thoái, ô nhiễm môi trường
Du lịch là một ngành kinh tế mà sự tồn tại và phát triển của nó gắn liền với khả năng khai thác tài nguyên, khai thác đặc tính của môi trường xung quanh. Chính vì vậy hoạt động du lịch và môi trường có mối quan hệ qua lại hết sức gắn bó, mật thiết, tương hỗ lẫn nhau và nếu khai thác, phát triển hoạt động du lịch không hợp lý có thể sẽ là nguyên nhân làm suy giảm giá trị của các nguồn tài nguyên, suy giảm chất lượng môi trường và cũng có nghĩa là làm suy giảm hiệu quả của chính hoạt động du lịch. Do vậy cần:
Hình 4.8. Sơ đồ cấu trúc du lịch sinh thái
1- Định hướng phát triển:
Định hướng phát triển du lịch tại Pác Bó theo hướng du lịch sinh thái thân thiện với môi trường.
2- Thể chế, pháp chế:
Xây dựng các chế tài hữu hiệu để thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ rừng và các Quy định đã có của Chính phủ liên quan đến bảo vệ môi trường trong các lĩnh v
Củng cố và nâng cao năng lực, trách nhiệm của cơ quan bảo vệ môi trường, đặc biệt là đạo đức của người thi hành nhiệm vụ bảo vệ môi trường, tăng cường công tác giáo dục môi trường ở mọi cấp độ, mọi cộng đồng dân cư, làm cho họ có nhận thức đúng và tự nguyện thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
Bổ sung điều chỉnh các quy định về một số điều trong luật pháp cho phù hợp ngày càng cao với thực tế cuộc sống. DLST DU LỊCH DU LỊCH TỰ NHIÊN DU LỊCH ĐƯỢC QUẢN LÝ BỀN VỮNG DU LỊCH HỖ TRỢ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH CÓ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG DLST DU LỊCH DU LỊCH TỰ NHIÊN DU LỊCH ĐƯỢC QUẢN LÝ BỀN VỮNG DU LỊCH HỖ TRỢ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH CÓ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
Nhà nước có biện pháp hữu hiệu, giải pháp cụ thể trong chiến lược xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của mọi tầng lớp dân chúng và thực hiện đúng chính sách dân số, tăng cường hơn nữa và nâng cao chất lượng nghiên cứu, đánh giá tác động và dự báo biến động môi trường để có biện pháp phòng tránh hữu hiệu.
3- Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ khu di tích.
4- Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân và khách du lịch về việc tự giác bảo vệ môi trường sinh thái trong khu di tích.
5- Tổ chức các tour du lịch nhặt rác cho khách du lịch một lần một tuần tại khu di tích.
Các tour di lịch nhặt rác này đã được triển khai hơn một năm nay và hoạt động khá hiệu quả tại Bản Lác, Huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
Tour du lịch đặc biệt này sẽ được tổ chức một tuần một lần và hoạt động này sẽ diễn ra trước khi du khách đi thăm quan các địa điểm khác.
Tuy hiện nay chỉ mới có các du khách nước ngoài tham gia tour du lich này nhưng việc họ sẵn sàng bỏ tiền ra để được nhặt rác đã phần nào tác động đến ý thức của du khách trong nước và chính người dân sinh sống tại nơi đó. Vì đến trẻ e cũng ý thức được không có rác sẽđẹp hơn!
6- Giải pháp của cán bộ quản lý khu di tích
Qua phỏng vấn Giám Đốc khu di tích ông Đào Văn Mùi cho biết để bảo vệ, khắc phục, giảm thiểu suy thoái, ô nhiễm môi trường ban quản lý khu di tích đang thực hiện một số các chương trình, nhiệm vụ sau:
- Công tác đón tiếp khách, hướng dẫn khách tham quan, nghiên cứu, học tập tại Khu di tích cần chú trọng hơn nữa về phương pháp, nâng cao chất lượng, ý thức tách nhiệm, nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
- Chỉđạo việc phối hợp với chính quyền địa phương, đồn biên phòng và các cơ quan hữu quan để làm tốt công tác an ninh trật tự và vệ sinh môi
trường trong khu di tích.
- Tăng cường hệ thống các biển báo, biển chỉ dẫn, số lượng các thùng rác, công tác thu gom rác thải được cải thiện và được tốt hơn.
- Xử lý và nhắc nhởđối với các khách du lịch, người dân có các hành vi vi phạm quy định của khu di tích như vứt rác bừa bãi, đối lửa, chặt cây, bẻ cành trong khu vực di tích.
7- Qua phỏng vấn một số người dân sinh sống trong khu vực thuộc khu di tích và khách du lịch cũng có đưa ra một số giải pháp nhằm bảo vệ, khắc phục, giảm thiểu suy thoái, ô nhiễm môi trường, khu di tích nên tăng cường công tác bảo vệ vào các ngày nghỉ vì những ngày nghỉ lượng khách du lịch thường cao hơn ngày thường.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Khu di tích Pác Bó hàng năm thu hút hơn 34.000 lượt khách tới tham quan và đem lại nguồn lợi về kinh tế cho xã Trường Hà nói riêng và tỉnh Cao Bằng nói chung, du lịch phát triển đem lại nhiều lợi ích nhưng nó cũng kéo theo những tác động tiêu cực.
Qua thời gian nghiên cứu tìm hiểu, đánh giá về công tác quản lý, thực trạng môi trường và các ảnh hưởng tới môi trường do hoạt động du lịch và một số hoạt động khác tới môi trường tại Pác Bó – Cao Bằng, tôi có những kết luận như sau:
- Xã Trường Hà, huyện Hà Quảng nơi có khu di tích lịch sử Pác Bó là xã vùng 2 biên giới cách thị xã Cao Bằng 52km về phía Bắc. Có khí hậu ôn hòa nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,4oC. Là điểm đầu Km00 đường Hồ Chí Minh đã thông xe thuận lợi cho việc đi lại và là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch của khu di tích lịch sử Pác Bó.
- Hiện trạng môi trường tại khu di tích Pác Bó được đánh giá là khá trong lành các chỉ tiêu quan trắc chất lượng nước năm 2012 So sánh với
QCVN 08: 2008/BTNMT về chất lượng nước mặt thì các chỉ số quan trắc chất lượng nước tại suối Lê Nin đều không vượt quá các giá trị giới hạn cho phép. Do đó, nguồn nước được đánh giá là đạt tiêu chuẩn A2 là nước dùng được cho mục đích cấp nước sinh hoạt có áp dụng công nghệ sử lý phù hợp, nước bảo tồn các loại động vật thủy sinh, dùng cho sản xuất nông nghiệp và giao thông vận tải.
- Tuy nhiên, thực trạng môi trường tại khu di tích Pác Bó đang có dấu hiệu xuống cấp do hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch: Hàng năm có trên 25.000 lượt khách tới tham quan khu di tích, vào ngày cao điểm khu di tích đón trên 3.000 lượt khách. Theo kết quảđiều tra thì ảnh hưởng lớn nhất của hoạt động du lịch tới môi trường khu di tích là do hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng và lượng rác thải du khách để lại khu di tích chưa được xử lý đúng cách. Với lượng
khách du lịch ngày một tăng như hiện nay sẽ làm quá tải khả năng tự làm sạch của môi trường.
5.2. Kiến nghị
Sau quá trình nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường sinh thái khu di tích lịch sử Pác Bó tôi có một số ý kiến sau:
- Cần phải tích cực bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo, phát triển môi trường và cảnh quan thiên nhiên tại các khu di tích nói chung và khu di tích lịch sử Pác Bó nói riêng.
- Bảo vệ tuyệt đối các HST rừng, đặc biệt là HST trên núi đá vôi, các nguồn gen động thực vật quý hiếm, các đặc sản rừng.
- Phát triển rừng trên cơ sở phục hồi, trồng mới và thực hiện các dự án khuyến nông, khuyến lâm.
- Cần tiến hành nghiên cứu thực nghiệm khoa học với mục đích bảo tồn thiên nhiên và môi trường.
- Cần tổ chức các hoạt động khoa học (nghiên cứu, giảng dạy, học tập...) chuyển giao kỹ thuật
- Các nhà quản lý, lập kế hoạch, chính sách luôn phải có các định hướng, quy hoạch phát triển du lịch phù hợp, đáp ứng nhu cầu của du khách và hướng tới phát triển du lịch bền vững.
- Điều chỉnh, kết hợp hài hòa giữa nhu cầu của du khách với cơ sở vật chất, thượng tầng kiến trúc trong hiện tại và tương lai.
- Cần nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng, mang màu sắc của vùng, đặc biệt cần phất triển loại hình du lịch sinh thái.
- Có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân công tham gia du lịch phù hợp với những công việc mà họ tham gia hoạt động trong hiện tại cũng như trong tương lai.
- Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của người dân cũng nhu du khách.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Báo cáo phát triển Nông Thôn Mới của Ủy Ban Nhân Dân xã TRường Hà huyện Hà Quảng năm 2010.
2. Đặng Kim Vui-Hoàng Văn Hùng (2011), Bài giảng Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
3. Báo cáo đề xuất quy hoạch hệ thống bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Cao Bằng (quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 định hướng tới năm 2030)
4. Quốc hội (2005), Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005, Nxb Lao động, Hà Nội. 5. Quyết định 126/QĐ- TTG năm 2012 của thủ tướng chính phủ về thí điểm chia
sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng 6. Số liệu biến động sử dụng đất các năm 2010; 2011; 2012; 2013 Ủy Ban
Nhân Dân xã Trường Hà huyện Hà Quảng.
II.Cổng thông tin điện tử
7. Quốc hội (2008), Luật Đa dạng sinh học năm 2008 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ tư, thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009 đọc tại:
http://www.vietlaw.gov.vn/LAWNET/docView.do?docid=22867
8. Đặng Văn Huyến (2003), Đề tài: Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường Vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định đọc tại:
http://doan.edu.vn/do-an/de-tai-buoc-dau-nghien-cuu-anh-huong-cua- hoat-dong-du-lich-den-moi-truong-tu-nhien-o-vuon-quoc-gia-xuan- thuy-nam-dinh-7039/
9. http://vea.gov.vn/ (2008), QCVN 08:2008, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
http://tnmtcaobang.gov.vn/index.php/vi/download/Bao-cao-chuyen-de/Bao- cao-hien-trang-moi-truong-tinh-Cao-Bang-nam-2010/
11. http://www.moitruongdulich.vn/ Phạm Trung Lương (2010), Chuyên đề Bảo vệ môi trường du lịch
12. http://www.wattpad.com/10587789-o-nhiem-moi-truong-do-du-lich
PHIẾU ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG, NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỚI MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ PÁC
BÓ XÃ TRƯỜNG HÀ, HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG Người phỏng vấn: Đàm Thị Kiều Chinh
Thời gian phỏng vấn: Ngày … tháng … năm 2014.
Các bạn vui lòng cho biết các thông tin về những vấn đề dưới đây. Cảm ơn các bạn !
(hãy trả lời hoặc đánh dấu x vào câu trả lời phù hợp với ý kiến của các bạn)
A. Thông tin chung
1. Họ tên người cung cấp thông tin: …………..………
Chữ ký………..
2. Địa chỉ: Xã ………huyện ………..…tỉnh…………...
3. Dân tộc: ……….… Tuổi: ………. Giới tính: ………
B. Hiện trạng chất lượng môi trường tại khu di tích
1. Hiện trạng môi trường không khí
a) Các bạn đánh giá gì về chất lượng môi trường không khí tại khu di tích □ Không ô nhiễm □ Ô nhiễm □ Không biết
b) Đánh giá trên là do
2. Hiện trạng môi trường nước
a) Các bạn có đánh giá gì về chất lượng môi trường nước tại khu di tích □ Không ô nhiễm □ Ô nhiễm □ Không biết
b) Đánh giá trên là do
□ Cảm nhận □ Kết quả phân tích □ Thông tin khác
C. Hiện trạng chất thải rắn và VSMT tại khu di tích
1. Các bạn đánh giá thế nào về lượng chất thải rắn trong một ngày khách du lịch sẽ phát thải khoảng bao nhiêu lượng chất thải rắn (bao gồm rác hữu cơ, vật liệu giấy, vật liệu nhựa, thủy tinh các loại)?
□ Không nhiều □ Nhiều □ Rất nhiều 2. Các bạn cho biết lượng chất thải nêu trên được xử lý thế nào? □ Dể tại thùng rác □Đốt □ Mang về nhà □ Không biết 3. Các bạn ước lượng tỷ lệ của thành phần chất thải rắn nêu trên
Chất hữu cơ … % Giấy, carton, vải sợi … % Nilon … % Kim loại, nhựa … % Gốm, sứ, thủy tinh … % Các loại khác … %
4. Công tác vệ sinh môi trường tại khu di tích do đơn vị cá nhân nào thực hiện
□ Tổ VSMT ban quản lý khu di tích □ khách du lịch □ Không biết 5. Công tác VSMT tại khu di tích có đạt chất lượng không?
□ Tốt □Đạt □ Chưa đạt
D. Những ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường sinh thái tại khu di tích
1. Mức độảnh hưởng của hoạt động du lịch tới thực vật
□ Không ảnh hưởng □Ảnh hưởng ít □ảnh hưởng nhiều □ Không biết 2. Mức độảnh hưởng của hoạt động du lịch tới động vật
□ Không ảnh hưởng □Ảnh hưởng ít □ảnh hưởng nhiều □ Không biết 3. Mức độảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường cảnh quan □ Không ảnh hưởng □Ảnh hưởng ít □ảnh hưởng nhiều □ Không biết
E. Công tác quản lý môi trường tại khu di tích
1. Các bạn có biết tổ VSMT của ban quản lý khu di tích có bao nhiêu người không?
□ Có □ Biết không nhiều □ Không biết 2. Các bạn có biết có bao nhiêu thùng đựng rác và đặt tại những vị trí nào trong khu di tích không?
□ Có □ Biết không nhiều □ Không biết 3. Các bạn có biết rác thải sẽ được thu gom, tập kết và vận chuyển về bãi rác mấy lần trên một tháng không?
□ 1 lần/tháng □ 2 lần/tháng □ 3 lần/tháng □ Không biết
F. Đánh giá về mối quan tâm bảo vệ môi trường tại khi di tích
1. Các bạn có mong muốn chất lượng môi trường cũng như môi trường sinh thái tại khu di tích được tốt hơn không?
□ Có □ Không rõ
2. Theo các bạn, để cải thiện chất lượng môi trường tại khu di tích được tốt hơn nữa ta cần phải thay đổi về?
□ Nhật thức □ Thu gom rác □ Công tác quản lý □ Khác
H. Những ý kiến khác
……… ……… ………
……… ………
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
Một số hình ảnh về sinh cảnh và các nhân tố gây ô nhiễm