Trong hoạt động của Công ty Tài chính, tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu những cũng là nghiệp vụ chứa đựng rất nhiều rủi ro. Vì vậy để bảo đảm an toàn nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh và mang lại lợi nhuận thì hiện nay Công ty đã áp dụng đầy đủ các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản theo quy định của Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm là cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay (trong đó có thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay), bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. Sau đây chúng ta xem xét bảng số liệu về tỷ trọng dư nợ cho vay có phân theo hình thức bảo đảm để có thể thấy rõ được thực trạng của hoạt động bảo đảm tiền vay tại Công ty Tài chính CNTT giai đoạn 2006-2008.
Bảng 2.4: Dự nợ cho vay phân theo hình thức bảo đảm.
Đơn vị: Triệu đồng
STT Dư nợ theo hình thức bảo đảm
31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008
Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ %
1 Cầm cố 119.267 10,15 341.884 9,38 197.292 7,34 2 Thế chấp 316.439 26,93 824.458 22,62 664.451 24,72 3 Tài sản hình thành từ vốn vay 271.788 23,13 949.111 26,04 869.269 32,34 4 Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba 74.498 6,34 408.584 11,21 259.921 9,67 5 Không có TSBĐ 393.052 33,45 1.120.782 30,75 696.974 25,93
6 Tổng Dư nợ 1.175.044 100 3.644.820 100 2.687.907 100
“Nguồn : Sổ theo dõi cho vay chi tiết 2006 – 2008”
Trong 3 năm 2006-2008, ta thấy Công ty ngày càng chú trọng hơn trong việc cho vay có tài sản bảo đảm. Năm 2006, VFC cho vay không có TSĐB là 139.713 triệu đồng, chiếm 33,45 % thì đến năm 2008 tỷ trọng này giảm xuống còn 25,93 %. Trong các hình thức cho vay có TSBĐ thì cho vay đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng theo từng năm. Cụ thể là, dư nợ cho vay bảo đảm bằng TSHTTVV chiếm 23,13% năm 2006, 26,04% năm 2007 và 32,34% năm 2008. Chiếm tỷ trọng cũng khá cao là hình thức cho vay thế chấp, chiếm khoảng 1/4 dư nợ cho vay qua các năm, cao nhất là năm 2006 với tỷ trọng 26,93%. Hình thức đảm bảo tiền vay cầm cố còn chiếm một tỷ trọng khiêm tốn và ngày càng giảm dần qua các năm, đến năm 2008 chỉ còn chiếm 7,34 % tổng dư nợ.
2.2.1.1. Cầm cố
Dịch vụ cầm cố tài sản được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật và quy chế giao dịch bảo đảm của VFC. Hình thức bảo đảm tiền vay này có ưu điểm là VFC có cơ sở để thu hồi nợ nếu khách hàng không trả được nợ. Do được trực tiếp quản lí tài sản của khách hàng nên VFC tránh được tình trạng khách hàng sử dụng tài sản trái với quy định trong hợp đồng.
Tuy nhiên, khi áp dụng hình thức này tài sản được cầm cố được bảo quản ở VFC dễ bị hao mòn cả vô hình lẫn hữu hình nên mất giá trị. Hơn nữa, do hạn chế về mặt kho bãi để chứa hàng nên tại VFC hình thức đảm bảo tiền vay này còn rất hạn chế, chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ cho vay.
Bảng 2.5: Tình hình cho vay cầm cố
STT Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1 Dư nợ cho vay cầm cố 119.267 100 341.884 100 197.292 100
2 Sổ tiết kiệm, tiền gửi UTQLV 77.500 65 73468 62 70.320 59
3 Chứng khoán 40.551 34 44.606 37 47.826 40
4 Ô tô, máy móc thiết bị và các TS khác 1.217 1 1.193 1 1.121 1 “Nguồn : Sổ theo dõi cho vay chi tiết 2006 – 2008”
Khách hàng của Công ty chủ yếu cầm cố các tài sản là: máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng, sổ tiết kiệm, các giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu…để bảo đảm cho các khoản vay ngắn hạn, thời gian thu hồi nhanh. Trong đó, chiếm chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi ủy thác quản lý vốn của khách hàng tại VFC và các loại chứng khoán.
2.2.1.2. Thế chấp
Thế chấp là cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu phòng chống rủi ro của TCTD và gắn trách nhiệm của người xin vay. Trong trường hợp khách hàng không hoàn trả được vốn vay và lãi, VFC có thể bán tài sản bảo đảm để bù lại tổn thất của mình do món vay gây nên.
Nhưng việc quản lí hồ sơ chứng từ sở hữu tài sản thế chấp của các cơ quan chức năng hiên nay còn chưa đồng bộ nên gây khó khăn cho VFC trong việc xử lí, phát mại tài sản để thu hồi nợ. Ngoài ra, đối với một số tài sản thế chấp phức tạp thì cán bộ tín dụng chưa đủ trình độ để đánh giá nên xác định giá tài sản không chuẩn xác. Khi xử lí, phát mại tài sản thoả thuận giữa TCTD và khách hàng thường gặp khó khăn dẫn đến phải thông qua cơ quan chức năng giải quyết, hoặc nếu mà thoả thuận được thì khi bán ra thường bị ép giá từ người mua nên không thể bán đúng giá trị của tài sản.
Đơn vị: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1 Dư nợ cho vay thế chấp 316.439 100 824.458 100 664.451 100
2 Tàu thủy và các
thiết bị liên quan 174.833 55 384.527 47 296.079 44 3 Nhà và quyền sử dụng đất 100.338 32 324.160 39 330.230 50
4 TSBĐ khác 41.268 13 115.771 14 38.142 6
“Nguồn : Sổ theo dõi cho vay chi tiết 2006 – 2008”
Hiện nay, tại VFC, bên cạnh những tài sản thế chấp thông dụng như nhà cửa, quyền sử dụng đất, ô tô thì tài sản thế chấp chủ yếu vẫn là tàu và các thiết bị liên quan đến tàu thủy như sà lan, ụ , cẩu trục. Những thiết bị này có giá trị lớn tuy nhiên lại rất khó định giá do quá trình sử dụng dẫn đến hư hỏng, hao mòn giá trị cũng như việc mua bảo hiểm cho tàu còn nhiều chậm trễ….
2.2.1.3. Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay
Chiếm tỷ trọng khá cao là bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, chiếm trên dưới 10% tổng dư nợ cho vay và trên dưới 30% tổng dư nợ. Sở di như vậy là vì hoạt động cho vay của VFC đối với các đơn vị đóng tàu thường là những khoản vay có giá trị lớn, khó có tài sản bảo đảm nào để đảm bảo cho món vay, trong khi đó khoản vay đó với mục dích hình thành nên tài sản có giá trị lớn là tàu và các phương tiện vận tải..
Tại VFC, thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay được quy định như sau:Trong trường hợp tài sản hình thành từ vốn vay, giá trị tài sản xác định ban đầu chỉ được coi là cơ sở hạn mức cho vay, không được coi là cơ sở để giải ngân. Sau khi tài sản được hoàn thành sẽ được thẩm định lại, nếu có sự thay đổi các điều khoản sửa đổi
chi tiết sẽ được bổ sung cụ thể trong hợp đồng bảo đảm. Đó được coi là cơ sở để giải ngân
Thế chấp TSHTTVV có những ưu điểm:
Khi khách hàng áp dụng hình thức này có nghĩa là họ dùng chính vốn vay từ TCTD để góp phần mua tài sản dùng cho hoạt động của mình. Thông qua đó TCTD có thể đánh giá giá trị của tài sản đúng đắn hơn. Khách hàng cũng dễ dàng hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình vì không phải bỏ nhiều vốn kinh doanh. Đây là một hình thức vay vốn mà khách hàng rất ưa chuộng.
Thế chấp TSHTTVV có những nhược điểm:
Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay, điều đó có nghĩa là TCTD không được nắm giữ tài sản đó. Cho nên khó kiểm soát khách hàng đã dùng tài sản bảo đảm có đúng theo yêu cầu không.
Tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay thường là nguồn trực tiếp hoạt động để trả nợ hoặc nếu không trả được nợ thì TCTD dùng chính tài sản đó để bán thu hồi nợ. Nhưng có một thực tế là trong quá trình hoạt động tài sản đó nhiều khi gặp bất trắc làm hư hỏng, mất hết giá trị.
2.2.1.4. Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba
Trong các hình thức bảo đảm tiền vay, việc áp dụng hình thức này hiện nay tại VFC là còn khá ít ỏi. Có đặc điểm này là do khách hàng vay của VFC chủ yếu là các đơn vị thành viên được bảo lãnh vay vốn của Tập đoàn, và bảo lãnh của Tập đoàn chủ yếu là bảo lãnh bằng uy tín chứ không bằng tài sản (hay còn gọi là cho vay tín chấp).