Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị TSBĐ trong cho vay tại CTTC

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy (Trang 25)

1.3.1. Các nhân tố chủ quan

1.3.1.1. Trình độ chuyên môn và đạo đức của cán bộ tín dụng

Con người luôn là nhân tố trung tâm trong mọi hoạt động, là yếu tố quyết định sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của CTTC cũng như công tác quản trị TSBĐ. Nhân tố con người trong CTTC chính là các cán bộ ngân hàng mà tiêu biểu là cán bộ tín dụng, là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng vay vốn, là người thay mặt TCTD thẩm định đánh giá khách hàng để đưa ra các biện pháp bảo đảm tiền vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng sau khi đã có sự điều tra, thẩm định về khách hàng. Trình độ của cán bộ tín dụng là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng rất lớn đến việc cho vay có đạt hiệu quả hay không. Một TCTD mà có đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi chuyên môn, có kiến thức và kinh nghiệm, am hiểu pháp luật thì sẽ có khả năng phân tích khách hàng một cách chính xác hơn. Trong trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản, việc đánh giá chính xác được giá trị tài sản bảo đảm, xác định được tài sản là có thực hay không, khách hàng vay có gian lận trong tài sản bảo đảm hay không là một vấn đề hết sức khó khăn đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ tín dụng chuyên môn giỏi. Tuy nhiên một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm chưa phải là đủ mà bên cạnh đó còn cần phải có đạo đức nghề nghiệp. Như Bác Hồ đã nói “có tài mà không có đức là người vô dụng”. Trong hoạt động ngân hàng cũng vậy, tất cả mọi việc đều do

con người quyết định, nếu như những người làm tín dụng không có đạo đức nghề nghiệp thì rất dễ dẫn đến việc ra quyết định sai trái với những gì đã điều tra. Đối tượng kinh doanh của TCTD là tiền nên rất dễ làm những người thường xuyên trực tiếp làm việc với nó có những động cơ xấu, họ có thể móc nối với khách hàng để lừa đảo rút tiền ngân hàng. Trong thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp như vậy. Các cán bộ tín dụng cố tình đánh giá sai giá trị tài sản bảo đảm để đưa ra mức cho vay cao hơn giá trị thật của nó, do đó gây ảnh hưởng rất lớn đên việc xử lý tài sản đảm bảo sau này khi mà khách hàng vay không có khả năng trả nợ. Vì vậy, các TCTD cần phải đào tạo một đội ngũ cán bộ đặc biệt là cán bộ tín dụng, những người trực tiếp ra quyết định vay không những có chuyên môn mà còn phải có cả đạo đức nghề nghiệp để có thể đưa ra những quyết định mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với TCTD.

1.3.1.2. Chiến lược kinh doanh, mục tiêu của CTTC trong từng thời kỳ.

Trong từng thời kỳ, giai đoạn khác nhau thì mỗi TCTD sẽ có những chiến lược và mục tiêu phát triển cụ thể để tránh tình trạng rơi vào thế bị động trong hoạt động kinh doanh của mình. Đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định cho vay của TCTD. Các đối tượng khách hàng vay vốn là rất lớn và bao gồm nhiều thành phần khác nhau nên CTTC phải có những chính sách, chiến lược cho vay của mình để xem nó phù hợp với đối tượng nào hơn và có biện pháp bảo đảm tiền vay thích hợp trong thời kỳ đó.

1.3.1.3. Vấn đề thu thập thông tin và xử lý thông tin.

Để đạt được hiệu quả của công tác quản trị TSBĐ thì cần phải có những thông tin về khách hàng một cách đầy đủ, khách quan và chính xác. Nếu những thông tin thu thập được về khách hàng có độ tin cậy và chính xác cao thì việc CTTC ra quyết định cho vay là an toàn hơn. Do vậy, thu thập thông tin và xử lý thông tin về khách hàng là một yếu tố rất cần thiết đối với CTTC. Trên thực tế có rất nhiều loại tài sản bảo đảm mà có những loại cán bộ thẩm định của CTTC chưa chắc đã am hiểu. Do đó, việc thu thập thông tin về tài sản có thể sẽ gặp khó khăn, CTTC sẽ không có thông tin chính xác về tài sản bảo đảm, về giá trị thị trường của tài sản bảo đảm.

1.3.2. Các nhân tố khách quan

1.3.2.1. Các nhân tố thuộc về khách hàng vay

- Năng lực tài chính, trình độ quản lý của khách hàng vay:

Năng lực tài chính của khách hàng vay vốn là rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến chất lượng của công tác quản trị TSBĐ. CTTC thường chỉ cho vay trong trường hợp khách hàng vay có hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả, có tài sản bảo đảm đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng.

Trình độ quản lý của khách hàng nếu bị yếu, chưa đủ sức mạnh để cạnh tranh trên thị trường có thể dẫn đến tình trạng khách hàng không đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng khiến công tác quản trị hoạt động quản trị TSBĐ gặp nhiều khó khăn.

- Tính trung thực, chính xác của những thông tin mà khách hàng cung cấp cho

ngân hàng.

Trong nhiều trường hợp khách hàng vay vốn đã có sự thiếu trung thực trong các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, các chứng từ và tài liệu liên quan đến mục đích vay vốn và sử dụng vốn như thế nào. Điều này gây khó khăn cho CTTC trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh cũng như việc theo dõi, giám sát, quản lý vốn vay của khách hàng để từ đó có thể đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn, những biện pháp tình thế kịp thời, điều này làm hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay bị giảm sút. Những thông tin về khách hàng đều chủ yếu dựa trên sự cung cấp của khách hàng. Do đó, nếu các khách hàng cố tình lừa đảo, cung cấp các thông tin không đúng sự thật thì khả năng CTTC gặp phải rủi ro là rất cao và làm cho vấn đề bảo đảm tiền vay trở nên không còn ý nghĩa. Vì vậy để đạt được hiệu quả của trong công tác quản trị TSBĐ thì CTTC phải lựa chọn để tìm được những khách hàng có tư cách đạo đức, có đủ năng lực tài chính, có uy tín, có hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao.

Một trong những yêu cầu cơ bản của CTTC đối với khách hàng khi cho vay là khách hàng phải sử dụng vốn đúng mục đích và TCTD nào cũng có những biện pháp để giám sát mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp sử dụng vốn sai mục đích ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay của CTTC. Chẳng hạn, các khách hàng sử dụng vốn vay không đúng với phương án, mục đích khi xin vay, không đúng đối tượng kinh doanh… Đây có thể là một trong những nguyên nhân của việc khách hàng không trả được nợ đúng hạn cho CTTC.

1.3.2.2.Các khuôn khổ pháp lý cho bảo đảm cho vay

Mỗi quốc gia đều có các văn bản pháp luật do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các Bộ ngành có liên quan ban hành ra nhằm hỗ trợ cho các TCTD trong việc thực hiện hoạt động bảo đảm tiền vay. Chỉ có trên cơ sở đó mới thực hiện được công tác quản trị tài sản bảo đảm một cách có hiệu quả nhất. Các hệ thống văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay có sự thống nhất, hoàn thiện và chặt chẽ sẽ là hành lang pháp lý giúp các ngân hàng thương mại thực hiện vấn đề an toàn trong cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên, trong thực tế thì quá trình thực hiện hoạt động bảo đảm tiền vay thì CTTC đã gặp phải những vướng mắc do các văn bản quy định đang có sự chồng chéo nhau, không phù hợp với thực tế. Do đó đã có những trường hợp khách hàng lợi dụng các kẽ hở pháp luật để lừa đảo. Vì vậy, để giúp CTTC dễ dàng hơn trong việc ra quyết định cho vay, giảm bớt thời gian thẩm định thì Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các Bộ ngành có liên quan cần phải có chính sách, chủ trương chỉnh sửa các văn bản theo hướng ngày càng hoàn thiện, giảm bớt các áp lực cho CTTC khi thực hiện vấn đề bảo đảm tiền vay.

1.3.2.3. Môi trường kinh tế vĩ mô

Môi trường kinh tế cũng có những tác động nhất định đến hoạt động của CTTC nên nó cũng tác động đến công tác quản trị tài sản bảo đảm. Một nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định sẽ làm giá cả ở mức ổn định, tình trạng lạm phát ở mức thấp tạo điều kiện cho CTTC mở rộng quy mô hoạt động của mình. Trong thời kỳ kinh tế phát triển hưng thịnh sẽ có nhiều cơ hội làm ăn cho các nhà đầu tư, mở rộng hoạt động sản

xuất kinh doanh. Do đó nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng sẽ tăng lên, tạo điều kiện cho CTTC mở rộng cho vay và hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay được nâng lên. Ngược lại, trong thời kỳ kinh tế bị suy thoái, quy mô sản xuất bị thu hẹp, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, thua lỗ kéo dài dẫn đến các khách hàng khó khăn trong việc trả nợ, hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay bị giảm sút.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TSBĐ TRONG CHO VAY TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY 2.1. Tổng quan về Công ty Tài chính CNTT

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Tài chính CNTT

Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ (VFC) là Công ty Tài chính Nhà nước, thành viên Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (VINASHIN). VFC được thành lập theo Quyết định số 3456/1998/QĐ-BGTVT ngày 19 tháng 12 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ GTVT với chức năng chủ yếu là huy động, thu xếp vốn cho các dự án đầu tư, cho vay các đơn vị thành viên trong Tập đoàn và các cá nhân, tổ chức kinh tế khác,

thực hiện các đề án phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế, nhận uỷ thác quản lý vốn và cung cấp các dịch vụ tài chính cho Tập đoàn và các đơn vị thành viên trong Tập đoàn. Sau hơn 9 năm chính thức đi vào hoạt động, Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ đã từng bước khẳng định được vị thế của một trung gian tài chính trong đại gia đình hơn 200 thành viên của VINASHIN.

Đến nay, VFC đã có quan hệ tín dụng với hơn 250 khách hàng là các đơn vị thành viên Tập đoàn, các cá nhân là Cán bộ công nhân viên đang công tác trong ngành và nhiều doanh nghiệp, tập thể, cá nhân đang hoạt động trong các thành phần kinh tế khác nhau. Công ty đã thiết lập và mở rộng quan hệ chặt chẽ với hơn 70 tổ chức tín dụng, tài chính, bảo hiểm, quỹ đầu tư lớn trong nước và quốc tế, tạo ra các tổ hợp sản phẩm tài chính có chất lượng cao mang tính hệ thống của Công ty tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ.

Với quy mô đội ngũ nhân sự gần 300 cán bộ được đào tạo chính quy, chuyên ngành, VFC luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về tài chính cho các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

2.1.2. Mô hình tổ chức của Công ty Tài chính CNTT

BAN KIỂM SOÁT

Phòng Giao dịch Ngân quỹ

BAN ĐIỀU HÀNH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Phòng Đầu tư Phòng Tài chính Kế toán

Phòng Tín dụng 3 Phòng Tín dụng 1

Phòng Tín dụng 2 Phòng Phát triển dự án Phòng KD tiền tệ

Phòng Kế hoạch Tổng hợp Phòng Công nghệ thông tin Phòng Kinh doanh Phòng Thẩm định Phòng KT nội bộ Phòng Hành chính Quản trị Phòng Nguồn vốn Phòng Bảo lãnh Phòng Marketing

Công ty Tư vấn đầu tư và dịch vụ tài chính (V.IBC)

Công ty Cho thuê tài chính CNTT (VFL) Phòng Pháp chế Phòng Quản trị rủi ro Công ty TNHH MTV Chứng khoán VFC (VFCS) Chi nhánh Hà Nội Chi nhánh Hải Phòng Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh

Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức của Công ty Tài chính CNTT

“Nguồn: Báo cáo công tác tổ chức cán bộ của phòng Kế hoạch - Tổng hợp”

VFC được tổ chức theo mô hình gồm Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ban kiểm soát và 19 phòng ban thực hiện các chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Ngoài Hội sở chính, VFC hiện có 3 chi nhánh tại Hà Nội, Hải Phòng và Tp. Hồ Chí Minh và 3 Công ty con trực thuộc (trong đó có 01 công ty con hạch toán phụ thuộc và 02 Công ty con hạch toán độc lập).

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Tài chính CNTT

Trong những năm qua, được sự hỗ trợ tích cực từ Tập đoàn, các đơn vị thành viên trong Tập đoàn, sự ủng hộ của các khách hàng, các tổ chức kinh tế và cá nhân cùng với những biện pháp tích cực trong quản lý điều hành của Ban Lãnh đạo, VFC đã

đứng vững trước những biến động phức tạp của thị trường tài chính và đạt được những kết quả khả quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.1.3.1. Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu giai đoạn 2006-2008

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của VFC năm 2006-2008

Đơn vị: Triệu đồng

STT CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1 Doanh thu 213.136 911.556 1.053.698

2 Lợi nhuận trước thuế 6.843 196.284 118.587

3 Vốn điều lệ 640.000 1.023.000 1.023.000

4 Thu nhập BQ người lao động/năm 35 62 83

“Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 2006 – 2008”

Như vậy, trong 3 năm qua hoạt động kinh doanh của Công ty đã đạt được kết quả khả quan, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của công ty liên tục tăng với mức tăng rất lớn (doanh thu tăng 840.562 triệu đồng trong vòng 3 năm – riêng năm 2007 so với năm 2006 mức tăng doanh thu là 698.420 triệu đồng) Diễn biễn của lợi nhuận trước thuế lại không tăng liên tục trong 3 năm: năm 2007 tăng 29 lần so với năm 2006, nhưng năm 2008 lại giảm so với năm 2007.

Sự tăng trưởng đột biến của năm 2007 so với năm 2006 có thể giải thích do sự phát triển mạnh của thị trường chứng khoán khiến doanh thu và lợi nhuận của Công ty về hoạt động kinh doanh chứng khoán tăng mạnh làm tổng doanh thu và lợi nhuận tăng cao so với năm 2006. Đặc biệt, năm 2007 là năm mà một loạt hợp đồng tư vấn của VFC với Tập đoàn và khách hàng đạt doanh thu và lợi nhuận cao.

Tuy nhiên, đến năm 2008, khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế và hoạt động tiền tệ, ngân hàng trong nước. Giá cả hàng hóa, lãi suất, tỷ giá biến động phức tạp. Điều này đã gây không ít khó khăn đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng nói chung và CTTC nói riêng. Là công ty Tài

chính thuộc Tập đoàn, với nghiệp vụ chủ yếu là huy động vốn và cho vay nên khi xảy ra những biến động về lãi suất, hoạt động của Công ty Tài chính cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều. Trong điều kiện đó, VFC vẫn đạt doanh thu năm 2008 tăng hơn 15% so với năm 2007. Riêng về lợi nhuận trước thuế năm 2008 giảm so với năm 2007 là do những khó khăn chung của nền kinh tế khiến cho các khách hàng của VFC gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh và trong việc trả nợ. Từ đó kế hoạch trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và rủi ro chứng khoán của VFC năm 2008 cũng phải tăng cao, làm cho lợi nhuận trước thuế giảm sút.

Vốn điều lệ của công ty cũng tăng khá nhanh, tăng gấp gần 1,5 lần chỉ trong 3 năm thể hiện sự tăng trưởng không ngừng của VFC nhằm khẳng định vị thế và sức cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của công ty.

Bên cạnh sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh, công ty cũng không quên đảm bảo thu nhập của người lao động. Thu nhập của cán bộ công nhân viên khá cao và

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w