Thực trạng sản xuất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn xã Hóa Trung - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 40)

3.2.2.1. Diện tích, loại cây trồng, tình hình quản lý và sở hữu

Để tìm hiểu rõ hơn về diện tích các loại cây lâm nghiệp chủ yếu trên địa bàn xã Hóa Trung chúng ta cùng tìm hiểu bảng 3.2. Bảng 3.2: Diện tích các loại rừng của xã Hóa Trung năm 2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 BQ (%) Diện tích ( ha) Cơ cấu (%) Diện tích ( ha) Cơ cấu (%) Diện tích ( ha) Cơ cấu (%) Keo 235,50 93,56 234,00 95,13 235 95,89 94,86 Bạch đàn 8,50 3,38 6,50 2,64 6,00 2,45 2,82 Trám 1,61 0,64 0,50 0,20 0,50 0,20 0,35 Mỡ 3,10 1,23 2,60 1,06 2,10 0,86 1,05 Xoan 1,58 0,63 1,10 0,45 0,80 0,33 0,47 Cây khác 1,41 0,56 1,29 0,52 0,68 0,28 0,45

(Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Đồng Hỷ) [7]

Năm 2013 các loại cây lâm nghiệp chủ yếu là:

- Keo với diện tích 235ha do các hộ tự bỏ vốn và được sự hỗ trợ. Và một phần nhỏ khoảng 1 ha do lữ đoàn 575 quản lý.

- Bạch đàn với diện tích khoảng 6 ha với sự quản lý của các hộ gia đình, người dân tự bỏ vốn ra để trồng.

- Các loại cây khác: Diện tích khoảng 4,08ha với các loại cây gỗ tạp, trám, mỡ….

3.2.2.2. Thực trạng khai thác, chế biến

Năm 2013 với diện tích 245,08ha, sản lượng gỗ khai thác được cấp phép là hàng năm đạt khoảng 300 – 500m3. [7] Sản lượng khai thác thực tế có chênh lệch so với các số liệu trên.

Vấn đề tồn tại hiện nay trong khai thác và chề biến lâm sản đó là việc khai thác thủ công và quá trình chế biến tại địa phương hầu như không có.

Nguyên nhân của vấn đề này là do việc đầu tư dây chuyền bóc tách ván ép có chi phí vốn khá lớn, khoảng gần 1 tỷ đồng cho tất cả các khâu, nên người dân không đủ vốn và lo ngại rủi ro. Bên cạnh đó việc sơ chế biến lâm sản chưa được hình thành do một vài năm trước diện tích lâm nghiệp không nhiều và chưa thể khai thác.

3.2.2.3. Đánh giá chung về sản xuất Lâm nghiệp trên địa bàn xã Hóa Trung

* Thuận lợi:

- Việc trồng cây lâm nghiệp khá thuận lợi trong khâu mua giống và phân bón cũng như các yếu tố đầu vào khác khi mà các cơ sở cung cấp có thể đáp ứng nhu cầu của đó một cách ổn định.

- Hiện nay chất lượng cây giống ngày càng được cải thiện và chất lượng cao hơn với khả năng sinh trưởng và phát triển tốt nên thời gian thu hoạch cũng vì thế mà giảm dần. Các loại vật tư ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại và giá cả.

- Xã Hóa Trung có lực lượng lao động dồi dào.

- Quá trình trồng cây lâm nghiệp lấy gỗ có quy trình khá đơn giản và tốn ít công lao động nếu như chia trung bình qua các năm tới khi thu hoạch.

- Các cấp chính quyền địa phương luôn ủng hộ, tạo điều kiện cho người dân phát triển lâm nghiệp.

- Hộ gia đình có các nguồn thu khác ngoài lâm nghiệp nên có thể trang trải chi phí sinh hoạt trong thời gian đợi thu hoạch như: Chăn nuôi, trồng rau màu, lúa….

- Các chính sách về đất đai ngày càng khuyến khích người dân phát triển lâm nghiệp. Cụ thể các điều 75, 76, 77 trong Luật đất đai năm 2003 và Nghị định 163/1999 của Chính phủ quy định cụ thể về việc Nhà nước giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân để sử dụng lâu dài, đó là pháp lý vững chắc giúp người dân trong xã yên tâm phát triển lâm nghiệp.

- Thị trường tiêu thụ khá ổn định và rộng khắp khi mà các cơ sở chế biến ngoài địa phương đang ngày càng tăng lên về số lượng.

* Khó khăn:

- Lao động dồi dào nhưng tỷ lệ qua đào tạo còn thấp, trình độ nhận thức còn hạn chế.

- Chi phí giống và phân bón qua các năm ngày càng tăng.

- Diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp, nguy cơ cây sinh trưởng kém và cháy rừng có thể xảy ra.

- Việc đầu tư cho chế biến lâm sản cần số lượng vốn tương đối lớn, nên khó có thể huy động được nguồn vốn các cá nhân và tổ chức.

- Các hình thức liên kết sản xuất còn yếu, mặc dù có những loại hình HTX nhưng hoạt động kém hiệu quả, sự liên kết giữa các hộ sản xuất lâm nghiệp không cao.

- Cơ sở hạ tầng tại xã còn nhiều hạn chế, đường giao thông liên xã và liên thôn chưa bê tông hóa hoàn toàn.

- Các cơ sở chế biến tại địa phương không có dẫn tới các hộ phải chịu mức cước vận chuyển khá cao.

3.3. Kết quả điều tra, nghiên cứu các hộ sản xuất lâm nghiệp tại xã Hóa Trung

3.3.1. Tình hình cơ bn ca nhóm hđiu tra

Để tìm hiểu về các giá trị mà hộ sản xuất lâm nghiệp trước tiên chung ta cùng xem xét tình hình cơ bản của nhóm hộ điều tra qua đó đánh giá sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu này qua bảng 3.3 dưới đây.

Bảng 3.3. Tình hình cơ bản của nhóm hộđiều tra tại xã Hóa Trung Chỉ tiêu Đơn vị tính Nhóm hộ Cơ cấu (%) Hộ trồng keo Hộ trồng bạch đàn Hộ trồng trám Hộ trồng mỡ Hộ trồng xoan Số lượng cấu (%) Số lượng cấu (%) Số lượng cấu (%) Số lượng cấu (%) Số lượng cấu (%) 1. Số hộđiều tra Hộ 50 83,34 4 6,66 1 1,67 3 5,00 2 3,33 100 2. Nhân khẩu 100 - Số nhân khẩu Khẩu 203 83,88 15 6,20 3 1,24 12 4,96 9 3,72 100 - Số nhân khẩu BQ/hộ Khẩu 4,06 21,02 3,75 19,42 3 15,54 4 20,71 4,5 23,30 100 3. Số lao động 100 - Số lao động chính Lao động 148 83,60 11 6,22 3 1,70 9 5,08 6 3,40 73,14 - Số lao động phụ Lao động 55 84,63 4 6,15 0 0 3 4,61 3 4,61 26,86 4. Số lao động BQ/hộ 100 - Số lao động chính BQ/hộ Lao động 2,96 20,11 2,75 18,69 3 20,40 3 20,40 3 20,4 29,82 - Số lao động phụ BQ/hộ Lao động 1,1 23,91 1 21,74 0 0 1 21,74 1,5 32,61 76,18 5. Học vấn của chủ hộ 100 - Cấp 1 Người 11 100 0 0 0 0 0 0 0 0 18,34 - Cấp 2 Người 19 100 0 0 0 0 0 0 0 0 31,66 - Cấp 3 Người 20 66,67 4 13,33 1 3,34 3 10 2 6,66 50

6. Diện tích đất BQ/hộ 100 - Đất thổ cư và vườn tạp M2/hộ 459 23,33 348 17,70 370 18,81 380 19,32 410 20,84 7,38 - Đất lúa hai vụ M2/hộ 1666 26,13 1170 18,35 1440 22,58 480 7,53 1620 25,41 23,92 - Đất trồng màu M2/hộ 479 17,00 360 12,77 720 25,54 720 25,54 540 19,15 10,58 - Đất trồng chè M2/hộ 982 17,98 700 12,82 2160 39,54 720 13,18 900 16,48 20,50 - Đất trồng cây lâm nghiệp M 2/hộ 3718 37,09 3000 29,93 1000 9,98 1407 14,03 900 8,97 37,62 7. Diện tích đất BQ/khẩu 100 - Đất thổ cư và vườn tạp M2/khẩu 113 21,94 93 18,06 123 23,88 95 18,45 91 17,76 7,18 - Đất lúa hai vụ M2/khẩu 410 24,38 312 18,55 480 28,54 120 7,13 360 21,40 23,44 - Đất trồng màu M2/khẩu 122 20,40 96 16,05 80 13,38 180 30,10 120 20,07 8,33 - Đất trồng chè M2/khẩu 242 15,83 187 12,33 720 47,09 180 11,77 200 13,08 21,31 - Đất trồng cây lâm nghiệp M 2/khẩu 916 32,13 800 28,06 333 11,68 602 21,11 200 7,02 39,74 (Nguồn: Số liệu điều tra 2014)

- Bảng 3.3 cho trên ta thấy:

- Diện tích đất đai của các nhóm hộ điều tra ở mức trung bình, trong đó diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất, tiếp theo là nhóm đất trồng lúa hai vụ, đất trồng chè là 58.000 m2. Đất trồng màu chỉ có 30.240 m2. Nhìn chung các hộ có thể tận dụng tốt điều kiện đất đai này để canh tác những cây trồng phù hợp.

- Số nhân khẩu nam chiếm đa số so với nhân khẩu nữ, cần có những sự bố trí lao động hợp lý.

- Số lao động chính hiện tại vẫn chiếm đa số so với số lao động phụ, đây là một lợi thế rất lớn cho sự phát triển kinh tế của hộ trong giai đoạn này.

- Trình độ học vấn: Các hộ có trình độ cấp 1 chiếm đa số do nguyên nhân khách quan của thế hệ trước, thế hệ trẻ ngày nay ngày càng có điều kiện học tập cao hơn.

- Số khẩu bình quân/hộ ở bảng trên, ta thấy nhóm hộ trồng keo chiếm 83,33%, nhóm hộ trồng bạch đàn chiếm 6,67%, nhóm hộ trồng trám chiếm 1,67% và nhóm hộ trồng mỡ và xoan lần lượt là 5% và 3,33%. Nhóm hộ trồng xoan có số khẩu bình quân/hộ cao nhất 4.5 khẩu/hộ, nhóm hộ trồng keo là 4,06 khẩu/hộ, nhóm hộ trồng mỡ là 4 khẩu/hộ, hai nhóm hộ trồng bạch đàn và trám có số khẩu bình quân thấp nhất cụ thể là 3,75 khẩu/hộ với bạch đàn và 3 khẩu/hộ với trám. Qua đó ta thấy đa phần người dân trong xã trồng keo là chủ yếu, những cây còn lại chủ rất ít hộ trồng, ít nhất là trám vì thời gian dài.

Số lao động chính của nhóm hộ trồng trám, mỡ và xoan có số lao động chính bình quân/hộ là giống nhau, cụ thể là bình quân 3 lao động chính/hộ, đây cũng là những hộ có số lao động chính bình quân lớn nhất trong năm nhóm hộ điều tra, đây là một lợi thế lớn nếu các hộ này biết trồng với diện tích hợp lý. Tiếp theo là nhóm hộ trồng keo với bình quân 2,96 lao động chính/hộ, và cuối cùng ít nhất là nhóm hộ trồng bạch đàn với 2,75 lao động chính/hộ. Nhóm hộ trồng xoan có số lao động phụ bình quân là cao nhất, cụ thể là 1,5 lao động phụ/hộ, kế đến là nhóm hộ trồng keo với 1,1 lao động phụ bình quân/hộ, nhóm hộ trồng bạch đàn và mỡ có số lao động phụ bình quân như nhau, cụ thể là 1 lao động phụ/hộ, nhóm hộ trồng trám trong thời kỳ này có một lợi thế rất lớn là toàn bộ không có lao động phụ, ngược lại những hộ

kia nếu số lượng lao động phụ càng cao thì càng cần cố gắng hơn nữa vào quá trình chăm sóc và khai thác lâm sản cũng như những mặt sản xuất khác.

- Diện tích đất thổ cư và vườn tạp của nhóm hộ trồng keo là lớn nhất, đây là cơ hội cho việc xây dựng công trình cá nhân và việc xây dựng chuồng trại cho chăn nuôi quy mô hộ gia đình. Nhóm hộ trồng xoan có diện tích đất bình quân/hộ là 410m2, nhóm hộ trồng mỡ là 380 m2/hộ, hai nhóm hộ có diện tích đất thổ cư bình quân ít hơn là nhóm hộ trồng trám và nhóm hộ trồng bạch đàn với diện tích là 370m2 và 348m2. Những nhóm hộ này muốn xây dựng hay cải tạo vườn tạp cần lựa chọn những loại cây trồng hoặc vật nuôi hợp lý với diện tích hiện có.

Diện tích đất trồng lúa hai vụ bình quân của nhóm hộ trồng keo lớn nhất 1.666m2, tiếp đến là nhóm hộ trồng mỡ 1.620m2, hai nhóm hộ này có thể chủ động trong sinh hoạt hàng ngày cũng như có tiềm năng phát triển chăn nuôi nếu như dư thừa. Nhóm hộ có diện tích đất trồng lúa hai vụ bình quân/hộ ít nhất là nhóm hộ trồng mỡ khi chỉ có 480m2, nhóm hộ này hầu như cần phát triển các ngành khác nhằm tăng thu nhập khi mà diện tích lúa không đủ đáp ứng nhu cầu lương thực hàng ngày. Nhóm hộ trồng trám có 1.440 m2/hộ, tiếp theo là nhóm hộ trồng bạch đàn có 1.170 m2/hộ, hai nhóm hộ này có thể đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt thường ngày nếu như chăm sóc tốt.

Cũng giống như nhiều xã khác trong huyện Đồng Hỷ nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung, chè luôn là cây trồng quen thuộc của người dân trong xã, đây cũng là thương hiệu nổi tiếng khắp cả nước. Người dân địa phương có kinh nghiệm sản xuất lâu đời. Nhóm hộ trám có diện tích chè bình quân cao nhất, đây là một lợi thế trong khi đất thổ cư và vườn tạp và đất trồng màu không cao, nếu chăm bón tốt sẽ mang lại thu nhập tương đối khá cho các hộ này. Nhóm hộ trồng keo và nhóm hộ trồng xoan có diện tích trồng chè gần tương đương nhau, cụ thể nhóm hộ trồng keo có 982 m2/hộ và 900 m2/hộ với nhóm hộ trồng xoan, đây cũng là hai nhóm hộ có diện tích lúa hai vụ lớn nhất, vậy nên đây là một những lợi thế giúp người dân phát triển nghề phụ nếu thu gom về chế biến chè của nhóm hộ khác. Nhóm hộ trồng bạch đàn và trồng mỡ có diện tích tương đương nhau, cụ thể là 720 m2 /hộ với nhóm hộ trồng mỡ và 700 m2/hộ với nhóm hộ trồng bạch đàn. Diện tích của hai nhóm hộ này không lớn nhưng nếu có thể chăm bón tốt thì sẽ có thể mang lại thu nhập khá cho các hộ này, đặc biệt nếu có thể kết hợp các mô hình hợp lý sẽ giúp tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích.

Đất trồng màu bình quân/hộ của cả năm nhóm hộ không chênh lệch nhau quá nhiều, chỉ từ 1 tới 2 sào Bắc Bộ. Loại cây trồng chính là ngô, đa phần đây là những ruộng cao, khó dẫn nước và giữ nước, nếu các hộ có thể chọn giống tốt thì sẽ mang lại sản lượng khá cao, với các giống ngô lai ngày càng cải tiến. Đặc biệt nếu các hộ có thể chăm bón tốt sẽ hỗ trợ được phần nào chi phí thức ăn cho chăn nuôi hộ gia đình như: gà, lợn, và phế phụ phẩm cho trâu, bò.

Nhóm hộ trồng keo có diện tích lâm nghiệp lớn nhất với 3.718 m2/hộ, đây là nhóm hộ có đại diện cho diện tích lâm nghiệp trên địa bàn xã, với việc mua giống dễ ràng, cũng như chăm sóc không khó khăn lắm nên đa phần các hộ sẽ trồng loại cây này. Nhóm hộ trồng bạch đàn có diện tích bình quân 3000 m2/hộ, thời gian thu hoạch của nhóm cây này khá dài, nhưng với diện tích khá này cần có những lựa chọn giống cây hợp lý, như chúng ta đã biết thì ngày trước giống bạch đàn đỏ với việc sử dụng trong thời gian dài không lo hư hỏng đồ đạc mối mọt, nhưng ngày nay cần có những lựa chọn giống nhập nội với thời gian sinh trưởng ngắn hơn thay thế sau thu hoạch. Nhóm hộ trồng mỡ có 2.407 m2/hộ, hiện tại với nhu cầu dùng mỡ làm dầm và xà nhà ngày càng tăng, đặc biết được sử dụng rộng rãi trong việc làm cọc chống và giàn dáo khi xây dựng, giá cả cũng vì thế mà ngày càng tăng và việc người dân mở rộng diện tích là điều hiển nhiên. Nhóm hộ trồng trám và xoan có diện tích bình quân không nhiều, cụ thể chỉ có 1.000 m2/hộ với nhóm hộ trồng trám và 900 m2/hộ với nhóm hộ trồng xoan. Do thời gian thu hoạch là khá dài nhưng giá cả lại rất cao, nên đây cũng là những lựa chọn hợp lý khi trồng hai loại cây này.

- Diện tích đất thổ cư bình quân/khẩu lớn nhất là nhóm hộ trồng trám với 123 m2/khẩu, nhóm hộ trồng keo là 113 m2/khẩu, nhóm hộ trồng mỡ là 95 m2/khẩu, hai nhóm hộ trồng bạch đàn và trồng keo lần lượt là 93 m2/khẩu và 91 m2/khẩu với nhóm hộ trồng xoan.

Diện tích đất lúa hai vụ/khẩu bình quân của nhóm hộ trồng trám là cao nhất với 480 m2/khẩu, tiếp theo là nhóm hộ trồng keo với 410 m2/khẩu, đây là mức khá cao, cho phép mỗi nhân khẩu có thể đủ khả năng sản xuất đủ lương thực cho hộ, và nếu có chuyển đổi mục đích thì cũng dễ ràng trong việc quyết định trồng cây gì cho phù hợp. Nhóm hộ trồng xoan và nhóm hộ trồng bạch đàn có mức bình quân lần

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn xã Hóa Trung - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên. (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)