2.3.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, thực trạng công tác quản trị TSBĐ tại Công ty Tài chính CNTT còn nhiều hạn chế:
Một là, chất lượng tín dụng chưa thực sự cao, còn tồn đọng một số khoản nợ khó đòi. Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 thì tỷ lệ xấu/ tổng dư nợ khoảng
1,96%, tỷ lệ này vẫn nằm trong giới hạn an toàn của Ngân hàng nhà nước Nhưng đi sâu tìm hiểu thì thấy rằng một số lớn nợ quá hạn xử lý được bằng quỹ dự phòng rủi ro của mình. Cách xử lý này thực ra mới chỉ có tác dụng làm sạch bảng tổng kết tài sản còn thực chất số nợ đọng vẫn là khá lớn và đa số là không có khả năng thu hồi. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin, theo dõi, quản lý rủi ro không kịp thời, công tác thẩm định tín dụng đôi lúc còn lỏng lẻo, kết quả hoạt động tín dụng còn nặng về số lượng khiến cho VFC rất dễ gặp phải rủi ro tín dụng và một số rủi ro khác.
Hai là, việc thực hiện tác nghiệp quản trị TSBĐ tuy đã được xây dựng thành
quy trình vẫn mang tính đơn lẻ, chưa đồng bộ thậm chí hạn chế về tổ chức triển khai, hạn chế về tính khoa học và phương pháp tiến hành. Tính không đồng bộ này là do cơ chế hoạt động đảm bảo cho vay còn chưa chặt chẽ. Việc tổ chức và kiểm soát quy trình hoạt động cho vay là còn rất giới hạn ở nhiều khâu.
Ba là, mặc dù công tác thẩm định được nâng cao về chất lượng nhưng việc đánh giá TSBĐ còn nhiều khó khăn bất cập do còn phụ thuộc vào tính chủ quan của
cán bộ tín dụng ngân hàng. Khi thực hiện cho vay có bảo đảm bằng tài sản thì giá trị của khoản vay được quyết định bởi khâu định giá tài sản bảo đảm nên đây là một khâu
vô cùng quan trọng. Để thực hiện công việc định giá tài sản bảo đảm một cách chính xác thì CTTC cần phải thiết lập một bộ phận chuyên định giá, phải có những nhà thẩm định có chuyên môn về lĩnh vực tài sản đó. Nhưng hiện nay, về phần định giá tài sản thì VFC vẫn chưa được sự giúp đỡ của cơ quan chuyên môn nào về vấn đề này nên mọi quyết định của VFC đều phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tín dụng. Đây là một điều rất khó đối với các cán bộ tín dụng đối với họ vì thông tin trên thị trường về các loại TSBĐ là rất lớn và không đơn giản nên các cán bộ tín dụng khó mà nắm bắt hết được một cách chính xác từng đặc trưng, thông số kỹ thuật của mỗi loại tài sản.
Bốn là, danh mục TSBĐ ở VFC vẫn chưa được đa dạng hoá. Đây là nguyên
nhân gây ra khó khăn công tác quản trị TSBĐ. VFC vẫn chỉ áp dụng một số tài sản bảo đảm thông dụng, có độ an toàn cao mà ở các TCTD khác vẫn thường sử dụng như: sổ tiết kiệm, nhà ở, quyền sử đất, máy móc, thiết bị…Đặc biệt vì là CTTC hoạt động trong ngành tàu thủy nên TSBĐ chủ yếu và có giá trị lớn nhất vẫn là tàu thủy và các thiết bị tàu thủy. Điều này đã làm hạn chế khả năng mở rộng tín dụng, hạn chế việc cho vay đối với các đối tượng khách hàng mà không có tài sản bảo đảm thích hợp.
Năm là, việc phát mại, xử lý tài sản bảo đảm còn tốn kém nhiều chi phí và chưa thực sự hiệu quả, còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Việc xủ lý bảo đảm tiền vay của
CTTC là nhằm mục đích có khoản thu nợ thứ hai để bù đắp cho ngân hàng khi mà nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay không thực hiện được. Nhưng đây lại là một việc rất khó khăn, phức tạp, tốn kém nhiều chi phí nên làm cho việc phát mại, xử lý tài sản bảo đảm này không đủ để bù đắp tổn thất cho CTTC như đã dự tính từ trước. Bên cạnh đó, sự biến động thị trường cũng gây nên những trở ngại cho việc xử lý tài sản bảo đảm và thu hồi nợ cho CTTC do còn nhiều vướng mắc trong thủ tục pháp lý, thủ tục hành chính Hiện nay, tại VFC chưa thành lập bộ phận quản lý nợ và khai thác tài sản bảo đảm tiền vay độc lập. Hơn nữa, nghị định 163/2006/CP ban hành ngày 29/12/2006 của Chính phủ thay thế Nghị định 178/1999/NĐ-CP có quy định về nội dung cách thức, thời gian xử lý tài sản bảo đảm nhưng chưa có văn bản hướng dẫn nên rất khó thực hiện.
Sáu là, tình trạng khai thác thông tin rất khó khăn, thông tin thiếu tin cậy cũng
làm cho hoạt động kinh doanh mất an toàn và là việc thực hiện nghiệp vụ đảm bảo cho vay cũng rất khó khăn.
2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
Một là, chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế. Trình độ cán bộ tín dụng chưa cao nên đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay. Nhiều cán bộ thẩm định mặc dù đã qua đào tạo nhưng do chưa có kinh nghiệm nên còn nhiều thiếu sót và chưa hoàn toàn chính xác trong việc đánh giá khách hàng vay vốn.
Thực tế ở VFC hiện nay là sự phân công công tác trong đội ngũ cán bộ tín dụng chưa hợp lý nên đã gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc thu thập và xử lý thông tin tín dụng. Mỗi cán bộ vừa phải thực hiện nghiệp vụ thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản bảo đảm, thu thập thông tin về khách hàng… thì không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Hai là, công tác định giá tài sản bảo đảm ở VFC chưa thực sự đạt hiệu quả.
Định giá tài sản bảo đảm một cách chính xác thì phải dựa trên những thông tin về tài sản đảm bảo mà thông tin này phần lớn là do khách hàng cung cấp, chỉ một phần là do đánh giá chủ quan của các cán bộ tín dụng nên việc đánh giá chưa chính xác, chưa đạt hiệu quả cao. Công tác thẩm định TSBĐ trong đó có khâu định giá TSBĐ do một tổ thành lập tạm thời trong phòng tín dụng thực hiện chứ chưa được chuyên môn hóa. Điều này có nghĩa là công tác định giá BĐS làm TSBĐ vẫn còn nghiệp dư một cách tương đối.
Ba là, việc xử lý TSBĐ để thu hồi nợ còn nhiều khó khăn. Bởi vì tại VFC thì nói
chung vẫn còn chú trọng nhiều vào tài sản bảo đảm, chưa chú trọng đúng mức đến tính khả thi, hiệu quả của dự án hay đánh giá không xác đáng đến giá trị của tài sản bảo đảm. Hiện nay, các văn bản pháp lý liên quan đến vấn đề TSBĐ là rất quan trọng đối với việc làm giảm thiệt hại, rủi ro cho hoạt động VFC trong trường hợp khách hàng không trả được nợ vay. Tuy nhiên, các văn bản liên quan đến việc giải quyết TSBĐ vẫn còn những bất cập, gây không ít khó khăn cho việc xử lý TSBĐ ở các CTTC
Bốn là, môi trường pháp lý chưa thuận lợi. Đã có nhiều văn bản hướng dẫn vấn
đề thực hiện nghiệp vụ bảo đảm tiền vay nhưng do chất lượng của các văn bản này còn chưa hoàn chỉnh, đồng bộ gây khó khăn cho cả CTTC và khách hàng nên hiệu quả của công tác quản trị TSBĐ còn chưa đạt được kết quả như mong đợi.
Các mối quan hệ kinh tế nếu không được đưa ra thành luật thì việc thực hiện là rất khó khăn và ngay cả khi cơ quan thi hành pháp luật cũng gặp nhiều trở ngại. Bởi vì các mối quan hệ kinh tế luôn chứa đựng những tranh chấp quyền lợi. Vấn đề bảo đảm tiền vay cũng rất cần phải có đủ các luật hay một luật chung mang tính chuyên ngành nào đo có tính hệ thống về vấn đề này để điều chỉnh nó, nhằm tạo môi trường pháp lý cho hoạt động đảm bảo và phù hợp với thông lệ quốc tế trong hoạt động VFC.
Hiện nay, các VFC đều đứng trước một thực trạng nan giải, gần như là tiến thoái lưỡng nan là nếu các VFC thực hiện đúng các quy định thì sẽ không cho vay được vốn, nhưng nếu cho vay thì sai quy chế. Các điều kiện để thực hiện đảm bảo là rất khó khăn.
Năm là, vấn đề thông tin tuy quan trọng nhưng chưa được quan tâm đúng mức.
Một trong những nguyên nhân rủi ro trong hoạt động VFC hiện nay là thông tin thiếu, không chính xác, không kịp thời đặc biệt là thông tin về tình hình các tài sản và các đảm bảo của khách hàng vay vốn.
Hiện nay, các quy định về kế toán và kiểm toán bắt buộc đối với các doanh nghiệp và TCTD chưa còn chưa chặt chẽ. Hệ thống này là cơ sở tối thiểu, phản ánh trung thực tình trạng tài chính của một doanh nghiệp. Ít nhất khi cho vay VFC sẽ kiểm tra được tình hình tài chính của khách hàng của khách hàng bằng cách xem xét bảng cân đối tài sản và các báo cáo tài chính đã kiểm toán của doanh nghiệp. Chúng ta chưa hoàn thiện cơ chế để có được những thông tin đáng tin cậy và chưa có cơ chế để có được những thông tin đó ở quy mô quốc gia.
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TSBĐ TRONG CHO VAY TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY 3.1. Quan điểm - định hướng công tác quản trị TSBĐ trong cho vay tại Công ty Tài chính CNTT
3.1.1. Mục tiêu phát triển tổng thể
- Hoạt động tín dụng: Nghiên cứu cải tiến đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ theo thông lệ quốc tế. Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở thận trọng,
quản lý tập trung, chuẩn hóa sản phẩm, cải tiến quy trình thủ tục tín dụng thống nhất trong toàn Công ty và Chi nhánh; Hoàn thiện việc xếp loại khách hàng; tập trung tăng trưởng và phát triển nhóm khách trong ngành bên cạnh việc mở rộng quan hệ với các khách hàng trong nền kinh tế
- Hoạt động nguồn vốn: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh phấn đấu tăng vốn điều lệ trong năm 2010 lên 2.000 tỷ đồng, tạo điều kiện nâng cao uy tín và khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn của các đơn vị thành viên VINASHIN. Mở rộng thị phần vốn huy động bằng việc đa dạng hoá hình thức huy động vốn với chính sách lãi suất linh hoạt.
- Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin theo hướng hiện đại hoá phù hợp với quá trình phát triển công nghệ của lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng như đưa vào ứng dựng phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý công văn, phần mềm báo cáo tín dụng.
- Tiếp tục triển khai xây dựng mô hình Tổng Công ty Tài chính VINASHIN với việc mở thêm hệ thống các chi nhánh và các công ty con trực thuộc
- Phát triển nguồn nhân lực nội bộ, tiếp tục thu hút nhân lực mới có trình độ chuyên môn cao. Đào tạo nâng cao năng lực quản lỹ và kỹ năng chuyên môn cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ, đặc biệt là kiến thức về quản lý rủi ro.
- Đẩy mạnh hoạt động marketing theo chiều sâu, xây dựng hình ảnh VFC là một TCTD có uy tín đối với khách hàng trong và ngoài ngành, giữ vai trò chủ lực trong hoạt động Tài chính của Tập đoàn
3.1.2. Quan điểm định hướng trong công tác quản trị TSBĐ
-Về quan điểm tiếp cận vấn đề đảm bảo cho vay, VFC đã quán triệt quan điểm
tránh hai khuynh hướng:
Thứ nhất, chỉ quan tâm đến đảm bảo mà quên đi mục đích vay vốn và sự sử dụng vốn của người đi vay, cũng như quá trình sử dụng tiền vay. Khuynh hướng này coi trọng đảm bảo và nhiều khi tuyệt đối hóa nó trong quan hệ tín dụng. Điều này làm
tổn hại đến các khách hàng có uy tín với CTTC. Trong nhiều trường hợp các hoạt động này biến TCTD thành các nhà quản lý các đảm bảo hơn là các nhà tác nghiệp Tài chính - Ngân hàng. Việc quan tâm thái quá đến đảm bảo tín dụng làm cho hoạt động của CTTC trở thành xơ cứng và chính cách thức tiếp cận này làm cho rủi ro của Công ty cũng gia tăng vì khách hàng làm ăn kém hiệu quả thì trong đó đã tiềm chứa rủi ro. Nhất là khi khuôn khổ pháp lý còn thiếu và chưa chặt chẽ như hiện nay thì TCTD càng gặp rủi ro gấp bội.
Thứ hai, cách tiếp cận xem nhẹ các đảm bảo, chỉ chú ý đến mục đích sử dụng vốn vay. Rõ ràng không phải khách hàng nào đến quan hệ với TCTD cũng lường hết mức độ rủi ro, không phải phương án vay vốn nào cũng hiệu quả và đạt hiệu quả theo dự kiến. Trong nhiều trường hợp các đảm bảo có vị trí quan trọng, phải được chú ý đến như là điều kiện của khoản vay, tiếp theo đó mới thực hiện theo dõi khoản vay. Đảm bảo tiền vay trong trường hợp nhất định lại là biện pháp tạo khả năng phát triển quan hệ tín dụng. Chính sự thiết lập các đảm bảo chính sự đòi hỏi phải có một nguồn thứ hai để trả nợ vay đã tác động đến ý thức trách nhiệm của người vay ngay cả khi họ là người vay có khả năng trả nợ yếu. Điều này thúc đẩy các nỗ lực tích cực của họ trong kinh doanh và trả nợ. Việc xem nhẹ các đảm bảo chỉ được phép khi sự phát triển kinh tế ở thời kỳ ổn định cao và đối với khách hàng có uy tín và tiềm năng tài chính mạnh. Các nước như Việt Nam khi mà sự ổn định trong hoạt động kinh tế còn mỏng manh, hoạt động của các khách hàng còn quá nhiều rủi ro thì không thể áp dụng được việc xem nhẹ các đảm bảo.
Quan điểm của VFC cũng như của hầu hết các TCTD hiện đại là phải cân nhắc để áp dụng hai cách xử sự nói trên một cách rất nghệ thuật, một mặt giành được ưu thế cạnh tranh giành lợi nhuận cao, và mặt khác tránh rủi ro cho kinh doanh của mình.
Về định hướng trong thời gian tới, VFC thực hiện chương trình nâng cao chất
lượng tín dụng đi đôi với việc tăng cường công tác quản trị TSBĐ.. Vì vậy cần: đi sâu, đi sát khách hàng, nắm chắc các dự án đầu tư, xử lý linh hoạt có lý có tình trên cơ sở của chế độ luật pháp. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án, thẩm định TSBĐ, nhất là
đối với các dự án cho vay trung và dài hạn. Tăng cường công tác quản lý nợ, quản lý TSBĐ, quản lý khách hàng vay vốn, phân loại nợ và trích lập rủi ro đúng quy định.
3.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị TSBĐ tại Công ty Tài chính CNTT CNTT
3.2.1. Các giải pháp chung
3.2.1.1. Nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ tín dụng trong CTTC
Con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của bất kỳ một tổ chức kinh tế nào, là chủ thể của mọi sự sáng tạo, là người làm ra mọi nguồn của cải vật chất cho xã hội. VFC thực hiện hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ đầy rủi ro nên việc xây dựng một đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực cao, am hiểu nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức tốt, khách quan, trung thực sẽ góp phần vô cùng quan trọng và có ý nghĩa sống còn đối với bất kỳ một ngân hàng thương mại nào.
Hiện nay xét trên thực tế thì VFC đã có một đội ngũ cán bộ tín dụng tương đối tốt nhưng cũng cần có những giải pháp sau để nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn của đội ngũ này hơn nữa, đáp ứng nhu cầu phát triển của hoạt động tín dụng và bảo toàn được vốn cho VFC:
- Tích cực đào tạo, nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ tín dụng. VFC phải thường xuyên hướng dẫn thực hiện các văn bản do pháp luật quy định, các quy định