Các giải pháp chung

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn xã Hóa Trung - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 75)

4.2.1.1. Quy hoạch

Đất chưa sử dụng cần lựa chọn đưa vào sản xuất tùy theo vị trí của diện tích đó. Diện tích đất cho sản xuất:

- Diện tích trồng cây lâm nghiệp trồng hết 249,8 ha. - Diện tích lúa 270 ha.

- Diện tích chè cải tạo trồng mới 10 ha.

- Khu chế biến đặt tại nơi trung tâm xã nhằm thuận tiện cho các xóm vận chuyển sản phẩm nông lâm nghiệp tới. Nếu số lượng nhiều có thể phân tán ra các xóm nhằm thúc đẩy phát triển đồng bộ.

4.2.1.2. Giải pháp về chính sách

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách của Đảng và Chính phủ về hỗ trợ nhân dân giống và phân bón với số lượng cây cần nhiều hơn nhằm đề phòng những biến đổi thời tiết gây chết cây và phải trồng dặm, cũng như hỗ trợ phân bón với số lượng nhiều hơn trong thời gian tới.

-Các chính sách khuyến khích các cá nhân, tổ chức liên kết cung cấp các yếu tố đầu vào trong sản xuất lâm nghiệp và thu mua lâm sản gỗ cho người dân trong địa bàn xã.

- Hướng dẫn các cá nhân sản xuất lâm nghiệp liên kết lại thành tổ hợp tác sản xuất hoặc liên kết dựa trên các tổ hợp tác sẵn có nhưng hoạt động không có hiệu quả, kêu gọi xã viên có diện tích lâm nghiệp liên kết.

- Tiếp tục triển khai các chính sách trợ giá cho các doanh nghiệp, cơ sở cung cấp giống, phân bón và các cơ sở cung cấp nông cụ như: Cưa, cuốc, dao…, qua đó nhằm gián tiếp hỗ trợ cho người dân nhằm giảm chi phí đầu vào trong sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn xã và các địa phương lân cận ngoài xã.

4.2.1.3. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng

- Hoàn thiện hệ thống đường giao thông liên xóm, bê tông hóa theo quy chuẩn của Bộ Xây Dựng tại các xóm chưa bê tông hóa hoàn toàn.

- Xây dựng các cơ sở thu mua và chế biến ngay tại địa bàn xã nhằm giảm cước phí vận chuyển cho người dân.

- Gắn liền phát triển lâm nghiệp với công nghiệp nông thôn nằm trong quy hoạch chung của chính quyền. Đặc biệt là công nghiệp chế biến lâm sản nhằm sử dụng trực tiếp nguyên liệu tại địa phương. Tranh thủ công nghệ hiện đại, tận dụng các công nghệ truyền thống, chú trọng công nghệ cao nhằm tạo nhiều việc làm. [16]

- Chú trọng phát triển các làng nghề truyền thống chế biến lâm sản và làm đồ thủ công mỹ nghệ từ gỗ.

4.2.1.4. Giải pháp về vốn

- Tiếp tục phát triển các tổ chức tín dụng nhà nước với lãi suất hợp lý cho người dân, đặc biệt là người dân sản suất lâm nghiệp vì thời gian để được khai thác là khá dài.

- Cần mở rộng các tổ chức tín dụng nông thôn do nhiều hộ góp vốn vào, đặc biệt là những hộ sản xuất điển hình cần hướng dẫn người dân sản xuất hợp lý. Nhưng các tổ chức tín dụng này phải nằm trong sự kiểm soát của Nhà Nước.

4.2.1.5. Giải pháp về thị trường

- Hình thành khu thu mua tập trung cho người dân sản xuất lâm nghiệp. - Chính quyền cần thành lập các tổ chức cung cấp thông tin cho người dân, đặc biệt là cung cấp thông tin về thị trường đầu vào và đầu ra với giá cả hợp lý và có lợi cho người dân, trong đó không chỉ cung cấp về thị trường trong nước mà còn cần cung cấp thông tin về thị trường ngoài nước.

- Có các chính sách khuyến khích ở tầm vĩ mô nhằm tạo điều kiện cho quá trình tiêu thụ lâm sản của người dân thuận lợi như: Chính sách thuế xuất 0 % xuất khẩu, bảo hộ sản phẩm lâm sản xuất khẩu,…phù hợp với thông lệ của các tổ chức khu vực và quốc tế như Asian, WTO….

- Nâng cao sức mua cho người dân thông qua các chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa linh hoạt.

- Hình thành hệ thống thị trường thống nhất và đồng bộ và đảm bảo sự ổn định của thị trường lâm sản.

4.2.1.6. Giải pháp về nhân lực

- Triển khai các chính sách nhằm đào tạo người dân học nghề về chế biến lâm sản hoặc mở làng nghề thủ công mỹ nghệ từ gỗ cho người dân trong xã.

- Nâng cao trình độ văn hóa và chuyên môn cho người dân. Muốn thực hiện nhiệm vụ này cần hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc gia.

4.2.1.7. Giải pháp nhằm liên kết giữa các ngành

- Liên kết giữa ngành lâm nghiệp và ngành du lịch, với các loại hình du lịch như: Du lịch cộng đồng và du lịch trải nghiệm thực tế.

- Liên kết giữa ngành lâm nghiệp với ngành tiểu thủ công nghiệp: Chế biến gỗ và làm đồ mỹ nghệ từ gỗ, từ đó có thể kết hợp với du lịch.

- Liên kết giữa ngành lâm nghiệp và ngành chế biến dược liệu, liên kết với các công ty sản xuất dược phẩm có uy tín….

4.2.2. Các gii pháp c th (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.2.1. Giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng

+ Áp dụng mô hình trồng cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao như: Trám lai, keo, sơn,…thay thế cho diện tích đã thu hoạch đang chờ trồng mới và sẽ thu hoạch trong thời gian tới.

+ Tận dụng diện tích ở rìa bãi chè, vườn tạp,…nhằm tăng diện tích lâm nghiệp. + Kết hợp một số mô hình có hiệu quả kinh tế cao như:

1. Mô hình trồng cây lâm nghiệp kết hợp với chăn nuôi gia súc lớn như trâu, bò và dê trong diện tích lâm nghiệp từ năm thứ 3 trở đi.

2. Mô hình chăn nuôi lợn rừng trong diện tích lâm nghiệp được quây rào gần nhà. 3. Mô hình kết hợp trồng cây lâm nghiệp và chăn nuôi gà thả vườn, với các giống gà như: Gà mía, gà trọi hoặc gà lai trọi….

4. Mô hình kết hợp trồng cây lâm nghiệp và cây dược liệu:

Trong năm đầu tiên khi cây chưa khép tán tròng các loại cây dược liệu ưa sáng như: Cây thổ phục linh, là một loại thân leo, ưa sáng, chịu hạn tốt, phù hợp với hệ sinh thái đất đồi, nương rẫy. Trong những năm sau đó có thể kết hợp một số mô hình cây lâm nghiệp và cây dược liệu ưa bóng như: Sa nhân, phòng kỷ, sài hồ, vàng đắng, thạch hộc, lan gấm, trầm hương, kim tiền thảo, rong mơ, diệp hạ châu….

5. Mô hình trồng cây lâm nghiệp và mô hình VAC: Với việc trồng cây lâm nghiệp tạo ra nguồn nước tại khe núi có thể kết hợp nuôi cá quả, cá rô đồng với giá trị kinh tế cao….

+ Tại nơi có sự tranh chấp giữa đất nông nghiệp và đất rừng: - Trồng cây lấy gỗ và trồng cây nông nghiệp.

- Cải thiện cuộc sống của người dân dựa vào tài nguyên rừng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập,…từ đó có điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng.

+ Nơi có tranh chấp giữa đất nông nghiệp, chăn nuôi, và nghề rừng. - Trồng cây dọc ven đường, kênh mương, bao quanh bờ ruộng, rìa rừng. - Tăng năng suất cây lương thực để có diện tích trồng cây lấy gỗ.

- Xen canh cây lấy gỗ với cây nông nghiệp hoặc kết hợp chăn thả gia súc, gia cầm.

- Tăng thêm các nguồn thu từ nuôi ong. + Nơi có nhu cầu nhưng lại thiếu gỗ.

- Trồng cây mọc nhanh, hỗn giao đa tác dụng.

- Trợ cấp vốn vay, vay vốn với lãi suất thấp và ưu đãi. + Hướng dẫn, giúp đỡ bằng các hoạt động phổ cập. + Cung cấp vật tư kỹ thuật, đào tạo.

- Giải pháp cho: Loại hình sản xuất thuần keo

+ Tiếp tục tái đầu tư cho diện tích đã khai thác. + Gia tăng diện tích có thể.

+ Hỗ trợ giống và phân theo chương trình của Chính phủ. + Đầu tư các cơ sở chế biến bóc tách ván ép tại xã.

+ Trồng xen các cây đa tác dụng.

- Giải pháp cho: Loại hình sản xuất thuần bạch đàn + Trồng các giống bạch đàn lai.

+ Trồng với diện tích phù hợp. + Trồng xen với các cây đa tác dụng.

- Giải pháp cho: loại hình sản xuất thuần trám

+ Gia tăng diện tích trong vườn tạp.

+ Chăm bón đều qua các năm nhằm có năng suất quả cao. + Kết hợp nuôi gà thả vườn trong diện tích gần nhà. - Giải pháp cho: Loại hình sản xuất thuần mỡ

+ Tìm đầu ra tại các cơ sở thu mua và buôn bán vật liệu xây dựng với mức giá cao.

+ Kết hợp trồng xen canh với cây công nghiệp truyền thống là chè và cây dược liệu.

- Giải pháp cho: Loại hình sản xuất thuần xoan

+ Trồng với diện tích hợp lý.

+ Tận dụng cây giống trong tự nhiên.

+ Tìm nơi tiêu thụ tại các cơ sở làm mộc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3. Kiến nghị

4.3.1. Đối vi nhà nước

- Quy hoạch vùng sản xuất lâm nghiệp trong chiến lược ngắn hạn và dài hạn.

- Nghiên cứu và ban hành các văn bản chính sách nhằm hỗ trợ người dân sản xuất lâm nghiệp theo nhiều hình thức như: hỗ trợ các yếu tố đầu vào và hỗ trợ các nhu yếu phẩm trong quá trình đợi khai thác cây lâm nghiệp và thời gian khá dài đối với các hộ có diện tích lâm nghiệp là chủ yếu. Các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua và chế biến lâm sản, ngoài ra cần có những chính sách hỗ trợ xuất khẩu với sản phẩm sơ chế biến và thành phẩm.

- Thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp nghề….

- Tiếp tục triển khai những chính sách hiện tại đang hỗ trợ người dân sản xuất nông nghiệp nói chung và lâm nghiệp nói riêng.

- Nghiên cứu tìm thị trường ngoài nước cho sản phẩm nông lâm nghiệp có nơi tiêu giá cao.

4.3.2. Đối vi chính quyn địa phương

- Cần thi hành chính sách chung của Nhà nước một cách nghiêm túc và có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với địa phương.

- Lựa chọn những mô hình có hiệu quả kinh tế cũng như đảm bảo sự phát triển bền vững.

- Thu hút nguồn nhân tài về địa phương, nếu là con em tại địa phương càng tốt. Sử dụng nguồn lao động tại địa phương hợp lý.

- Tăng cường hoạt động khuyến nông, khuyến lâm cho phù hợp, theo cách tiếp cận từ dưới lên.

4.3.3. Đối vi h

- Các hộ nông dân không ngừng nâng cao khả năng và trình độ của bản thân, nâng cao trình độ sản xuất.

- Lựa chọn và đưa ra quyết định lựa chọn mô hình cho phù hợp với diện tích và lao động của gia đình. Tiếp tục hoàn thiện mô hình sản xuất của gia đình cho hợp lý.

- Có mô hình kết hợp giữa lâm nghiệp và các ngành khác. Như giữa lâm nghiệp và chăn nuôi, lâm nghiệp gỗ và ngoài gỗ….

-mạnh dạn đầu tư những giống cây lâm nghiệpmới cũng như những con giống mang tính đặc sản cho giá trị kinh tế cao có thể kết hợp với lâm nghiệp.

- Biết cách sử dụng nguồn vốn cho hợp lý. Đặc biệt là doanh thu từ lâm nghiệp. mua những công cụ dụng cụ tiên tiến để mang lại hiệu quả lâu bền.

- Sử dụng đất lâm nghiệp hợp lý, không bóc lột đất đai tránh ảnh hưởng tới khả năng sử dụng của thế hệ tương lai.

KẾT LUẬN

1. Kết luận

Hóa Trung có vị trị địa lý khá thuận lợi có đường quốc lộ 1B đi qua là điều kiện tốt cho phát triển kinh tế theo hướng đẩy mạnh dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Đất núi có độ cao trên 200 m, hình thành do sự phong hóa trên các đá Macma, đá biến chất và trầm tích. Đất núi thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh nhưng cũng thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần cây lương thực cho nhân dân vùng cao.

Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất là 60% từ đó chúng ta thấy phần lớn lao động trong xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của xã đã có nhiều chuyển biến tích cực, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được. Bố trí cây trồng ngày càng hợp lý, tập trung phát triển cây trồng thế mạnh của xã: Cây lúa, chè, ngô, cây ăn quả và trồng rừng.

Quá trình canh tác chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa các giống cây, con phù hợp để đạt năng suất, hiệu quả cao, đồng thời duy trì độ phì cho đất, đảm bảo mục tiêu sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.

Tiểu thủ công nghiệp của địa phương không phát triển, dịch vụ của địa phương đang ngày càng phát triển.

Hồ ao diện tích khoảng 7,15ha, có khả năng cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Nhưng hiện nay chưa được quan tâm đúng mức, kết quả không đáng kể.

- Trên địa bàn xã Hóa Trung hệ thống đường giao thông một phần đã được nhựa hoá, bê tông hoá, hiện nay một số tuyến đường đã xuống cấp, hư hỏng. Phần còn lại là đường đất, đường cấp phối chưa được bê tông hoá, đường nhỏ hẹp, đi lại còn khó khăn, thường bị lầy lội khi mưa lũ.

Hình thức tổ chức sản xuất còn manh mún, chưa thể phát huy đồng bộ những thế mạnh của điều kiện tự nhiên và xã hội tại xã.

Hiện nay trên địa bàn xã có một số nhà máy, xí nghiệp đang hoạt động gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng xấu tới hệ thống đường giao thông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các hoạt động sản xuất và sinh hoạt ngày càng làm ảnh hưởng tới môi trường sống của người dân và gây khó khăn cho việc đảm bảo phát triển bền vững.

Hàng năm giá trị thu về từ lâm nghiệp trên toàn xã ước đạt 300.000.000 đồng, đây là một nguồn tiền khá lớn cho toàn bộ người dân trong xã Hóa Trung.

- Việc trồng cây lâm nghiệp khá thuận lợi trong khâu mua giống và phân bón cũng như các yếu tố đầu vào khác khi mà các cơ sở cung cấp có thể đáp ứng nhu cầu của đó một cách ổn định.

- Lao động dồi dào nhưng tỷ lệ qua đào tạo còn thấp, trình độ nhận thức còn hạn chế.

- Chi phí giống và phân bón qua các năm ngày càng tăng thấy diện tích đất thổ cư và vườn tạp của nhóm hộ trồng keo là lớn nhất, đây là cơ hội cho việc xây dựng công trình cá nhân và việc xây dựng chuồng trại cho chăn nuôi quy mô hộ gia đình. Nhóm hộ trồng xoan có diện tích đất bình quân/hộ là 410m2, nhóm hộ trồng mỡ là 380 m2/hộ, hai nhóm hộ có diện tích đất thổ cư bình quân ít hơn là nhóm hộ trồng trám và nhóm hộ trồng bạch đàn với diện tích là 370m2

và 348m2. Những nhóm hộ này muốn xây dựng hay cải tạo vườn tạp cần lựa chọn những loại cây trồng hoặc vật nuôi hợp lý với diện tích hiện có.

Diện tích đất trồng lúa hai vụ bình quân của nhóm hộ trồng keo lớn nhất 1.666m2, tiếp đến là nhóm hộ trồng mỡ 1.620m2, hai nhóm hộ này có thể chủ động trong sinh hoạt hàng ngày cũng như có tiềm năng phát triển chăn nuôi nếu như dư thừa. Nhóm hộ trồng mỡ khi chỉ có 480m2, nhóm hộ này hầu như cần phát triển các ngành khác nhằm tăng thu nhập khi mà diện tích lúa không đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Nhóm hộ trồng trám có 1.440m2 lúa/hộ, tiếp theo là nhóm hộ trồng bạch đàn có 1.170 m2/hộ.

Cũng giống như nhiều xã khác trong huyện Đồng Hỷ nói riêng và tỉnh Thái nguyên nói chung, chè luôn là cây trồng quen thuộc của người dân trong xã, đây cũng là thương hiệu nổi tiếng khắp cả nước. Người dân địa phương có kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn xã Hóa Trung - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 75)