Quan điểm định hướng trong công tác quản trị TSBĐ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy (Trang 57 - 59)

-Về quan điểm tiếp cận vấn đề đảm bảo cho vay, VFC đã quán triệt quan điểm

tránh hai khuynh hướng:

Thứ nhất, chỉ quan tâm đến đảm bảo mà quên đi mục đích vay vốn và sự sử dụng vốn của người đi vay, cũng như quá trình sử dụng tiền vay. Khuynh hướng này coi trọng đảm bảo và nhiều khi tuyệt đối hóa nó trong quan hệ tín dụng. Điều này làm

tổn hại đến các khách hàng có uy tín với CTTC. Trong nhiều trường hợp các hoạt động này biến TCTD thành các nhà quản lý các đảm bảo hơn là các nhà tác nghiệp Tài chính - Ngân hàng. Việc quan tâm thái quá đến đảm bảo tín dụng làm cho hoạt động của CTTC trở thành xơ cứng và chính cách thức tiếp cận này làm cho rủi ro của Công ty cũng gia tăng vì khách hàng làm ăn kém hiệu quả thì trong đó đã tiềm chứa rủi ro. Nhất là khi khuôn khổ pháp lý còn thiếu và chưa chặt chẽ như hiện nay thì TCTD càng gặp rủi ro gấp bội.

Thứ hai, cách tiếp cận xem nhẹ các đảm bảo, chỉ chú ý đến mục đích sử dụng vốn vay. Rõ ràng không phải khách hàng nào đến quan hệ với TCTD cũng lường hết mức độ rủi ro, không phải phương án vay vốn nào cũng hiệu quả và đạt hiệu quả theo dự kiến. Trong nhiều trường hợp các đảm bảo có vị trí quan trọng, phải được chú ý đến như là điều kiện của khoản vay, tiếp theo đó mới thực hiện theo dõi khoản vay. Đảm bảo tiền vay trong trường hợp nhất định lại là biện pháp tạo khả năng phát triển quan hệ tín dụng. Chính sự thiết lập các đảm bảo chính sự đòi hỏi phải có một nguồn thứ hai để trả nợ vay đã tác động đến ý thức trách nhiệm của người vay ngay cả khi họ là người vay có khả năng trả nợ yếu. Điều này thúc đẩy các nỗ lực tích cực của họ trong kinh doanh và trả nợ. Việc xem nhẹ các đảm bảo chỉ được phép khi sự phát triển kinh tế ở thời kỳ ổn định cao và đối với khách hàng có uy tín và tiềm năng tài chính mạnh. Các nước như Việt Nam khi mà sự ổn định trong hoạt động kinh tế còn mỏng manh, hoạt động của các khách hàng còn quá nhiều rủi ro thì không thể áp dụng được việc xem nhẹ các đảm bảo.

Quan điểm của VFC cũng như của hầu hết các TCTD hiện đại là phải cân nhắc để áp dụng hai cách xử sự nói trên một cách rất nghệ thuật, một mặt giành được ưu thế cạnh tranh giành lợi nhuận cao, và mặt khác tránh rủi ro cho kinh doanh của mình.

Về định hướng trong thời gian tới, VFC thực hiện chương trình nâng cao chất

lượng tín dụng đi đôi với việc tăng cường công tác quản trị TSBĐ.. Vì vậy cần: đi sâu, đi sát khách hàng, nắm chắc các dự án đầu tư, xử lý linh hoạt có lý có tình trên cơ sở của chế độ luật pháp. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án, thẩm định TSBĐ, nhất là

đối với các dự án cho vay trung và dài hạn. Tăng cường công tác quản lý nợ, quản lý TSBĐ, quản lý khách hàng vay vốn, phân loại nợ và trích lập rủi ro đúng quy định.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị tài sản bảo đảm trong cho vay tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w