1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy

75 587 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 565,5 KB

Nội dung

Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy thuộc Tập đoàn kinh tế VINASHIN được đánh giá là hoạt động có hiệu quả trong nhiều năm qua.

Trang 1

MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Hơn 20 năm cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, hệ thống TCTD ở ViệtNam đã có những bước phát triển vượt bậc, lớn mạnh về mọi mặt, kể cả số lượng,quy mô và chất lượng, đóng góp xứng đáng vào công cuộc công nghiệp hóa – hiệnđại hóa nền kinh tế Đặc biệt, mô hình Công ty Tài chính trong Tập đoàn kinh tế đãngày càng khẳng định được vị trí và vai trò của mình trong hệ thống các TCTD cũngnhư trong các Tập đoàn kinh tế nói riêng Tuy nhiên, trong một môi trường kinh tếluôn thay đổi thì hoạt động của các CTTC cũng có rất nhiều biến động và rủi ro Hoạtđộng tín dụng là hoạt động chủ yếu và cũng gặp nhiều rủi ro nhất, đòi hỏi các CTTCphải thường xuyên quản lý hoạt động này Đảm bảo cho vay trở thành một tiêu chuẩnchất lượng quan trọng của quan hệ giữa TCTD và khách hàng Tuy nhiên, không phảiTCTD nào cũng đặt cho mình những yêu cầu phải giải quyết đầy đủ và chặt chẽ vềquy trình thực hiện đảm bảo cho vay, đặc biệt là công tác quản trị tài sản bảo đảm

Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy thuộc Tập đoàn kinh tế VINASHINđược đánh giá là hoạt động có hiệu quả trong nhiều năm qua Hoạt động của Công tyluôn bám sát định hướng kinh doanh, đồng thời bám sát chủ trương, định hướng củaĐảng và Nhà nước Tại đây, Công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay được đượcxây dựng và hoàn thiện từng bước Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi mà hoạtđộng tín dụng còn rủi ro và hệ thống pháp luật về giao dịch bảo đảm tiền vay củaTCTD còn nhiều hạn chế thì vấn đề quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay trở thành

một vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết Nhận định được điều đó nên đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy” được lựa chọn nghiên cứu.

Trang 2

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vaytại các Công ty Tài chính

- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị tài sản bảo đảm trong chovay trong thời gian từ năm 2006-2008 tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản trị tài sảnbảo đảm trong cho vay tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ trong thời giantới

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay tạiCông ty Tài chính thuộc Tập đoàn Kinh tế

- Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay tạiCông ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ từ năm 2006-2008

4 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩaduy vật lịch sử, các nghiên cứu cơ bản được sử dụng trong quá trình thực hiện luậnvăn gồm: phương pháp lịch sử và phương pháp logic, phương pháp phân tích và tổnghợp, phương pháp thống kê, so sánh để làm sáng tỏ các luận điểm nêu ra

5 Đóng góp của luận văn

- Làm rõ các nội dung công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay tại cácCông ty Tài chính Từ đó phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị tài sản bảođảm trong cho vay tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị tài sản bảo đảmtrong cho vay tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy

Trang 3

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo luận vănđược kết cấu thành 3 chương:

- Chương 1: Công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay tại Công ty Tàichính thuộc Tập đoàn kinh tế

- Chương 2: Thực trạng công tác quản trị TSBĐ trong cho vay tại Công ty Tàichính Công nghiệp Tàu thủy

- Chương 3: Hoàn thiện công tác quản trị TSBĐ trong cho vay tại Công ty Tàichính Công nghiệp Tàu thủy

Trang 4

CHƯƠNG 1: CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG CHO VAY TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH THUỘC TẬP ĐOÀN KINH TẾ 1.1 Tổng quan về Công ty tài chính thuộc Tập đoàn kinh tế

1.1.1 Khái niệm, đặc trưng của Công ty tài chính thuộc Tập đoàn kinh tế

1.1.1.1 Khái niệm Công ty Tài chính:

Trên thế giới,lịch sử xuất hiện và phát triển của các CTTC diễn biến rất nhanh

Ở Thụy Điển các CTTC được thành lập từ giữa những năm 60 của thế kỷ XX, pháttriển mạnh vào những năm 70 và hiện nay trở thành một trong những nhân tố thựchiện chính sách tín dụng của Nhà nước Ở Nhật Bản, các CTTC được hình thành từnhững năm 50 của thế kỷ XX, đến nay có hàng loạt CTTC ra đời, nhiều công ty đãnổi lên chiếm giữ vị trí quan trọng hệ thống các cơ quan tài chính của Nhật và chiphối hoạt động rất nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế xã hội Nhật Bản

Các CTTC này bành trướng ngày càng lớn và nắm quyền kiểm soát (trực tiếphoặc gián tiếp) nhiều ngân hàng hoặc TCTD Hoạt động của các CTTC đã bao trùmlên hoạt động của các NHTM và chi phối hoạt động của các ngành kinh tế

Ở nước ta, việc Hội đồng Nhà nước ban hành pháp lệnh về ngân hàng, hợp tác

xã tín dụng và Công ty Tài chính ngày 23/05/1990 có ý nghĩa quan trọng, tạo cơ sởpháp lý đầu tiên cho sự ra đời của các CTTC Những CTTC đầu tiên xuất hiện ở nước

ta như Công ty Tài chính cổ phần Vũng Tàu và Công ty Tài chính đá quí ở Thành Phố

Hồ Chí Minh, theo pháp lệnh trên Đến nay, hệ thống các tổ chức tài chính tín dụng ởnước ta có 17 CTTC được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động dưới các hìnhthức khác nhau

Có nhiều cách hiểu và diễn đạt khác nhau về CTTC Ở mỗi nước, tùy theochính sách phát triển loại hình tổ chức tài chính này và việc quy định các loại nghiệp

vụ hoạt động các CTTC được phép thực hiện mà họ đưa ra những khái niệm khácnhau Thị trường tài chính càng phát triển thì khái niệm CTTC càng được mở rộng,các nghiệp vụ hoạt động và cấu trúc tổ chức của CTTC càng phong phú, đa dạng

Trang 5

Theo điều 2 nghị định 79/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về tổ chức hoạt động của

CTTC quy định: “CTTC là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng

sử dụng vốn tự có, vốn huy động, và các nguồn khác để cho vay, đầu tư, cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới một năm.”

Theo Frederic S.mishkin –Trường đại học Columbia của Mỹ trong cuốn “Tiền tệ

ngân hàng và thị trường tài chính” thì: “CTTC là một tổ chức thu hút vốn bằng cách phát hành thương phiếu hoặc cổ phiếu và trái khoán và dùng tiền thu được để cho vay (thường là các món tiền nhỏ) đặc biệt thích hợp với các nhu cầu của doanh nghiệp và người tiêu dùng Quá trình trung gian của các CTTC có thể được mô tả bằng cách nói rằng họ vay những món tiền lớn nhưng lại thường cho vay những món tiền nhỏ - một quá trình hoàn toàn khác với quá trình của ngân hàng thương mại, các ngân hàng này phát hành các món tiền gửi với số tiền nhỏ và sau đó thường cho vay với số tiền lớn.”

Đặc điểm quan trọng để phân biệt với các NHTM là CTTC không thực hiệncác dịch vụ thanh toán, không huy động tiền gửi tiết kiệm của dân và không sử dụngvốn vay của dân để làm phương tiện thanh toán Các CTTC hoạt động nguồn vốn củamình hoặc vay của dân cư bằng phát hành tín phiếu

Như vậy có thể khẳng định CTTC là một tổ chức tài chính trung gian mà hoạtđộng chủ yếu là thu hút vốn bằng cách nhận tiền gửi có kỳ hạn của dân chúng và các

tổ chức kinh tế mà chủ yếu là huy động vốn trung và dài hạn; phát hành các thươngphiếu, cổ phiếu, trái khoán Cho vay ngắn hạn phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp

và người tiêu dùng; cho vay trung và dài hạn Ngoài ra còn thực hiện một số nghiệp

vụ khác như: thực hiện hoạt động cho thuê tài sản; các hoạt động bao thanh toán;cung cấp các dịch vụ tài chính như: kinh doanh vàng bạc đá quý, hoạt động trên thịtrường chứng khoán; hoán đổi ngoại tệ, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ uỷ thác, dịch vụ tưvấn tài chính …

Trang 6

1.1.1.2 Đặc trưng của Công ty Tài chính thuộc Tập đoàn kinh tế

Công ty Tài chính thuộc Tập đoàn kinh tế có một số đặc trưng khác với nhữngCTTC thông thường như:

Về mục đích thành lập: Mục tiêu ra đời và hoạt động của CTTC trong Tổng

công ty, Tập đoàn kinh tế là cung cấp những dịch vụ về tài chính cho Tổng công ty,Tập đoàn kinh tế và các thành viên trong Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế, đặc biệt làmục tiêu huy động vốn, đầu tư tài chính và điều hoà vốn để đáp ứng nhu cầu hoạtđộng và phát triển của Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế

Về tổ chức: CTTC thuộc Tổng Công ty, Tập đoàn kinh tế là một thành viên

của Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế, chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty, Tậpđoàn kinh tế về chiến lược phát triển, về tổ chức nhân sự

Về loại hình sở hữu: CTTC có thể là 100% vốn thuộc sở hữu của Tập đoàn

hoặc là sở hữu hỗn hợp, trong đó tập đoàn giữ đa số cổ phần

Về nội dung hoạt động: CTTC thuộc các Tập đoàn kinh tế chú trọng đến chức

năng huy động vốn để phục vụ nhu cầu của Tập đoàn Tiếp đó, nội dung này có thểđược mở rộng hơn nữa khi quy mô của bản thân Công ty phát triển

Về phạm vi hoạt động: Thị trường đầu tiên và chủ yếu của nó là các thành viên

của Tập đoàn, sau đó là mở rộng phạm vi ra bên ngoài gắn liền với phạm vi và thịtrường hoạt động của Tập đoàn

Về mối quan hệ giữa CTTC và các thành viên: Gắn bó chặt chẽ với nhau; vừa

là khách hàng và bạn hàng của nhau Chúng cùng quan hệ với nhau thông qua mộtmức lãi suất nội bộ

Do có những đặc trưng trên nên CTTC thuộc Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế

có những ưu điểm và hạn chế so với các CTTC khác đó là:

+ Thị trường và phạm vi hoạt động của CTTC bị giới hạn trong Tổng công ty,Tập đoàn kinh tế Đây là một hạn chế lớn của CTTC trong Tổng công ty, Tập đoànkinh tế Tuy nhiên, đây cũng là một lợi thế của các CTTC trong Tổng công ty, Tập

Trang 7

đoàn kinh tế so với các CTTC khác Vì thực tế của nền kinh tế Việt Nam trong khithị trường trung và dài hạn của Việt Nam đầy rủi ro, bất trắc, các CTTC khác khôngphát triển được nghiệp vụ trung và dài hạn, thì các CTTC có ưu thế về thị trường vìcác Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế chính là thị trường dịch vụ tài chính ngân hàng tolớn và ngày càng phát triển, ổn định và an toàn Đây chính là ưu điểm mà các CTTCkhác không thể có được.

+ Mặt khác, nghiệp vụ nhận tiền gửi có kỳ hạn của các thành viên trong Tổngcông ty, Tập đoàn kinh tế làm cho CTTC giống như một Ngân hàng nội bộ của Tổngcông ty, Tập đoàn kinh tế và việc quản lý các quỹ tập trung của Tổng công ty, Tậpđoàn kinh tế, giúp Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế có khả năng điều hòa nguồn vốnnội bộ từ thành viên này đến các thành viên khác trong Tổng công ty, Tập đoàn kinh

tế một cách dễ dàng, đạt hiệu quả cao hơn Hơn nữa, lãi suất nội bộ giúp cho CTTCtrong Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trongviệc cung cấp các dịch vụ tài chính cho đơn vị trong ngành và các đơn vị cùng ngànhkinh tế kỹ thuật Vì vậy, để Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế phát triển và lớn mạnhcần thiết phải thành lập CTTC để tận dụng những ưu điểm này Đó cũng là cơ sở củaviệc ra đời CTTC trong Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế

1.1.2 Hoạt động cơ bản của Công ty tài chính thuộc Tập đoàn kinh tế

CTTC trong Tập đoàn Kinh tế ra đời với mục đích tăng cường sức mạnh củaTập đoàn bằng việc huy động vốn, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, đáp ứngnhu cầu vốn cho các đơn vị thành viên trong Tập đoàn, là công cụ để kết hợp chặt chẽcác đơn vị thành viên trong Tập đoàn bằng các quan hệ tài chính Do đó để thực hiệntốt chức năng kinh doanh tiền tệ, đồng thời phát huy được vai trò của một trong nhữngtrung gian tài chính trong nền kinh tế thị trường, các CTTC trong Tập đoàn kinh tế thựchiện đồng thời, tổng hợp các hoạt động nghiệp vụ chủ yếu bao gồm:

1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn

Đối với các Tập đoàn kinh tế, nhu cầu huy động vốn phục vụ cho chiến lượcphát triển là rất lớn Hầu hết các Tập đoàn kinh tế đều đang rất cần vốn để thực hiện

Trang 8

các chiến lược phát triển dài hạn Vì vậy, các CTTC ra đời với các hoạt động theođiều lệ của Ngân hàng nhà nước có thể trở thành công cụ để Tập đoàn kinh tế tìmkiếm nguồn vốn bổ sung cho hoạt động cho Tập đoàn với các nghiệp vụ huy độngvốn như:

Nhận tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm của các doanh nghiệp thành viên của Tậpđoàn, các doanh nghiệp cùng ngành kinh tế kỹ thuật mà Tập đoàn kinh doanh và côngnhân viên trong Tập đoàn và các đối tượng khác trong nền kinh tế; CTTC cũng có thểthực hiện các nghiệp vụ như: phát hành tín phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếucông trình trong và ngoài nước theo qui định của pháp luật; vay của các tổ chức tàichính và tín dụng trong và ngoài nước Nhưng cũng theo điệu lệ mẫu này thì tổng vốnhuy động không được quá 20 lần vốn tự có của CTTC., (Vốn tự có của CTTC gồm:vốn điều lệ, quỹ dự trữ rủi ro, lợi nhuận chưa chia, giá trị tăng lên do định giá lại tàisản cố định, các loại vốn và quỹ khác) Như vậy thông qua CTTC, Tập đoàn có thểhuy động được một lượng vốn không nhỏ để sử dụng cho các chiến lược phát triển

mở rộng hoạt động hoặc đấu tư chiều sâu

1.1.2.2 Hoạt động tín dụng

CTTC là tổ chức tín dụng phi ngân hàng nên hoạt động tín dụng cũng là mộttrong những hoạt động truyền thống của nó Hoạt động tín dụng của CTTC gồm: chovay; chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác; nghiệp

vụ bảo lãnh, bao thanh toán

Cho vay: là việc CTTC đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải

hoàn trả cả gốc và lãi trong một thời gian nhất định Cho vay là hoạt động mang lạinguồn thu đáng kể cho các CTTC, do đối tượng và hình thức cho vay là rất phong phú,cũng như nhu cầu về vốn chưa được đáp ứng trong nền kinh tế là rất lớn

Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá: là việc CTTC ứng trước tiền cho

khách hàng tương ứng với giá trị của thương phiếu (các giấy tờ có giá) trừ đi phần thunhập của CTTC để sở hữu thương phiếu chưa đến hạn Sau đó, CTTC sở hữu thương

Trang 9

phiếu đó và có trách nhiệm thu tiền khi thương phiếu đáo hạn hoặc có thể đem thươngphiếu đó đi tái chiết khấu nếu cần.

Tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá: là việc khi các thương phiếu

được các CTTC chiết khấu ( hoặc tái chiết khấu ) trở thành tài sản của họ Khi cần tiền,CTTC mang chính những thương phiếu này đi chiết khấu một lần nữa tại các CTTCkhác hoặc tại các ngân hàng thương mại

Cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá: là hình thức theo đó người nhận

được tài trợ của CTTC phải chuyển quyền kiểm soát tài sản đảm bảo ( thương phiếu vàcác giấy tờ có giá ) sang cho CTTC trong thời gian cam kết ( thường là thời gian nhậntài trợ )

Bảo lãnh: là một hình thức tài trợ của CTTC cho khách hàng, qua đó khách

hàng có thể tìm kiếm nguồn tài trợ mới, mua được hàng hoá hoặc thực hiện được cáchoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lời Bảo lãnh là hình thức tài trợ thông qua uytín Bảo lãnh tạo ra mối liên kết trách nhiệm tài chính và san sẻ rủi ro Trách nhiệm tàichính trước hết thuộc về khách hàng, trách nhiệm của CTTC là thứ cấp, chỉ khi kháchhàng không thực hiện đúng cam kết, CTTC mới phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đốivới bên thứ ba ( khi đó CTTC mới phải xuất tiền )

Bao thanh toán: là hoạt động mua lại các yêu cầu chi trả của một doanh nghiệp

nào đó, sau đó chi trả hộ cho doanh nghiệp, thông thường các yêu cầu chi trả là ngắnhạn Sau khi chấp nhận bao thanh toán, các khoản nợ của doanh nghiệp được coi là đãđược trả cho chủ nợ, CTTC ( người mua nợ ) lúc này phải chịu mọi trách nhiệm liênquan tới khoản nợ đó Bao thanh toán đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp thươngmại, công nghiệp có mạng lưới khách hàng rộng khắp và cung cấp các hàng hoá thôngdụng

1.1.2.3 Hoạt động đầu tư tài chính

CTTC trong Tập đoàn là một mắt xích quan trọng để gắn kết, hợp tác giữaTổng công ty, Tập đoàn kinh tế và các đơn vị thành viên, với thị trường tài chính tiền

tệ Bởi vì CTTC trong Tập đoàn ra đời không phải vì mục tiêu chủ yếu là để tăng

Trang 10

thêm một dịch vụ, một sản phẩm, để kinh doanh thêm về tín dụng, vay và cho vaycạnh tranh với Ngân hàng trong lĩnh vực tín dụng mà một trong những mục tiêu chínhcủa việc ra đời của CTTC trong Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế là thực hiện chứcnăng đầu tư tài chính cho Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế nhằm phát triển tiềm lực,thế mạnh của Tập đoàn, từ đó đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh của các doanh nghiệptrong Tập đoàn Thực hiện thành công chức năng này, CTTC trong Tập đoàn đã thựchiện thành công việc "xã hội hoá" việc đầu tư vào Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế,qua đó vốn của mọi ngành, mọi người có thể được đầu tư vào Tổng công ty, Tập đoànkinh tế Nhà nước, khu vực mà từ trước tới nay vẫn bị coi là độc quyền của Nhà nước.Hơn thế nữa, việc phát huy nội lực để đầu tư vào Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế sẽđược khai thác triệt để Một mặt ưu thế nữa của hoạt động đầu tư tài chính cho Tổngcông ty, Tập đoàn kinh tế cuả CTTC là nó sẽ góp phần cho sự phát triển của thịtrường chứng khoán, bằng việc tạo ra hàng hoá có giá trị cho thị trường này, bởi lẽ cổphiếu của các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế mạnh chắc chắn sẽ có tính hấp dẫn cao.

1.1.2.4 Hoạt động điều hòa và quản lý vốn

"Điều hoà vốn" có thể được hiểu là toàn bộ những hoạt động nhằm phân bổnguồn vốn giữa các bộ phận trong một tổng thể để tạo ra một cơ cấu vốn hợp lý, cóhiệu quả Các công ty tài chính hoặc Ngân hàng trong Tập đoàn với hoạt động năngđộng trên thị trường tài chính và tiềm lực tài chính mạnh

Cần nhận thức đúng đắn thực chất của cơ chế điều hoà vốn trong nội bộ Tậpđoàn Cơ chế điều hoà vốn không có nghĩa là chuyển vốn một cách hành chính đơnthuần từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn mà bao gồm hệ thống quan hệ tài chính dựatrên hoạt động tín dụng thực sự Cơ chế lãi suất hợp lý và những lợi ích chiến lược lâudài sẽ có tác dụng duy trì sự liên kết nội bộ bền vững của Tập đoàn

Trong Tập đoàn, tại một khoảng thời gian nhất định, có những doanh nghiệpthiếu vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong khi đó các doanh nghiệpkhác lại có vốn"nhàn rỗi"(tức là có vốn mà chưa có nhu cầu đầu tư Công ty tài chínhđóng vai trò là trung gian tài chính trong cơ chế điều hoà vốn của Tập đoàn Công ty

Trang 11

tài chính huy động các nguồn vốn nhàn rỗi của các đơn vị để hình thành một nguồnvốn tập trung và ổn định hơn.

Có thể nhận thấy rằng, cơ chế điều hoà vốn thông qua CTTC cần phải kết hợpđồng bộ với cơ chế quản lý và sử dụng các quỹ của Tổng công ty, Tập đoàn kinh tếcũng như của các doanh nghiệp thành viên Không nên để các quỹ chuyên dùng nàytrở thành một nguồn vốn "chết" mà cần thu hút bộ phận quỹ nhàn rỗi vào công ty tàichính để cho vay

1.1.2.5 Các dịch vụ tài chính tiền tệ khác liên quan

- Các dịch vụ đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu

- Tư vấn phát hành, bảo lãnh phát hành, lưu giữ , bảo quản chứng khoán, nhậnlãi chứng khoán hộ khách hàng

- Cho thuê tài sản: gồm thuê tài chính, thuê tiêu dùng, thuê doanh nghiệp, thuêhoạt động

- Các dịch vụ kinh doanh ngoại hối mua và bán ngoại tệ trực tiếp với kháchhàng, đầu tư tài chính trên thị trường tài chính quốc tế

- Các dịch vụ tài chính như cầm cố các loại hàng hoá, vật tư, ngoại tệ các giấy

tờ có giá; kinh doanh vàng bạc, đá quí; chuyển nhượng chứng khoán

- Các dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính, tư vấn tiền tệ và quản lý tài sảnkhác theo yêu cầu của các công ty thành viên

1.2 Công tác quản trị TSBĐ trong cho vay tại CTTC thuộc Tập đoàn kinh tế 1.2.1 Hoạt động cho vay của CTTC

1.2.1.1 Khái niệm và phân loại cho vay

- Khái niệm

Cho vay là hoạt động kinh doanh chính của TCTD (thường chiếm 70% tỷtrọng tài sản của TCTD), là hoạt động sinh lời chủ yếu cũng như tiềm ẩn nhiều rủi rocho TCTD Lãi thu được từ cho vay là nguồn thu nhập cơ bản để bù đắp chi phí trả lãi

Trang 12

tiền gửi, chi phí kinh doanh và quản lý, bù đắp rủi ro và đảm bảo thu nhập ròng củaTCTD Cho vay là việc TCTD tài trợ cho khách hàng với cam kết khách hàng phảihoàn trả lại gốc và lãi

- Phân loại cho vay

- Phân loại cho vay theo thời hạn vay: cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn, cho vay dài hạn.

Cho vay ngắn hạn (cho vay vốn lưu động) là các khoản vay có thời hạn dưới

12 tháng Cho vay ngắn hạn nhằm tài trợ cho việc dự trữ hàng hóa, các khoản phảithu, chi phí sản xuất

Cho vay trung và dài hạn (cho vay vốn cố định) là các khoản vay có thời hạn từ

một năm trở nên Cho vay trung hạn thường có thời hạn từ trên một năm đến 5 năm.Cho vay dài hạn từ 5 đến 10 năm hoặc dài hơn Các tài sản cố định như phương tiệnvận tải, một số cây trồng vật nuôi, trang thiết bị chóng hao mòn có yêu cầu được tài trợ

từ trên 1 năm tới 5 năm Công trình xây dựng như nhà, sân bay, cầu đường, máy móc

có giá trị lớn, thường có thời gian sử dụng lâu có yêu cầu tài trợ trên 5 năm, có thể tới

10 hoặc 30 năm Nợ trung hạn và dài hạn chủ yếu được hoàn trả từ lợi nhuận và khấuhao tài sản hình thành bằng vốn vay Phân loại cho vay theo thời hạn có ý nghĩa quantrọng đối với CTTC Thời hạn liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi củakhoản cho vay

- Phân loại cho vay theo mục đích: cho vay sản xuất và cho vay tiêu dùng.

CTTC cho vay các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhằm tăng dự trữ, thay

đổi thiết bị, trồng mới Vốn vay sẽ tham gia vào chu kỳ kinh doanh của khách hàng

và được thu hồi từng phần khi khách hàng có thu nhập Khả năng trả nợ của kháchhàng, trong trường hợp này, phụ thuộc vào thu nhập mang lại từ chính việc sử dụngvốn vay

Trang 13

CTTC cho vay đối với người tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trước

trả tiền sau Khách hàng trả nợ CTTC từ thu nhập của mình trong nhiều trường hợpkhông liên quan trực tiếp tới việc sử dụng tiền vay

- Phân loại cho vay theo điều kiện và hình thức bảo đảm.

Cho vay có tài sản bảo đảm là việc cho vay của CTTC có dựa trên việc cầm

cố thế chấp tài sản thuộc sở hữu (hoặc sử dụng) của người vay được đưa ra làm vậtbảo đảm cho khoản vay Các tài sản có thể là vàng, trái phiếu, giấy tờ có giá khác, cáckhoản phải thu, đất đai, nhà cửa, cổ phiếu, bảo lãnh của bên thứ ba Nếu người vaykhông trả đúng hạn như cam kết, CTTC có quyền bán các tài sản để thu nợ

Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản là việc cho vay của CTTC dựa trên

uy tín, năng lực tài chính và khả năng tạo thu nhập đủ mức để trả nợ khoản vay củangười vay Trong trường hợp khách hàng không trả nợ hoặc trả nợ không đầy đủ,CTTC phải gánh chịu tổn thất

1.2.1.2 Các hình thức bảo đảm tiền vay của CTTC

Căn cứ vào năng lực tài chính của khách hàng vay, tính khả thi và hiệu quả củakhoản vay và tình hình thực tế CTTC có thể lựa chọn áp dụng một hoặc một số biệnpháp đảm bảo tiền vay được nêu dưới đây:

a Cầm cố bằng tài sản của khách hàng vay

Cầm cố là hình thức theo đó người nhận tài trợ của CTTC phải chuyển quyền kiểm soát TSBĐ sang cho CTTC trong thời gian cam kết (thường là thời gian nhận tài trợ) CTTC yêu cầu cầm cố khi xét thấy việc khách hàng nắm giữ TSBĐ là không

an toàn cho CTTC Thường đó là các tài sản mà khách hàng dễ bán, chuyển nhượngCầm cố thích hợp với những tài sản CTTC có thể kiểm soát và bảo quản tương đốichắc chắn, đồng thời, việc CTTC nắm giữ không ảnh hưởng đến quá trình hoạt độngcủa người nhận tài trợ, ví dụ như các chứng khoán, các hợp đồng, sổ tiết kiệm, ngoại

tệ mạnh, kim loại quý

Trang 14

b Thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay

Là hình thức theo đó người nhận tài trợ phải chuyển các giấy tờ chứng nhận

sở hữu (hoặc sử dụng) các tài sản bảo đảm sang cho CTTC nắm giữ trong thời gian cam kết Theo quy định của Luật Dân sự và Luật Đất đai có hai loại thế chấp: bất

động sản hoặc giá trị quyền sử dụng đất Ngoài ra, máy móc, trang thiết bị, tàu biển

và máy bay cũng được sử dụng để thế chấp theo quy định của pháp luật Đảm bảobằng thế chấp cho phép người nhận tài trợ sử dụng TSBĐ phục vụ cho hoạt động kinhdoanh Đó là một thuận lợi Tuy nhiên, quá trình sử dụng sẽ làm biến dạng tài sản,hơn nữa, do khả năng kiểm soát TSBĐ của CTTC bị hạn chế, khách hàng có thể lợidụng phân tán, làm giảm giá trị của tài sản, gây thiệt hại cho CTTC

c Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba

Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba (bên bảo lãnh) là việc bên bảo lãnh camkết với CTTC về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu, giá trị quyền sử dụng đất củamình, đối với doanh nghiệp nhà nước là tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng để thựchiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng vay, nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng vaythực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ

d Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay

Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay là việc khách hàng vaydùng tài sản hình thành từ vốn vay để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay

đó đối với CTTC Tài sản hình thành từ vốn vay ở đây được hiểu là tài sản của kháchhàng vay mà giá trị tài sản được tạo nên bởi một phần hoặc toàn bộ khoản vay

e Bảo đảm bằng uy tín của khách hàng vay

Cho vay có bảo đảm bằng uy tín của người vay là việc cho vay vốn của CTTC

mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng không được cam kết bảo đảm bằng tàisản Hình thức cho vay không có bảo đảm này rất hạn chế, và chỉ áp dụng đối với một

số trường hợp thỏa mãn những điều kiện nhất định

Trang 15

Như vậy việc đánh giá khách hàng vay có thoả mãn các điều kiện đó haykhông là một việc mang tính trừu tượng và tương đối, do đó dễ xảy ra trường hợpđánh giá bằng cảm tính, không thu hồi được vốn, gây hậu quả nghiêm trọng Vì vậy

để xác định được khách hàng vay có đủ điều kiện hay không người ta phải phân tíchtình hình tài chính, kinh doanh, thanh toán, khả năng cân đối vốn, khả năng quản lýhoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích về lợi nhuận, doanh số xem có phát triển vàtăng trưởng một cách ổn định hay không Đặc biệt CTTC cần xem xét mối quan hệcủa khách hàng với các TCTD và các chủ nợ khác từ trước đến nay, đơn vị có thái độtôn trọng, thực hiện đầy đủ các cam kết giữa hai bên hay không

1.2.2 TSBĐ trong cho vay tại CTTC

1.2.2.2 Điều kiện để trở thành TSBĐ

TSBĐ phải thỏa mãn những điều kiện sau:

- Thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng của khách hàng vay/bên bảo lãnh: Để

chứng minh được điều kiện này, khách hàng vay/bên bảo lãnh phải xuất trình giấychứng nhận sở hữu, quyền quản lý sử dụng tài sản Trường hợp thế chấp quyền sửdụng đất, khách hàng vay/bên bảo lãnh phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vàđược thế chấp theo quan điểm của pháp luật về đất đai Đối với tài sản mà Nhà nướcgiao cho đơn vị quản lý, sử dụng, doanh nghiệp phải chứng minh được quyền cầm cố,thế chấp hoặc bảo lãnh tài sản đó

Trang 16

- Thuộc loại tài sản được phép giao dịch: Tài sản được phép giao dịch được

hiểu là các loại tài sản mà pháp luật cho phép, hoặc không cấm mua, bán, tặng cho ,chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và các giao dịch khác

- Không có tranh chấp tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm: Để thỏa mãn

điều kiện này, TCTD yêu cầu khách hàng vay/bên bảo lãnh cam kết bằng văn bản vềviệc tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quyền quản lýtài sản đó và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình

- Phải mua bảo hiểm nếu pháp luật có quy định: Đối với các tài sản mà pháp

luật quy định phải mua bảo hiểm thì TCTD yêu cầu khách hàng vay/bên bảo lãnhxuất trình hợp đồng mua bảo hiểm trong thời hạn bảo đảm tiền vay Trường hợpkhoản vay có thời hạn dài, khách hàng vay/bên bảo lãnh có thể xuất trình hợp đồngmua bảo hiểm có thời hạn ngắn hơn song phải có cam kết bằng văn bản về việc tiếptục mua bảo hiểm trong thời gian tiếp theo cho đến khi hết thời hạn bảo đảm

1.2.2.3 Phân loại TSBĐ

- Phân loại theo tính chất an toàn

TCTD chia TSBĐ thành hai loại : Loại 1 và loại 2

Loại 1, là các tài sản thuộc sở hữu hoặc sử dụng lâu dài của khách hàng, hoặc đảm bảo của bên thứ ba cho khách hàng của TCTD (bảo lãnh) Những bảo đảm này

không được hình thành từ khoản tín dụng của chính TCTD Bảo đảm loại 1 có thể cógiá trị lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng giá trị của khoản tín dụng tùy thuộc vào sự đoáncủa TCTD về rủi ro

Loại 2, là những tài sản được hình thành từ nguồn tài trợ của TCTD Đây là

biện pháp cuối cùng để TCTD hạn chế việc người vay bán tài sản được hình thành từvốn vay TSBĐ loại 2 thường áp dụng cho khách hàng mà tài sản loại 1 có ít hoặckhông thể trở thành TSBĐ cho TCTD

Trang 17

- Phân loại TSBĐ theo hình thức vật chất

- Đảm bảo bằng hàng hóa trong kho như nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm…

Nếu TCTD có kho bãi riêng hoặc có phương thức bảo quản thích hợp thì đây là hìnhthức rất thuận lợi cho khách hàng và TCTD

- Đảm bảo bằng tài sản cố định Nhà máy, trang thiết bị sản xuất và phương

tiện vận chuyển, cây con, quyền sử dụng đất, rừng…đều có thể trở thành TSBĐ choTCTD Đảm bảo bằng đất đai rất phức tạp, khách hàng cần đăng ký với Sở địa chính,hoặc các cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển nhượng hoặc đã thế chấp cho TCTD

- Đảm bảo bằng các hợp đồng chi trả của người thứ ba Nhiều khách hàng ký

hợp đồng bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ (ví dụ bán hàng nhận thầu cung cấp,xây dựng…) và nhận về hợp đồng thanh toán Hợp đồng thanh toán là cam kết củangười thứ ba về việc sẽ thanh toán cho khách hàng Hợp đồng này có thể trở thànhđảm bảo cho khách hàng để nhận tài trợ của TCTD

- Đảm bảo bằng chứng khoán: Các chứng khoán có thể bán với ít nhiều rủi ro.

Quản lý chứng khoán là tương đỗi thuận tiện đỗi với TCTD do phần lớn TCTD đều

có nghiệp vụ quản lý và kinh doanh chứng khoán

- Đảm bảo bằng bảo lãnh của bên thứ ba: Người thứ ba cam kết thực hiện các

nghĩa vụ tài chính đỗi với TCTD thay cho khách hàng khi khách hàng không thựchiện được Bảo lãnh là hình thức bảo đảm đối nhân

- Đảm bảo bằng số dư bù: Trong một số trường hợp TCTD không đòi đảm bảo

dưới hình thức hàng hóa hay bảo lãnh Trong trường hợp này, TCTD có thể yêu cầubảo đảm bằng tiền gửi ký quỹ (số dư bù) Số tiền đảm bảo có thể được chuyển sangtài khoản khác của khách hàng, hoặc vẫn lưu trên tài khoản tiền gửi song khách hàngkhông được quyền sử dụng cho đến khi đã trả nợ hết cho TCTD

Trang 18

1.2.3 Công tác quản trị TSBĐ tại CTTC thuộc Tập đoàn kinh tế

1.2.3.1 Khái niệm

Như đã phân tích, việc cho vay có TSBĐ nhằm giúp cho CTTC có nguồn thu

nợ thu hai khi nguồn thu từ thu nhập do chính khoản vay tạo ra không còn khả năng.Với một môi trường kinh tế luôn thay đổi, thì rủi ro luôn rình rập đối với khách hàng

và cả CTTC, vì vậy, cho vay có TSBĐ là điều kiện khá tiên quyết của CTTC đối vớikhách hàng do đó công tác quản trị TSBĐ giữ một vai trò vô cùng quan trọng

Quản trị TSBĐ là việc CTTC đề ra các biện pháp và nghiệp vụ nhằm từng bước hoàn thiện các cơ chế chính sách của toàn hệ thống CTTC về bảo đảm tiền vay Quản trị danh mục TSBĐ là một mắt xích quan trọng trong quy trình cho vay có tài sản bảo đảm bao gồm các khâu từ việc quản lý đánh giá, phân loại, dự báo, cảnh báo

về danh mục những tài sản mà CTTC lựa chọn, xét ưu tiên nhận làm TSBĐ, định kỳ đánh giá lại giá trị TSBĐ để điều chỉnh mức độ cho vay hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung TSBĐ, quản lý lưu giữ TSBĐ và các giấy tờ có liên quan cũng như việc xử lý bán, khai thác các TSBĐ của những khoản nợ tồn đọng.

1.2.3.2 Nội dung công tác quản trị TSBĐ trong cho vay tại CTTC

a Thẩm định TSBĐ

Nội dung thẩm định làm rõ những vấn đề sau

- Quyền sở hữu TSBĐ của khách hàng vay/bên bảo lãnh: Cán bộ tín dụng phải

kiểm tra xem khách hàng vay, bên bảo lãnh có xuất trình đủ các loại giấy tờ chứngminh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản dùng làm bảo đảm hay không Cần hết sứcchú ý các dấu hiệu sửa chữa, mâu thuẫn, tính pháp lý trong hợp đồng sở hữu tài sản…Khi khảo sát thực tế hoặc thu thập thông tin từ những nguồn khác, cần tìm cách kiểmchứng lại quyền sở hữu TSBĐ của khách hàng vay/bên bảo lãnh

- Tài sản hiện không có tranh chấp: Việc khẳng định TSBĐ hiện có tranh chấp

hay không là khá phức tạp vì vậy ngoài việc đơn vị xem xét thẩm định, cán bộ tíndụng cần yêu cầu khách hàng vay/ bên bảo lãnh xác nhận bằng văn bản khẳng định

Trang 19

tài sản hiện không có tranh chấp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết củamình.

- Tài sản được phép giao dịch: Ngoài các tài sản thông dụng được mua bán tự

do trên thị trường, CTTC cần hết sức thận trọng trong khi xem xét các loại TSBĐ cótính chuyên dụng, quý hiếm Nếu xét thấy cần thiết, cán bộ tín dụng yêu cầu kháchhàng vay/ bên bảo lãnh xuất trình bổ sung các loại văn bản của pháp luật nêu rõ loạitài sản đó được phép giao dịch bình thường

- Tài sản dễ chuyển nhượng: Mục tiêu của cho vay của CTTC là thu hồi đủ nợ

và lãi vay từ việc thực hiện phương án, dự án sản xuất kinh doanh mà không phảiTSBĐ Tuy nhiên, cán bộ tín dụng cần thẩm định kỹ tính dễ chuyển nhượng củaTSBĐ để dễ dàng xử lý (nếu phải thực hiện)

b Định giá TSBĐ

- Khái niệm định giá TSBĐ

Định giá tài sản nói chung là việc xác định giá trị của tài sản ở trên thị trườnghay đó là việc ước tính giá trị của các quyền sở hữu tài sản cụ thể trong đó có cânnhắc đến tất cả những đặc điểm của tài sản cũng như xem xét tất cả các yếu tố kinh tế

căn bản của thị trường Định giá TSBĐ trong hoạt động cho vay của CTTC là một khâu quan trọng trong thẩm định các khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản qua đó CTTC xác định giá trị các tài sản được CTTC chấp nhận làm đảm bảo cho vay để tạo

cơ sở cho quyết định về mức cho vay của CTTC.

- Nguyên tắc định giá TSBĐ

Việc định giá TSBĐ phải thỏa mãn một số nguyên tắc sau:

- TSBĐ phải được định giá tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm, ký kết vănbản thỏa thuận tu chỉnh/bổ sung hợp đồng bảo đảm (trong trường hợp thỏa thuận thayđổi nghĩa vụ được bảo đảm); việc xác định giá trị tài sản tại thời điểm này chỉ làm cơ

sở để xác định mức cho vay và không áp dụng khi xử lý tài sản để thu hồi nợ

Trang 20

- Việc định giá phải căn cứ vào cơ sở pháp lý hoặc cơ sở thực tế, đảm bảo tínhkhách quan, minh bạch Cán bộ thẩm định không được định giá TSBĐ trái với quyđịnh của pháp luật và của CTTC

- Khi định giá TSBĐ, cán bộ thẩm định phải lập biên bản định giá TSBĐ cóchữ ký của tất cả các thành viên

- Giá trị TSBĐ được xác định bao gồm cả hoa lợi, lợi tức và các quyền phátsinh từ tài sản đó Trong trường hợp tài sản thế chấp (TSTC) là toàn bộ bất động sản

có vật phụ thì giá trị của vật phụ cũng thuộc giá trị của TSTC; nếu chỉ thế chấp mộtphần bất động sản có vật phụ, thì giá trị vật phụ chỉ thuộc giá trị TSTC khi các bên cóthỏa thuận

- Giá trị TSBĐ phải lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ trả nợ được bảo đảm trừtrường hợp pháp luật có quy định khác

- TSBĐ phải thường xuyên được định giá lại sau một thời gian nhất định phùhợp với đặc điểm của từng loại tài sản và theo quy định của CTTC Nếu phát hiệnTSBĐ bị giảm giá trị, cán bộ thẩm định phải yêu cầu khách hàng bổ sung ngayTSBĐ

c Quản lý tài sản bảo đảm và các giấy tờ liên quan.

Quản lý TSBĐ và các loại giấy tờ liên quan được hiểu là quá trình theo dõi,kiểm tra đánh giá nhằm bảo đảm tài sản và các loại giấy tờ vẫn đang trong tình trạngbình thường hoặc kịp thời phát hiện các sự cố liên quan làm giảm giá trị của TSBĐ/các loại giấy tờ liên quan so với các dự kiến nêu tại hợp đồng bảo đảm

Nếu TSBĐ được lưu giữ tại kho của CTTC thì thủ kho của CTTC và cán bộ tíndụng phải chịu trách nhiệm chính trong suốt quá trình quản lý TSBĐ và những giấy

tờ liên quan CTTC cũng cần thực thi các biện pháp thích hợp ngay khi phát hiệnkhách hàng hoặc bên thứ ba vi phạm các cam kết tại hợp đồng bảo đảm

Trang 21

- Trường hợp TSBĐ do khách hàng vay/bên thứ ba quản lý hoặc sử dụng

Tùy tính chất và đặc điểm của TSBĐ, cán bộ tín dụng cần chủ động đề xuất vàthực hiện kiểm tra TSBĐ ít nhất 06 tháng một lần về tình trạng ( số lượng và chấtlượng ) của TSBĐ, tình hình sử dụng và bảo quản TSBĐ, các trường hợp vi phạmcam kết của khách hàng vay/bên bảo lãnh theo quy định tại hợp đồng bảo đảm

Cán bộ tín dụng cũng phải lưu giữ và thu thập đầy đủ các loại giấy tờ liên quanđến TSBĐ chứng minh tình trạng hiện tại của tài sản

Trong cả hai trường hợp CTTC trực tiếp quản lý và bảo quản TSBĐ hay thuêbên thứ ba chịu trách nhiệm giữ và bảo quản TSBĐ, CTTC đều phải thực hiệnnguyên tắc kiểm tra định kỳ TSBĐ để tránh rủi ro

d Xử lý TSBĐ

Trường hợp khoản vay không được hoàn trả đầy đủ hoặc quá hạn không đượcthanh toán, thì khoản tín dụng sẽ phải thanh lý bắt buộc thông qua việc xử lý các bảođảm của người đi vay Theo quy định của pháp luật, người cho vay được quyền ưutiên thu nợ từ việc xử lý tài sản thế chấp sau khi thực hiện chi trả các loại phí liên

Trang 22

quan đến việc bán tài sản Thông thường các chi phí đó bao gồm: Chi phí bảo quản,quản lý, định giá, quảng cáo bán tài sản, bán tài sản, tiền hoa hồng, chi phí, lệ phí bánđấu giá và các chi phí khác liên quan.

vụ bảo lãnh

+ CTTC có quyền chuyển giao quyền thu hồi nợ và ủy quyền cho bên thứ ba

xử lý TSBĐ; trong trường hợp này thì bên thứ ba cũng có quyền xử lý TSBĐ để thuhồi nợ như CTTC

+ Trường hợp một TSBĐ cho nhiều nghĩa vụ trả nợ, nếu phải xử lý TSBĐ đểthực hiện một nghĩa vụ trả nợ đến hạn, thì các nghĩa vụ trả nợ khác tuy chưa đến hạncũng được coi là đến hạn và xử lý TSBĐ để thu hồi nợ

+ Trường hợp tài sản được các bên xử lý theo thỏa thuận thì phải thực hiệnnhanh chóng, công khai, bảo đảm lợi ích của các bên; nếu tài sản không xử lý được

do không thỏa thuận được giá bán, thì CTTC có quyền quyết định giá bán tài sản đểthu hồi nợ

+ Các chi phí phát sinh trong xử lý TSBĐ do khách hàng vay, bên bảo lãnhchịu Tiền thu được từ xử lý TSBĐ sau khi trừ đi chi phí xử lý, thì CTTC thu nợ theothứ tự : nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn, các khoản phí khác (nếu có) TSBĐ sau khi được

Trang 23

xử lý nếu không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì khách hàng vay/bên bảo lãnh phảitiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ đã cam kết.

+ Trong trường hợp chủ sở hữu TSBĐ bị khởi tố về một hành vi phạm tộikhông liên quan đến việc vay vốn của CTTC hoặc không liên quan đến nguồn gốchình thành TSBĐ, thì TSBĐ của người đó sẽ bị kê biên và xử lý theo quy định củapháp luật

- Các trường hợp CTTC có quyền xử lý TSBĐ để thu hồi nợ

+ Sau thời hạn 60 ngày kể từ khi đến hạn trả nợ, mà tài sản bảo đảm chưa được

xử lý theo thỏa thuận

+ Khách hàng vay phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ trước hạn theo quy định củapháp luật, nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ

+ Khách hàng vay là tổ chức kinh tế bị giải thể trước khi đến hạn trả nợ, thìnghĩa vụ trả nợ tuy chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn, nếu khách hàng vaykhông trả nợ và không xử lý tài sản bảo đảm để trả nợ, thì CTTC có quyền xử lý tàisản để thu hồi nợ

+ Khách hàng vay, bên bảo lãnh là doanh nghiệp khi chia tách , hợp nhất, sápnhập, chuyển đổi, cổ phần hóa: Nếu doanh nghiệp không thực hiện các biện pháp nhưquy định như trả nợ trước hạn, chia TSBĐ bảo đảm nghĩa vụ trả nợ… theo yêu cầucủa CTTC, thì CTTC có quyền xử lý TSBĐ tiền vay để thu hồi nợ trước khi thực hiệnnghĩa vụ chia, tách , hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hóa

- Các phương thức xử lý TSBĐ tiền vay để thu hồi nợ

+ Trực tiếp bán TSBĐ cho người mua (trừ trường hợp TSBĐ là QSD đất và các tài sản khác mà pháp luật có quy định phải được bán tại tổ chức bán đấu giá chuyên trách) Trên cơ sở đã thỏa thuận giá bán tối thiểu, người đi vay có thể tìm

người mua để bán tài sản; trường hợp này xảy ra khi người vay có thiện chí muốn trả

nợ vay CTTC; hoặc CTTC tìm người mua để bán tài sản áp dụng phương pháp này

sẽ giảm chi phí đấu giá lại rút ngắn thời gian phát mại giúp CTTC nhanh chóng thuhồi nợ và khách hàng không phải trả thêm lãi phạt quá hạn

Trang 24

+ Nhận chính TSBĐ để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm :

Nhận chính TSBĐ để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm là việcCTTC trực tiếp nhận TSBĐ, lấy giá TSBĐ được định giá khi xử lý làm cơ sở đểthanh toán nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn của khách hàng vay sau khi trừ đi các chi phíkhác (nếu có) và được tiếp nhận tài sản đó theo quy định của pháp luật

+ Bán TSBĐ thông qua các tổ chức dịch vụ bán đấu giá như trung tâm bán

đấu giá và doanh nghiệp bán đấu giá Phương pháp này thường được áp dụng vớiQSD đất và tài sản gắn liền với đất hoặc các tài sản khác mà CTTC không muốn bántrực tiếp hoặc nhận tài sản để thay thế nghĩa vụ trả nợ

+ Nhận các khoản tiền, tài sản mà bên thứ ba phải trả hoặc phải giao cho bên bảo đảm: Nhận các khoản tiền, tài sản mà bên thứ ba phải trả hoặc phải giao cho bên

bảo đảm là việc CTTC trực tiếp nhận khoản tiền hoặc tài sản mà bên thứ ba phải trảhoặc phải giao cho CTTC và khách hàng vay/bên bảo lãnh theo các thủ tục quy địnhcủa pháp luật

+ Yêu cầu tòa án cho phép phát mại TSBĐ để trả nợ vay CTTC: Đối với QSD

đất và tài sản gắn liền với đất CTTC có thể đua tài sản bán đấu giá hoặc khởi kiện tạitòa án Ngoài ra, nếu TSBĐ có tranh chấp thì việc phát mại tài sản cũng phải thôngqua quyết định của tòa án Trong những trường hợp nêu trên, CTTC cần đệ đơn yêucầu sự can thiệp của tòa án

Lựa chọn phương pháp phát mại tối ưu là rất quan trọng cho cả CTTC vàkhách hàng đi vay Phương pháp được lựa chọn không những tiện lợi cho cả hai bên

mà còn phải thích hợp ở từng địa phương và hợp với những quy định của pháp luậthiện hành ở nước ta theo luật định thì bán đấu giá là phương pháp cơ bản được ápdụng nếu trong hợp đồng không có thỏa thuận khác

1.2.3.3 Những đặc trưng trong công tác quản trị TSBĐ trong cho vay tại CTTC thuộc Tập đoàn kinh tế

Sự khác biệt dễ nhận ra giữa NHTM và các CTTC là ở chỗ: NHTM chủ yếuthâu tóm rất nhiều nguồn tiền gửi nhỏ lẻ, không kỳ hạn; rồi để cho vay những mónlớn, đối tượng lớn Ngược lại, CTTC lại đi huy động hoặc nhận ủy thác những món

Trang 25

lớn, rồi tìm cách cho vay vô số những nhóm nhỏ lẻ, có lựa chọn Các NHTM nhậntiền gửi (thường là ngắn hạn) thường xuyên trong khi các CTTC thì sử dụng vốn tự

có để cho vay và đầu tư, không nhận tiền gửi của dân chúng và các tổ chức với thờihạn ngắn và dưới hình thức mở tài khoản, không được mở tài khoản thanh toán và sửdụng vốn để làm phương tiên thanh toán Do không được thực hiện chức năng thanhtoán nên việc quản lý nguồn thu của khách hàng, nắm bắt tài khoản của khách hàng

để đảm bảo trong cho vay là rất khó khăn, cho thấy tầm quan trọng trong công tácquản trị tài sản đảm bảo trong cho vay của CTTC

Tuy nhiên, đối tượng cho vay của các CTTC trong Tập đoàn cũng chủ yếuhướng tới các đơn vị thành viên trong tập đoàn hoặc trong một ngành, một lĩnh vựcnhất định Tài sản đảm bảo cho các khoản vay cũng thường là các trang thiết bị trongmột ngành cụ thể Do vậy sự am hiểu về ngành, về lĩnh vực, về tài sản bảo đảm, vềthông tin khách hàng là một trong những thế mạnh của CTTC trong công tác quản trịTSBĐ Từ đó, CTTC có nhiều kinh nghiệm trong việc định giá tài sản đảm bảo, thể

dễ dàng thu thập thông tin và kiểm soát TSBĐ, thông qua các kênh thông tin đối vớicác khách hàng liên quan là đối tác, nhà cung cấp của nhau vì các đơn vị thành viêntrong Tập đoàn luôn có những mối quan hệ nhất định trong quá trình sản xuất kinhdoanh

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị TSBĐ trong cho vay tại CTTC 1.3.1 Các nhân tố chủ quan

1.3.1.1 Trình độ chuyên môn và đạo đức của cán bộ tín dụng

Con người luôn là nhân tố trung tâm trong mọi hoạt động, là yếu tố quyết định

sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của CTTC cũng như công tác quản trịTSBĐ Nhân tố con người trong CTTC chính là các cán bộ ngân hàng mà tiêu biểu làcán bộ tín dụng, là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng vay vốn, là ngườithay mặt TCTD thẩm định đánh giá khách hàng để đưa ra các biện pháp bảo đảm tiềnvay phù hợp với từng đối tượng khách hàng sau khi đã có sự điều tra, thẩm định vềkhách hàng Trình độ của cán bộ tín dụng là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng rất lớnđến việc cho vay có đạt hiệu quả hay không Một TCTD mà có đội ngũ cán bộ tín

Trang 26

dụng giỏi chuyên môn, có kiến thức và kinh nghiệm, am hiểu pháp luật thì sẽ có khảnăng phân tích khách hàng một cách chính xác hơn Trong trường hợp cho vay có bảođảm bằng tài sản, việc đánh giá chính xác được giá trị tài sản bảo đảm, xác định đượctài sản là có thực hay không, khách hàng vay có gian lận trong tài sản bảo đảm haykhông là một vấn đề hết sức khó khăn đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ tín dụng chuyênmôn giỏi Tuy nhiên một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm chưaphải là đủ mà bên cạnh đó còn cần phải có đạo đức nghề nghiệp Như Bác Hồ đã nói

“có tài mà không có đức là người vô dụng” Trong hoạt động ngân hàng cũng vậy, tất

cả mọi việc đều do con người quyết định, nếu như những người làm tín dụng không

có đạo đức nghề nghiệp thì rất dễ dẫn đến việc ra quyết định sai trái với những gì đãđiều tra Đối tượng kinh doanh của TCTD là tiền nên rất dễ làm những người thườngxuyên trực tiếp làm việc với nó có những động cơ xấu, họ có thể móc nối với kháchhàng để lừa đảo rút tiền ngân hàng Trong thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp nhưvậy Các cán bộ tín dụng cố tình đánh giá sai giá trị tài sản bảo đảm để đưa ra mứccho vay cao hơn giá trị thật của nó, do đó gây ảnh hưởng rất lớn đên việc xử lý tài sảnđảm bảo sau này khi mà khách hàng vay không có khả năng trả nợ Vì vậy, cácTCTD cần phải đào tạo một đội ngũ cán bộ đặc biệt là cán bộ tín dụng, những ngườitrực tiếp ra quyết định vay không những có chuyên môn mà còn phải có cả đạo đứcnghề nghiệp để có thể đưa ra những quyết định mang lại hiệu quả kinh tế cao đối vớiTCTD

1.3.1.2 Chiến lược kinh doanh, mục tiêu của CTTC trong từng thời kỳ.

Trong từng thời kỳ, giai đoạn khác nhau thì mỗi TCTD sẽ có những chiến lược

và mục tiêu phát triển cụ thể để tránh tình trạng rơi vào thế bị động trong hoạt độngkinh doanh của mình Đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định chovay của TCTD Các đối tượng khách hàng vay vốn là rất lớn và bao gồm nhiều thànhphần khác nhau nên CTTC phải có những chính sách, chiến lược cho vay của mình đểxem nó phù hợp với đối tượng nào hơn và có biện pháp bảo đảm tiền vay thích hợptrong thời kỳ đó

Trang 27

1.3.1.3 Vấn đề thu thập thông tin và xử lý thông tin.

Để đạt được hiệu quả của công tác quản trị TSBĐ thì cần phải có những thôngtin về khách hàng một cách đầy đủ, khách quan và chính xác Nếu những thông tinthu thập được về khách hàng có độ tin cậy và chính xác cao thì việc CTTC ra quyếtđịnh cho vay là an toàn hơn Do vậy, thu thập thông tin và xử lý thông tin về kháchhàng là một yếu tố rất cần thiết đối với CTTC Trên thực tế có rất nhiều loại tài sảnbảo đảm mà có những loại cán bộ thẩm định của CTTC chưa chắc đã am hiểu Do đó,việc thu thập thông tin về tài sản có thể sẽ gặp khó khăn, CTTC sẽ không có thông tinchính xác về tài sản bảo đảm, về giá trị thị trường của tài sản bảo đảm

1.3.2 Các nhân tố khách quan

1.3.2.1 Các nhân tố thuộc về khách hàng vay

- Năng lực tài chính, trình độ quản lý của khách hàng vay:

Năng lực tài chính của khách hàng vay vốn là rất quan trọng, nó ảnh hưởngđến chất lượng của công tác quản trị TSBĐ CTTC thường chỉ cho vay trong trườnghợp khách hàng vay có hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả, có tài sản bảo đảm đápứng được các yêu cầu của ngân hàng

Trình độ quản lý của khách hàng nếu bị yếu, chưa đủ sức mạnh để cạnh tranhtrên thị trường có thể dẫn đến tình trạng khách hàng không đủ khả năng trả nợ chongân hàng khiến công tác quản trị hoạt động quản trị TSBĐ gặp nhiều khó khăn

- Tính trung thực, chính xác của những thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng.

Trong nhiều trường hợp khách hàng vay vốn đã có sự thiếu trung thực trongcác báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, các chứng từ và tài liệu liên quanđến mục đích vay vốn và sử dụng vốn như thế nào Điều này gây khó khăn cho CTTCtrong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh cũng như việc theo dõi, giám sát,quản lý vốn vay của khách hàng để từ đó có thể đưa ra những quyết định đầu tư đúngđắn, những biện pháp tình thế kịp thời, điều này làm hiệu quả của hoạt động bảo đảm

Trang 28

tiền vay bị giảm sút Những thông tin về khách hàng đều chủ yếu dựa trên sự cungcấp của khách hàng Do đó, nếu các khách hàng cố tình lừa đảo, cung cấp các thôngtin không đúng sự thật thì khả năng CTTC gặp phải rủi ro là rất cao và làm cho vấn

đề bảo đảm tiền vay trở nên không còn ý nghĩa Vì vậy để đạt được hiệu quả củatrong công tác quản trị TSBĐ thì CTTC phải lựa chọn để tìm được những khách hàng

có tư cách đạo đức, có đủ năng lực tài chính, có uy tín, có hoạt động sản xuất kinhdoanh đạt kết quả cao

án, mục đích khi xin vay, không đúng đối tượng kinh doanh… Đây có thể là mộttrong những nguyên nhân của việc khách hàng không trả được nợ đúng hạn choCTTC

1.3.2.2.Các khuôn khổ pháp lý cho bảo đảm cho vay

Mỗi quốc gia đều có các văn bản pháp luật do Chính phủ, Ngân hàng Nhànước và các Bộ ngành có liên quan ban hành ra nhằm hỗ trợ cho các TCTD trong việcthực hiện hoạt động bảo đảm tiền vay Chỉ có trên cơ sở đó mới thực hiện được côngtác quản trị tài sản bảo đảm một cách có hiệu quả nhất Các hệ thống văn bản phápluật về bảo đảm tiền vay có sự thống nhất, hoàn thiện và chặt chẽ sẽ là hành langpháp lý giúp các ngân hàng thương mại thực hiện vấn đề an toàn trong cho vay củangân hàng Tuy nhiên, trong thực tế thì quá trình thực hiện hoạt động bảo đảm tiềnvay thì CTTC đã gặp phải những vướng mắc do các văn bản quy định đang có sựchồng chéo nhau, không phù hợp với thực tế Do đó đã có những trường hợp kháchhàng lợi dụng các kẽ hở pháp luật để lừa đảo Vì vậy, để giúp CTTC dễ dàng hơntrong việc ra quyết định cho vay, giảm bớt thời gian thẩm định thì Chính phủ, Ngân

Trang 29

hàng Nhà nước và các Bộ ngành có liên quan cần phải có chính sách, chủ trươngchỉnh sửa các văn bản theo hướng ngày càng hoàn thiện, giảm bớt các áp lực choCTTC khi thực hiện vấn đề bảo đảm tiền vay.

1.3.2.3 Môi trường kinh tế vĩ mô

Môi trường kinh tế cũng có những tác động nhất định đến hoạt động củaCTTC nên nó cũng tác động đến công tác quản trị tài sản bảo đảm Một nền kinh tế

có mức tăng trưởng ổn định sẽ làm giá cả ở mức ổn định, tình trạng lạm phát ở mứcthấp tạo điều kiện cho CTTC mở rộng quy mô hoạt động của mình Trong thời kỳkinh tế phát triển hưng thịnh sẽ có nhiều cơ hội làm ăn cho các nhà đầu tư, mở rộnghoạt động sản xuất kinh doanh Do đó nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của kháchhàng sẽ tăng lên, tạo điều kiện cho CTTC mở rộng cho vay và hiệu quả của hoạtđộng bảo đảm tiền vay được nâng lên Ngược lại, trong thời kỳ kinh tế bị suy thoái,quy mô sản xuất bị thu hẹp, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, thua lỗ kéo dài dẫn đếncác khách hàng khó khăn trong việc trả nợ, hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay

bị giảm sút

Trang 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TSBĐ TRONG CHO VAY TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY2.1 Tổng quan về Công ty Tài chính CNTT

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Tài chính CNTT

Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ (VFC) là Công ty Tài chính Nhànước, thành viên Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (VINASHIN) VFC đượcthành lập theo Quyết định số 3456/1998/QĐ-BGTVT ngày 19 tháng 12 năm 1998 của

Bộ trưởng Bộ GTVT với chức năng chủ yếu là huy động, thu xếp vốn cho các dự ánđầu tư, cho vay các đơn vị thành viên trong Tập đoàn và các cá nhân, tổ chức kinh tếkhác, thực hiện các đề án phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế, nhận uỷ thácquản lý vốn và cung cấp các dịch vụ tài chính cho Tập đoàn và các đơn vị thành viêntrong Tập đoàn Sau hơn 9 năm chính thức đi vào hoạt động, Công ty Tài chính Côngnghiệp Tàu thuỷ đã từng bước khẳng định được vị thế của một trung gian tài chínhtrong đại gia đình hơn 200 thành viên của VINASHIN

Đến nay, VFC đã có quan hệ tín dụng với hơn 250 khách hàng là các đơn vịthành viên Tập đoàn, các cá nhân là Cán bộ công nhân viên đang công tác trongngành và nhiều doanh nghiệp, tập thể, cá nhân đang hoạt động trong các thành phầnkinh tế khác nhau Công ty đã thiết lập và mở rộng quan hệ chặt chẽ với hơn 70 tổchức tín dụng, tài chính, bảo hiểm, quỹ đầu tư lớn trong nước và quốc tế, tạo ra các tổhợp sản phẩm tài chính có chất lượng cao mang tính hệ thống của Công ty tài chínhCông nghiệp Tàu thuỷ

Với quy mô đội ngũ nhân sự gần 300 cán bộ được đào tạo chính quy, chuyênngành, VFC luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về tài chính cho các cá nhân, tổ chức kinh

tế trong và ngoài nước

Trang 31

2.1.2 Mô hình tổ chức của Công ty Tài chính CNTT

Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức của Công ty Tài chính CNTT

“Nguồn: Báo cáo công tác tổ chức cán bộ của phòng Kế hoạch - Tổng hợp”

BAN KIỂM SOÁT

Phòng Giao dịch Ngân quỹ

BAN ĐIỀU HÀNH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Phòng Thẩm định

Phòng KT nội bộ

Phòng Hành chính Quản trị Phòng Nguồn vốn

Chi nhánh Hà Nội

Chi nhánh Hải Phòng

Chi nhánh TP Hồ Chí Minh

Trang 32

VFC được tổ chức theo mô hình gồm Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Bankiểm soát và 19 phòng ban thực hiện các chức năng và nhiệm vụ khác nhau NgoàiHội sở chính, VFC hiện có 3 chi nhánh tại Hà Nội, Hải Phòng và Tp Hồ Chí Minh và

3 Công ty con trực thuộc (trong đó có 01 công ty con hạch toán phụ thuộc và 02 Công

ty con hạch toán độc lập)

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Tài chính CNTT

Trong những năm qua, được sự hỗ trợ tích cực từ Tập đoàn, các đơn vị thànhviên trong Tập đoàn, sự ủng hộ của các khách hàng, các tổ chức kinh tế và cá nhâncùng với những biện pháp tích cực trong quản lý điều hành của Ban Lãnh đạo, VFC

đã đứng vững trước những biến động phức tạp của thị trường tài chính và đạt đượcnhững kết quả khả quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh

2.1.3.1 Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu giai đoạn 2006-2008

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của VFC năm 2006-2008

“Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 2006 – 2008”

Như vậy, trong 3 năm qua hoạt động kinh doanh của Công ty đã đạt được kếtquả khả quan, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của công ty liên tục tăng với mứctăng rất lớn (doanh thu tăng 840.562 triệu đồng trong vòng 3 năm – riêng năm 2007

so với năm 2006 mức tăng doanh thu là 698.420 triệu đồng) Diễn biễn của lợi nhuậntrước thuế lại không tăng liên tục trong 3 năm: năm 2007 tăng 29 lần so với năm

2006, nhưng năm 2008 lại giảm so với năm 2007

Trang 33

Sự tăng trưởng đột biến của năm 2007 so với năm 2006 có thể giải thích do sựphát triển mạnh của thị trường chứng khoán khiến doanh thu và lợi nhuận của Công

ty về hoạt động kinh doanh chứng khoán tăng mạnh làm tổng doanh thu và lợi nhuậntăng cao so với năm 2006 Đặc biệt, năm 2007 là năm mà một loạt hợp đồng tư vấncủa VFC với Tập đoàn và khách hàng đạt doanh thu và lợi nhuận cao

Tuy nhiên, đến năm 2008, khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới

đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế và hoạt động tiền tệ, ngân hàng trong nước Giá

cả hàng hóa, lãi suất, tỷ giá biến động phức tạp Điều này đã gây không ít khó khănđối với hoạt động của các tổ chức tín dụng nói chung và CTTC nói riêng Là công tyTài chính thuộc Tập đoàn, với nghiệp vụ chủ yếu là huy động vốn và cho vay nên khixảy ra những biến động về lãi suất, hoạt động của Công ty Tài chính cũng chịu ảnhhưởng rất nhiều Trong điều kiện đó, VFC vẫn đạt doanh thu năm 2008 tăng hơn 15%

so với năm 2007 Riêng về lợi nhuận trước thuế năm 2008 giảm so với năm 2007 là

do những khó khăn chung của nền kinh tế khiến cho các khách hàng của VFC gặpnhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh và trong việc trả nợ Từ đó kế hoạch tríchlập dự phòng rủi ro tín dụng và rủi ro chứng khoán của VFC năm 2008 cũng phảităng cao, làm cho lợi nhuận trước thuế giảm sút

Vốn điều lệ của công ty cũng tăng khá nhanh, tăng gấp gần 1,5 lần chỉ trong 3năm thể hiện sự tăng trưởng không ngừng của VFC nhằm khẳng định vị thế và sứccạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của công ty

Bên cạnh sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh, công ty cũng không quênđảm bảo thu nhập của người lao động Thu nhập của cán bộ công nhân viên khá cao

và tăng trưởng đều qua các năm tạo điều kiện cho người lao động nâng cao đời sống,yên tâm công tác và gắn bó hơn với công ty

2.1.3.2 Huy động vốn

Trang 34

Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ truyền thống của các TCTD Tuynhiên, là CTTC trong Tập đoàn kinh tế, VFC có chức năng như là một công cụthương mại về vốn của Tập đoàn Kinh tế, hoạt động huy động vốn của VFC chủ yếu

là để tạo nguồn vốn phục vụ nhu cầu đầu tư của VINASHIN

Tính đến năm 2008, VFC đã thiết lập quan hệ tín dụng thường xuyên với hơn

70 tổ chức tài chính- tín dụng là các TCTD thương mại, các công ty tài chính, cáccông ty bảo hiểm, quỹ đầu tư trong và ngoài nước nhằm huy động vốn đáp ứng nhucầu vốn của các doanh nhiệp trong và ngoài Tập đoàn

Bảng 2.2: Số dư Nguồn vốn huy động của VFC năm 2006-2008

“Nguồn: Báo tài chính năm 2006, năm 2007, năm 2008 của VFC”

Cơ cấu huy động vốn của VFC bao gồm: Tiền gửi và tiền vay từ các tổ chứctài chính khác, tiền nhận ủy thác, Giấy tờ có giá đã phát hành, tiền gửi của kháchhàng Năm 2006, số dư huy động vốn của VFC đạt giá trị thấp nhất 1.583.520 triệu

Trang 35

đồng do trong năm 2006 chưa phát triển mạnh hoạt động nhận ủy thác quản lý vốncủa Tập đoàn và các đơn vị thành viên Năm 2007 tổng số dư huy động vốn của VFCđạt giá trị lớn nhất 5.507.400 triệu đồng do năm 2007 là năm mà các VFC được nhậnnhiều nguồn tiền ủy thác từ Trái phiếu trong nước và tiền vay nước ngoài của Tậpđoàn CNTT Việt Nam Đến năm 2008, số dư huy động vốn còn 3.806.706 triệu đồng

do không nhận ủy thác thêm và do nguồn tiền ủy thác của năm 2007 đã đượcVINASHIN rút vốn một phần Chính sách lãi suất được điều chỉnh linh hoạt đượcđiều chỉnh theo sự biến động của thị trường và theo quy định của NHNN, đồng thờikết hợp với các loại hình quản lý vốn đa dạng mang lại lợi ích cho khách hàng vàcông tác quảng bá thương hiệu nên công tác huy động vốn của VFC đã đạt kết quảkhả quan, đáp ứng được nhu cầu hoạt động kinh doanh, đảm bảo tính thanh khoảntrong hoạt động của VFC nói riêng và VINASHIN nói chung

2.1.3.3 Hoạt động tín dụng

VFC đã thực hiện các hình thức cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạnbằng nguồn vốn tự có, cho vay gián tiếp thông qua các phương thức như cho vay hợpvốn hoặc uỷ thác để cho vay Đối tượng cho vay chủ yếu của VFC là các đơn vị thànhviên của Tập đoàn và các đơn vị cùng ngành kinh tế- kỹ thuật Trong hoạt động tíndụng, một thuận lợi rất lớn của VFC là sự hiểu biết về các đơn vị trong ngành do đóVFC hiểu rất rõ về các dự án vay vốn của các đơn vị do đó công việc thẩm định dự ánrất dễ dàng, thời gian ngắn và VFC có thể đưa ra các quyết định cho vay một cáchnhanh chóng, đạt hiệu quả cao Ngoài ra, khi các đơn vị thành viên vay vốn qua VFCthì đã được Tập đoàn phát hành các chứng từ bảo lãnh vì thế đã giảm được nhiều thủtục cho các đơn vị Đây là những lợi thế của VFC trong hoạt động tín dụng so với cácTCTD

Bảng 2.3: Dư nợ hạn mức của VFC 2006-2008

Đơn vị: Triệu đồng

Trang 36

“Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006, 2007, 2008 của VFC”

Với đặc thù là một CTTC trong Tập đoàn kinh tế, nhiệm vụ chủ yếu là cungcấp các nguồn vốn cho các dự án lớn, có chu kỳ vốn dài của Tập đoàn cho nên khoảncho vay dài hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn VFC cho vay trung và dài hạn chủ yếu

từ nguồn vốn ủy thác của Tập đoàn từ trái phiếu trong nước và quốc tế, và nguồn vaynước ngoài Tuy nhiên, từ nguồn vốn hạn mức (nguồn VFC tự huy động từ tiền gửi

và tiền vay) thì cho vay ngắn hạn lại là hoạt động chính của VFC, chiếm trên 50%tổng giá trị cho vay Đây cũng là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập, VFC khôngchỉ hướng mục tiêu phục thu xếp nguồn vốn cho Tập đoàn và còn hướng mục tiêu rabên ngoài thị trường, cung cấp các khoản tín dụng ngắn hạn, bổ sung vốn lưu độngcho các đơn vị vay vốn để sản xuất kinh doanh, tài trợ xuất nhập khẩu và đáp ứng tiêudùng cá nhân

2.1.3.4 Các hoạt động khác

- Tư vấn tài chính: Từ cuối năm 2006 VFC bắt đầu triển khai dịch vụ tư vấn tài

chính, dịch vụ này đã trợ giúp một số đơn vị thành viên trong ngành về lĩnh vực: tưvấn phát hành cổ phiếu, bán đấu giá cổ phần, làm đại lý giúp doanh nghiệp tổ chứcphát hành cổ phiếu hay bảo lãnh cho việc phát hành cổ phiếu của doanh nghiệp.Ngoài ra công ty còn cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý bao gồm: trợ giúp xây dựng cácquy định, quy chế cho quản lý, điều hành doanh nghiệp và tư vấn các phương án cổphần hoá, cách giải quyết đối với các vấn đề lao động, tiền lương và các vấn đề khácthuộc lĩnh vực quản lý

Trang 37

- Kinh doanh ngoại tệ và các sản phẩm phái sinh: Được cấp phép hoạt động

ngoại hối vào năm 2003 và đến 2005 thì VFC được NHNN cho phép mua bán ngoại

tệ với các Tổ chức tín dụng trong nước được phép hoạt động ngoại hối, các tổ chức

kinh tế để cho vay và bán ngoại tệ cho các đơn vị thành viên có quan hệ tín dụng

VFC hiện đang có nhiều đối tác nước ngoài là các TCTD, các tổ chức tín dụng hàng

đầu thế giới như: City bank, HSBC, Standard Chartered, ANZ , VFC thực hiện các

sản phẩm phái sinh lãi suất, phái sinh tỷ giá, phái sinh tín dụng hoạt động kinh

doanh ngoại tệ và các sản phẩm phái sinh đã góp phần tăng trưởng hoạt động kinh

doanh cũng như đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ của VFC

2.2 Công tác quản trị TSBĐ trong cho vay tại Công ty Tài chính CNTT

2.2.1.Tình hình cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại Công ty Tài chính CNTT.

Trong hoạt động của Công ty Tài chính, tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu những

cũng là nghiệp vụ chứa đựng rất nhiều rủi ro Vì vậy để bảo đảm an toàn nguồn vốn

cho hoạt động kinh doanh và mang lại lợi nhuận thì hiện nay Công ty đã áp dụng đầy

đủ các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản theo quy định của Nghị định

163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm là cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách

hàng vay (trong đó có thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay), bảo lãnh bằng tài sản

của bên thứ ba Sau đây chúng ta xem xét bảng số liệu về tỷ trọng dư nợ cho vay có

phân theo hình thức bảo đảm để có thể thấy rõ được thực trạng của hoạt động bảo

đảm tiền vay tại Công ty Tài chính CNTT giai đoạn 2006-2008

Bảng 2.4: Dự nợ cho vay phân theo hình thức bảo đảm.

Đơn vị: Triệu đồng

Ngày đăng: 12/04/2013, 10:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1.2. Mô hình tổ chức của Công ty Tài chính CNTT - Hoàn thiện công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy
2.1.2. Mô hình tổ chức của Công ty Tài chính CNTT (Trang 30)
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của VFC năm 2006-2008 - Hoàn thiện công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của VFC năm 2006-2008 (Trang 32)
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của VFC năm 2006-2008 - Hoàn thiện công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của VFC năm 2006-2008 (Trang 32)
VFC đã thực hiện các hình thức cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn bằng nguồn vốn tự có, cho vay gián tiếp thông qua các phương thức như cho vay hợp vốn  hoặc uỷ thác để cho vay - Hoàn thiện công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy
th ực hiện các hình thức cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn bằng nguồn vốn tự có, cho vay gián tiếp thông qua các phương thức như cho vay hợp vốn hoặc uỷ thác để cho vay (Trang 35)
Bảng 2.3: Dư nợ hạn mức của VFC 2006-2008 - Hoàn thiện công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy
Bảng 2.3 Dư nợ hạn mức của VFC 2006-2008 (Trang 35)
Bảng 2.4: Dự nợ cho vay phân theo hình thức bảo đảm. - Hoàn thiện công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy
Bảng 2.4 Dự nợ cho vay phân theo hình thức bảo đảm (Trang 37)
Bảng 2.4: Dự nợ cho vay phân theo hình thức bảo đảm. - Hoàn thiện công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy
Bảng 2.4 Dự nợ cho vay phân theo hình thức bảo đảm (Trang 37)
Tuy nhiên, khi áp dụng hình thức này tài sản được cầm cố được bảo quản ở VFC dễ bị hao mòn cả vô hình lẫn hữu hình nên mất giá trị - Hoàn thiện công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy
uy nhiên, khi áp dụng hình thức này tài sản được cầm cố được bảo quản ở VFC dễ bị hao mòn cả vô hình lẫn hữu hình nên mất giá trị (Trang 38)
Bảng 2.5: Tình hình cho vay cầm cố - Hoàn thiện công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy
Bảng 2.5 Tình hình cho vay cầm cố (Trang 38)
Bảng 2.6: Tình hình cho vay thế chấp - Hoàn thiện công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy
Bảng 2.6 Tình hình cho vay thế chấp (Trang 39)
Bảng 2.6: Tình hình cho vay thế chấp - Hoàn thiện công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy
Bảng 2.6 Tình hình cho vay thế chấp (Trang 39)
2.2.1.3. Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay - Hoàn thiện công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy
2.2.1.3. Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay (Trang 40)
Bảng 2.7: Tình hình xử lý tài sản bảo đảm năm 2006-2008 - Hoàn thiện công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy
Bảng 2.7 Tình hình xử lý tài sản bảo đảm năm 2006-2008 (Trang 49)
Bảng 2.7: Tình hình xử lý tài sản bảo đảm năm 2006-2008 - Hoàn thiện công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy
Bảng 2.7 Tình hình xử lý tài sản bảo đảm năm 2006-2008 (Trang 49)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w