+ Tuyên truyền về lợi ích vệ sinh phòng dịch bệnh cho người và vật nuôi + Tập trung chỉ đạo tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn + Thường xuyên đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ thú y cơ sở
+ Theo dõi tình hình, diễn biến dịch bệnh để kịp thời có phương án chỉ đạo Chính vì vậy, trong nhiều năm gần đây ngành chăn nuôi của phường được phát triển mạnh, đảm bảo an toàn kể cả giai đoạn dịch cúm gia cầm xảy
ra hầu hết ở các địa phương trong toàn quốc
1.1.4 Quá trình thành lập và phát triển của Trại Giống gia cầm Thịnh Đán
- Quá trình thành lập
Trại Giống gia cầm Thịnh Đán được thành lập từ tháng 4 năm 1995 trên
cơ sở tiếp quản của Chi cục thú y tỉnh Bắc Thái Năm 2001 tỉnh Thái Nguyên nâng cấp và đổi tên thành Trại Giống gia cầm Thịnh Đán Trại có diện tích
Trang 155.200m2 với tường bao bọc xung quanh thành hệ thống khép kín, với hệ thống
cơ sở hoàn thiện Trại đã và đang giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp con giống, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về chăn nuôi gia cầm cho người chăn nuôi ở trong và ngoài tỉnh
* Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất của Trại Giống gia cầm Thịnh Đán gồm có:
- 1 dãy nhà hành chính (văn phòng làm việc)
- 1 dãy nhà ở cho công nhân ở và trực kỹ thuật
- 1 dãy chuồng gà cho gà con mới nở, chờ xuất
- 1 dãy chuồng nuôi gà thịt, hậu bị
- 1 dãy chuồng nuôi gà sinh sản
- 1 chuồng khảo nghiệm giống
- 1 kho chứa thức ăn, bảo quản trứng
- 1 phòng ấp trứng
Trại có hệ thống lưới B40 để quây khi chăn thả đảm bảo cho gà được nuôi nhốt trong quây có khoảng không để vận động, sân chơi phục vụ cho công tác phối giống
Trại có hệ thống tường rào bảo vệ bao quanh đảm bảo vệ sinh thú y
Về thiết bị, máy móc phục vụ cho chăn nuôi gồm có: 2 máy ấp trứng,
01 máy nở, 1 máy phun thuốc sát trùng, máy bơm nước, hệ thống giếng khoan
và các trang thiết bị khác đảm bảo phục vụ chăn nuôi
* Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu của trại được tổ chức và biên chế như sau:
Có thể nói đội ngũ cán bộ công nhân viên của trại là một đội ngũ trẻ có
kỹ thuật và trách nhiệm với công việc
- Chức năng và nhiệm vụ của Trại
Trang 16* Nhiệm vụ
+ Nuôi giữ các giống gia cầm gốc được tỉnh cho phép nhập
+ Nuôi khảo nghiệm các giống gia cầm thuần, con lai, sản xuất con giống tới tận tay người chăn nuôi
+ Áp dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về chăn nuôi gia cầm cho người dân
+ Là nơi để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về chăn nuôi gia cầm
- Tình hình sản xuất của Trại
Năm 2006, Trại đã nhập 40 con thỏ, giống thỏ ngoại Newzeland thuần nuôi thử nghiệm và sản xuất giống cùng với một số giống thỏ nội
Năm 2009, Trại tập trung vào sản xuất gà giống Lương Phượng, Sasso và con lai của 2 giống gà trên để cung cấp nhu cầu con giống đạt chất lượng cao cho nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận như: Bắc Kạn, Lạng Sơn
Cuối năm 2009, Trại đã nhập giống gà mới WA (là con lai Ai Cập với gà Ucraina) về nuôi thích nghi và khảo nghiệm
Năm 2010 và 2011 trại nhập đàn gà Sasso dòng A, B, Mía, Lương Phượng về nuôi để sản xuất con giống
Năm 2012 trại nuôi gà Sasso
Năm 2013 trại nuôi gà Sasso
Năm 2014 trại nuôi các dòng chính: gà Saso, gà 3 máu và gà Ai Cập Mấy năm gần đây tình hình dịch cúm gia cầm trong nước có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển đàn gà của Trại, gây ảnh hưởng đến số lượng giống gốc
và địa bàn mở rộng phục vụ sản xuất, mặc dù trại luôn đảm bảo được an toàn dịch bệnh
Trang 17* Công tác thú y
Công tác thú y hết sức được quan tâm Với phương châm "phòng bệnh hơn chữa bệnh", Trại giống gia cầm đã triệt để thực hiện tốt quy trình vệ sinh thú y đồng thời công tác chăm sóc, nuôi dưỡng cũng chú ý đúng mức nên dịch bệnh không xảy ra, đàn gia cầm tiếp tục duy trì, số lượng đầu con không ngừng tăng lên
Hệ thống chuồng nuôi được đảm bảo thông thoáng về mùa Hè, ấm áp về mùa Đông Mùa Hè có hệ thống làm mát bằng quạt và vòi phun nước, mùa Đông có hệ thống chắn gió Trại có hàng rào chắn xây bao xung quanh đảm bảo ngăn cách, biệt lập với khu dân cư, cổng ra vào có hố sát trùng, khu vực chăn nuôi có hàng rào barie và hố vôi sát trùng Hàng ngày chuồng trại, máng
ăn, máng uống, dụng cụ cho ăn được quét dọn, cọ rửa sạch sẽ trước khi cho gà
ăn Quy trình tiêm phòng cho đàn gia cầm được thực hiện nghiêm túc với loại vaccine như: Cúm gia cầm, Gumboro, Newcastle, Đậu, Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm Chuồng trại thường xuyên thay chất độn và định kỳ tổng vệ sinh toàn bộ khu vực trại Hàng ngày cán bộ kỹ thuật theo dõi, phát hiện gia cầm nhiễm bệnh và tiến hành điều trị hoặc loại thải kịp thời
Ngoài công tác phục vụ sản xuất và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người chăn nuôi Trại còn tiếp nhận sinh viên của Trường Đại học Nông Lâm đến thực tập làm luận văn tốt nghiệp và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất và nâng cao tay nghề cho sinh viên
và các cơ quan ban ngành liên quan
- Ban lãnh đạo Trại thường xuyên quan tâm, chú ý đến phát triển sản xuất và nâng cao đời sống cho cán bộ, công nhân viên của Trại
Trang 18- Trại có đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ, nhiệt tình, năng động sáng tạo, sẵn sàng tiếp nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Đặc biệt luôn có sự đoàn kết thống nhất cao
- Trại nằm trong địa bàn thành phố Thái Nguyên, có vị trí gần các Trung tâm khoa học kỹ thuật và trục đường giao thông là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tiếp nhận và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
1.3 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1.3.1 Nội dung thực tập tốt nghiệp
1.3.1.1 Công tác phục vụ sản xuất
Để đảm bảo tốt nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp theo yêu cầu của nhà trường, khoa cũng như giáo viên hướng dẫn, chúng tôi đã đưa ra một số nội dung trong thời gian thực tập tại cơ sở như sau:
- Công tác ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi
+ Công tác giống: Tham gia chọn lọc gà giống các loại
+ Công tác thức ăn: Tính toán lượng thức ăn gà ăn hàng ngày
+ Công tác chăm sóc nuôi dưỡng: Chăm sóc toàn bộ gà của trại giống
- Công tác thú y
- Công tác thú y tại cơ sở trong thời gian thực tập chúng tôi đề ra công việc phải thực hiện như sau:
+ Ra vào trại đúng nội quy quy định
+ Làm tốt công tác vệ sinh môi trường, chuồng trại và xung quanh chuồng trại + Thực hiện nghiêm túc quy trình tiêm phòng
+ Phát hiện và điều trị bệnh kịp thời cho gà
+ Tích cực tham gia vào các phong trào khác của đơn vị
Trang 191.3.1.2 Công tác nghiên cứu khoa học
Thực hiện chuyên đề nghiên cứu khoa học với tên đề tài: “Theo dõi khả
năng sinh trưởng của gà Sasso từ sơ sinh đến 21 tuần tuổi nuôi tại trại giống gia cầm Thịnh Đán - Thành phố Thái Nguyên - Thái Nguyên”
1.3.2 Biện pháp tiến hành
Trong thời gian thực tập tại cơ sở tôi đã đề ra một số biện pháp thực hiện như sau:
- Tìm hiểu kỹ tình hình sản xuất chăn nuôi ở cơ sở thực tập và khu vực vành đai
- Tham gia tích cực công tác tiêm phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh cho gia cầm
- Tham gia công tác chuyển giao con giống và kỹ thuật cho các hộ sản xuất
- Luôn luôn chấp hành, tham gia các hoạt động của cơ sở, tiếp thu ý kiến của cán bộ lãnh đạo, của cô giáo hướng dẫn, tranh thủ thời gian tiếp xúc với thực tế để nâng cao tay nghề, nắm vững kiến thức chuyên ngành
- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới mà bản thân tôi đã được học
và tìm hiểu vào thực tiễn sản xuất
1.4 KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
Trong quá trình thực tập tại Trại Giống gia cầm Thịnh Đán, được sự giúp
đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn và cán bộ, công nhân viên của Trại, kết hợp với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã lĩnh hội được nhiều kinh nghiệm quý báu trong thực tiễn sản xuất và đã đạt được một số kết quả sau:
1.4.1 Công tác chăn nuôi
* Công tác chuẩn bị chuồng trại
Trước khi nhận gà vào nuôi, chuồng đã được để trống từ 10 - 15 ngày và quét dọn sạch bên trong và bên ngoài, lối đi, hệ thống cống rãnh thoát nước nền chuồng, tường nhà và vách ngăn được quét vôi, sau đó tiến hành phun thuốc sát trùng bằng dung dịch Benkocid nồng độ 0,5 - 1%
Tất cả các dụng cụ như: khay ăn, máng uống, chụp sưởi, đèn sưởi, đều được cọ rửa sạch sẽ và phun thuốc sát trùng, phơi nắng trước khi đưa vào chuồng nuôi
Trang 20* Công tác chọn giống
Công tác chọn giống là một phần hết sức quan trọng quyết định đến hiệu quả chăn nuôi Trong quá trình chăn nuôi tại cơ sở, chúng tôi đã tiến hành công tác chọn giống gà ở các giai đoạn phát triển khác nhau, đáp ứng theo yêu cầu của người chăn nuôi, cụ thể:
- Đối với gà mái sinh sản: Gà mái sinh sản cần được chọn lọc rất chặt chẽ, để đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất con giống cung cấp cho thị trường chăn nuôi Vì vậy, chúng tôi tiến hành chọn lọc, loại thải những con bị khuyết tật, mào tích kém phát triển, xương háng hẹp, lỗ huyệt nhỏ, mầu sắc lông không đặc trưng của giống, lông xù, đặc biệt là ở giai đoạn gà hậu bị
- Đối với trứng giống: Muốn có con giống tốt thì phải có quả trứng giống tốt Vì vậy, khi đưa trứng vào ấp chúng tôi tiến hành chọn lọc những quả trứng đạt tiêu chuẩn cho vào ấp Trứng cho vào ấp là những quả trứng được chọn từ đàn gia cầm khỏe mạnh và nuôi dưỡng theo một quy trình đạt tiêu chuẩn, không mắc bệnh, có tỷ lệ trống mái phù hợp Mỗi ngày nhặt trứng 2 - 4 lần để tránh dập vỡ, sau đó chọn lọc, loại bỏ những quả bị dập vỡ, bẩn, dị hình, Những quả trứng đạt tiêu chuẩn ấp là những quả trứng có hình ovan, chia làm hai đầu rõ rệt (một đầu to một đầu nhỏ), vỏ trứng sạch, đều, nhẵn, khối lượng trứng phù hợp, không quá to cũng không quá nhỏ đối với từng giống, nhìn chung là từ 50 – 60 g (đối với gà) Trứng trước khi ấp được cho vào phòng xông trứng bằng Foocmol + thuốc tím với liều lượng 17 gram thuốc tím và 35
ml Foocmol cho 1m3 không khí trong thời gian từ 15 - 20 phút, cho trứng vào kho bảo quản 3 – 5 ngày khi đủ số llượng cần thiết thì cho vào máy ấp
- Kiểm tra trứng ấp: Sau khi đưa trứng vào ấp một thời gian, tiến hành soi trứng để kiểm tra phôi ở các giai đoạn 7, 13, 18 ngày ấp để loại bỏ kịp thời trứng không phôi, chết phôi, qua đó cũng đánh giá được chất lượng trứng đưa vào ấp để kịp thời điều chỉnh chế độ ấp hoặc chế độ chăm sóc nuôi dưỡng của đàn gà sinh sản sao cho đạt hiệu quả cao nhất
- Phân loại gà con mới nở ra: Gà con mới nở ra phải chọn và phân loại: loại I, loại II Gà loại I là những con nhanh nhẹn khoẻ mạnh, mắt sáng lông mượt, chân bóng, không hở rốn, khoèo chân, vẹo mỏ và đảm bảo khối lượng quy định đối với từng loại giống
Trang 21* Công tác chăm sóc nuôi dưỡng
Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của gà và tuỳ từng loại gà mà ta áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho phù hợp
- Giai đoạn úm gà con (1 – 21 ngày tuổi): Khi chuyển từ khu ấp trứng về chúng tôi tiến hành cho gà con vào quây và cho gà uống nước ngay Nước uống cho gà phải sạch và pha B.Complex + vitamin C + đường glucoza 5% cho gà uống hết lượt sau 2 - 3h mới cho gà ăn bằng khay
Thức ăn của gà trong giai đoạn này là thức ăn khởi động, kích thước hạt nhỏ, dễ tiêu hóa, dễ hòa tan, chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng và cân đối về axit amin Hàm lượng protein tối thiểu là 19%, năng lượng trao đổi 2900 – 3000 kcal/kg thức ăn
Giai đoạn đầu nhiệt độ trong quây là 35 - 370C Sau 1 tuần tuổi nhiệt độ cần thiết là trên 300C, sau đó nhiệt độ giảm dần theo ngày tuổi
Thường xuyên theo dõi đàn gà để điều chỉnh chụp sưởi đảm bảo nhiệt độ thích hợp theo quy định Trường hợp nếu gà tập trung đông, tụ đống dưới chụp sưởi là hiện tượng gà thiếu nhiệt cần hạ thấp chụp sưởi, hoặc tăng bóng điện Còn gà tách ra xa chụp sưởi là nhiệt độ nóng quá phải giảm nhiệt cho phù hợp Chỉ khi nào thấy gà tản đều ra trong quây thì khi đó là nhiệt độ trong quây phù hợp Quây gà, máng ăn, máng uống, rèm che đều được điều chỉnh theo tuổi gà (độ lớn của gà) ánh sáng được đảm bảo cho gà hoạt động bình thường
- Nuôi gà thịt (giai đoạn 21 - 70 ngày tuổi): Ở giai đoạn này gà phát triển nhanh nên ăn nhiều Thức ăn của gà giai đoạn này có kích thước to hơn
để phù hợp với khẩu vị của gà Thành phần dinh dưỡng phải đảm bảo protein thô 21%, năng lượng trao đổi là 2900 kcal/kg thức ăn Hàng ngày phải cung cấp đủ thức ăn, nước uống, cho gà ăn tự do và thay nước 2 lần/ngày
- Nuôi gà sinh sản (từ 21 ngày tuổi trở đi): Thời gian nuôi gà sinh sản được chia thành các giai đoạn khác nhau: giai đoạn gà con; giai đoạn gà dò và hậu bị; giai đoạn sinh sản
+ Giai đoạn gà con (từ 4 - 6 tuần tuổi): Giai đoạn này gà tiếp tục sinh trưởng với tốc độ nhanh nên việc cung cấp thức ăn cho gà phải đảm bảo đầy
đủ cả số và chất lượng, cụ thể là: hàm lượng protein trong thức ăn phải đạt từ 18-20%; năng lượng trao đổi đạt từ 2750-2800 kcal/kg Ngoài ra, cần phải
Trang 22đảm bảo đầy đủ và cân đối các axit amin thiết yếu đặc biệt là Lyzin và Methionin Ở giai đoạn này, gà được nuôi với chế độ ăn tự do
+ Giai đoạn gà dò và hậu bị (từ 7 tuần tuổi đến đẻ bói): Nuôi dưỡng gà trong giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng để nâng cao khả năng sinh sản của gà ở giai đoạn tiếp theo Vì vậy, yêu cầu nuôi dưỡng chăm sóc trong giai đoạn này phải đảm bảo cho gà sinh trưởng, phát dục bình thường, gà không quá béo, không quá gầy và đảm bảo độ đồng đều cao về khối lượng Thức ăn trong giai đoạn này cần phải đảm bảo có 15-17% protein, năng lượng trao đổi biến động từ 2600 - 2700 kcal/kg thức ăn
Chế độ chăm sóc gà trong giai đoạn này hết sức quan trọng, phải thường xuyên theo dõi khối lượng của gà để điều chỉnh tăng giảm thức ăn cho phù hợp Chú ý khống chế thức ăn phù hợp để đến khi gà vào đẻ đạt khối lượng chuẩn quy định cho từng giống
Về cách cho ăn, người ta có thể sử dụng 2 phương pháp sau: một là cho
gà 3 ngày ăn 1 ngày nhịn hoặc là ngày nào cũng cho ăn theo khẩu phần khống chế Khẩu phần này được xác định tuỳ theo khối lượng cơ thể gà Cứ 50 g khối lượng cơ thể vượt so với quy định giảm 5 g thức ăn/gà/ngày, nhưng lượng thức ăn không thấp hơn ở tuần trước; cứ 50 g khối lượng cơ thể thấp hơn so với quy định tăng 5 g thức ăn/gà/ngày Chỉ cho ăn một bữa để giảm những ảnh hưởng xấu và stress cho gà Khi phân phối thức ăn vào máng, phải đảm bảo trong vòng 4 phút tất cả các máng đều có thức ăn Máng ăn cho gà giai đoạn này cần treo cao cho gờ miệng máng luôn ngang với lưng gà để tránh rơi vãi thức ăn (chú ý trong giai đoạn nuôi khống chế phải khống chế cả nước uống) Đối với gà nuôi tại Trại Giống gia cầm Thịnh Đán sử dụng thức
ăn hỗn hợp 0521 của CP có thành phần dinh dưỡng: đạm 19%; xơ thô 6%; Ca 0,8 -1,0%; P 0,6%; NaCl 0,3-0,5%; năng lượng trao đổi 2900 kcal/kg
Hàng ngày chúng tôi theo dõi và giám sát tình trạng sức khoẻ của đàn
gà Khi phát hiện ra gà có triệu chứng biểu hiện bệnh tiến hành chẩn đoán và
có biện pháp điều trị kịp thời cho đàn gà Trong quá trình nuôi dưỡng chúng tôi tiến hành tiêm chủng vaccine theo đúng chủng loại liều lượng và lịch phòng bệnh cho gà hàng tuần Thực hiện nghiêm ngặt chế độ chiếu sáng về thời gian và cường độ
Trang 23Mật độ nuôi nhốt gà giai đoạn hậu bị là gà trống 4,2 gà/m2, gà mái 7 gà/m2; định kỳ thay đệm lót khô và tơi xốp
+ Giai đoạn gà đẻ: Chúng tôi đã chú ý chuẩn bị đầy đủ máng ăn, máng uống cho gà theo quy định, không để gà bị khát nước vì nếu gà thiếu nước gà
sẽ giảm tỷ lệ đẻ và khối lượng trứng Nền chuồng luôn khô, độ dày của đệm lót đảm bảo đạt 10 - 15cm, ổ đẻ được đưa vào chuồng nuôi trước tuổi đẻ đầu
dự kiến khoảng 2 tuần để gà mái làm quen Thường xuyên bổ sung đệm lót mới và vệ sinh sạch sẽ, hạn chế gà đẻ xuống nền
Kiểm tra loại thải gà mái đẻ kém, không đẻ Căn cứ vào tỷ lệ đẻ, khối lượng gà hàng tuần điều chỉnh khối lượng thức ăn cho phù hợp Ghi chép tất
cả số liệu vào sổ sách theo biểu mẫu để theo dõi Trứng được thu nhặt hai lần/ngày để hạn chế đảm bảo trứng không bị dập vỡ
Đối với gà nuôi trong Trại Giống gia cầm Thịnh Đán sử dụng thức ăn
9624 của hãng CP có thành phần dinh dưỡng: đạm 15%; xơ thô 6%; Ca 3,4 - - 3,8%; P 0,65%; NaCl 0,3 - 0,5%; năng lượng trao đổi 2550 kcal/kg
* Chế độ chiếu sáng
Chế độ chiếu sáng cùng với chế độ ăn có tác dụng kích thích hay kìm hãm sự phát dục của gà trống và mái sớm hay muộn hơn quy định Điều cần ghi nhớ để áp dụng cho đàn gà sinh sản đó là: Không tăng thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng trong giai đoạn hậu bị, không được giảm thời gian và cường độ chiếu sáng trong giai đoạn đẻ trứng Với chuồng nuôi ở trại, là chuồng thông thoáng tự nhiên, việc khống chế thời gian chiếu sáng tự nhiên thực
tế là rất khó Ở giai đoạn đẻ, thời gian chiếu sáng tăng lên từ 14h- 17h/ngày Chế độ chiếu sáng theo hướng dẫn của Viện chăn nuôi như sau:
Bảng 1.1: Chế độ chiếu sáng cho đàn gà sinh sản
Trang 241.4.2 Công tác thú y
* Công tác phòng bệnh cho đàn gà
Trong chăn nuôi, công tác phòng chống dịch bệnh đóng vai trò rất quan trọng
và là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi và an ninh kinh tế nông nghiệp Do vậy, trong quá trình chăn nuôi, chúng tôi cùng với cán bộ kỹ thuật, công nhân của trại thường xuyên quét dọn vệ sinh chuồng trại, khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, phun thuốc sát trùng định kỳ, tẩy uế, máng ăn, máng uống Trước khi vào chuồng cho gà ăn uống phải thay bằng quần áo lao động đã được giặt sạch, xông thuốc tím, đi ủng, đeo khẩu trang để bảo vệ sức khoẻ người lao động và phòng bệnh cho gia cầm
Tiêm phòng vaccine cho đàn gia cầm để có miễn dịch chủ động đảm bảo
an toàn dịch bệnh Trước ngày sử dụng vaccine không pha thuốc kháng sinh vào nước uống trong vòng 8 - 12 h, pha vaccine vào lọ dùng để nhỏ trực tiếp vào miệng, mắt, mũi hoặc pha ở dạng dung dịch để tiêm Tính toán liều vaccine phải đủ để mỗi con nhận được đủ một liều Dụng cụ pha và nhỏ vaccine không
có thuốc sát trùng hoặc xà phòng, nhiệt độ đảm bảo từ 20 - 250C
Chúng tôi sử dụng vắc xin phòng bệnh cho đàn gà theo lịch như sau:
7 chủng đậu Đâm xuyên màng cánh
10 Gumboro lần 2 nhỏ mồm 1 giọt
15 Cúm gia cầm lần 1 Tiêm dưới da cổ
25 Gumboro lần 3 nhỏ mồm 1 giọt,
Lasota lần 2 nhỏ mắt 1 giọt
35 Newcastle hệ 1 Tiêm dưới da 0,5 ml/ con
43 Cúm gia cầm lần 2 Tiêm dưới da cổ hoặc cơ lườn
115 chủng đậu lần 2 Đâm xuyên màng cánh
140 OV4 Tiêm dưới da
Tiêm cúm H5N1 Tiêm dưới da
Trang 25* Chẩn đoán và điều trị bệnh
Trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn gà tại Trại Giống gia cầm Thịnh Đán, chúng tôi luôn theo dõi tình hình sức khoẻ của đàn gà để chẩn đoán và có những hướng điều trị kịp thời Thời gian thực tập ở Trại, chúng tôi thường gặp một số bệnh sau:
* Bệnh viêm đường hô hấp cấp, mãn tính ở gà (CRD, hen gà)
- Nguyên nhân: Bệnh do Mycoplasma gallisepticum gây ra Các yếu tố
tác động gây nên bệnh cho gà như: điều kiện thời tiết, dinh dưỡng kém, chuồng trại không đảm bảo vệ sinh (chật trội, ẩm thấp) làm cho gà giảm sức
đề kháng và dễ mắc bệnh ở gà
- Triệu chứng: Gà mắc bệnh có biểu hiện chảy nước mắt, nước mũi, thở khò khè, phải há mồm ra để thở, xoã cánh, gà hay quét mỏ xuống đất, đứng ủ
rũ, có tiếng rít rất điển hình (nghe rõ về đêm), gà kém ăn, gầy đi nhanh chóng
- Bệnh tích: Xác gà gầy, nhợt nhạt, khí quản có dịch, niêm mạc có chấm
đỏ, phổi nhợt nhạt Khi ghép với E.coli thấy xuất huyết dưới da, lách sưng,
ruột xuất huyết
- Điều trị:
+ Anti- CRD: liều 2 g/lít nước uống, dùng liên tục trong vòng 3-5 ngày Tất cả các loại bệnh khi điều trị cần kết hợp với các loại thuốc nhằm tăng sức
đề kháng như: B.complex (1 g/3 lít nước), vitamin C, đường Glucose
+ Bệnh CRD thường ghép với bệnh E.coli, do đó khi điều trị bệnh
chúng tôi sử dụng Bio- Enrofloxacin 10%, liều lượng 1ml/2 lít nước uống dùng trong 3 - 5 ngày
* Bệnh cầu trùng (Coccidiosis)
- Nguyên nhân: Bệnh cầu trùng do 9 loại Coccidia gây ra, chúng ký
sinh ở tế bào biểu mô ruột Tuỳ theo từng chủng loại và vị trí gây bệnh mà có
những triệu chứng gây bệnh khác nhau
- Triệu chứng: Thường gặp ở 2 thể
+ Cầu trùng manh tràng: thường gặp ở gà con từ 4-6 tuần tuổi; gà bệnh ủ
rũ, bỏ ăn, uống nước nhiều, phân lỏng lẫn máu tươi hoặc có màu sôcôla, mào nhợt nhạt (do thiếu máu) Mổ khám thấy manh tràng sưng to, chứa đầy máu
Trang 26+ Cầu trùng ruột non: Bệnh thường ở thể nhẹ Triệu chứng chủ yếu là
gà ủ rũ, xù lông, cánh rũ, chậm chạp, phân màu đen như bùn, lẫn nhầy đôi khi lẫn máu; gà gầy, chậm lớn, chết rải rác kéo dài tỷ lệ chết thấp
- Nguyên nhân: do vi khuẩn gram âm Salmonella gallinarum và
Salmonella pullorum gây ra
- Triệu chứng: gà con mắc bệnh biểu hiện kém ăn, lông xù, ủ rũ, phân
có màu trắng, phân loãng dần và dính quanh hậu môn Đối với gà thường ở thể mãn tính
1.4.3 Tham gia các công việc khác
Trong thời gian thực tập, ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà thí nghiệm, bản thân tôi còn tham gia vào một số công việc khác như:
+ Tiêu độc, khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh
+ Tham gia chọn lọc và loại thải đàn gà giống bố mẹ Lương Phượng, Sasso, Ai Cập, Mía lai Lương Phượng
+ Chăm sóc đàn gà bố mẹ, gà con, gà thịt
+ Tham gia quản lý máy ấp, chọn trứng, chọn lọc gà giống
+ Tham gia công tác tư vấn kỹ thuật chăn nuôi như hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ gia đình mua con giống của trại, từ khâu xây dựng chuồng trại đến khâu vệ sinh phòng bệnh cũng như kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng khi nuôi gia cầm, gia súc
Trang 27Sau 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại Trại Giống gia cầm Thịnh Đán - thành phố Thái Nguyên chúng tôi đã tham gia và hoàn thành được một số công tác phục vụ sản xuất đã đề ra Kết quả của công tác này được thể hiện tổng quát qua bảng sau:
Bảng 1.3: Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Bệnh cầu trùng Con 217 207 95,39 Bệnh bạch lỵ gà con Con 114 105 92,11
Bệnh E.coli Con 28 21 75,0
Úm gà con Con 1600 1550 96.88 Sát trùng chuồng trại m2 800 800 100,00 Cắt móng gà trống Con 123 123 100,00
1.5 KẾT LUẬN VỀ CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.5.1 Bài học kinh nghiệm
Qua thời gian thực tập tại Trại Giống gia cầm Thịnh Đán, được sự giúp
đỡ của Ban lãnh đạo trại, cán bộ phụ trách và cô giáo hướng dẫn, cùng với chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi bước đầu tiếp xúc
Trang 28với thực tiễn sản xuất Qua đó tôi đã vận dụng được những kiến thức đã học ở trường để củng cố thêm kiến thức và rèn luyện thêm chuyên môn của mình Qua đợt thực tập này tôi thấy mình trưởng thành hơn về nhiều mặt, điều quan trọng nhất là tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm bổ ích về chuyên môn từ thực tiễn sản xuất như:
+ Biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý
+ Biết cách dùng một số loại vaccine và thuốc phòng, trị bệnh cho gà + Biết chẩn đoán một số bệnh thường gặp và biện pháp điều trị
+ Tay nghề thực tế được nâng lên rõ rệt
Trong thời gian thực tập được tiếp xúc với thực tế sản xuất đã giúp tôi khẳng định được tư tưởng vững vàng, rèn luyện tác phong làm việc, trau dồi, củng cố và nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ Giúp tôi yêu ngành yêu nghề, say mê với công việc và không ngừng cố gắng học hỏi để làm tốt hơn khi ra thực tế sản xuất Tôi thấy rằng việc đi thực tập là một việc rất cần thiết đối với bản thân tôi cũng như tất cả các sinh viên trước khi tốt nghiệp ra trường
+ Đôi khi chưa mạnh dạn trong công việc
+ Các kiến thức được học tập và rèn luyện ở trường chưa có điều kiện vận dụng hết vào thực tiễn sản xuất
cơ sở để có điều kiện được tiếp xúc trực tiếp và làm quen thực tiễn sản xuất,
có thêm kinh nghiệm và củng cố vững chắc chuyên môn của mình
Trang 29PHẦN 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên chuyên đề: “Theo dõi khả năng sinh trưởng của gà Sasso từ sơ sinh đến 21 tuần tuổi nuôi tại Trại Giống gia cầm Thịnh Đán - Thành phố Thái Nguyên”
2.1 Đặt vấn đề
Nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nước ta Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi cũng chiếm một vị trí không nhỏ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân
Ở Việt Nam, ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng
đã có từ rất lâu đời nhưng quy mô còn nhỏ lẻ Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi gia cầm đã phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng Tính đến tháng 5 năm 2014 tổng đàn gia cầm là 314,4 triệu con
Mức tăng trưởng này đã phần nào đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra các thị trường tiềm năng trên thế giới
Ở nước ta việc tạo ra các giống gà cao sản còn rất hạn chế mà chủ yếu
là nuôi thích nghi các giống gà cao sản trên thế giới, trên cơ sở đó ta nhân giống rộng rãi và xây dựng quy trình chăn nuôi cho phù hợp với từng giống trong từng điều kiện chăn nuôi ở nước ta
Để đáp ứng nhu cầu chăn nuôi trong cả nước, trong những năm gần đây chúng ta đã nhập nhiều giống gia cầm chuyên dụng, kiêm dụng có chất lượng cao
từ nhiều nước trên thế giới để nuôi ở các vùng khác nhau ở Việt Nam như: Gà Tam Hoàng, Lương Phượng (Trung Quốc), Sasso, Kabir, IsaBrown (Pháp) …
Gà Sasso do hãng Sasso của Pháp tạo ra năm 1978 Nhập vào Việt Nam năm 2002
Gà sau khi nhập vào Việt Nam được nuôi ở Tam Đảo – Vĩnh Phúc, trại thực nghiệm Liên Minh – Hà Nội và một số nơi ở miền Bắc
Gà Sasso nhập vào Việt Nam lông màu nâu đỏ, da và chân màu vàng, mào đơn, nuôi theo phương thức công nghiệp Nhìn tổng thể thì gà có dáng đứng rộng to Mào, tích, lông kém phát triển hơn Là giống gà có khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu nước ta, tỷ lệ nuôi sống cao (95 – 98%),
Trang 30hao hụt trong giai đoạn sinh sản thấp Gà Sasso bố mẹ có khả năng sinh sản tốt, năng suất trứng gà bố mẹ đạt 180 quả/mái/năm, tỷ lệ ấp nở từ 82 – 95%
Vì vậy đây là giống gà chủ lực được phát triển rộng khắp trong cả nước Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chuyên
đề: “Theo dõi khả năng sinh trưởng của gà Sasso từ sơ sinh đến 21 tuần tuổi
nuôi tại Trại Giống gia cầm Thịnh Đán - Thành phố Thái Nguyên”
Mục tiêu của chuyên đề
- Xác định được khả năng sinh trưởng của gà Sasso giai đoạn hậu bị
- Theo dõi một số chỉ tiêu kỹ thuật trong giai đoạn hậu bị
- Góp phần hoàn thiện thêm quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gà Sasso
2.2 Tổng quan tài liệu
2.2.1 Cơ sở lý luận
2.2.1.1 Đặc điểm chung về gia cầm
Gia cầm nói chung, gà nói riêng có nguồn gốc từ chim hoang dã, qua quá trình thuần hóa, nuôi dưỡng hàng nghìn năm của con người đã tạo nên các giống gia cầm ngày nay
Gia cầm có bộ xương xốp, nhẹ, cơ thể hình thoi, cổ dài, đầu nhỏ, chi trước biến đổi thành cánh, toàn thân được phủ lớp lông vũ ở ngoài, lông tơ ở trong, thân nhiệt cao (40- 420C), da khô
Cấu tạo các cơ quan bộ phận bên trong có những đặc điểm khác gia súc
để thích nghi với đời sống chạy, nhảy, bay lượn, sinh sản (đẻ trứng), phôi phát triển nhờ nhiệt độ ấp của con mẹ đến thời gian nhất định con non tự mổ vỏ trứng để ra ngoài
Điểm khác biệt của gia cầm so với các loài khác trên một số cơ quan là chúng có nhu cầu oxi cao Do đó, gia cầm 2 lá phổi nhỏ cùng 9 túi khí gồm 4 cặp đối xứng nhau và một túi lẻ Về hệ tiêu hóa, gia cầm có chiều dài ống tiêu hóa không lớn nên thời gian thức ăn được giữ lại trong ống tiêu hóa không quá 2 - 4 tiếng Dạ dày của chúng gồm có dạ dày tuyến với chức năng tiêu hóa hóa học và dạ dày cơ với chức năng tiêu hóa cơ học, (Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân, 1998) [7]
Ở nước ta cho đến nay các công trình nghiên cứu về nguồn gốc gia cầm chưa thật đầy đủ nhưng vẫn là một Trung tâm thuần hóa gà đầu tiên ở Đông
Trang 31Nam Á Trải qua hàng nghìn năm do quá trình chọn lọc tự nhiên, chọn lọc nhân tạo cũng như sáng tạo của con người, đến nay con người đã tạo ra được rất nhiều giống gà khác nhau
Về phân loại gà theo Nguyễn Duy Hoan và Trần Thanh Vân (1998) [7]
vị trí sắp xếp của gà trong hệ thống giới động vật như sau:
+ Giới (Kingdom): Animal
+ Loài (Species): Gallus Gallus
2.2.1.2 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sự di truyền các tính trạng sản xuất của gia cầm
Khi nghiên cứu các tính trạng sản xuất của gia cầm, các nhà khoa học không những nghiên cứu về đặc điểm di truyền mà còn nghiên cứu đến các yếu tố ngoại cảnh tác động lên tính trạng đó
* Bản chất di truyền
Theo quan điểm di truyền học thì hầu hết các tính trạng về năng suất của gia cầm như: sinh trưởng, sinh sản, cho lông, cho trứng, cho thịt phần lớn đều là các tính trạng số lượng (Quantitative Character)
Tính trạng số lượng là những tính trạng mà ở đó sự sai khác nhau về mức độ các cá thể rõ nét hơn là sự sai khác về chủng loại.Vì vậy khi nghiên cứu các tính trạng về năng suất của gà hay gia cầm khác trong điều kiện chăn nuôi cụ thể thực chất là nghiên cứu đặc điểm di truyền và ảnh hưởng của môi trường xung quanh tác động lên các tính trạng đó.Tính trạng số lượng hay còn gọi là tính trạng đo lường như: kích thước các chiều đo, khối lượng sống…
Theo Nguyễn Văn Thiện, (1995)[17] thì bộ phận di truyền có liên quan đến tính trạng số lượng được gọi là di truyền học số lượng hay di truyền học sinh trắc Giá trị đo lường của tính trạng số lượng trên một cá thể được gọi là
giá trị kiểu hình (Phenotypic value) của cá thể đó Các giá trị có liên quan tới kiểu gen là giá trị kiểu gen (Genotypic value) và giá trị có liên hệ với môi
Trang 32trường là sai lệch môi trường (Environmental deviation) Như vậy kiểu gen
quy định một giá trị nào đó của kiểu hình và môi trường gây ra một sự sai lệch với giá trị kiểu gen theo hướng này hoặc hướng khác Tính trạng có lợi ích kinh tế như: tăng trọng, sức sống, tiêu tốn thức ăn… đều phụ thuộc vào tính trạng số lượng mà tính trạng số lượng phải có môi trường thích hợp mới biểu hiện hoàn toàn
Theo quy luật di truyền; Sự biểu hiện kiểu hình chính là kiểu gen và chịu sự tác động của môi trường
P = G + E
Trong đó:
P: Là giá trị kiểu hình G: Là giá trị kiểu gen E: Là sai lệch môi trường
Mà giá trị kiểu gen lại hoạt động theo 3 phương thức: cộng gộp, trội và
át gen Nên:
G = A + D + I Trong đó:
G: Là giá trị kiểu gen A: Là giá trị cộng gộp (Additive value) D: Là giá trị sai lệch trội (Dominance deviation) I: Là giá trị sai lệch tương tác (Interaction deviation)
Ngoài ra, các tính trạng số lượng còn chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường trong đó có hai loại môi trường chính;
- Sai lệch môi trường chung (General environmental) (Eg) là sai lệch
do các yếu tố tác động lên toàn bộ các cá thể trong nhóm vật nuôi Loại này
có tính chất thường xuyên và không cục bộ như: Thức ăn, khí hậu Do vậy
đó là sai lệch giữa các nhóm, giữa các cá thể và giữa các phần khác nhau trên một cơ thể
- Sai lệch môi trường riêng (Environmental deviation) (Es) là các sai
lệch do các yếu tố môi trường tác động riêng rẽ lên từng nhóm cá thể vật nuôi hoặc một giai đoạn nào đó trong đời một con vật hay các phần khác nhau của con vật Loại yếu tố này có tính chất không thường xuyên và cục bộ như các
Trang 33thay đổi về thức ăn, khí hậu, trạng thái sinh lý gây ra Do vậy, đó là sai lệch trong nhóm, trong cá thể trên một cơ thể
Tóm lại: Quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường của một cá thể được thể hiện như sau :
P = A + D + I + Eg + Es Trong đó:
P: Là giá trị kiểu hình (phenotyp Value) A: Là giá trị cộng gộp (Additive Value) D: Là giá trị sai lệch trội (Dominance Value) I: Là sai lệch tương tác hay sai lệch át gen (Epistatic deviation)
Eg: Là sai lệch môi trường chung (General enviromental
diviation)
Es: Là sai lệch môi trường riêng (Special enviromental
diviation)
Vì vậy, muốn nâng cao năng suất của vật nuôi thì phải tác động về mặt
di truyền dưới hai hình thức:
- Tác động vào hiệu ứng cộng gộp bằng cách chọn lọc
- Tác động vào hiệu ứng trội và át gen bằng cách cho phối giống tạp giao Bên cạnh đó, cần tác động về mặt môi trường bằng cách cải thiện điều kiện chăn nuôi như: Thức ăn, thú y, chuồng trại Trong cùng một điều kiện môi trường, giống nào có giá trị kiểu hình cao hơn sẽ biểu hiện giá trị kiểu gen (kiểu gen di truyền) tốt hơn
2.2.1.3 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu khả năng sinh trưởng
* Khả năng sinh trưởng
Sinh trưởng là quá trình tích lũy chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là
sự tăng chiều dài, chiều cao, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền của đời trước Sự sinh trưởng chính
là sự tích lũy dần các chất mà chủ yếu là protein Tốc độ và sự tổng hợp protein cũng chính là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể
Chamber J.R (1990) [28] đã định nghĩa sinh trưởng là sự tổng hợp các
bộ phận như thịt, xương, da Những bộ phận này không những khác nhau về
Trang 34tốc độ sinh trưởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng Sự tăng trưởng thực sự khi các tế bào mô cơ tăng thêm về khối lượng, số lượng và các chiều
đo Vì vậy béo mỡ không phải là tăng trưởng, nó được gọi là sự tăng trọng của cơ thể, vì béo mỡ chủ yếu là tích lũy nước, không có sự phát triển của thân, mô, cơ
Sự tăng trưởng của sinh vật bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh cho đến khi cơ thể đã trưởng thành và được chia thành hai giai đoạn chính: giai đoạn trong thai (trong cơ thể mẹ) và giai đoạn ngoài thai (ngoài cơ thể mẹ) Như vậy, cơ sở chủ yếu của sinh trưởng gồm hai quá trình : tế bào sản sinh và tế bào phát triển, trong đó sự phát triển là chính
Theo Phùng Đức Tiến (1996) [15] thì quá trình sinh trưởng trước hết là kết quả của sự phân chia tế bào, tăng thể tích tế bào để tạo nên sự sống
Johanson L (1972) [33] cho biết cường độ phát triển qua giai đoạn bào thai và giai đoạn sau khi sinh có ảnh hưởng đến chỉ tiêu phát triển của con vật Nhìn từ khía cạnh giải phẫu sinh lý, thì sự sinh trưởng của các mô diễn ra theo trình tự như sau:
- Hệ thống tiêu hoá, nội tiết
* Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng
Đường cong sinh trưởng biểu thị tốc độ sinh trưởng của vật nuôi Chamber J.R (1990) [26] thì đường cong sinh trưởng của gà gồm: pha sinh trưởng có tốc độ nhanh diễn ra từ sau khi nở, đến khi con vật đạt tốc độ sinh trưởng cao nhất và pha sinh trưởng có tốc độ chậm kéo dài từ giai đoạn kế tiếp, đến khi con vật tiếp cận giá trị trưởng thành
Trang 35Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà với những mức độ khác nhau như di truyền, tính biệt, tốc độ mọc lông và các điều kiện môi trường, chăm sóc, nuôi dưỡng
- Ảnh hưởng của dòng, giống tới khả năng sinh trưởng
Các dòng, các giống khác nhau có khả năng sinh trưởng khác nhau Các giống gà chuyên thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn các giống gà chuyên trứng và kiêm dụng
Theo tài liệu của Chambers J R (1990) [28] có nhiều gen ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cơ thể gà Có gen ảnh hưởng đến sự phát triển chung, có gen ảnh hưởng đến sự phát triển nhiều chiều, có gen ảnh hưởng theo nhóm tính trạng, có gen ảnh hưởng tới một vài tính trạng riêng lẻ
Godfrey E F và Joap R G (1952) [30] và một số tác giả khác cho rằng các tính trạng số lượng này được quy định bởi 15 cặp gen, trong đó ít nhất có một gen về sinh trưởng liên kết giới tính (nằm trên nhiễm sắc thể X), vì vậy
có sự sai khác về khối lượng cơ thể giữa con trống và con mái trong cùng một giống, gà trống nặng hơn gà mái 24 - 32%
Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) [8] cho biết: sự khác nhau về khối lượng giữa các giống gia cầm rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn giống gà hướng trứng khoảng 500 - 700g
Theo Trần Công Xuân và cs (1999) [26] nghiên cứu tốc độ sinh trưởng trên hai dòng gà kiêm dụng (882 và Jiangcun)của giống gà Tam Hoàng cho thấy tốc độ sinh trưởng của hai dòng gà là khác nhau: ở 15 tuần tuổi dòng 882 đạt 1872,67g/con; dòng Jiangcun đạt 1742,86g/con
Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998) [7] cho biết, gà con ở 40 ngày tuổi khối lượng tăng gấp 10 lần so với lúc 01 ngày tuổi, trong khi đó vịt con chỉ cần có 20 ngày để tăng gấp 10 lần khối lượng so với lúc 01 ngày tuổi
Trần Thanh Vân (2002) [25] khi nghiên cứu khả năng sản xuất thịt của
gà lông màu Kabir, Lương Phượng và Sasso cho biết: khối lượng cơ thể gà ở
10 tuần tuổi đạt lần lượt là 1990,28 g/con; 1993,27 g/con và 2189,29 g/con
Còn theo Phùng Đức Tiến (1996) [15] cho biết đối với gà Hybro HV85
ở 56 ngày tuổi khối lượng cơ thể đạt 1915,38g/con