Vai trò của sản xuất Lâm nghiệp với phát triển Kinh tế Xã hội, môi trường địa

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn xã Hóa Trung - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 38)

trường địa phương

Ước đạt 300.000.000 đồng, [13] nếu phát huy tốt tiềm năng, lợi thế của sản xuất lâm nghiệp, giá trị từ sản xuất lâm nghiệp sẽ không hề nhỏ.

- Các cơ sở chế biến lâm sản như bóc tách gỗ, những cơ sở chế biến đồ gỗ mỹ nghệ cần rất nhiều sản phẩm gỗ. Nên việc phát triển lâm nghiệp sẽ là một nền tảng cho việc đẩy mạnh, sản xuất ổn định các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn.

- Hiện nay tại địa bàn nông thôn các vật dụng sinh hoạt như giường, tủ, cửa,…phần lớn làm từ gỗ, cũng như các nhà ở khi xây dựng không thể nào thiếu gỗ được. Đặc biệt người dân thường sử dụng gỗ làm chuồng trại bởi vì chi phí thấp và nguyên liệu sẵn có từ đó mang lại hiệu quả cao khi chăn nuôi.

- Lâm nghiệp hàng năm giải quyết việc làm không thường xuyên cho các cá nhân tại hộ gia đình khoảng 500 lao động của xã. [13]

- Cây lâm nghiệp khi khép tán sẽ là một nơi chăn thả gia súc rất tốt như: trâu, bò, dê. Cũng như các loại gia cầm và gia súc khác như gà thả đồi, lợn rừng....

- Bên cạnh đó lâm nghiệp giúp giữ nguồn nước, giúp cho việc sinh hoạt và sản xuất của người dân có những thuận lợi nhất định, đó cũng là một thế mạnh cho phát triển thủy sản.

- Lâm nghiệp tạo cảnh quan môi trường cho địa phương đó là cơ sở để phát triển du lịch sinh thái và môi trường cho cuộc sống của người dân trong xã.

- Lâm nghiệp tại địa phương đa dạng hóa các loại sản phẩm giúp cho các cá nhân thuận tiện khi sử dụng.

- Để sản xuất lâm nghiệp đóng góp lớn hơn vào kinh tế địa phương, giải quyết việc làm cần:

1. Các loại cây trồng tại địa phương cần có sự lựa chọn hợp lý, lựa chọn các loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao và đầu ra ổn định.

- Các loại cây lấy gỗ như: Keo, mỡ

- Các loại cây lấy gỗ và lấy quả như: Sấu, trám - Các cây lấy nhựa: Thông, sơn

2. Cần tận dụng đất đai tại các rìa bãi, rìa rừng và dọc theo các con đường.

3. Trồng xen các cây như keo, trám,…vào các diện tích cây chè với mật độ hợp lý nhằm lấy bóng mát và mang lại giá trị kinh tế cao hơn cho người dân.

5. Tập trung hơn nữa cho quá trình chế biến gỗ, các cá nhân cần đầu tư dây chuyền cho bóc tách gỗ và làm đồ mỹ nghệ giúp làm tăng giá trị lên nhiều lần. Bên cạnh đó cũng đầu tư có trọng điểm cho việc chế biến lâm sản ngoài gỗ.

6. Việc kết hợp giữa lâm nghiệp và nông nghiệp khác sẽ tạo mô hình nông nghiệp sinh thái, việc gần thành phố Thái Nguyên sẽ là thuận lợi cho việc tiêu thụ đầu ra cho người dân.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn xã Hóa Trung - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 38)