Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường sinh thái tại khu di tích lịch sử Pác Bó xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. (Trang 28 - 30)

4.1.2.1. Đất đai

A. Đất sản xuất nông nghiệp

Hiện nay đất sản xuất nông nghiệp toàn xã có 232,75ha, chiếm 8,42% diện tích nhóm đất nông nghiệp. Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp/hộ sản xuất nông nghiệp là 0,58ha.

Trong cơ cấu diện tích đất sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là đất trồng cây hàng năm với 227,8ha, chiếm 97,87% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, còn lại là đất trồng cây lâu năm 4,59ha, chiếm 2,13%.

B. Đất lâm nghiệp:

Theo số liệu thống kê đất đai, năm 2010 xã có 2.527,96ha đất lâm nghiệp, chiếm 91,46% nhóm dất nông nghiệp, trong đó: 100% là rừng đặc dụng gồm: Đất có rừng tự nhiên đặc dụng 2.189,39ha, chiếm 86,61%: đất có rừng trồng đặc dụng 338,57ha, chiếm 13,39%.

C. Đất nuôi trồng thủy sản:

Năm 2010 có 3,35ha, chiếm 0,12% diện tích đất nông nghiệp. D. Nhóm đất phi nông nghiệp:

Năm 2010 có 125,71ha, chiếm 4,27% diện tích đất tự nhiên. Bao gồm: a) Đất ở tại nông thôn: Tổng diện tích đất ở hiện có 20,41ha, chiếm 16,24% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp. Bình quân đất ở là 507m2/hộ.

b) Đất chuyên dùng là 95,30ha, chiếm 75,81% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp, bao gồm các loại đất sau:

- Đất trụ sơ cơ quan công trình sự nghiệp có diện tích 0,16ha, chiếm 0,17% diện tích đất chuyên dùng.

- Đất quốc phòng an ninh có 22,05ha, chiếm 23,14% diện tích đất chuyên dùng.

- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có 0,06ha, chiếm 0,06% diện tích đất chuyên dùng.

- Đất sử dụng vào mục đích công cộng: Diện tích đất sử dụng vào mục đích công cộng là 73,03ha, chiếm 76,63% diện tích đất chuyên dùng, bao gồm các loại đất sau:

+ Đất giao thông có diện tích 12,05ha, chiếm 16,5% diện tích đất sử dụng vào mục đích công cộng.

+ Đất thủy lợi: Diện tích 3,79ha, chiểm 5,19% diện tích đất sử dụng vào mục đích công cộng, được sử dụng để xây đập nước, kênh mương phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân trong xã.

+ Đất tải năng lượng, truyền thông 0,16ha; chiếm 0,22% diện tích đất sử dụng vào mục đích công cộng.

+ Đất cơ sở văn hóa có diện tích 0,22ha; chiếm 0,3% diện tích đất sử dụng vào mục đích công cộng.

+ Đất cơ sở giáo dục – đào tạo có diện tích 0,94ha, chiếm 1.29% diện tích đất sử dụng vào mục đích công cộng.

+ Đất di tích, danh lam thắng cảnh có diện tích 55,23ha, chiếm 75,63% diện tích đất sử dụng vào mục đích công cộng.

c) Đất nghĩa trang, nghĩa địa

Diện tích 0,4ha; chiếm 0,23% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp. d) Đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng:

Diện tích 9,6ha, chiếm 7,64% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp. Trong đó có 9,57ha diện tích đất kênh rạch suối, chiếm 99,96% diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng, đât có mặt nước chuyên dùng 0,03ha, chiếm 0,31% diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng.

E. Nhóm đất chưa sử dụng:

Toàn xã hiện còn 55,52ha đất thuôc nhóm chưa sử dụng, chiếm 1,89% diện tích đất tự nhiên, trong đó: Đất bằng chưa sử dụng là 5,47ha, chiếm

9,85% diện tích đất chưa sử dụng diện tích này có thể sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp; 9,77ha đất đồi núi chưa sử dụng, chiếm 13,74% và 40,28ha núi đá không có rừng cây chiếm 72,55%.

4.1.2.2. Rừng – Tài nguyên sinh vật.

Diện tích đất rừng tự nhiên đặc dụng có 2.527,96ha, độ che phủ đạt 85,8% diện tích rừng tự nhiên đặc dụng tập trung chủ yếu ở Pác Bó.

+ Thảm thực vật: Còn khá nguyên sơ, phần lớn là rừng nhiệt đới tái sinh tự nhiên, một phần nhỏ đất rừng trồng các loại cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc như thông lá kim và keo tai tượng.

4.1.2.3. Mặt nước

- Nước mặt: Đây là nguồn nước chính phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân. Nguồn nước mặt chủ yếu là nước mưa được lưu trữ trong các ao, ruộng và hệ thống sông suối. Chất lượng nguồn nước tương đối sạch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm hiện tại chưa được khảo sát đầy đủ, song trong thực tế nhiều khu vực có thể khai thác được nướ ngầm, để đưa vào phục vụ đời sống cho nhân dân trong vùng (đào giếng lấy nước). Tuy nhiên còn một số xóm vùng cao do địa hình đồi núi có độ dốc lớn, nguồn nước ngầm thường rất sâu nên việc đầu tư khai thác nguồn nước ngầm sẽ rất tốn kém.

4.1.2.4. Khoáng sản

Đến nay chưa có điều tra cụ thể nào được tiến hành nghiên cứu về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn xã.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường sinh thái tại khu di tích lịch sử Pác Bó xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. (Trang 28 - 30)