ĐÀM THỊ KIỀU CHINH Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỚI MÔI TRƯỜNG SINH THÁI TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ PÁC PÓ XÃ TRƯỜNG HÀ, HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG” KHOÁ LUẬ
Trang 1ĐÀM THỊ KIỀU CHINH
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỚI MÔI
TRƯỜNG SINH THÁI TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ PÁC PÓ XÃ TRƯỜNG
HÀ, HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG”
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Khoá học : 2010 – 2014 Giảng viên hướng dẫn: TS Trần Văn Điền Khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm
THÁI NGUYÊN - 2014
Trang 2châm học đi đôi với hành, mỗi sinh viên khi ra trường cần chuẩn bị cho mình lượng kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng Quãng thời gian thực tập tốt nghiệp là giai đoạn vô cùng cần thiết đối với mỗi sinh viên, nhằm hệ thống lại toàn bộ chương trình đã được học và vận dụng lý thuyết vào trong thực tiễn Để qua đó sinh viên khi ra trường sẽ hoàn thiện về kiến thức, phương pháp làm việc cũng như năng lực công tác, nhằm đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn công việc
Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường tôi
đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường sinh thái tại khu di tích lịch sử Pác Bó xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng”
Hoàn thành được đề tài này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, cùng các thầy cô giáo trong trường đã luôn quan tâm, dạy bảo, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm, quý báu cho tôi trong suốt bốn năm học vừa qua Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn thầy giáo
TS Trần Văn Điền đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi hoàn thành tốt
đề tài này
Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng, song do điều kiện thời gian và năng lực còn nhiều hạn chế nên luận văn tốt nghiệp của tôi không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để bài luận văn của tôi được hoàn chỉnh hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên
Đàm Thị Kiều Chinh
Trang 3MTST : Môi trường sinh thái
DLST : Du lịch sinh thái
NĐ-CP : Nghị định – Chính phủ
UBND : Ủy ban nhân dân
NN-CN-TMDV : Nông nghiệp – Công nghiệp – Thương mại dịch vụ GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường
WTTC : Hội đồng Du lịch Thế Giới
HST : Hệ sinh thái
Trang 4Bảng 2.1 Các di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam đến năm 2012 5
Bảng 4.1 Bảng dân số, lao động và việc làm của xã Trường Hà 26
Bảng 4.2 Bảng thống kê việc làm của khu vực điều tra 27
Bảng 4.3 Bảng biến động sử dụng đất năm 2010 so với năm 2011 25
Bảng 4.4 Bảng biến động sử dụng đất năm 2012 so với năm 2013 27
Bảng 4.5 Các hệ sinh thái khu vực bảo vệ cảnh quan Pác Bó 32
Bảng 4.6 Một số chỉ tiêu quan trắc chất lượng nước tại Pác Bó ba năm trở lại đây 33
Bảng 4.7 Bảng các chỉ tiêu sinh học đánh giá mức độ ô nhiễm nước qua các năm 2010, 2011, 2012 31
Bảng 4.8 Bảng liệt kê các hành động của hoạt động du lịch tại khu di tích Pác Bó 41
Bảng 4.9 Các hạng mục, công trình đã và đang triển khai tại Pác Bó 38
Bảng 4.10 Bảng lượng khách du lịch ba năm gần đây của khu di tích 41
Bảng 4.11 Thành phần rác thải khu di tích Pác Bó 42
Bảng 4.12 Kết quả phỏng vấn thăm dò ý kiến về ảnh hưởng của hoạt động du lịch ( hoạt động thăm quan ) đến môi trường tự nhiên tại khu di tích Pác Bó 45
Trang 5Hình 2.1 Các di tích quốc gia đặc biệt 6
Hình 4.1 Biểu đồ tròn về thành phần lao động xã Trường Hà 24
Hình 4.4 Lượng khách du lịch ba năm gần đây của khu di tích Pác Bó 37
Hình 4.5 Sơ đồ về sự ảnh hưởng của môi trường đến du lịch 40
Hình 4.6 Sơ đồ về sự tác động của các hoạt động du lịch đến môi trường 41
Hình 4.7 Biểu đồ tỷ lệ thành phần rác thải ở khu du di tích 43
Hình 4.8 Sơ đồ cấu trúc du lịch sinh thái 50
Trang 6PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Yêu cầu của đề tài 3
1.4 Ý nghĩa của đề tài 3
1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 4
2.1.1 Một số khái niệm 4
2.1.2 Cở sở pháp lý của đề tài 11
2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 13
2.2.1 Các ảnh hưởng của du lịch tới môi trường trên thế giới theo WTTC (Hội đồng Du lịch Thế Giới) 13
2.2.2 Các nghiên cứu về ảnh hưởng của du lịch tới môi trường tại Việt Nam 15
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 17
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 17
3.1.2.Phạm vi nghiên cứu 17
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 17
3.3 Nội dung nghiên cứu 17
3.3.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Trường Hà, huyện Hà Quảng 17
3.3.2 Hiện trạng môi trường sinh thái tại khu di tích 18
3.3.3 Đánh giá ảnh hưởng của du lịch tới môi trường sinh thái khu di tích 18
3.3.4 Một số đề xuất và giải pháp khắc phục, giảm thiểu suy thoái, ô nhiễm môi trường do hoạt động du lịch gây ra 18
Trang 73.4.2 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 19
3.4.3 Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng phiếu câu hỏi đối với cán bộ quản lý, người dân và khách du lịch 19
3.4.4 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia 20
3.4.5 Phương pháp tổng hợp, phân tích xử lí số liệu viết báo cáo 19
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20
4.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Trường Hà 20
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 20
4.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 21
4.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội xã Trường Hà 23
4.1.4 Hiện trạng sử dụng đất của toàn xã 25
4.2 Hiện trạng chất lượng môi trường sinh thái khu di tích lịch sử Pác Bó 29
4.2.1 Hiện trạng môi trường sinh thái khu di tích lịch sử Pác Bó 32
4.2.2 Hiện trạng chất lượng nước tại khu di tích 33
4.2.3 Hiện trạng thu gom rác thải tại khu di tích 31
4.3 Đánh giá các ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường sinh thái 35
4.3.1 Tổng quan về khu di tích lịch sử Pác Bó 35
4.3.2 Thực trạng phát triển du lịch của khu di tích 36
4.3.3 Ảnh hưởng từ hoạt động du lịch tới khu di tích 36
4.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ, khắc phục, giảm thiểu suy thoái, ô nhiễm môi trường 49
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 52
5.1 Kết luận 52
5.2 Kiến nghị 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
Trang 8PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Đặt vấn đề
Nhân loại để tồn tại và phát triển thì cần phải bảo vệ được nguồn tài nguyên và môi trường Thế kỷ XXI, con người sẽ coi việc bảo vệ và khống chế tài nguyên môi trường là mục tiêu chủ đạo Vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên đang là vấn đề cấp bách trên thế giới hiện nay
Ngày nay chúng ta thường được nghe nhiều đến các cụm từ:”bảo vệ môi trường sinh thái”, “ô nhiễm môi trường sinh thái”, “khủng hoảng môi trường sinh thái”, “vấn đề môi trường sinh thái là vấn đề toàn cầu của thời đại” Vậy thực chất của vấn đề sinh thái ngày nay là gì?
Đó chính là vấn đề mối quan hệ giữa con người, xã hội, và tự nhiên Và
ở nước ta cũng vậy con người cùng với quá trình phát triển kinh tế đã và đang tác động sâu sắc tới môi trường sinh thái Nếu như phát triển được đánh giá bởi sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ thì bảo vệ lại là sự gìn giữ bảo tồn cái
cũ tránh cho nó những tác động xấu đồng thời có các biện pháp cải thiện nó cho phù hợp với nhu cầu của con người
Với lý do đó đảng và nhà nước ta đã có những chủ trương, đường lối, chính sách thiết thực nhằm bảo vệ môi trường sinh thái như việc đưa ra các văn bản luật, chính sách bảo vệ môi trường sinh thái, thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia, các khu du lịch sinh thái các khu di tích lịch sử nhằm vừa bảo tồn đa dạng sinh học vừa khai thác được nguồn lực tự nhiên và vừa bảo vệ môi trường
Khu di tích lịch sử Pác Bó Cao Bằng thuộc bản Pác Bó xã Trường
Hà huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng 55km về phía bắc, là nơi sau hơn 30 năm đi tìm đường cứu nước, ngày 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chọn để trở về Tổ quốc trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam Và chính tại đây, Người đã có nhiều chủ trương và quyết định quan trọng góp phần cho sự thành công của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945
Trang 9Khu di tích bao gồm 42 di tích gốc tiêu biểu như cột mốc 108, núi Các Mác, suối Lê Nin, hang Cốc Bó (tên địa phương có nghĩa à đầu nguồn), hang Lũng Lạn, hang Ngườm Vài (trên núi Các Mác), bàn đá lịch sử nơi Bác Hồ làm việc, lán Khuổi Nậm , mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc đang được bảo tồn
và được khôi phục một phần để phục vụ khách tham quan du lịch Ngoài ra Pác Bó còn là nơi được thiên nhiên ưu đãi có núi non hùng vĩ sơn thuỷ hữu tình do vậy hàng năm Khu di tích đón trên 25.000 lượt khách đến để thăm quan du lịch vừa kết hợp với du lịch văn hóa, lịch sử với du lịch sinh thái Do vậy các tác động từ hoạt động du lịch và các hoạt động khác của con người tới môi trường sinh thái tại Pác bó là không hề nhỏ
Tuy nhiên tại Pác Bó lại chưa có một đề tài nào nghiên cứu cụ thể về ảnh huởng của hoạt động du lịch tới môi truờng sinh thái tại đây nên việc đánh giá ảnh hưởng và đề xuất ra các biện pháp khả thi để bảo vệ môi trường sinh thái
là vấn đề rất cần thiết
Được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS Trần Văn Điền - giảng viên khoa Môi trường, hiệu trưởng trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động
du lịch tới môi trường sinh thái tại khu di tích lịch sử Pác Bó xã Trường
Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng”
1.2 Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường sinh thái tại khu di tích lịch sử Pác Bó xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý về môi trường và hệ sinh thái của khu di tích
- Xác định và làm rõ các ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường sinh thái của khu di tích
- Đề xuất một số biện pháp xử lý nhằm, giảm thiểu các ảnh hưởng tới môi trường và giải pháp duy trì các giá trị sinh thái vốn có
1.3 Yêu cầu của đề tài
- Phản ánh đúng hiện trạng môi trường sinh thái của khu di tích
Trang 10- Thông tin và số liệu thu được chính xác trung thực, khách quan
- Các hình ảnh chân thực chính xác, đại diện được cho cho khu vực nghiên cứu
- Đánh giá đầy đủ, chính xác các ảnh hưởng từ hoạt động du lịch tới môi trường sinh thái tại khu di tích
- Giải pháp kiến nghị đưa ra phải thực tế, có tính khả thi và phù hợp với điều kiện của khu di tích
1.4 Ý nghĩa của đề tài
1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Giúp người học có cơ hội tiếp cận với cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học thực tiễn, nắm vững hơn những kiến thức đã học và có
cơ hội được vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế Bên cạnh đó còn được rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế Đồng thời được trải nghiệm giữa lý thuyết và thực
tiễn để tiếp thu học hỏi nhiều điều bổ ích mới
1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đưa ra được các tác động của hoạt động du lịch tới môi trường đất, nước, không khí và hệ sinh thái để từ đó giúp cho đơn vị quàn lý có các biện pháp quản lý, ngăn ngừa, giảm thiểu hợp lý các tác động xấu tới môi trường, cảnh quan và con người
- Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách bảo vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
- Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục cho mọi người về bảo
vệ môi trường
- Cảnh báo nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm suy thoái môi trường sinh thái tự nhiên
Trang 11PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm khu di tích lịch sử và vai trò của nó
a) Các khái niệm:
Khái niệm Di tích lịch sử văn hóa: Theo luật Di sản văn hóa của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quốc hội khóa X thông qua trong
kỳ họp thứ 9 ngày 29/09/2001
Di tích lịch sử, văn hóa: là công trình xây dựng địa điểm và các di vật,
cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình địa điểm đó có giá trị lịch sử văn hóa, khoa học
Ngày 10/05/2012 Pác Bó đã vinh dự được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt
Khái niệm Di tích quốc gia đặc biệt: Di tích quốc gia đặc biệt là
những di tích Việt Nam có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia Di tích quốc gia đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng trên cơ sở lựa chọn các di tích quan trọng đã được Bộ Văn hóa thể thao du lịch xếp hạng là di tích quốc gia
b) Vai trò của các khu di tích lịch sử:
Các khu di tích lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong việc lưu trữ và bảo tồn các giá trị lịch sử vật thể và cả phi vật thể
Khu di tích là nơi bảo tồn các công trình các di vật mang ý nghĩa văn hóa và lịch sử to lớn để cho đời sau tới thăm quan và được biết về một thời kì khó khăn và hào hùng của dân tộc
Trang 12Bảng 2.1 Các di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam đến năm 2012
An Toàn Khu Định Hóa Thái Nguyên Yên Thế
Yên tử Đền Hùng Bạch Đằng Vịnh Hạ Long
Châu thổ sông
Hồng
Cổ Loa Hoàng thành Thăng Long Văn Miếu Quốc Tử Giám Phủ Chủ tịch Hồ Chí Minh Côn Sơn Kiếp Bạc
Chùa Keo Đền Trần – chùa Phổ Minh
Cố đô hoa lư Thắng cảnh Tràng An – Tam Cốc – Bích Động
Duyên hải miền
Trung
Lam Kinh Thành nhà Hồ Kim Liên Khu di tích Nguyễn Du Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Cố đô Huế
Đô thị Hội An Thánh địa Mỹ Sơn
Các tỉnh Nam
Bộ
Vườn quốc gia Cát Tiên Trung ương cục miền Nam Dinh Độc Lập
Nhà tù Côn Đảo
Gò Tháp Khu di tích Tôn Đức Thắng
Óc eo – Ba Thê
( nguồn số liệu: Bộ văn hóa thể thao du lịch, năm 2012)
Trang 13Hình 2.1 Các di tích quốc gia đặc biệt
Trang 14Khu di tích có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc
Di tích lịch sử còn là phương tiện để giới thiệu hình ảnh địa phương cho các du khách trong và ngoài nước, tạo tiền đề cho các chiến lược phát triển du lịch, góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội của địa phương đất nước
Mỗi di tích mang một dấu ấn, một truyền thống một ý nghĩa riêng trong việc giáo dục truyền thống cho cán bộ, đảng viên, nhân dân và đặc biệt là thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng hào hùng của dân tộc ta
Ngoài ra các di tích còn là nơi có phong cảnh đẹp và những giá trị lịch
sử quan trọng cần được bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di sản, di tích văn hóa gắn kết với hoạt động du lịch và quảng bá hình ảnh địa phương
2.1.1.2 Khái niệm môi trường và môi trường sinh thái
* Khái niệm môi trường:
Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2005 môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất,
sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”
* Khái niệm môi trường sinh thái:
Môi trường sinh thái (MTST) là bao gồm tất cả những điều kiện xung quanh có liên quan tới sự sống của cơ thể Đối với con người MTST là tất cả các điều kiện tự nhiên và xã hội, cả vô cơ và hữu cơ, có liên quan tới sự sống của con người, sự tồn tại và phát triển của xã hội
2.1.1.3 Du lịch và du lịch sinh thái
a) Du lịch
Hoạt động du lịch gắn liền với lịch sử hình thành của xã hội loài người Trong buổi đầu hình thành người ta chưa có quan điểm cụ thể về du lịch Lúc này các hoạt động du lịch chủ yếu dưới dạng hình thức buôn bán, vui chơi của tầng lớp quý tộc, tri thức và mang tính tự phát Ngày nay du lịch trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến không chỉ ở những nước phát triển mà còn ở tất
cả các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam Tuy nhiên cho đến nay nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất trong một định nghĩa
Trang 15Để có cách nhìn đầy đủ về kinh tế kinh doanh, một quan điểm về du lịch cho rằng "Du lịch là ngành kinh doanh bao gồm các tổ chức hướng dẫn
du lịch, sản xuất và trao đổi hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về việc đi lại, lưu trú, tham quan, ăn uống, giải trí, tìm hiểu nhu cầu của khách" Các hoạt động đó mang lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho đất nước làm du lịch và bản thân doanh nghiệp
Ở Việt Nam với mục đích tạo thuận lợi cho việc phát triển du lịch trong nước và du lịch quốc tế, tăng cường hoạt động quản lý du lịch tại khoản 1 điều 4 Luật Du lịch năm 2005 quy định : "Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định"
Có nhiều quan niệm về du lịch khác nhau Ở Việt Nam, khái niệm du lịch đã được định nghĩa chính thức trong Điều 1, Pháp lệnh Du lịch Việt Nam (năm 1999) như sau : "Du lịch là một nghành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên vùng, liên ngành và tính xã hội hóa cao, phát triển du lịch nhằm đáp ứng tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước"
b) Du lịch sinh thái (DLST)
Ngày nay sự hiểu biết về du lịch sinh thái đã phần nào được cải thiện, thực sự đã có một thời gian dài du lịch sinh thái là chủ đề nóng của các hội thảo về chiến lược và chính sách bảo tồn và phát triển các vùng sinh thái quan trọng của các quốc gia và thế giới Trong những năm qua đã có nhiều nhà khoa học danh tiếng tiên phong nghiên cứu lĩnh vực này, điển hình như:
Hector Ceballos-Lascurain- một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái, định nghĩa DLST lần đầu tiên được ông đưa ra vào năm 1987 như sau: "Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc
ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: Nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động - thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong những khu vực này"
Trang 16Năm 1994, nước Úc đã đưa ra khái niệm “DLST là Du lịch dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên được quản lý bền vững về mặt sinh thái”
Theo Hiệp hội DLST Hoa Kỳ (năm 1998) “DLST là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”
Honey (1999) thì cho rằng “DLST là du lịch hướng tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít tác hại và với quy mô nhỏ nhất Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị về văn hóa và quyền con người”
Ở Việt Nam vào năm 1999, trong khuôn khổ hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái đã đưa ra định nghĩa như sau:
“Du lịch sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương
và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”
Năm 2000, Lê Huy Bá cũng đưa ra khái niệm “DLST là một loại hình
du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triền môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững” Trong luật du lịch năm 2005, có một định nghĩa khá ngắn gọn “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” Theo quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, do bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành năm 2007, thì Du lịch Sinh thái được hiểu “Là
Trang 17hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa phương nhằm phát triển bền vững”
Theo Hiệp hội Du lịch Sinh Thái (The Internatonal Ecotourism society) thì “DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”
Qua tìm hiểu các khái niệm trên ta có thể thấy rằng các khu bảo tồn và vườn quốc gia là nơi phù hợp nhất, bởi đây chính là nơi có nhiều yếu tố hấp dẫn khách du lịch sinh thái Song bên cạnh đó các khu di tích văn hóa lịch sử
có phong cảnh đẹp, nguyên sơ cũng là nơi thu hút khách du lịch không kém
Những yếu tố này có thể là một hoặc nhiều loài động thực vật quý hiếm
và đặc hữu, cuộc sống hoang dã, phong tục tập quán, tính đa dạng sinh học cao, địa hình hùng vĩ, các khu di tích lịch sử hoặc văn hóa, mang tính đặc thù trong điều kiện tự nhiên Những yếu tố này sẽ làm lợi cho các đơn vị tổ chức du lịch sinh thái và cộng đồng địa phương do vậy các yếu tố này sẽ được bảo vệ tốt
Ở Việt Nam nói chung và ở các khu di tích nói riêng, du lịch góp phần tăng nguồn thu hiệu quả cho việc bảo tồn các giá trị văn hóa bảo tồn tự nhiên
và cải thiện sinh kế cho người dân ở nơi đó, như một giải pháp trước mắt Tuy nhiên các hoạt động du lịch ở đây phải được xây dựng bám sát định nghĩa về
du lịch sinh thái Nhằm đảm bảo rằng phát triển du lịch sinh thái không làm tổn hại đến môi trường và tăng nguồn thu nhập một cách bền vững cho cộng đồng địa phương bằng các hoạt động du lịch sinh thái
c) Môi trường du lịch
*Khái niệm môi trường du lịch:
Môi trường du lịch bao gồm tổng thể các nhân tố về tự nhiên, kinh tế -
xã hội và nhân văn trong đó hoạt động du lịch tồn tại và phát triển”
Hoạt động du lịch có mối quan hệ mật thiết với môi trường, khai thác đặc tính của môi trường để phục vụ mục đích phát triển và tác động trở lại góp phần làm thay đổi các đặc tính của môi trường
Sự tồn tại và phát triển của du lịch với tư cách là một ngành kinh tế gắn liền với khả năng khai thác tài nguyên, khai thác đặc tính của môi trường xung quanh Chính vì vậy hoạt động du lịch liên quan một cách chặt chẽ với
Trang 18môi trường hiểu theo nghĩa rộng Các cảnh đẹp của thiên nhiên như núi, sông,
biển cả , các giá trị văn hoá như các di tích, công trình kiến trúc nghệ thuật
hay những đặc điểm và tình trạng của môi trường xung quanh là những tiềm
năng và điều kiện cho phát triển du lịch Ngược lại, ở chừng mực nhất định,
hoạt động du lịch tạo nên môi trường mới hay góp phần cải thiện môi trường
như việc xây dựng các công viên vui chơi giải trí, các công viên cây xanh, hồ
nước nhân tạo, các làng văn hoá du lịch Như vậy, rõ ràng rằng hoạt động
du lịch và môi trường có tác động qua lại, tương hỗ lẫn nhau và nếu khai thác,
phát triển hoạt động du lịch không hợp lý có thể sẽ là nguyên nhân làm suy
giảm giá trị của các nguồn tài nguyên, suy giảm chất lượng môi trường và
cũng có nghĩa là làm suy giảm hiệu quả của chính hoạt động du lịch
Bất cứ hoạt động nào của du lịch cũng có tác động hai chiều đến môi
trường của nó Cho nên trong hoạt động du lịch cần có những quy hoạch hợp
lý, chính sách và dự án tối ưu nhất nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường
2.1.2 Cở sở pháp lý của đề tài
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006
- Luật bảo vệ và phát triển rừng của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam số 24/2004 QH11 ngày 03/12/2004
- Luật du lịch của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
số 44/2005 QH11 ngày 14/6/2005
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP Sửa đổi bổ xung nghị định
80/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của
luật bảo vệ môi trường
- Nghị định 80/2003/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường
- Luật Đa dạng sinh học năm 2008 được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ tư, thông qua ngày 13 tháng 11
năm 2008, và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009
- Nghị định 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường
Trang 19- Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
- Quyết định 126/QĐ-TTG năm 2012 của thủ tướng chính phủ về thí điểm chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng
Trang 202.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1 Các ảnh hưởng của du lịch tới môi trường trên thế giới theo WTTC (Hội đồng Du lịch Thế Giới)
Du lịch đã được chứng minh là ngành công nghiệp dân sự quan trọng nhất trên thế giới Theo WTTC, chỉ đến năm 1993 ngành du lịch đã sản sinh
ra 3,5 ngàn tỷ USD cho thu nhập thế giới; Ngoài ra ngành lữ hành và du lịch còn tạo công ăn việc làm cho 127 triệu người và các con số như trên đã tăng gấp đôi tính đến năm 2005
Du lịch và vấn đề suy thoái, ô nhiễm môi trường:
Nói chung, hoạt động du lịch đã đưa đến rất nhiều vấn đề cho môi trường sinh thái Lần lượt liệt kê một số tác động tiêu cực:
- Việc khai phá và chuyển đổi mục đích sử dụng các vùng đất tự nhiên
để xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, các khu vui chơi giải trí, cơ sở hạ tầng phục
vụ du lịch đã làm mất đi khu hệ cư trú của nhiều loài động vật hoang dã, phá vở các khu hệ động - thực vật và gây ra sự suy giảm về đa dạng sinh học và mất cân bằng sinh thái
- Chất thải rắn, nước thải từ các điểm du lịch, các khu du lịch làm nhiểm bẩn môi trường đất và các nguồn nước trong các thủy vực
- Việc san lấp mặt bằng, phá rừng ngập mặn, đất và rừng ngập nước để tạo ra các công trình du lịch ở các vùng ven biển, các vùng ngập, bán ngập, các vùng đới bờ đã làm mất môi trường sống của nhiều loài sinh vật có đời sống gắn liền với điều kiện ngập nước, ngập mặn
- Phá rừng để lấy lâm sản quý làm đồ lưu niệm, lấy gỗ phục vụ cho xây dựng các công trình du lịch cũng không tính toán hết các tác hại của chúng, tuy nhiên tựu trung vào các vấn đề sau: Giảm sút đa dạng sinh học, gây ra xói mòn và rửa trôi trên các sườn dốc, hoang hóa và sa mạc hóa xuất hiện và lan rộng nhanh hơn
- Ô nhiễm không khí gia tăng do hoạt động vận chuyển hành khách sẽ tác động đến bầu khí quyển, đến đời sống của sinh vật và thậm chí còn là nguyên nhân gây ra sự di cư đối với nhiều loại động vật nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường không khí
Trang 21- Sự vận hành của khách du lịch và các phương tiện du lịch có thể làm chai cứng đất, gây ra hiện tượng du nhập sinh vật ngoại lai, gây xáo trộn đến sinh lý động thực vật và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của các hệ sinh thái vốn rất nhạy cảm với các biến động của môi trường
- Các công trình phục vụ du lịch mọc lên có thể gây ra sự thay đổi điều kiện địa mạo, thủy vực
- Việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu để chăm sóc cỏ (ở các sân golf), cây trồng ở các công trình phục vụ du lịch có thể gây ô nhiễm đất
và các nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản
- Các công trình du lịch còn có thể gây ra xói mòn đất, thay đổi tính chất dòng chảy, đới bờ và làm cho tính chất môi trường bị biến đổi theo chiều hướng bất lợi cho cuộc sống
Ngoài ra, còn có rất nhiều tác hại như làm thay đổi tính chất mặn ở các đới bờ do việc xây dựng và vận hành các công trình du lịch dọc bờ, gây ồn, gây chết nhiều loại động - thực vật Ở đây, chúng tôi chỉ đưa ra một số vấn
đề mang tính chất “nóng” xảy ra trong hoạt động du lịch, từ đó các vấn đề khác sẽ được diễn giãi một cách dễ dàng hơn
Các tác động tiềm tàng: Tác động tiềm ẩn lên thực vật: có thể kể đến các
tác động của phát triển du lịch và các hoạt động của nó lên thực vật như sau:
- Thiếu cẩn thận trong việc sử dụng lửa, chặt phá cây cối để tạo nơi cắm trại, thải bỏ rác thải không đúng các quy định về vệ sinh môi trường, sử dụng các phương tiện giao thông
- Gây suy giảm giống loài
- Gây phiền nhiễu đến sự phát triển bình thường của thực vật
- Ngăn chặn sự tái sinh của các vật chất hữu cơ trong đất
- Làm giảm độ che phủ của thực vật và đa dạng sinh học
Tác động tiềm ẩn lên chất lượng nước: Tác động tiềm ẩn của phát triển
du lịch và các hoạt động của nó bao gồm cả sự ô nhiễm nước, đây là kết quả của sự thải bỏ chất thải trong hoạt động du lịch thẳng xuống các kênh rạch, sông hồ, hoạt động bơi lội, chèo thuyền, vết dầu loang một mặt gây ra sự suy giảm chất lượng nguồn nước, mặt khác chất ô nhiễm có thể tích tụ trong
cơ thể thủy sinh động vật và thực vật và đi vào cơ thể con người Ngoài ra,
Trang 22vấn đề “phú dưỡng hóa” trong môi trường nước cũng là trường hợp đáng lo ngại
Tác động tiềm ẩn lên môi trường không khí: Tác động tiềm ẩn của du
lịch lên môi trường không khí thể hiện qua các nguồn khí thải CO2, CO, SOx, NOx từ giao thông bộ, giao thông thủy và vận chuyển hành khách trên không Ô nhiễm không khí có thể diễn ra trong giới hạn hẹp, cũng có thể trong giới hạn rộng tùy thuộc vào các điều kiện về địa hình, về tính chất và phạm vi tác động của sự ô nhiễm
Tác động tiềm ẩn lên động vật: Hầu hết du khách quan tâm đến việc
thưởng ngoạn các động vật bản địa Từ đó sẽ tác động lên:
- Phá vỡ điều kiện sống của động vật
- Làm thay đổi sinh lý và hành vi của động vật
- Giết hại hay loại bỏ động vật ra khỏi môi trường sống của chúng
- Hoạt động tìm kiếm vật lưu niệm gây suy giảm nguồn tài nguyên động vật và đa dạng sinh học
Như vậy, môi trường sống của thực vật, động vật, chất lượng không khí, chất lượng nguồn nước và môi trường đất đã có sự biến đổi không có lợi cho cuộc sống của sinh vật và con người do hoạt động của du lịch mang lại Ngoài ra, các vấn đề khác cũng có chiều hướng biến đổi theo như thay đổi cảnh quan thiên nhiên, gây suy thoái và ô nhiễm môi trường
Phát triển du lịch cần tiêu thụ cảnh quan để phục vụ cho xây dựng các công trình du lịch Nếu có sự tính toán, đánh giá tác động môi trường và quản
lý một cách thận trọng thì các ảnh hưởng của du lịch lên môi trường sinh thái
có thể được giảm thiểu
2.2.2 Các nghiên cứu về ảnh hưởng của du lịch tới môi trường tại Việt Nam
Hiện nay du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói quan trọng của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam Tuy nhiên ngành công nghiệp này cũng gây ra không ít hưởng tiêu cực tới môi trường Do vậy ở Việt Nam cũng
có rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của du lịch tới môi trường Một số nghiên cứu tiêu biểu:
Trang 23Chuyên đề Bảo vệ môi trường du lịch được thực hiện bởi PGS.TS
Phạm Trung Lương - Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch tháng 10 năm
2010 đã chỉ ra những khái niệm môi trường, môi trường Du lịch, ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường và đưa ra một số giải pháp cho các tổ chức nhằm nâng cao ý thức và bảo vệ môi trường Du lịch
Những kết quả thu được từ báo cáo Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường tự nhiên tại Vườn quốc gia Xuân Thủy
do Th.s Đặng Văn Huyến thực hiện tháng 02 năm 2003 chỉ rõ Lượng rác thải khách du lịch để lại gây ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, tiếng ồn do việc xây dựng và du khách đem lại gây ảnh hưởng tới các loài động vật yên tĩnh nhất là chim, hoạt động phát quang và xây dựng cơ sở vật chất gây ảnh hưởng lớn tới thảm thực vật và môi trường sinh thái (Đặng Văn Huyến, 2003) [4]…
Cao Bằng là vùng đất có truyền thống cách mạng lâu đời thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, có đường biên giới với Trung Quốc dài 311km Khí hậu
ôn hòa, thiên nhiên đa dạng và phong phú, còn mang nhiều nét hoang sơ, nguyên sinh Nằm ở phía bắc vùng Việt Bắc nơi địa đầu của Tổ quốc, Cao Bằng là nơi có tiềm năng du lịch phong phú Với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng về cả ý nghĩa lịch sử và cảnh quan như Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác
Bó, Thác Bản Dốc, động Ngườm Ngao, hồ Thang Hen, Khu di tích lịch sử rừng Trần Hưng Đạo, khu bảo tồn Phia Oắc-Phia Đén… Đó là lý do trong năm 2013 Cao Bằng đón trên 517.200 lượt khách du lịch Trong đó, khách quốc tế là 28.215; khách nội địa là 488.985 lượt Doanh thu ước đạt 79 tỷ đồng Nộp ngân sách 7,9 tỷ đồng Nguồn lợi từ du lịch đem lại cho Cao bằng
là rất lớn tuy nhiên mặt trái của nó chính là các tác động tiêu cực tới môi trường do hoạt động này gây ra Tuy nhiên tại Cao Bằng lại chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể nào về các ảnh hưởng của du lịch, du lịch sinh thái tới môi trường để đưa ra được ra các giả pháp phù hợp cho sự phát triển du lịch của tỉnh thời gian tới nhằm đưa ngành du lịch tỉnh nhà có một diện mạo mới một
sự phát triển bền vững, tương xứng với tiềm năng và đảm bảo cho sự phát triển bền vững của tất cả các ngành kinh tế
Trang 24PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Hiện trạng môi trường sinh thái khu di tích lịch sử Pác Bó - Cao Bằng
- Hiện trạng phát triển của hoạt động du lịch tới môi trường sinh thái khu di tích lịch sử Pác Bó - Cao Bằng
- Các tác động do hoạt động du lịch tới môi trường sinh thái khu di tích lịch sử Pác Bó - Cao Bằng
3.1.2.Phạm vi nghiên cứu
- Khu di tích lịch sử Pác Bó xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Khu di tích lịch sử Pác Bó và khu dân cư xung quanh tại xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
- Thời gian nghiên cứu: Từ 31/12/2013 đến tháng 04/2014
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Trường Hà, huyện Hà Quảng
* Điều kiện tự nhiên:
Vị trí địa lý
- Địa hình, địa chất, cảnh quan tự nhiên
- Khí hậu, thuỷ văn
- Khoáng sản theo thăm dò
* Điều kiện kinh tế - xã hội
- Đặc điểm chung về phát triển văn hoá xã hội
- Dân số, việc làm
- Cơ sở hạ tầng
Trang 253.3.2 Hiện trạng môi trường sinh thái tại khu di tích
Hiện trạng đa dạng sinh học tại khu di tích
Hiện trạng chất lượng môi trường nước tại khu di tích
Hiện trạng thu gom rác thải
3.3.3 Đánh giá ảnh hưởng của du lịch tới môi trường sinh thái khu di tích
3.3.3.1 Ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường sinh thái
- Đánh giá các ảnh hưởng tới môi trường đất, nước, không khí
- Đánh giá ảnh hưởng tới cảnh quan
- Đánh giá ảnh hưởng tới hệ sinh thái
3.3.3.2 Ý kiến của người dân về ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường sinh thái của khu di tích
3.3.4 Một số đề xuất và giải pháp khắc phục, giảm thiểu suy thoái, ô nhiễm môi trường do hoạt động du lịch gây ra
- Đối với cơ quan quản lý
- Đối với khách du lịch
- Đối với cộng đồng dân cư
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp
Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp: Thu thập, nghiên cứu và phân tích các tài liệu sau:
- Tài liệu, thông tin, số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội (Dân số, việc làm, cơ sở hạ tầng…) của của xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
- Tài liệu về quá trình thành lập, phát triển và hiện trạng khu di tích
- Tài liệu về số liệu biến động sử dụng đất của xã Trường Hà
- Tài liệu về công tác quản lý chất lượng môi trường tại địa bàn nghiên cứu
- Tài liệu về các văn bản pháp quy về khai thác khoáng sản, về bảo vệ môi trường, về quản lý tài nguyên nước, các tiêu chuẩn Việt Nam… và các tài liệu có liên quan
- Kế thừa các tài liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, số liệu biến động sử dụng đất, tài nguyên môi trường, bằng cách điều tra, thu thập số liệu
Trang 26từ các cơ quan, ban ngành thuộc UBND xã Trường Hà, ban quản lý khu di tích Pác
Bó và chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Cao Bằng
3.4.2 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Đi điều tra, khảo sát thực địa trực tiếp và ghi lại bằng hình ảnh về các tác động do hoạt động du lịch gây ra cho môi trường
3.4.3 Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng phiếu câu hỏi
Phạm vi phỏng vấn: khu di tích lịch sử Pác Bó, xã Trường Hà, huyện
Hà Quảng tỉnh Cao Bằng
Đối tượng phỏng vấn: Các hộ gia đình, ban quản lý trong khu di tích, khách du lịch
Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn phát phiếu điều tra dự kiến:
- Phỏng vấn 30 cán bộ quản lý làm việc ở các chức vụ khác nhau và quản lý ở các khu vực khác nhau trong khu di tích bao gồm các câu hỏi nhằm đánh giá hiệu quả công tác quản lý khu di tích, những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý
- Phỏng vấn người dân bản địa trong phạm vi làng Pác Bó nơi có khu di tích với tổng số hộ điều tra là 30 hộ
- Phỏng vấn 30 khách du lịch về hiện môi trường sinh thái tại khu di tích trong thời gian thực tập
3.4.4 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Tham khảo ý kiến của thầy cô, người có liên quan, ý kiến đóng góp của cán bộ chuyên gia Chi cục Bảo Vệ Môi trường tỉnh Cao Bằng
3.4.5 Phương pháp tổng hợp, phân tích xử lí số liệu viết báo cáo
- Phương pháp xử lý số liệu: Các dữ liệu được kiểm tra chéo nhằm loại
bỏ những thông tin sai lệch hoặc cá biệt Các dữ liệu định tính thu được sẽ được trình bày theo kiểu trần thuật Các dữ liệu định lượng được trình bày dưới dạng bình quân
- Số liệu được tổng hợp và phân tích bằng phần mềm excel,…
- Đối chiếu, so sánh với các quy định của pháp luật về Môi trường
Trang 27PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Trường Hà
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Trường Hà là xã vùng 2 biên giới của huyện Hà Quảng, cách trung tâm huyện 9km về phía Tây Bắc, có tổng diện tích tự nhiên là 2.945,29ha Có
vị trí giáp ranh như sau:
+ Phía Bắc giáp xã nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa
+ Phía Đông giáp xã Kéo Yên
+ Phía Nam giáp xã Xuân Hòa, xã Nà Sác
+ Phía Tây giáp xã Nà Sác
- Địa hình núi cao có độ cao từ 500m đến 950m so với mực nước biển, dạng địa hình này hiện đang được khoanh nuôi bảo vệ rừng đặc dụng và khoanh nuôi tái sinh rừng
4.1.1.3 Khí hậu, thủy văn
- Khí hậu
Xã Trường Hà nằm trong vùng tiểu khí hậu nhiệt đới của huyện với 2 mùa rõ rệt trong năm Mùa đông lạnh và khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Mùa hè nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10
- Nhiệt độ cao và khá ổn định trung bình trong năm khoảng 22,4oC
- Tổng lượng mưa trung bình khoảng 1.800mm/năm, mưa tập trung vào các tháng 7, 8, 9 với lượng mưa chiếm 80% lượng mưa cả năm Mùa khô lượng mưa nhỏ chiếm 20% tổng lượng mưa của năm Độ ẩm trung bình là 84%
Trang 28- Thủy văn
Xã Trường Hà có con suối Lê Nin chảy qua với lưu lượng nước tương
đối lớn vào mùa mưa, ngoài ra còn nhiều con suối khe suối nhỏ khác (suối Khuổi Hong, Bản Hoàng….) đều chảy về suối Lê Nin, do địa hình bị chia cắt
mạnh bởi các dãy núi cao với độ dốc chênh lệch đã tạo ra các khe suối nhỏ và ngắn, mùa khô thì cạn kiệt, mùa mưa lưu lượng dòng chảy lớn đổ vào con suối Lê Nin đã tạo ra cho lưu lượng chênh lệch cho hai mùa lớn, vì vậy thường xảy ra những cơn lũ cục bộ làm ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã
4.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
4.1.2.1 Đất đai
A Đất sản xuất nông nghiệp
Hiện nay đất sản xuất nông nghiệp toàn xã có 232,75ha, chiếm 8,42% diện tích nhóm đất nông nghiệp Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp/hộ sản xuất nông nghiệp là 0,58ha
Trong cơ cấu diện tích đất sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là đất trồng cây hàng năm với 227,8ha, chiếm 97,87% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, còn lại là đất trồng cây lâu năm 4,59ha, chiếm 2,13%
B Đất lâm nghiệp:
Theo số liệu thống kê đất đai, năm 2010 xã có 2.527,96ha đất lâm nghiệp, chiếm 91,46% nhóm dất nông nghiệp, trong đó: 100% là rừng đặc dụng gồm: Đất có rừng tự nhiên đặc dụng 2.189,39ha, chiếm 86,61%: đất có rừng trồng đặc dụng 338,57ha, chiếm 13,39%
C Đất nuôi trồng thủy sản:
Năm 2010 có 3,35ha, chiếm 0,12% diện tích đất nông nghiệp
D Nhóm đất phi nông nghiệp:
Năm 2010 có 125,71ha, chiếm 4,27% diện tích đất tự nhiên Bao gồm: a) Đất ở tại nông thôn: Tổng diện tích đất ở hiện có 20,41ha, chiếm 16,24% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp Bình quân đất ở là 507m2/hộ
b) Đất chuyên dùng là 95,30ha, chiếm 75,81% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp, bao gồm các loại đất sau:
Trang 29- Đất trụ sơ cơ quan công trình sự nghiệp có diện tích 0,16ha, chiếm 0,17% diện tích đất chuyên dùng
- Đất quốc phòng an ninh có 22,05ha, chiếm 23,14% diện tích đất chuyên dùng
- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có 0,06ha, chiếm 0,06% diện tích đất chuyên dùng
- Đất sử dụng vào mục đích công cộng: Diện tích đất sử dụng vào mục đích công cộng là 73,03ha, chiếm 76,63% diện tích đất chuyên dùng, bao gồm các loại đất sau:
+ Đất giao thông có diện tích 12,05ha, chiếm 16,5% diện tích đất sử dụng vào mục đích công cộng
+ Đất thủy lợi: Diện tích 3,79ha, chiểm 5,19% diện tích đất sử dụng vào mục đích công cộng, được sử dụng để xây đập nước, kênh mương phục
vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân trong xã
+ Đất tải năng lượng, truyền thông 0,16ha; chiếm 0,22% diện tích đất
c) Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Diện tích 0,4ha; chiếm 0,23% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp d) Đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng:
Diện tích 9,6ha, chiếm 7,64% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp Trong đó có 9,57ha diện tích đất kênh rạch suối, chiếm 99,96% diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng, đât có mặt nước chuyên dùng 0,03ha, chiếm 0,31% diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
E Nhóm đất chưa sử dụng:
Toàn xã hiện còn 55,52ha đất thuôc nhóm chưa sử dụng, chiếm 1,89% diện tích đất tự nhiên, trong đó: Đất bằng chưa sử dụng là 5,47ha, chiếm
Trang 309,85% diện tích đất chưa sử dụng diện tích này có thể sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp; 9,77ha đất đồi núi chưa sử dụng, chiếm 13,74% và 40,28ha núi đá không có rừng cây chiếm 72,55%
4.1.2.2 Rừng – Tài nguyên sinh vật.
Diện tích đất rừng tự nhiên đặc dụng có 2.527,96ha, độ che phủ đạt 85,8% diện tích rừng tự nhiên đặc dụng tập trung chủ yếu ở Pác Bó
+ Thảm thực vật: Còn khá nguyên sơ, phần lớn là rừng nhiệt đới tái sinh tự nhiên, một phần nhỏ đất rừng trồng các loại cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc như thông lá kim và keo tai tượng
4.1.2.3 Mặt nước
- Nước mặt: Đây là nguồn nước chính phục vụ sản xuất và sinh hoạt
của người dân Nguồn nước mặt chủ yếu là nước mưa được lưu trữ trong các
ao, ruộng và hệ thống sông suối Chất lượng nguồn nước tương đối sạch
- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm hiện tại chưa được khảo sát đầy đủ, song trong thực tế nhiều khu vực có thể khai thác được nướ ngầm, để đưa vào phục vụ đời sống cho nhân dân trong vùng (đào giếng lấy nước) Tuy nhiên còn một số xóm vùng cao do địa hình đồi núi có độ dốc lớn, nguồn nước ngầm thường rất sâu nên việc đầu tư khai thác nguồn nước ngầm sẽ rất tốn kém
4.1.2.4 Khoáng sản
Đến nay chưa có điều tra cụ thể nào được tiến hành nghiên cứu về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn xã
4.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội xã Trường Hà
4.1.3.1 Điều kiện kinh tế
1 Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm: 15,3%
2 GDP bình quân đầu người: 1,4 triệu đồng
3 Cơ cấu các ngành trong GDP: Tỷ trọng NN-CN-TMDV: 85 % - 5
% - 10%
4 Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn/ 1 năm: 255,579 tỷ đồng
(Số liệu thống kê cuối năm 2008) 4.1.3.2 Điều kiện xã hội – giáo dục
Trang 31Bảng 4.1 Bảng dân số, lao động và việc làm của xã Trường Hà
Dân số ( nhân khẩu)
Lao động ( người )
Tổng Số hộ Mật độ Tổng Lao động
nông nghiệp
Lao động phi nông nghiệp
( Nguồn: Tổng hợp từ UBND xã Trường Hà,2014)
Biểu đồ thành phần lao động Xã Trường Hà
86%
14%
Lao động nông nghiệp Lao động phi nông nghiệp
Hình 4.1 Biểu đồ tròn về thành phần lao động xã Trường Hà
Theo thống kê năm 2010 dân số của xã có 1568 nhân khẩu với 402 hộ, bình quân nhân khẩu toàn xã có 4 người/ hộ Mật độ dân số bình quân của toàn xã là 53 người/km2
Toàn xã có 738 lao động, chiếm 47% dân số, trong đó: Lao động nông
nghiệp 653 người (chiếm 86%) Tuy nhiên chất lượng lao động còn thấp chủ
yếu là lao động chưa qua đào tạo, tỷ lệ lao động qua đào tạo có kỹ thật còn
thấp Lao động phi nông nghiệp 103 người (chiếm 14%), trong đó chủ yếu là
cán bộ viên chức của xã, giáo viên, cán bộ ban quản lý khu di tích Pác Bó và một số hộ kinh doanh Nhìn chung lực lượng lao động trong xã khá trẻ (84%
ở lứa tuổi từ 18-45)
Trang 32Bảng 4.2 Bảng thống kê việc làm của khu vực điều tra
Ngành
nghề
Nông nghiệp
Nuôi trồng thủy sản
Dịch vụ, buôn bán
Cán bộ nhà nươc,công nhân
Số lượng
12 hộ ( nghề phụ) 0 hộ
Tổng số
(Nguồn: Kết quả điều tra, 2014)
4.1.4 Hiện trạng sử dụng đất của toàn xã
4.1.4.1 Hiện trạng biến động sử dụng đất của toàn xã
Bảng 4.3 Bảng biến động sử dụng đất năm 2010 so với năm 2011
( Đơn vị: ha )
STT Mục đích
sử dụng đất Mã
Diện tích năm 2011
Diện tích năm 2010
Tăng (+) giảm (-)
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm
khác
HNK
79.99 80.31 -0.32 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 4.88 4.95 -0.07 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 2527.96 2527.96
Diện tích năm 2010
Tăng (+) giảm (-)
Trang 332.2 Đất chuyên dùng CDG 96.27 95.30 0.97 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công
trình sự nghiệp
CTS
0.16 0.16 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 22.05 22.05
cộng
CCC
74.00 73.03 0.97 2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng TTN
2.4 Đất nghĩa trang nghĩa địa NTD 0.40 0.40
2.5 Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng
SMN
9.60 9.60 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 5.47 5.47
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 9.77 9.77
3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 40.28 40.28
(Nguồn: Tổng hợp từ UBND xã Trường Hà, 2013)
Nhận xét: Diện tích đất của toàn xã Trường Hà giai đoạn 2010-2011 không có sự thay đổi về diện tích chỉ có sự biến động nhỏ do việc thay đổi mục đích sử dụng của một số loại đất trong các nhóm đất Cụ thể nhóm đất
Trang 34nông nghiệp của toàn xã giai đoạn này giảm 0.81ha, nhóm đất phi nông nghiệp tăng 0.81ha Trong đó loại đất tăng diện tích nhiều nhất là đất có mục đích công cộng tăng 0.97ha, còn loại đất có diện tích giảm nhiều nhất là đất trồng lúa giảm 0.42ha
Bảng 4.4 Bảng biến động sử dụng đất năm 2012 so với năm 2013
( Đơn vị: ha )
năm 2013
Diện tích năm 2012
Tăng (+) giảm (-)
nuôi
COC
3.35 3.35 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm
khác
HNK
79.66 79.99 -0.33 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 4.76 4.88 -0.12 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 2527.65 2527.96 -0.31 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH
1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 2527.65 2527.96 -0.31 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 3.35 3.35
Tăng (+) giảm (-)
Trang 35(1) (2) (3) (4) (5) (6)=(4)-(5)
2.1 Đất ở OTC 20.12 20.25 -0.13 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 20.12 20.25 -0.13 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT
2.2 Đất chuyên dùng CDG 98.22 96.27 1.95 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công
trình sự nghiệp
CTS
0.16 0.16 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 22.05 22.05
cộng
CCC
75.95 74.00 1.95 2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng TTN
2.4 Đất nghĩa trang nghĩa địa NTD 0.40 0.40
2.5 Đất sông suối và mặt
nước chuyên dùng
SMN
9.60 9.60 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK
3 Đất chưa sử dụng CSD 55.52 55.52
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 5.47 5.47
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 9.77 9.77
3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 40.28 40.28
(Nguồn: Tổng hợp từ UBND xã Trường Hà, 2014)
Nhận xét: Diện tích đất của toàn xã Trường Hà giai đoạn 2012-2013 không có sự thay đổi về diện tích chỉ có sự biến động nhỏ trong diện tích giữa các loại đất do việc thay đổi mục đích sử dụng của một số loại đất trong các nhóm đất Tuy nhiên sự biến động sử dụng đất giai đoạn 2012-2013 (1.82ha) xảy ra mạnh hơn trong giai đoạn 2010-2011 (0.81ha) diện tích đất biến động lớn hơn là 1.01ha
Cụ thể nhóm đất nông nghiệp của toàn xã giai đoạn này giảm 1.82 ha, nhóm đất phi nông nghiệp tăng 1.82 ha Trong đó loại đất tăng diện tích nhiều