1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Thực trạng và giải pháp cho phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn xã Hóa Trung - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.

96 785 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 608,55 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM DIỆP KIM CƯƠNG Tên đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÓA TRUNG - HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2010 – 2014 Thái Nguyên, năm 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM DIỆP KIM CƯƠNG Tên đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÓA TRUNG - HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2010 – 2014 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đỗ Hoàng Sơn Khoa Kinh tế & PTNT – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này là do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thầy giáo: Ths. Đỗ Hoàng Sơn. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa hề được công bố hoặc sử dụng để bảo vệ một học hàm nào. Các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày 8 tháng 6 năm 2014 Sinh viên DIỆP KIM CƯƠNG LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban Giám Hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh Tế và Phát Triển Nông Thôn, tôi đã tiến hành khóa luận tốt nghiệp : “Thực trạng và giải pháp cho phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn xã Hóa Trung - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên”. Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới Thầy giáo Ths. Đỗ Hoàng Sơn đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình em làm đề tài tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám Hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa cùng quý Thầy giáo, Cô giáo trong Khoa Kinh Tế và Phát Triển Nông Thôn – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học 4 năm qua, có một hành trang giúp cá nhân tôi tự tin bước vào cuộc sống. Tôi xin chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo UBND xã Hóa Trung, cùng cán bộ địa phương cùng bà con nhân dân của xã. Trong thời gian thực tập tại xã đã tận tình giúp đỡ tôi thu thập thông tin và số liệu tại địa phương. Cuối cùng tôi xin gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong công việc. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, tháng 6/2014 Sinh viên Diệp Kim Cương MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU 5 1.1. Cơ sở lý luận 5 1.1.1. Các khái niệm có liên quan 5 1.1.2. Các nghiên cứu về Kinh tế lâm nghiệp 9 1.2. Cơ sở thực tiễn 10 1.2.1. Phát triển Kinh tế Lâm nghiệp trên Thế Giới 10 1.2.2. Phát triển Kinh tế Lâm nghiệp tại Việt Nam 11 1.3. Quan điểm về hiệu quả, hiệu quả kinh tế 13 1.3.1. Các quan niệm khác nhau về HQKT 13 1.3.2. Một số loại hiệu quả cơ bản 15 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 2.1. Đối tượng nghiên cứu 16 2.2. Nội dung nghiên cứu 16 2.3. Phương pháp nghiên cứu 16 2.3.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu 16 2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin 16 2.3.3. Phương pháp tổng hợp thông tin 17 2.3.4. Phương pháp phân tích thông tin 18 2.3.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 18 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20 3.1. Khái quát diều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Hóa Trung 20 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 20 3.1.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội 21 3.1.3. Điều kiện hạ tầng cơ sở 27 3.1.4. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Hóa Trung 29 3.2. Thực trạng sản xuất lâm nghiệp xã Hóa Trung 29 3.2.1. Vai trò của sản xuất Lâm nghiệp với phát triển Kinh tế - Xã hội, môi trường địa phương 29 3.2.2. Thực trạng sản xuất lâm nghiệp 31 3.3. Kết quả điều tra các hộ sản xuất lâm nghiệp 33 3.3.1. Tình hình cơ bản của nhóm hộ điều tra 33 3.3.2. Hiệu quả kinh tế của một số dạng mô hình phát triển Lâm nghiệp 39 3.3.3. Điều tra đánh giá các mô hình đại diện 52 3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế lâm nghiệp tại xã Hóa Trung 62 3.4.1. Các yếu tố tự nhiên 62 3.4.2. Các yếu tố xã hội 63 3.4.3. Các bên liên quan và vai trò của các bên 63 Chương 4. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÓA TRUNG 65 4.1. Quan điểm, định hướng phát triển kinh tế lâm nghiệp tại xã Hóa Trung 65 4.1.1. Quan điểm trong phát triển lâm nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững 65 4.1.2. Định hướng phát triển kinh tế lâm nghiệp tại xã Hóa Trung 65 4.2. Các giải pháp phát triển kinh tế lâm nghiệp tại xã Hóa Trung 66 4.2.1. Các giải pháp chung 66 4.2.2. Các giải pháp cụ thể 68 4.3. Kiến nghị 70 4.3.1. Đối với nhà nước 70 4.3.2. Đối với chính quyền địa phương 70 4.3.3. Đối với hộ 70 KẾT LUẬN 72 1. Kết luận 72 2. Tồn tại 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1. Hiện trạng XNK một số sản phẩm lâm nghiệp trên Thế giới năm 2011 11 Bảng 1.2. Tổng diện tích đất lâm nghiệp Việt Nam 12 Bảng 1.3. Diện tích rừng phân theo cơ cấu loài cây chủ yếu và độ che phủ rừng 12 Bảng 1.4. Hiện trạng XNK một số sản phẩm Lâm nghiệp ở Việt Nam năm 2011 13 Bảng 3.1. Tình hình lao động xã Hóa trung năm 2013 22 Bảng 3.2: Diện tích các loại rừng của xã Hóa Trung năm 2013 31 Bảng 3.3. Tình hình cơ bản của nhóm hộ điều tra tại xã Hóa Trung 34 Bảng 3.4. Tình hình đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp của nhóm hộ điều tra cho 1 ha 40 Bảng 3.5. Kết quả và thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp/ha/năm từ trồng tới khai thác 44 Bảng 3.6. Kết quả so sánh các hiệu quả kinh tế của nhóm hộ trồng keo với các nhóm hộ khác 46 Bảng 3.7. Kết quả và thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp/ngày công từ trồng tới khai thác 48 Bảng 3.8. Kết quả so sánh các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động của nhóm hộ trồng keo so với các nhóm hộ khác 49 Bảng 3.9. Kết quả và thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp/1 đồng chi phí từ trồng tới khai thác 50 Bảng 3.10. Chi phí trung gian hộ mô hình thuần keo 53 Bảng 3.11. Chi phí lao động hộ mô hình thuần keo 53 Bảng 3.12. Hiệu quả kinh tế hộ mô hình thuần keo 54 Bảng 3.13. Chi phí trung gian hộ mô hình thuần bạch đàn 55 Bảng 3.14. Chi phí lao động hộ mô hình thuần bạch đàn 55 Bảng 3.15. Hiệu quả kinh tế hộ mô hình thuần bạch đàn 56 Bảng 3.16. Chi phí trung gian hộ mô hình thuần trám 57 Bảng 3.17. Chi phí lao động hộ mô hình thuần trám 57 Bảng 3.18. Hiệu quả kinh tế hộ mô hình thuần trám 58 Bảng 3.19. Chi phí trung gian hộ mô hình thuần mỡ 59 Bảng 3.20. Chi phí lao động hộ mô hình thuần mỡ 59 Bảng 3.21. Hiệu quả kinh tế hộ mô hình thuần mỡ 59 Bảng 3.22.Chi phí trung gian hộ mô hình thuần xoan 60 Bảng 3.23. Chi phí lao động hộ mô hình thuần xoan 61 Bảng 3.24. Hiệu quả kinh tế hộ mô hình thuần xoan 61 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Cơ cấu lao động xã Hóa Trung năm 2013 22 BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nghĩa 1 ANTQ An ninh tổ quốc 2 BCT Bộ Chính trị 3 BQ Bình quân 4 ĐVT Đơn vị tính 5 GTSX Giá trị sản xuất 6 HQKT Hiệu quả kinh tế 7 HTX Hợp tác xã 8 KHKT Khoa Học Kỹ Thuật 9 KTNN Kinh Tế Nông Nghiệp 10 PTNT Phát Triển Nông Thôn 11 TDTT Thể dục thể thao 12 THCS Trung học cơ sở 13 TTCN Tiểu thủ công nghiệp 14 UBND Ủy ban nhân dân 15 VAC Vườn ao chuồng 16 XNK Xuất nhập khẩu 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sản xuất lâm nghiệp là một trong những tiểu ngành của sản xuất nông nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội tại các tỉnh trung du miền núi. Ngoài giá trị về kinh tế, sản xuất sản xuất lâm nghiệp còn đưa lại giá trị rất lớn về môi trường, an ninh quốc phòng và đặc biệt nó còn góp phần cho phát triển nông nghiệp sinh thái. Từ chỗ chỉ biết khai thác nguồn lợi kinh tế từ rừng tự nhiên, đến nay chúng ta đã và đang chú ý đến việc bảo vệ, trồng rừng mới cho phòng hộ và cho mục đích kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều địa phương trung du miền núi hiện nay sản xuất lâm nghiệp chưa được chú ý phát triển: Đất lâm nghiệp chưa được sử dụng triệt để có hiệu quả, đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp còn thấp, chủ yếu đầu tư cho trồng rừng mà chưa chú ý dến chế biến sâu để nâng cao giá trị. Tập đoàn cây lâm nghiệp được trồng kém đa dạng, chủ yếu là: keo, bạch đàn, bồ đề, mỡ,…có thể thấy rằng, sản xuất lâm nghiệp còn nhiều vấn đề cần được xem xét, đánh giá và điều chỉnh để phát huy thế mạnh của ngành này trong sản xuất nông nghiệp tại các địa phương. Hóa Trung là một xã thuộc huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Có tổng diện tích đất tự nhiên là 1189,45ha, với dân số 4258 nhân khẩu [13] . Những lợi thế của địa phương trong phát triển kinh tế là sự dồi dào về lao động, điều kiện đất đai và thổ nhưỡng cũng như giao thông thuận lợi khi có quốc lộ 1B đi qua. Đặc biệt sự ổn định về xã hội. Sản xuất chính trên địa bàn xã Hóa Trung là nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi là hai tiểu ngành được chú ý đầu tư phát triển mạnh. Diện tích cho cho sản xuất lâm nghiệp của xã là 249,8ha, chủ yếu là đất rừng sản xuất là 248,8ha. Hiện nay sản xuất lâm nghiệp tại địa phương đang được chú ý phát triển, tuy nhiên giá trị kinh tế từ sản xuất lâm nghiệp đem lại vẫn còn hạn chế. Để phát huy tiềm năng, lợi thế trong phát triển lâm nghiệp tại địa phương cần thiết phải có các nghiên cứu cụ thể. Bên cạnh những kết quả từ sản xuất lâm nghiệp tại xã Hóa Trung như sản lượng khai thác gỗ hàng năm đạt khoảng 300 – 500m 3 [7], và một số lâm sản ngoài gỗ có giá trị khác. Sản xuất lâm nghiệp tại xã Hóa Trung vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: [...]... được thực trạng, tiềm năng phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn xã Hóa Trung Đồng thời xác định rõ hướng đi nhằm giải quyết khó khăn và giải pháp cho việc phát triển kinh tế ngành lâm nghiệp trên địa bàn góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Hóa Trung 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống lại cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế lâm nghiệp và phát triển lâm nghiệp. .. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kinh tế cho phát triển lâm nghiệp tại xã Hóa Trung 3 3 Đóng góp mới của đề tài - Đưa ra những cơ sở lý luận mới cho các cá nhân và tổ chức quan tâm tới lâm nghiệp - Đưa ra những số liệu cụ thể về thực trạng lâm nghiệp tại xã Hóa Trung thông qua điều tra thực tiễn - Đưa ra những giải pháp phát triển kinh tế lâm nghiệp tại xã Hóa Trung nói riêng và các địa phương khác có... tại các hộ trên địa bàn xã Hóa Trung + Tình hình sản xuất lâm nghiệp của các hộ + Hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất lâm nghiệp + Kinh nghiệm đầu tư sản xuất lâm nghiệp - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng dến phát triển kinh tế lâm nghiệp tại xã Hóa Trung - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp chủ yếu cho phát triển kinh tế lâm nghiệp tại xã Hóa Trung 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Phương pháp chọn... nghiệp bền vững - Đánh giá thực trạng phát triển Lâm nghiệp tại xã Hóa Trung như: Diện tích, loại mô hình sản xuất, mức độ đầu tư thâm canh, đầu tư chế biến, và những hạn chế, tồn tại trong phát triển - Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất lâm nghiệp đại diện trên địa bàn xã Hóa Trung - Phân tích các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn xã Hóa Trung - Nghiên cứu... hướng tận dụng, xen canh và thâm canh Để góp phần giúp địa phương xã Hóa Trung phát huy tốt lợi thế trong sản xuất lâm nghiệp, nâng cao giá trị từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ, khắc phục những tồn tại, khó khăn đã nêu, tôi lựa chọn đề tài: Thực trạng và giải pháp cho phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn xã Hóa Trung - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên’’, làm khóa luận tốt nghiệp của mình 2 Mục tiêu... vấn đề kinh tế và xã hội cũng như môi trường ảnh hưởng tới quá trình trồng và khai thác lâm sản của ngành lâm nghiệp mà cụ thể là gỗ và quá trình tiêu thụ chúng tại các hộ có diện tích lâm nghiệp 2.2 Nội dung nghiên cứu - Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Hóa Trung - Đánh giá thực trạng sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn xã Hóa Trung - Phân tích thực trạng sản xuất lâm nghiệp. .. nhiên tương đồng nói chung 4 Phạm vi nghiên cứu 4.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 4.2 Phạm vi thời gian Các số liệu chính dùng để phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế nói riêng và thực trạng phát triển lâm nghiệp nói chung trên đại bàn xã Hóa Trung các năm từ 2011 – 2013 5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5.1 Ý nghĩa khoa học - Quá trình...2 - Lâm nghiệp chưa được quan tâm phát triển như ngành khác - Chưa chọn được hướng đi, cây con phù hợp - Hiện nay chưa phát triển chế biến để nâng cao giá trị - Chưa kết hợp lâm nghiệp với phát triển các ngành khác như: chăn nuôi kết hợp với lâm nghiệp; lâm nghiệp với nông nghiệp; lâm nghiệp với du lịch sinh thái; lâm nghiệp với cây đa tác dụng… - Tiềm năng đất chưa được khai... lịch - Dân tộc: Trên địa bàn xã có các dân tộc chủ yếu là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, H’mông, Dao Tạo nên sự đa dạng về văn hóa [13] 3.1.2.2 Điều kiện kinh tế * Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã Hóa Trung Xã Hóa Trung là một xã thuần nông với sự đầu tư chủ yếu của hai tiểu ngành trồng trọt và chăn nuôi, còn tiểu thủ công nghiệp và lâm nghiệp chưa được chú trọng đầu tư Ngoài nông nghiệp. .. bóc bìa gỗ tại xã Quang Sơn, ngoài ra còn tiêu thụ tại công ty Lâm nghiệp huyện Đồng Hỷ Việc sơ chế biến cũng không phát triển, khi mà người dân muốn đóng đồ dùng sinh hoạt thì chủ yếu là thuê thợ mộc về trong thời gian ngắn Những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển lâm nghiệp tại xã: Điều kiện tự nhiên, địa hình tương đối phù hợp cho phát triển lâm nghiệp, đặc biệt xã Hóa Trung có điều kiện . Khoa Kinh Tế và Phát Triển Nông Thôn, tôi đã tiến hành khóa luận tốt nghiệp : Thực trạng và giải pháp cho phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn xã Hóa Trung - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM DIỆP KIM CƯƠNG Tên đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÓA TRUNG - HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN. HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM DIỆP KIM CƯƠNG Tên đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÓA TRUNG - HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN