Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn xã Hóa Trung - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 27)

2.3.5.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất nông lâm nghiệp

- Số lao động bình quân/hộ.

- Diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộ. - Diệm tích đất lâm nghiệp bình quân/hộ. - Trình độ văn hóa của chủ hộ.

- Diện tích đất nông nghiệp bình quân/khẩu. - Diện tích đất lâm nghiệp bình quân/khẩu. - Số nhân khẩu bình quân/hộ.

2.3.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh mức thu nhập của hộ

- Thu nhập tính trên nhân khẩu. - Tổng thu nhập của hộ.

- Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất

Hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của hộ lâm nghiệp như: Giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, cụ thể là:

- Giá trị sản xuất (GO): Là giá trị bằng tiền của các sản phẩm sản xuất ra ở hộ bao gồm phần giá trị để lại để tiêu dùng và giá trị bán ra thị trường sau một chu kỳ sản xuất thường là một năm. Được tính bằng sản lượng của từng loại sản phẩm nhân với đơn giá sản phẩm được xác định chi tiết theo các chỉ tiêu giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác; GTSX trên 1 ngày công lao động; GTSX trên 1 đồng chi phí.

Cách tính: GO = ∑ Pi.Qi

Trong đó: GO: Giá trị sản xuất

Pi: Giá trị sản phẩm hàng hóa thứ i Qi: Lượng sản phẩm thứ i

Đối với hộ GO gồm:

- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu, giống, phân bón chi phí dịch vụ thuê ngoài.

Cách tính: IC = ∑ Cij

Trong đó: IC : Là chi phí trung gian

Cij : Là chi phí nguyên vật liệu thứ i cho sản phẩm thứ j

- Giá trị gia tăng (VA): Là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cho các ngành sản xuất kinh doanh.

Cách tính: VA = GO - IC

Trong đó: VA : Giá trị gia tăng GO : Giá trị sản xuất IC : chi phí trung gian

- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần giá trị gia tăng còn lại sau khi trừ đi khấu hao tài sản cố định, tiền thuê lao động thường xuyên, thuế và tiền lãi vay vốn.

MI = VA - (A + L + T + r) Trong đó:

A : Khấu hao tài sản cố định.

L : Chi phí lao động thuê thường xuyên. T : Thuế.

R : Tiền lãi trả cho vay vốn đầu tư vào tài sản cố định - Giá trị sản phẩm hàng hoá.

(TR): Là toàn bộ giá trị sản phẩm được bán ra thị trường. TR = ∑PjQj

Pj : Giá sản phẩm hàng hoá thứ j. Qj : Số lượng sản phẩm hàng hoá thứ j.

- Lợi nhuận (Pr): Là phần chênh lệch giữa giá trị sản phẩm hàng hoá và tổng chi phí.

Chương 3

KT QU NGHIÊN CU VÀ THO LUN

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Hóa Trung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.1. Điu kin t nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

+ Phía đông giáp thị trấn Sông Cầu.

+ Phía tây giáp xã Minh Lập, xã Hóa Thượng. + Phía nam giáp xã Khe Mo.

+ Phía bắc giáp xã Tân Long, xã Quang Sơn.

Hóa Trung có vị trị địa lý khá thuận lợi có đường quốc lộ 1B đi qua là điều kiện tốt cho phát triển kinh tế theo hướng đẩy mạnh dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. [13]

Địa hình chủ yếu của xã Hóa Trung là đồi núi, xen kẽ các thung lũng, các núi đất, có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc Nam và thấp dần xuống phía Nam, cấu trúc vùng miền núi phía Bắc chủ yếu là đa phong hóa mạnh.

3.1.1.2. Thời tiết, khí hậu, thủy văn

- Khí hậu: Mang những nét chung của khí hậu Đông Bắc Việt Nam, mùa đông lạnh ít mưa, mùa hè nắng ẩm mưa nhiều, xã Hóa Trung thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. [13]

Lượng mưa trung bình năm từ 1.600mm tới 1.800mm. Mưa theo mùa, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa tập trung chủ yếu vào từ cuối tháng 6 tới tháng 9, có đợt mưa kéo dài 2 - 3 ngày chiếm đến 70% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Vào các tháng 1, 2 thường có mưa phùn và giá rét kéo dài do ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông Bắc. Lượng mưa mùa khô thấp chỉ khoảng 17-24mm. [13]

- Mặt nước: Bao gồm hệ thống các hồ ao diện tích khoảng 7,15ha. Có khả năng cho phát triển nuôi trồng thủy sản. [13]

- Nắng: Số giờ nắng trung bình 1600 giờ tới 1800 giờ/năm. Mùa hè khoảng 6-7 tiếng/ngày, mùa đông 3-4 tiếng/ngày. [13]

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 23,8oC.

Nhiệt độ cao trung bình cao 35oC - 37oC , nhiệt độ cao nhất là 400C vào tháng 7, thường kèm theo mưa to.

Nhiệt độ trung bình thấp nhất của năm xuống dưới 10oC (tháng 12 đến tháng 1), thấp nhất là tháng 1 nhiệt độ xuống dưới 80C, có khi kèm theo sương muối. [13]

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình 80 tới 90%. Độ ẩm tháng cao nhất khoảng 90%, tháng thấp nhất 60%. [13]

- Gió: Hướng gió chủ đạo: Gió Đông Nam về mùa hè, gió Đông Bắc về mùa đông. Vận tốc gió trung bình 2m/s. Ngoài ra hàng năm vào mùa đông còn chịu ảnh hưởng khá mạnh của gió mùa Đông Bắc. [13]

- Bão: Xã Hóa Trung ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, chủ yếu ảnh hưởng

gây mưa lớn, hàng năm thường có từ 5-7 cơn bão gây mưa lớn. [13]

3.1.1.3. Điều kiện đất đai, thổ nhưỡng * Nhóm đất nông nghiệp

Năm 2013 đất nông nghiệp chiếm 84,41% diện tích tự nhiên. Trong đó đa số diện tích trồng cây hằng năm và lúa 30,18%, đất rừng sản xuất chiếm 24,41%.

Đất thủy sản chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0,65% trong đất sản xuất nông nghiệp. Và cơ cấu qua các năm là 99,205 qua 3 năm. [13]

* Nhóm đất phi nông nghiệp

Năm 2013 chiếm 14,37% diện tích tự nhiên trong đó đất khu dân cư nông thôn chiếm 5,04%; đất chuyên dùng 5,08% còn lại là đất sông suối mặt nước, đất nghĩa trang, tôn giáo. [13]

* Nhóm đất chưa sử dụng

Đất chưa sử dụng của xã chiếm 1,22% diện tích tự nhiên. [13]

* Nhóm đất đồi núi

Đất núi có độ cao trên 200m, hình thành do sự phong hóa trên các đá Macma, đá biến chất và trầm tích. Đất núi thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh nhưng cũng thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần cây lương thực cho nhân dân vùng cao.

Đất đồi chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen giữa nông và lâm nghiệp ở từ độ cao 150 m đến 200 m có độ dốc từ 50 đến 200 phù hợp đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm. [13]

3.1.2. Điu kin Kinh tế - Xã hi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2.1. Dân tộc, Nhân khẩu, Lao động

- Nhân khẩu: 4258 người.

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,2%. - Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 13%.

- Số người trong độ tuổi lao động: 2282 người chiếm 53,6% dân số. [13] Để tìm hiểu về chi tiết về tình hình lao động trong các ngành nghề trên địa bàn xã Hóa Trung chúng ta cùng xem xét bảng 3.1

Bảng 3.1. Tình hình lao động xã Hóa trung năm 2013

Loại hình Số người

Lao động nông nghiệp 1369

Lao động TTCN 685

Lao động dịch vụ thương mại 228

Tổng số lao động 2282

(Nguồn: UBND xã Hóa Trung) [13]

Để tìm hiểu về cơ cấu lao động xã chúng ta cùng xem xét hình 3.1

Hình 3.1. Cơ cấu lao động xã Hóa Trung năm 2013

Hình 3.1 cho ta thấy tỷ lệ lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất là 60%, phần lớn lao động trong xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đây là một trong những thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung và kinh tế lâm nghiệp nói riêng nhưng tình trạng dư thừa lao động vẫn còn nên cần được giải quyết theo quy hoạch chung sao cho phù hợp với đặc thù của một xã trung du miền núi và dân cư phần lớn là người dân nông thôn.

Lao động trong lĩnh vực TTCN chiếm 30% là một con số cho thấy sự phát triển lao động trong ngành nghề này còn ở mức trung bình và cần được quan tâm đúng mức. Lao động trong dịch vụ thương mại chỉ chiếm 10% cho thấy tỷ lệ này chưa tương xứng khi mà xã có nhiều điều kiện phát triển này như có đường quốc lộ đi qua và một số công ty trên địa bàn xã, trong thời gian tới cần có sự đầu tư và khuyến khích đầu tư của các cá nhân, tổ chức nhằm chuyển dịch lao động sang ngành du lịch.

- Dân tộc:

Trên địa bàn xã có các dân tộc chủ yếu là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, H’mông, Dao. Tạo nên sự đa dạng về văn hóa. [13]

3.1.2.2. Điều kiện kinh tế

* Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã Hóa Trung

Xã Hóa Trung là một xã thuần nông với sự đầu tư chủ yếu của hai tiểu ngành trồng trọt và chăn nuôi, còn tiểu thủ công nghiệp và lâm nghiệp chưa được chú trọng đầu tư. Ngoài nông nghiệp thì công nghiệp đang được các cá nhân và tổ chức quan tâm đầu tư. Ngành dịch vụ có một vị trí ngày càng quan trọng.

* Sản xuất ngành Trồng trọt

Cây trồng chủ yếu tại xã Hóa Trung là: Lúa, chè, ngô, rau màu và cây ăn quả. - Đối với sản xuất lúa: Diện tích 270ha, năng suất bình quân đạt 49 tạ/ha, sản lượng đạt 1.502 tấn. Trong đó lúa lai 20ha chiếm 0,6%, lúa chất lượng cao 4ha chiếm 1,4%.

- Đối với sản xuất ngô: Diện tích ngô được trồng chủ yếu trên đất soi bãi và ngoài ra trồng dải rác tại các xứ đồng của các xóm trên địa bàn xã với diện tích 50 ha với cơ cấu giống 98% là ngô lai, năng suất bình quân 45 tạ/ha, sản lượng đạt 225 tấn.

- Đối với sản xuất rau màu: Được nhân dân tận dụng diện tích đất để gieo trồng hàng năm với diện tích khoảng 15ha, với các loại cây trồng: Lạc, đậu đỗ, hoa, rau xanh….

- Đối với sản xuất chè:

Hiện trên địa bàn xã có 245ha chè, năng suất bình quân đạt 90 tạ/ha, sản lượng đạt 2205 tấn, trong đó diện tích chè giống mới 36 ha chiếm 14,4%.

- Đối với sản xuất cây ăn quả: Tổng diện tích 100 ha với các cây chủ yếu là: Vải, nhãn, hồng, na,... trồng phân tán dải rác tại vườn các hộ gia đình. [13]

Khó khăn và thuận lợi trong sản xuất trồng trọt: Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của xã đã có nhiều chuyển biến tích cực, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được. Bố trí cây trồng ngày càng hợp lý, tập trung phát triển cây trồng thế mạnh của xã: Cây lúa, chè, ngô, cây ăn quả và trồng rừng.

Quá trình canh tác chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa các giống cây, con phù hợp để đạt năng suất, hiệu quả cao, đồng thời duy trì độ phì cho đất, đảm bảo mục tiêu sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.

Để phát triển nông nghiệp bền vững và hiệu quả cần: Sử dụng hợp lý hơn nữa những nguồn tài nguyên đất đai. Áp dụng những tiến bộ KHKT mới, hiện đại vào sản xuất nông nghiệp. Thường xuyên cải tạo đất đai, bảo vệ nguồn nước. Lựa chọn sản xuất những sản phẩm mang lại giá trị cao như cây đặc sản, cây ăn quả, cây rau màu, cây công nghiệp, ... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Sản xuất ngành chăn nuôi

- Ðàn trâu 250 con, đàn bò 70 con, được chăn nuôi nhỏ lẻ tại hộ gia đình, chủ yếu dùng để cày kéo và lấy phân bón.

- Ðàn lợn có 7745 con, trong đó lợn nái 400 con. Hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ tại hộ gia đình với qui mô trung bình 02 đến 10 con/hộ.

- Tổng đàn gia cầm có 60.200 con. Chăn nuôi chủ yếu theo hình thức chăn thả tự do, bán chăn thả, và có một số hộ đã mạnh dạn chăn nuôi theo hình thức trang trại có từ 2000 con - 10.000 con/lứa. [13]

Vấn đề thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển sản xuất ngành chăn

nuôi: Thuận lợi lớn nhất của người dân trong xã là sự thuận tiện khi mua giống và

các yếu tố đầu vào khác như thức ăn và thuốc thú y.

Chăn nuôi trên địa bàn xã chủ yếu qui mô nhỏ lẻ tại các hộ gia đình, đầu tư trong chăn nuôi chưa đồng bộ, chưa tạo ra sản phẩm hàng hóa, hiệu quả chăn nuôi thấp và không ổn định, phụ thuộc nhiều vào thị trường.

Trong những năm tiếp theo cần có sự tạo điều kiện của chính quyền địa phương trong việc quy hoạch và khuyến cáo chăn nuôi tập trung theo quy mô hợp tác nhưng cũng không bỏ qua chăn nuôi quy mô hộ với các loại vật nuôi đặc sản giá trị cao. Liên kết giữa các hộ nhằm tận dụng nguồn vốn và kinh nghiệm.

* Sản xuất ngành Lâm nghiệp

Hoá Trung là xã miền núi có diện tích đất đồi núi chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên của toàn xã, thuận lợi để phát triển kinh tế rừng. Hiện xã có 245,08ha đất lâm nghiệp, trong đó rừng sản xuất 244,08ha do người dân quản lý, 1ha do sự quản lý của lữ đoàn 575. Sản lượng khai thác gỗ hàng năm đạt khoảng 300 – 500m3. Diện tích rừng được chăm sóc, quản lý, bảo vệ và phát triển tốt. [7]

- Về giá trị từ sản xuất lâm nghiệp như sau:

Gỗ keo là chàm 660.000đ/m3; gỗ rừng trồng các loại 550.000đ/m3 vớivòng dây từ 0,5m tới 0,8m, còn nếu vòng dây lớn hơn 0,8 thì bằng 1,3 lần mức giá và nhỏ 0,5 thì bằng 0,6 lần giá quy định. [7]

Hiện nay trên địa bàn xã chủ yếu tiêu thụ lâm sản tại địa bàn ngoài xã. Với việc bán cho nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ và tiêu thụ tại các cơ sở bóc bìa gỗ tại xã Quang Sơn, ngoài ra còn tiêu thụ tại công ty Lâm nghiệp huyện Đồng Hỷ. Việc sơ chế biến cũng không phát triển, khi mà người dân muốn đóng đồ dùng sinh hoạt thì chủ yếu là thuê thợ mộc về trong thời gian ngắn.

Những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển lâm nghiệp tại xã: Điều kiện tự nhiên, địa hình tương đối phù hợp cho phát triển lâm nghiệp, đặc biệt xã Hóa Trung có điều kiện khí hậu phù hợp cho cây lâm nghiệp phát triển. Người dân cần cù chịu khó và số lượng lao động dồi dào.

Tuy nhiên khó khăn của lâm nghiệp địa phương là hiện nay cơ sở chế biến tại địa phương còn chưa có, dẫn tới các cá nhân tiêu thụ chịu mức cước vận chuyển khá cao. Sự liên kết giữa các hộ trồng cây lâm nghiệp còn thiếu dẫn tới sự lãng phí nguồn vốn. Hạ tầng giao thông tại xã chưa đồng bộ và còn nhiều khó khăn.

Trong thời gian tới cần có những sự chuyển đổi mô hình cho phù hợp mang lại giá trị kinh tế cao, cũng như có sự đầu tư của nhà nước về cơ sở hạ tầng, khuyến khích người dân bỏ vốn đầu tư cho chế biến.

* Sản xuất dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp nông thôn

Tiểu thủ công nghiệp của địa phương không phát triển. Dịch vụ của địa phương đang ngày càng phát triển với nhiều cửa hàng trên các trục đường giao thông và trong mỗi xóm với nhiều loại hình kinh doanh khác nhau, trên địa bàn xã Hóa Trung có 5 HTX.

Các loại hình dịch vụ mang lại sự tiện ích cho người dân trong xã cũng như mang lại bộ mặt khác cho nông thôn, ngoài ra các loại hình dịch vụ cũng là một trong những nhân tố thúc đẩy kinh tế chung toàn xã phát triển.

Thuận lợi nhất khi các ngành nghề dịch vụ là mức sống của người dân ngày

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn xã Hóa Trung - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 27)