Bảo đảm tiền vay là một trong các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn trong cho vay. Thực hiện được an toàn trong cho vay có tác dụng tích cực đối với bản thân các TCTD. Do đó, nó cũng tạo ra những ngoại ứng tích cực cho toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, trên cương vị là cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước, Chính phủ cần có những biện pháp hữu hiệu để tạo điều kiện cho các TCTD trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay của mình.
Ở nước ta hiện nay có rất nhiều loại văn bản pháp luật, giữa các văn bản đó còn có sự chồng chéo nên đã tạo ra những kẽ hở mà qua đó kẻ xấu có thể lợi dụng để làm những việc sai trái. Do đó, Chính phủ cần hoàn thiện môi trường pháp lý, ban hành ra
các văn bản pháp luật một cách đồng bộ, hoàn thiện các bộ luật và xây dựng một môi trường pháp lý lành mạnh trong hoạt động ngân hàng. Chính phủ cần thực hiện việc rà soát, tập hợp và thống nhất các quy định ban hành về cơ chế bảo đảm tiền vay, về xử lý tài sản đảm bảo cho phù hợp với các bộ luật đã đề ra như luật đất đai, luật các tổ chức tín dụng…
Chính phủ cần quan tâm đến các TCTD trong quá trình bảo đảm tiền vay như là: cần có cơ chế chính sách phù hợp để bảo vệ quyền lợi của người cho vay trong trường hợp khách hàng vay không trả được nợ thì tổ chức tín dụng được quyền xử lý tài sản bảo đảm mà không cần phải qua một cơ quan chức năng nào trừ trường hợp có tranh chấp.
Chính phủ cần dành một khoản vốn thích đáng để đầu tư vào phát triển công nghệ ngân hàng, có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho hoạt động của các TCTD để ngân hàng thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hỗ trợ cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
KẾT LUẬN
Công ty tài chính Công nghiệp Tàu thủy ra đời đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển Tập đoàn Kinh tế VINASHIN nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Công ty đã bước đầu thể hiện được vai trò hết sức cần thiết trong Tập đoàn, là đầu mối quan trọng trong việc thực hiện huy động vốn và cho vay các đơn vị thành viên, đầu tư vào các dự án của Tập đoàn, tư vấn quản lý tài chính cho các doanh nghiệp thành viên. Đồng thời, Công ty đang tiến tới hoạt động theo mô hình Tổng Công ty Tài chính để thực hiện đầy đủ hơn vai trò là công cụ quản lý tài chính toàn diện của Tập đoàn.
Việc tăng trưởng tín dụng cao nhưng hạn chế được rủi ro là một cố gắng vượt bậc của Công ty trong thời gian qua. Một trong những hoạt động có nhiều tác động tới sự an toàn của Công ty là hoạt động bảo đảm tiền vay, trong đó phải kể đến công tác quản trị TSBĐ. Công tác quản trị TSBĐ giúp Công ty ngăn ngừa rủi ro tín dụng có thể xảy ra, buộc khách hàng vay vốn phải có ý thức trả nợ và ý chí kinh doanh hơn nữa để thu hồi được nợ đúng hạn và đầy đủ.
Tuy nhiên, với thời gian hoạt động chưa dài, những kết quả đạt được trong công tác quản trị TSBĐ chưa thể hiện đầy đủ tác động và vai trò của nó trong công tác quản
trị rủi ro của VFC. Trong thời gian tới, nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản trị TSBĐ trong cho vay tại Công ty Tài chính CNTT, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị với Tập đoàn và các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, do trình độ lý luận cũng như kiến thức thực tế còn hạn chế, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm, đánh giá của các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2006), Nghị định
163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, Hà Nội
2. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2002), Nghị định số
79/2002/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính, Hà Nội.
3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2008), Nghị định 81/2008/NĐ-
CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính, Hà Nội
4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Nghị định số
178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Hà Nội
5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Nghị định
85/2002/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/1999/NĐ- CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Hà Nội
6. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (1994), Quyết định số 91/TTg
7. Công ty Tài chính Công nghiệp tàu thủy (2006,2007,2008), Báo cáo tài chính đã
kiểm toán, Hà Nội
8. Công ty Tài chính Công nghiệp tàu thủy (2006,2007,2008), Báo cáo hoạt động sản
xuất kinh doanh,, Hà Nội
9. Công ty Tài chính Công nghiệp tàu thủy (2006,2007,2008), Báo cáo thường niên, Hà Nội
10. Công ty Tài chính Công nghiệp tàu thủy (2006,2007,2008), Sổ chi tiết cho vay, Hà Nội.
11. David Cox (1994), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 12. Frederic S.Mishkin (1995), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
13. Phan Thị Thu Hà (2004), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội
14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về
việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Hà Nội
15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN của Ngân
hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước,
Hà nội
16. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội
17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Luật các Tổ chức tín dụng, Hà Nội.
18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội.
MỤC LỤC
Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ TÓM TẮT MỞ ĐẦU...1
CHƯƠNG 1: CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG CHO VAY TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH THUỘC TẬP ĐOÀN KINH TẾ...4
1.1. Tổng quan về Công ty tài chính thuộc Tập đoàn kinh tế...4
1.1.1. Khái niệm, đặc trưng của Công ty tài chính thuộc Tập đoàn kinh tế...4
1.1.2. Hoạt động cơ bản của Công ty tài chính thuộc Tập đoàn kinh tế...7
1.2. Công tác quản trị TSBĐ trong cho vay tại CTTC thuộc Tập đoàn kinh tế...11
1.2.1. Hoạt động cho vay của CTTC...11
1.2.2. TSBĐ trong cho vay tại CTTC...15
1.2.3. Công tác quản trị TSBĐ tại CTTC thuộc Tập đoàn kinh tế...18
1.2.3.1. Khái niệm...18
1.2.3.2. Nội dung công tác quản trị TSBĐ trong cho vay tại CTTC...18
1.2.3.3. Những đặc trưng trong công tác quản trị TSBĐ trong cho vay tại CTTC thuộc Tập đoàn kinh tế...24
1.3.1. Các nhân tố chủ quan...25
1.3.2. Các nhân tố khách quan...27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TSBĐ TRONG CHO VAY TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY...30
2.1. Tổng quan về Công ty Tài chính CNTT...30
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Tài chính CNTT...30
2.1.2. Mô hình tổ chức của Công ty Tài chính CNTT...31
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Tài chính CNTT...32
2.2. Công tác quản trị TSBĐ trong cho vay tại Công ty Tài chính CNTT...37
2.2.1. Tình hình cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại Công ty Tài chính CNTT...37
2.2.2. Quản trị TSBĐ trong cho vay tại Công ty Tài chính CNTT...42
2.3. Đánh giá công tác quản trị TSBĐ trong cho vay tại Công ty Tài chính CNTT...50
2.3.1. Những kết quả đạt được...50
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân...52
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TSBĐ TRONG CHO VAY TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY...57
3.1. Quan điểm - định hướng công tác quản trị TSBĐ trong cho vay tại Công ty Tài chính CNTT...57
3.1.1. Mục tiêu phát triển tổng thể...57
3.1.2. Quan điểm định hướng trong công tác quản trị TSBĐ...58
3.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị TSBĐ tại Công ty Tài chính CNTT...59
3.2.1. Các giải pháp chung...59
3.2.2. Các giải pháp cụ thể...63
3.3. Kiến nghị...66
3.3.2. Đối với Tập đoàn CNTT Việt Nam...67
3.3.3. Đối với các cơ quan có thẩm quyền...67
3.3.4. Kiến nghị với Chính phủ...68
KẾT LUẬN...70