Điều tra đánh giá các mô hình đại diện

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn xã Hóa Trung - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 61)

3.3.3.1. Mô hình hộ thuần keo

Hộ gia đình ông: Trương Văn Đức Tuổi: 58 Xóm: Cầu Mánh

Số nhân khẩu: 5 Số lao động: 4

Diện tích lâm nghiệp: 2000m2 Tuổi cây: 7 năm

Diện tích thổ cư và vườn tạp: 480m2 Diện tích đất lúa 2 vụ: 1440m 2 Diện tích chè: 720m2

Diện tích đất màu: 360m2

Qua những thông tin như trên ta thấy diện tích đất của gia đình là 5000m2 . Đất thổ cư và vườn tạp là 480m2, có thể đáp ứng nhu cầu của việc xây dựng nhà ở và chuồng trại chăn nuôi tại nông thôn.

Diện tích đất lúa 4 sào, căn bản có thể đáp ứng nhu cầu lương thực của 5 khẩu trong gia đình. Với diện tích chè 2 sào và diện tích trồng màu là 1 sào có thể giúp lao động gai đình có thêm việc làm nhằm tăng thu nhập cho gia đình.

Diện tích đất lâm nghiệp 2000m2 có thể mang lại nguồn thu khá lớn cho gia đình khi khai thác.

Để tìm hiểu về các khoản đầu tư của hộ đại diện này chúng ta cùng xem xét bảng 3.10 về chi phí trung gian của hộ.

Bảng 3.10. Chi phí trung gian hộ mô hình thuần keo

Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

Giống Đồng/ha/năm 242.467

Phân Đồng/ha/năm 68053

Lãi phải trả Đồng/ha/năm 24253

(Nguồn: Số liệu điều tra 2014)

Bảng 3.10 cho ta thấy chi phí giống chỉ có 375.000 đồng, chi phí bỏ ra cho mua phân bón chỉ có 120.000 đồng, mức chi phí này không lớn lắm nên gia đình có thể chủ động được nguồn vốn. Hộ gia đình không vay vốn nên lãi phải trả là không có, hộ nên mạnh dạn vay vốn nếu cảm thấy cần tăng thêm số lượng vật nuôi hoặc cây trồng.

Hộ gia đình đã bỏ ra những chi phí lao động như thế nào, chúng ta cùng xem xét bảng 3.11 dưới đây.

Bảng 3.11. Chi phí lao động hộ mô hình thuần keo

Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

Công làm đất Đồng/ha/năm 3.000.000

Công trồng Đồng/ha/năm 1.500.000

Công phát cành la Đồng/ha/năm 1.950.000

Công bảo vệ Đồng/ha/năm 2.000.000

Công phòng cháy Đồng/ha/năm 2.000.000

Công thu hoạch Đồng/ha/năm 3.060.000

(Nguồn: Số liệu điều tra 2014)

Bảng 3.11 cho ta thấy công thu hoạch có số công cao nhất 3.060.000 đồng, đây là một công việc nặng nhọc nên mức tiền công cao hơn so với những mức công còn lại, nhưng do gia đình có lao động nên sẽ có thể tiết kiệm được chi phí này.

Công làm đất là 3.000.000 đồng, với diện tích 2000m2 đất đồi nên cần nhiều thời gian cho việc làm đất. Công bảo vệ cây lâm nghiệp và công phòng chống cháy rừng có số tiền bằng nhau 2.000.000 đồng, hộ gia đình ông thường kết hợp hai công việc này trong cùng những lần đi. Công trồng cây và công phát cành la không lớn lắm nhưng qua nhiều năm canh tác các hộ cũng phải bỏ ra chi phí khá lớn.

Các hộ nên có những sự phân công lao động trong gia đình cho hợp lý nhằm đạt hiệu quả lao động cao nhất.

Để đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ ta cùng xem xét bảng 3.12 dưới đây.

Bảng 3.12. Hiệu quả kinh tế hộ mô hình thuần keo

Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

GO Đồng/ha/năm 30.100.000 IC Đồng/ha/năm 1.800.000 TC Đồng/ha/năm 15.310.000 MI Đồng/ha/năm 28.300.000 Pr Đồng/ha/năm 14.790.000 (Nguồn: Số liệu điều tra 2014)

Bảng 3.12 trên cho ta thấy tổng giá trị sản xuất của gia đình trên diện tích keo 2000m2 là 30.100.000 đồng, đối với gia đình đây là một mức khá lớn sau 7 năm canh tác. Với số tiền này gia đình có thể trang bị thêm đồ dùng sinh hoạt cũng như những vật tư khác cho sản xuất.

Chi phí trung gian của hộ không cao, chỉ 1.800.000 đồng, trong khi đó tổng chi phí của hộ lên tới 15.310.000 đồng, cho nên lợi nhuận thu về của gia đình chỉ có 14.790.000 đồng, với thời gian 7 năm như vậy gia đình nên tìm thêm nhiều công việc làm thêm nhằm tăng thu nhập.

3.3.3.2. Mô hình thuần bạch đàn

Hộ gia đình ông: Trần Văn Năm Tuổi: 49 Xóm: Phúc Thành

Số nhân khẩu: 3 Số lao động: 3 Diện tích: 6000m2 Tuổi cây: 8,5 năm

Diện tích thổ cư và vườn tạp: 320m2 Diện tích đất lúa 2 vụ: 1800m 2 Diện tích chè: 720m2

Diện tích đất màu: 360m2

Qua những thông tin căn bản trên, chúng ta nhận thấy diện tích lúa 2 vụ của gia đình có thể đáp ứng nhu cầu lương thục của gia đình, ngoài ra có thể phát triển thêm chăn nuôi. Diện tích bạch đàn mà gia đình có khá lớn so với những hộ gia

đình khác nên gia đình nên đây là một lợi thế nếu nhu muốn phát triển cây lâm nghiệp khác hoặc chuyển đổi sang những dạng cây công nghiệp như chè.

Diện tích đất thổ cư và vườn tạp không nhiều, chỉ có 320m2 nên việc xây dựng công trình cơ bản của gia đình sẽ có khó khăn. Diện tích cây chè và trồng màu không lớn lắm nên gia đình cần thâm canh hơn nữa.

Để tìm hiểu về các khoản đầu tư của hộ đại diện này chúng ta cùng xem xét bảng 3.13 về chi phí trung gian của hộ.

Bảng 3.13. Chi phí trung gian hộ mô hình thuần bạch đàn

Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

Giống Đồng/ha/năm 378.470

Phân Đồng/ha/năm 77.980

Lãi phải trả Đồng/ha/năm 75.036

(Nguồn: Số liệu điều tra 2014)

Bảng 3.13 cho ta thấy chi phí bỏ ra cho việc mua cây giống và phân bón của hộ khá cao, bởi vì diện tích khá lớn. Lãi phải trả của gia đình bằng 75.036 Đồng/ha/năm.

Để tìm hiểu chi phí lao động của hộ chúng ta cùng xem xét bảng 3.14 dưới đây.

Bảng 3.14. Chi phí lao động hộ mô hình thuần bạch đàn

Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

Công làm đất Đồng/ha/năm 5.400.000

Công trồng Đồng/ha/năm 3.750.000

Công phát cành la Đồng/ha/năm 3.900.000

Công bảo vệ Đồng/ha/năm 3.500.000

Công phòng cháy Đồng/ha/năm 3.500.000

Công thu hoạch Đồng/ha/năm 7.200.000

(Nguồn: Số liệu điều tra 2014)

Bảng 3.14 cho ta thấy công thu hoạch của gia đình không cao lắm so với diện tích 6000m2. Công làm đất của gia đình là 5.400.000 đồng. Diện tích lớn nên hộ cần có sự quản lý và chăm sóc hợp lý, phân công lao động phù hợp cho các công việc chăm sóc cũng như bảo vệ cây bạch đàn.

Để tìm hiểu hiệu quả kinh tế của hộ chúng ta cùng phân tích bảng 3.15 dưới đây.

Bảng 3.15. Hiệu quả kinh tế hộ mô hình thuần bạch đàn

Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

GO Đồng/ha/năm 147.800.000 IC Đồng/ha/năm 2.150.000 TC Đồng/ha/năm 45.795.000 MI Đồng/ha/năm 145.650.000 Pr Đồng/ha/năm 102.005.000 (Nguồn: Số liệu điều tra 2014)

Tổng giá trị sản xuất của gia đình khá cao 147.800.000 đồng, đây là một mức khá cao so với thu nhập của người dân nông thôn, nhưng thời gian thu hoạch của cây khá lâu. Tổng chi phí mà hộ bỏ ra khá lớn 45.795.000 đồng. Lợi nhuận của hộ đạt được là 102.005.000 đồng, hộ có thể dùng số tiền này trang trải chi phí sinh hoạt trong thời gian dài. Tuy nhiên hộ này canh tác loại cây này cần nhiều thời gian cho nên những lần sau cần lựa chọn những cây trồng phù hợp hơn với thời gian cây sinh trưởng ngắn hơn.

3.3.3.3. Mô hình thuần trám

Hộ gia đình ông: Ngô Văn Tuấn Tuổi: 37 Xóm: Phúc Thành

Số nhân khẩu: 3 Số lao động: 3 Diện tích: 1000m2 Tuổi cây: 12 năm

Diện tích thổ cư và vườn tạp: 370m2 Diện tích đất lúa 2 vụ: 1440m2 Diện tích chè: 720m2

Diện tích đất màu: 2160m2

Diện tích trồng màu tương đối lớn 2160m2, hộ có thể trồng những cây trồng như ngô, sắn,…để phát triển chăn nuôi với số lượng lớn.

Diện tích chè là 2 sào, hộ nên đầu tư thâm canh cho diện tích này bằng những giống chè mới có giá trị kinh tế cao.

Diện tích đất thổ cư và vườn tạp của gia đình không nhiều, đây là một khó khăn trong việc xây dựng nhà ở và chuồng trại chăn nuôi.

Diện tích đất lúa của gia đình có thể căn bản đáp ứng nhu cầu của các thành viên trong gia đình.

Để tìm hiểu thông tin về chi phí trung gian của hộ chung ta cùng xem xét bảng 3.16 dưới đây.

Bảng 3.16. Chi phí trung gian hộ mô hình thuần trám

Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

Giống Đồng/ha/năm 541.667

Phân Đồng/ha/năm 100.000

Lãi phải trả Đồng/ha/năm 0

(Nguồn: Số liệu điều tra 2014)

Bảng 3.16 trên ta nhận thấy chi phí giống và phân bón của nhóm hộ này là khá lớn trên một diện tích như vậy, chi phí phân bón của hộ cao như vậy là do hộ thường xuyên chăm bón nhằm nâng cao năng suất quả cho cây. Hộ cần lựa chọn những loại phân bón hợp lý nhằm đảm bảo quả phát triển tốt.

Để tìm hiểu chi phí lao động của hộ mô hình thuần trám ta xem xét bảng 3.17 dưới đây.

Bảng 3.17. Chi phí lao động hộ mô hình thuần trám

Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

Công làm đất Đồng/ha/năm 900.000

Công trồng Đồng/ha/năm 700.000

Công phát cành la Đồng/ha/năm 1.950.000

Công bảo vệ Đồng/ha/năm 1.500.000

Công phòng cháy Đồng/ha/năm 2.000.000

Công thu hoạch Đồng/ha/năm 1.800.000

(Nguồn: Số liệu điều tra 2014)

Bảng 3.17 cho ta thấy công phát cành la và cỏ dại của hộ là cao nhất trong nhóm công của gia đình. Công làm đất và công trồng không tốn nhiều chi phí do diện tích của hộ không nhiều. Hộ cần có những sự phân công lao động hợp lý khi mà số lao động của gia đình không nhiều.

Chúng ta cùng xem xét hiệu quả kinh tế của hộ mô hình thuần trám qua bảng 3.18 dưới đây.

Bảng 3.18. Hiệu quả kinh tế hộ mô hình thuần trám

Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

GO Đồng/ha/năm 15.000.000 IC Đồng/ha/năm 1.210.000 TC Đồng/ha/năm 9.620.000 MI Đồng/ha/năm 13.790.000 Pr Đồng/ha/năm 5.380.000 (Nguồn: Số liệu điều tra 2014)

Bảng 3.18 cho ta thấy, tổng giá trị sản xuất của hộ là 15.000.000 đồng nhưng lợi nhuận thu về từ bán gỗ sau 12 năm là một khoản tiền không lớn, bởi lẽ hộ đã đầu tư quá nhiều nên lợi nhuận 5.380.000 đồng là không cao. Nhìn chung hộ nên có những sự lựa chọn loại cây phù hợp để có thể đầu tư xen canh nhằm tăng giá trị.

3.3.3.4. Mô hình thuần mỡ

Hộ gia đình ông: Trần Minh Sơn Tuổi: 55 Xóm: Cầu Mánh

Số nhân khẩu: 4 Số lao động: 4 Diện tích: 5000m2 Tuổi cây: 9năm

Diện tích thổ cư và vườn tạp: 480m2 Diện tích đất lúa 2 vụ: 720m 2

Diện tích chè: 1080m2 Diện tích đất màu: 720m2

Chúng ta nhận thấy diện tích đất lâm nghiệp là lớn nhất, diện tích đất thổ cư và vườn tạp có thể đáp ứng phần nào nhu cầu xây dựng cơ bản của hộ. Diện tích đất lúa 2 sào không thể đáp ứng nhu cầu lương thực của gia đình. Diện tích đất trồng chè là 3 sào có thể tạo thêm nhiều việc làm cho lao động trong hộ nếu như có những sự chăm bón tốt.

Để tìm hiểu chi phí trung gian của nhóm hộ trồng mỡ ta cùng xem xét bảng 3.19 dưới đây.

Bảng 3.19. Chi phí trung gian hộ mô hình thuần mỡ

Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

Giống Đồng/ha/năm 310.249

Phân Đồng/ha/năm 86.981

Lãi phải trả Đồng/ha/năm 0

(Nguồn: Số liệu điều tra 2014)

Bảng 3.19 cho ta thấy chi phí giống của hộ không lớn lắm, chỉ 1.000.000 đồng cho diện tích 5000m2, chi phí phân bón cũng chỉ có 100.000 đồng, hộ có thể chủ động được nguồn vốn cho việc đầu tư ban đầu này.

Để tìm hiểu chi phí lao động của hộ mô hình thuần trám ta xem xét bảng 3.20 dưới đây

Bảng 3.20. Chi phí lao động hộ mô hình thuần mỡ

Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

Công làm đất Đồng/ha/năm 7.500.000

Công trồng Đồng/ha/năm 5.250.000

Công phát cành la Đồng/ha/năm 5.200.000

Công bảo vệ Đồng/ha/năm 3.600.000

Công phòng cháy Đồng/ha/năm 3.600.000

Công thu hoạch Đồng/ha/năm 13.600.000

(Nguồn: Số liệu điều tra 2014)

Bảng 3.20 cho ta thấy công thu hoạch chiếm số công lớn nhất 13.600.000 đồng, đây là một công việc nặng nhọc và vất vả. Công làm đất của hộ chiếm số tiền khá lớn 7.500.000 đồng. Công bảo vệ và công phòng chống cháy rừng bằng nhau 3.600.000 đồng. Nhìn chung hộ có 4 lao động là một lợi thế rất lớn để có thể giúp cho các công việc chăm sóc diện tích cây lâm nghiệp.

Hiệu quả kinh tế của hộ mô hình thuần mỡ được thể hiện qua bảng 3.21 dưới đây.

Bảng 3.21. Hiệu quả kinh tế hộ mô hình thuần mỡ

Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

GO Đồng/ha/năm 75.000.000 IC Đồng/ha/năm 1.100.000 TC Đồng/ha/năm 40.355.000 MI Đồng/ha/năm 73.900.000 Pr Đồng/ha/năm 34.645.000 (Nguồn: Số liệu điều tra 2014)

Bảng 3.21 cho ta thấy tổng giá trị sản xuất của hộ là 75.000.000 đồng, nhưng tổng chi phí mà hộ bỏ ra khá lớn, cụ thể là 40.355.000 đồng cho nên lợi nhuận thu về của hộ chỉ có 34.645.000 đồng. Trong khoảng thời gian 9 năm thì khoản lợi nhuận này là không lớn lắm. Hộ gia đình nên có những sự xem xét lại về hình thức đầu tư cho phù hợp với những điều kiện mà gia đình đang có.

3.3.3.5. Mô hình thuần xoan

Hộ gia đình ông: Diệp Văn Cường Tuổi: 47 Xóm: Làng Nậm

Số nhân khẩu: 4 Số lao động: 4 Diện tích: 720m2 Tuổi cây: 8 năm

Diện tích thổ cư và vườn tạp: 500m2 Diện tích đất lúa 2 vụ: 144m2

Diện tích chè: 360m2 Diện tích đất màu: 720m2

Chúng ta nhận thấy diện tích lúa 2 vụ của gia đình có thể đáp ứng nhu cầu lương thực trong năm. Ngoài ra diện tích đất màu và đất trồng chè nếu như có sự chăm sóc tốt có thể mang lại thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Diện tích đất thổ cư và vườn tạp tương đối đáp ứng nhu cầu xây dựng công trình cơ bản của hộ.

Chúng ta cùng xem xét bảng 3.22 để tìm hiểu về chi phí trung gian của hộ gia đình ông.

Bảng 3.22.Chi phí trung gian hộ mô hình thuần xoan

Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

Giống Đồng/ha/năm 185.029

Phân Đồng/ha/năm 100.925

Lãi phải trả Đồng/ha/năm 1.093.356

(Nguồn: Số liệu điều tra 2014)

Bảng 3.22 cho ta thấy chi phí giống và phân bón của hộ là không lớn lắm, chỉ có 500.000 đồng. Lãi phải trả của hộ là 650.000 đồng. Hộ có sử vay vốn đầu tư, đây là hướng tốt nếu như hộ có những tính toán hợp lý xem nên đầu tư những loại cây trồng, vật nuôi nào sao cho có hiệu quả.

Để tìm hiểu về chi phí lao động của hộ mô hình này chúng ta cùng xem xét bảng 3.23 dưới đây.

Bảng 3.23. Chi phí lao động hộ mô hình thuần xoan

Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

Công làm đất Đồng/ha/năm 750.000

Công trồng Đồng/ha/năm 260.000

Công phát cành la Đồng/ha/năm 250.000

Công bảo vệ Đồng/ha/năm 160.000

Công phòng cháy Đồng/ha/năm 300.000

Công thu hoạch Đồng/ha/năm 1.080.000

(Nguồn: Số liệu điều tra 2014)

Bảng 3.23 cho ta thấy, công thu hoạch của hộ là cao nhất 1.080.000 đồng, công bảo vệ cây lâm nghiệp của hộ chiếm ít nhất chỉ có 160.000 đồng. Công làm đất của hộ là 750.000 đồng, công trồng 260.000 đồng. Với 4 lao động hộ nên có sự phân công lao động hợp lý cho các công việc diện tích của hộ.

Để tìm hiểu hiệu quả kinh tế của hộ chúng ta xem xét bảng 3.24 dưới đây.

Bảng 3.24. Hiệu quả kinh tế hộ mô hình thuần xoan

Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

GO Đồng/ha/năm 6.000.000 IC Đồng/ha/năm 1.150.000 TC Đồng/ha/năm 3.700.000 MI Đồng/ha/năm 4.850.000 Pr Đồng/ha/năm 2.300.000 (Nguồn: Số liệu điều tra 2014)

Tổng giá trị sản xuất của hộ là 6.000.000 đồng, nhưng tổng chi phí là 3.700.000 đồng và chi phí trung gian của hộ là 1.150.000 đồng cho nên lợi nhuận là 2.300.000 đồng. Với diện tích này hộ không có nhiều khoản thu nhập để trang trải cho cuộc sống. Hộ nên đầu tư loại hình cây trồng xen canh hoặc kết hợp với loại hình chăn nuôi.

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng dến phát triển kinh tế lâm nghiệp tại xã Hóa Trung

3.4.1. Các yếu t t nhiên

- Đất đai, thổ nhưỡng:

Đây là yếu tố không thể thiếu cho sự sống của các sinh vật nói chung cũng như cây lâm nghiệp nói riêng. Đất lâm nghiệp tại xã chủ yếu là đất đồi, phù hợp cho

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn xã Hóa Trung - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)