1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch và một số hoạt động khác tới môi trường sinh thái tại khu di tích lịch sử pác bó tỉnh cao bằng

80 241 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 787,52 KB

Nội dung

Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Môi trường tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch và một số hoạt động khác tới môi trường sinh thái tại khu d

Trang 1

ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM

XÃ TRƯỜNG HÀ, HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG’’

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường

Khóa học : 2012 - 2016

Thái Nguyên, năm 2016

ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành : Khoa học môi trường

Trang 2

ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành : Khoa học môi trường

Giảng viên hướng dẫn : ThS Dương Minh Ngo ̣c

Thái Nguyên, năm 2016

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường, với phương châm học đi đôi với hành, mỗi sinh viên khi ra trường cần chuẩn bị cho mình lượng kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng Quãng thời gian thực tập tốt nghiệp là giai đoạn vô cùng cần thiết đối với mỗi sinh viên, nhằm hệ thống lại toàn bộ chương trình đã được học và vận dụng lý thuyết vào trong thực tiễn Để qua đó sinh viên khi ra trường sẽ hoàn thiện về kiến thức, phương pháp làm việc cũng như năng lực công tác, nhằm đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn công việc

Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Môi trường tôi đã tiến hành

nghiên cứu đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch và một số hoạt động khác tới môi trường sinh thái tại khu di tích lịch sử Pác Bó - tỉnh Cao Bằng”

Hoàn thành được đề tài này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, cùng các thầy cô giáo trong trường đã luôn quan tâm, dạy bảo, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm, quý báu cho tôi trong suốt bốn năm học vừa qua Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn thầy giáo

Th.S Dương Minh Ngo ̣c đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi hoàn thành

tốt đề tài này

Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng, song do điều kiện thời gian và năng lực còn nhiều hạn chế nên luận văn tốt nghiệp của tôi không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để bài luận văn của tôi được hoàn chỉnh hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016

Sinh viên

Lê Thi ̣ Xuân Hồng

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN

Trang

Bảng 2.1 Các di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam đến năm 2015 6

Bảng 4.1 Bảng biến động sử dụng đất năm 2014 so với năm 2015 38

Bảng 4.2 Một số chỉ tiêu quan trắc chất lượng nước tại Pác Bó

ba năm trở lại đây 41

Bảng 4.3 Bảng khối lượng rác thải ra tại khu di tích trong năm 2015 43

Bảng 4.4 Bảng lượng tài nguyên sử dụng trong một tháng của người dân trong khu vực trong khu di tích 43

Bảng 4.5 Bảng lượng khách du lịch ba năm gần đây của khu di tích 45

Bảng 4.6 Các hạng mục, công trình đã và đang triển khai tại Pác Bó 48

Bảng 4.7 Kết quả phỏng vấn thăm dò ý kiến về ảnh hưởng của hoạt động du lịch (hoạt động thăm quan) đến môi trường tự nhiên tại khu di tích Pác Bó 54

Bảng 4.8 Lượng phân bón sử dụng của khu vực điều tra 55

Bảng 4.9 Lượng phân bón sử dụng một vụ của khu vực đồng bằng Error! Bookmark not defined Bảng 4.10 Bảng thống kê số lượng gia súc gia cầm của xã Trường Hà 57

Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG KHÓA LUẬN

Trang

Hình 2.1 Các di tích quốc gia đặc biệt 8

Hình 4.1 Bản đồ xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng 33

Hình 4.2 Biến động COD, DO, BOD5 tại suối Lê Nin 42

Hình 4.3 Lượng sử dụng tài nguyên một tháng của 30 hộ dân 44

Hình 4.4 Sơ đồ về sự ảnh hưởng của môi trường đến du lịch 47

Hình 4.5 Sơ đồ về sự tác động của các hoạt động du lịch đến môi trường 47

Hình 4.6 Biểu đồ tỷ lệ thành phần rác thải ở khu du di tích 51

Trang 6

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN iii

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG KHÓA LUẬN iv

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT v

MỤC LỤC vi

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu của đề tài 2

1.3 Yêu cầu của đề tài 3

1.4 Ý nghĩa của đề tài 3

1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3

1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 3

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 5

2.1.1 Một số khái niệm 5

2.1.1.1 Khái niệm khu di tích lịch sử và vai trò của nó 5

2.1.1.2 Khái niệm môi trường và môi trường sinh thái 8

2.1.1.3 Những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường: 12

2.1.1.4 Du lịch và du lịch sinh thái 16

2.1.2 Cơ sở pháp lý của đề tài 20

2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 21

2.2.1 Các ảnh hưởng của du lịch và một số hoạt động khác tới môi trường trên thế giới theo WTTC (Hội đồng Du lịch Thế Giới) 21

Trang 8

2.2.2 Các nghiên cứu về ảnh hưởng của du lịch và một số hoạt động khác tới

môi trường tại Việt Nam 24

2.2.3 Thực trạngdu lịch sinh thái tại tỉnh Cao Bằng 25

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 28

3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 28

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 28

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 28

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 28

3.3 Nội dung nghiên cứu 28

3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng 28

3.3.2 Giới thiệu về khu di tích Lịch sử Pác Bó 28

3.3.3 Hiện trạng môi trường sinh thái tại khu di tích 28

3.3.4 Đánh giá ảnh hưởng của du lịch và các yếu tố khác tới môi trường sinh thái khu di tích 29

3.3.5 Một số đề xuất và giải pháp khắc phục, giảm thiểu suy thoái, ô nhiễm môi trường do các hoạt động trên gây ra 29

3.4 Phương pháp nghiên cứu 29

3.4.1 Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp 29

3.4.2 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 30

3.4.3 Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng phiếu câu hỏi đối với cán bộ quản lý, người dân và khách du lịch 30

3.4.4 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia 31

3.4.5 Phương pháp tổng hợp, phân tích xử lí số liệu viết báo cáo 31

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32

4.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Trường Hà 32

Trang 9

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 32

4.1.1.1 Vị trí địa lý 32

4.1.1.2 Địa hình 33

4.1.1.3 Khí hậu, thủy văn 33

4.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 34

4.1.2.1 Đất đai 34

4.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội xã Trường Hà 35

4.1.3.1 Điều kiện kinh tế 35

4.1.3.2 Điều kiện xã hội - giáo dục 36

4.2 Giới thiệu về khu di tích lịch sử Pác Bó 36

4.3 Hiện trạng chất lượng môi trường sinh thái khu di tích lịch sử Pác Bó 38

4.3.1 Hiện trạng biến động sử dụng đất của toàn xã 38

4.3.2 Hiện trạng chất lượng nước tại khu di tích 39

4.3.3 Hiện trạng thu gom rác thải tại khu di tích 42

4.3.4 Hiện trạng sử dụng tài nguyên 43

4.4 Đánh giá các ảnh hưởng của hoạt động du lịch và một số hoạt động khác tới môi trường sinh thái 44

4.4.1 Thực trạng phát triển du lịch của khu di tích 45

4.4.2 Ảnh hưởng từ hoạt động du lịch tới khu di tích 45

4.4.2.1 Tác động tích cực 45

4.4.2.2 Các tác động tiêu cực 46

4.4.3 Ý kiến đánh giá của người dân về ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại khu di tích lịch sử Pác Bó 53

4.4.4 Các ảnh hưởng của một số hoạt động khác tới môi trường sinh thái của khu di tích 55

4.4.4.1 Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất nông nghiệp 55

4.4.4.2 Ảnh hưởng của hoạt động lâm nghiệp 57

Trang 10

4.4.4.3 Hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản 58 4.5 Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ, khắc phục, giảm thiểu suy

thoái, ô nhiễm môi trường 59 4.5.1 Các giải pháp cho hoạt động du lịch 59 4.5.2 Giải pháp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp 60 4.5.3 Giải pháp cho hoạt động khai thác thủy sản trái phép của người dân 61

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 62

5.1 Kết luận 62 5.2 Kiến nghị 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 11

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Đặt vấn đề

Môi trường là nền tảng cho sự sống còn và phát triển của nhân loại, là nhân tố đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống con người Môi trường ngày nay không còn là vấn đề của mỗi quốc gia mà đã trở thành vấn đề toàn cầu Bảo vệ môi trường được xem như một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp Phát triển du lịch và bảo vệ môi trường là hai vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng tác động qua lại tới nhau Môi trường tốt tạo tiền đề cho du lịch phát triển, ngược lại du lịch

phát triển cũng tác động đến môi trường trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực

Ngày nay chúng ta thường được nghe nhiều đến các cụm từ: “bảo vệ môi trường sinh thái”, “ô nhiễm môi trường sinh thái”, “khủng hoảng môi trường sinh thái”, “vấn đề môi trường sinh thái là vấn đề toàn cầu của thời đại” Vậy thực chất của vấn đề sinh thái ngày nay là gì?

Đó chính là vấn đề mối quan hệ giữa con người, xã hội, và tự nhiên Và

ở nước ta cũng vậy con người cùng với quá trình phát triển kinh tế đã và đang tác động sâu sắc tới môi trường sinh thái Nếu như phát triển được đánh giá bởi sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ thì bảo vệ lại là sự gìn giữ bảo tồn cái

cũ tránh cho nó những tác động xấu đồng thời có các biện pháp cải thiện nó

cho phù hợp với nhu cầu của con người

Để du lịch phát triển bền vững, đồng thời bảo vệ được môi trường tại các khu điểm du lịch thì cần phải xác định mối quan hệ giữa phát triển du lịch và môi trường, để từ đó xác định được mức độ ảnh hưởng của du lịch đến môi trường

Trang 12

Khu di tích lịch sử Pác Bó - Cao Bằng thuộc bản Pác Bó xã Trường

Hà huyện Hà Quảng là nơi sau hơn 30 năm đi tìm đường cứu nước, ngày 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chọn để trở về Tổ quốc trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam Khu di tích bao gồm 42 di tích gốc tiêu biểu như cột mốc 108, núi Các Mác, suối Lê Nin, hang Cốc Bó, bàn đá lịch sử, lán

Khuổi Nậm mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc đang được bảo tồn nguyên trạng Ngoài ra, Pác Bó còn là nơi được thiên nhiên ưu đãi có núi non hùng vĩ sơn

thuỷ hữu tình do vậy hàng năm Khu di tích đón trên 25.000 lượt khách đến để thăm quan du lịch vừa kết hợp với du lịch văn hóa, lịch sử với du lịch sinh

thái Do vậy, các tác động từ hoạt động du lịch và các hoạt động khác của con người tới môi trường sinh thái tại Pác bó là không hề nhỏ

Tuy nhiên tại Pác Bó lại chưa có một đề tài nào nghiên cứu cụ thể về ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường sinh thái tại đây nên viê ̣c đánh giá ảnh hưởng và đề xuất ra các biện pháp khả thi để bảo vệ môi trường sinh thái là vấn đề rất cần thiết

Được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu trường Đai Học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường dưới sự hướng dẫn của cô giáo Th S Dương Minh Ngo ̣c - giảng viên khoa Môi trường, trường Đại Học Nông Lâm Thái

Nguyên Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch và một số hoạt động khác tới môi trường sinh thái tại khu di tích lịch sử Pác Bó - tỉnh Cao Bằng”

1.2 Mục tiêu của đề tài

- Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường sinh thái tại khu di tích lịch sử Pác Bó xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý về môi trường và hệ sinh thái của khu di tích

Trang 13

- Xác định và làm rõ các ảnh hưởng của hoạt động du lịch và một số hoạt động khác tới môi trường sinh thái của khu di tích

- Đề xuất một số biện pháp xử lý nhằm, giảm thiểu các ảnh hưởng tới môi trường và giải pháp duy trì các giá trị sinh thái vốn có

1.3 Yêu cầu của đề tài

- Phản ánh đúng hiện trạng môi trường sinh thái của khu di tích

- Thông tin và số liệu thu được chính xác trung thực, khách quan

- Các hình ảnh chân thực chính xác, đại diện được cho cho khu vực nghiên cứu

- Đánh giá đầy đủ, chính xác các ảnh hưởng từ hoạt động du lịch và một số hoạt động khác tới môi trường sinh thái tại khu di tích

- Giải pháp kiến nghị đưa ra phải thực tế, có tính khả thi và phù hợp với điều kiện của khu di tích

1.4 Ý nghĩa của đề tài

1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

Giúp bản thân tôi nâng cao tích lũy kiến thức khi ra trường , có cơ hội tiếp cận với cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học thực tiễn, có

cơ hội được vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế bên cạnh đó còn được rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những

kinh nghiệm từ thực tế

1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn

- Đưa ra được các tác động của hoạt động du lịch và một số hoạt động khác tới môi trường đất , nước, không khí và hệ sinh thái để từ đó giúp cho đơn vị quản lý có các biện pháp quản lý, ngăn ngừa, giảm thiểu hợp lý các tác động xấu tới môi trường, cảnh quan và con người

Trang 14

- Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách bảo vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

- Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục cho mọi người về bảo

vệ môi trường

- Cảnh báo nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm suy thoái môi trường sinh thái tự nhiên

Trang 15

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở lý luận của đề tài

Khái niệm Di tích lịch sử văn hóa: Theo luật Di sản văn hóa của nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quốc hội khóa X thông qua trong

kỳ họp thứ 9 ngày 29/09/2001

Di tích lịch sử, văn hóa: là công trình xây dựng địa điểm và các di vật,

cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình địa điểm đó có giá trị lịch sử văn hóa, khoa học

Khái niệm Di tích quốc gia đặc biệt: Di tích quốc gia đặc biệt là

những di tích Việt Namcó giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia Di tích quốc gia đặc biệt do Thủ tướng Chính phủquyết định xếp hạng trên cơ sở lựa chọn các di tích quan trọng đã được Bộ Văn hóa thể thao du lịch xếp hạng là di tích quốc gia

b) Vai trò của các khu di tích lịch sử:

Các khu di tích lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong việc lưu trữ và bảo tồn các giá trị lịch sử vật thể và cả phi vật thể

Khu di tích là nơi bảo tồn các công trình các di vật mang ý nghĩa văn hóa và lịch sử to lớn để cho đời sau tới thăm quan và được biết về một thời kì khó khăn và hào hùng của dân tộc

Trang 16

Bảng 2.1 Các di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam đến năm 2015

An Toàn Khu Định Hóa Thái Nguyên Yên Thế

Yên tử Đền Hùng Bạch Đằng Vịnh Hạ Long

Châu thổ

sông Hồng

Cổ Loa Hoàng thành Thăng Long Văn Miếu Quốc Tử Giám Phủ Chủ tịch Hồ Chí Minh Côn Sơn Kiếp Bạc

Chùa Keo Đền Trần - chùa Phổ Minh

Cố đô hoa lƣ Thắng cảnh Tràng An - Tam Cốc - Bích Động

Trang 18

Hình 2.1 Các di tích quốc gia đặc biệt

Khu di tích có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc

Di tích lịch sử còn là phương tiện để giới thiệu hình ảnh địa phương cho các du khách trong và ngoài nước, tạo tiền đề cho các chiến lược phát triển du lịch, góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội của địa phương đất nước

Mỗi di tích mang một dấu ấn, một truyền thống một ý nghĩa riêng trong việc giáo dục truyền thống cho cán bộ, đảng viên, nhân dân và đặc biệt là thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng hào hùng của dân tộc ta

Ngoài ra các di tích còn là nơi có phong cảnh đẹp và những giá trị lịch

sử quan trọng cần được bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di sản, di tích văn hóa gắn kết với hoạt động du lịch và quảng bá hình ảnh địa phương

2.1.1.2 Khái niệm môi trường và môi trường sinh thái

* Khái niệm môi trường:

Khái niệm về môi trường đã được thảo luận rất nhiều và từ lâu Nhìn chung có những quan niệm về môi trường như sau:

Môi trường bao gồm các vật chất hữu cơ và vô cơ quanh sinh vật Theo định nghĩa này thì không thể nào xác định được môi trường một cách cụ thể,

vì mỗi cá thể, mỗi loài, mỗi chi vẫn có một môi trường và một quần thể, một quần xã lại có một môi trường rộng lớn hơn

Môi trường là những gì cần thiết cho điều kiện sinh tồn của sinh vật Theo định nghĩa này thì rất hẹp, bởi vì trong thực tế có yếu tố này là cần thiết

cho loài này nhưng không cần thiết cho loài kia dù cùng sống chung một nơi, hơn nữa cũng có những yếu tố có hại hoặc không có lợi vẫn tồn tại và tác động lên cơ thể và ta không thể loại trừ nó ra khỏi môi trường tự nhiên

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,

Trang 19

sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Điều 1, Luật Bảo

Vệ Môi Trường của Việt Nam, 1993

Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thực thể của tự nhiên mà ở đó, cá thể, quần thể, loài có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình (Vũ Trung Tạng, 2000) Từ định nghĩa này ta có thể phân biệt được đâu là môi trường của loài này mà không phải là môi trường của loài khác Chẳng hạn như mặt biển là môi trường của sinh vật màng nước (Pleiston và Neiston), song không phải là môi trường của những loài sống ở đáy sâu hàng ngàn mét và ngược lại

Đối với con người, môi trường chứa đựng nội dung rộng hơn Theo định nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm toàn

bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (đô thị, hồ chứa ) và những cái vô hình (tập quán, niềm tin, nghệ

thuật ), trong đó con người sống bằng lao động của mình, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình Như vậy, môi trường sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật là con người mà còn là “khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự nghỉ ngơi của con người”

Thuật ngữ Trung Quốc gọi môi trường là “hoàn cảnh” đó là từ chính xác chỉ điều kiện sống của cá thể hoặc quần thể sinh vật Sinh vật và con người không thể tách rời khỏi môi trường của mình Môi trường nhân văn (Human environment - môi trường sống của con người) bao gồm các yếu tố vật lý, hóa học của đất, nước, không khí, các yếu tố sinh học và điều kiện kinh

tế - xã hội tác động hàng ngày đến sự sống của con người

Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2005 môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và

Trang 20

vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất,

sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”

Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống nào đó Chúng tác động lên hệ thống này và xác định

xu hướng và tình trạng tồn tại của nó Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con Môi trường của một hệ thống đang xem xét cần phải có tính tương tác với hệ thống đó

Một định nghĩa rõ ràng hơn như: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu

tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế

Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng

* Khái niệm môi trường sinh thái:

Môi trường sinh thái (MTST) là bao gồm tất cả những điều kiện xung quanh có liên quan tới sự sống của cơ thể” Đối với con người MTST là tất cả các điều kiện tự nhiên và xã hội, cả vô cơ và hữu cơ, có liên quan tới sự sống của con người, sự tồn tại và phát triển của xã hội

Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu Sự rối loạn bất ổn định ở một khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng Con người và xã hội xuất thân từ tự nhiên, là một bộ phận của thiên nhiên Thông qua quá trình lao động, con người khai thác bảo vệ bồi đắp cho thiên nhiên Cũng qua quá trình đó con người xã hội dần dần có sự đối lập với tự nhiên

Trang 21

* Khái niệm môi trường sinh thái đất:

Môi trường sinh thái (MTST) đất trong phạm vi rộng các quyển, thì được gọi là địa quyển Trong phạm vi hạn hẹp và cụ thể hơn thì nó lại được gọi là Môi trường đất, với một danh từ thông dụng: "Soil Environment"

Thạch quyển hoặc địa quyển hoặc môi trường đất (Lithosphere): bao gồm lớp vỏ trái đất có độ dày 60 - 70km trên phần lục địa và từ 2-8km dưới đáy đại dương và trên đó có các quần xã sinh vật

Môi trường đất có hai chức năng: bản thân nó là một môi trường hoàn chỉnh, đúng nghĩa theo của MTST, mặt khác, nó cũng là một thành phần của MTST chung rộng lớn hơn

Nó là môi trường sinh thái hoàn chỉnh vì trong bản thân nó có đầy đủ các nhân tố cấu trúc nên một hệ môi trường sinh thái Nghĩa là, nó có đầy đủ phần môi trường vật lý, đa dạng sinh học, có sự phát sinh phát triển và chết

MTST đất có phần tử vô sinh bao gồm các hạt nhỏ, chúng được sắp xếp theo một thứ tự nhất định được gọi là cấu trúc của đất Ta có thể coi là hạt vật chất này như là "xương thịt" của một cơ thể đất

Các hạt vật chất nhỏ bé có những chức năng riêng của nó Ví dụ, hạt keo đất có tính đặc thù: mang điện, hấp thụ vật chất, trao đổi thức ăn, giữ thức

ăn cho sinh vật Có thể coi keo đất như là "quả tim" của cơ thể sống đất Trong cơ thể đó lại có dung dịch, đất, đóng vai trò quan trọng vận chuyển thức ăn, điều hoà thân nhiệt, hoà tan vật chất, liên kết hữu cơ và vô cơ Bởi vậy, người ta ví nước trong đất như là máu trong cơ thể Trong các khoảng không của cấu trúc cơ thể đất có không khí lưu thông Hiển nhiên là có sự trao đổi không khí từ môi trường đất ra ra bên ngoài với thành phần không khí của khí quyển Sự "thở" của đất cũng diễn ra như bất kỳ một MTST nào, nó phụ thuộc vào thân nhiệt và sự có mặt của chủng loại và số lượng các sinh vật, vi sinh vật trong một MTST đất

Trang 22

* Khái niệm môi trường nước:

Môi trường nước (Aquatic environment) hay còn được gọi làThủy quyển (Hydrosphere): là phần nước của trái đất bao gồm nước đại dương, sông, hồ, suối, nước ngầm, băng tuyết, hơi nước trong đất và không khí Môi trường nước được hiểu là môi trường mà những cá thể tồn tại, sinh sống và tương tác qua lại đều bị ảnh hưởng và phụ thuộc vào nước Môi trường nước

có thể bao quát trong một lưu vực rộng lớn hoặc chỉ chứa trong một giọt nước Môi trường nước là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và cả kinh tế - xã hội

2.1.1.3 Những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:

1) Ô nhiễm không khí

Nguồn gây ra ô nhiễm bao gồm hai loại chính là nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo Đối với nguồn nhân tạo, chúng rất đa dạng nhưng chủ yếu do các hoạt động công nghiệp, quá trình đốt cháy các nguyên liệu hóa thạch, hoạt

động của các phương tiện giao thông vận tải và nông nghiệp…

* Do sản xuất công nghiệp:

Phát sinh chủ yếu từ các ống khói nhà máy, đặc biệt với các nhà máy chưa có bộ phận xử lý chất thải sau quá trình sản xuất Tùy từng loại hình công nghiệp có thể thải ra bụi, khí và hơi Lượng thải và mức độ độc hại rất khác nhau, tùy thuộc vào quy mô công nghiệp công nghệ áp dụng, nguyên

liệu sử dụng và phương pháp đốt cụ thể

* Do giao thông vận tải:

Nguồn gây ra ô nhiễm do giao thông vận tải sinh ra gần 2/3 khí CO2 và 1/3 khí CO cùng với khí NO Đặc điểm nổi bật của các nguồn này là tuy nguồn gây ô nhiễm tính theo đơn vị phương tiện giao thông vận tải có quy mô nhỏ nhưng lại tập trung suốt dọc tuyến đường giao thông nên tác hại rất lớn, nguồn gây ô nhiễm thấp, di động, khả năng khuyếch tán phụ thuộc các chất ô

Trang 23

nhiễm phụ thuộc chủ yếu vào địa hình và kiến trúc các phố hai bên đường Tại Hà Nội, các nhà khoa học cho rằng hoạt động giao thông vận tải là một

nguồn gây ô nhiễm rất lớn

* Do hoạt động sản xuất nông nghiệp:

Ô nhiễm do hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu do đốt rừng làm rẫy, làm cho khí CO2 tăng lên, khí CH4 tạo ra do sự phân hủy chất hưu cơ từ các trang trại chăn nuôi hoặc từ các đống rác xử lý không đúng kỹ thuật

Bên cạnh đó ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất nông nghiệp còn gây ra bởi các hoạt động phun thuốc bảo vệ thực vật bằng bình phun, vòi phun, máy bay Phân gia súc phân hủy, phân bón gây mùi hôi thối

tạo điều kiện cho các loại sinh vật truyền bệnh phát triển như ruồi, nhặng…

* Ô nhiễm không khí trong nhà:

Đây là một trong những nguồn gây ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến con người, nguồn gây ô nhiễm trong sinh hoạt chủ yếu là lò sưởi và bếp đun

sử dụng các nhiên liệu như than, củi dầu lửa, khí đốt… Nguồn gây ô nhiễm này tuy nhỏ nhưng thường gây ô nhiễm cục bộ trong một không gian nhỏ nên

có thể để lại hậu quả lớn và lâu dài Bên cạnh đó nguồn gây ô nhiễm trong nhà còn có thể kể tới các khí sinh ra từ các nguồn thải sinh hoạt , khói thuốc

lá, các hợp chất hữu cơ bay hơi có nguồn gốc từ các loa ̣i sơn và các vâ ̣t liê ̣u xây dựng Đặc biệt tại các khu vực tập trung đông dân cư , diê ̣n tích sinh hoa ̣t nhỏ hẹp mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người lại càng lớn

2) Ô nhiễm đất

Nguyên nhân chủ yếu của ô nhiễm đất là nông dược và nông hóa ho ̣c chúng tích lũy dần trong đất qua các mùa vụ Thứ hai là viê ̣c sử du ̣ng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đang gây ô nhiễm đất nghiêm trọng , làm vỡ kết cấu đất, xói mòn đất…

Trang 24

Ô nhiễm do nông dược và phân hóa ho ̣c Ô nhiễm đất xảy ra chủ yếu ở

nông thôn Trướ c hết là do sự phát triển của kĩ thuâ ̣t canh tác hiê ̣n đa ̣i Nông nghiê ̣p hiê ̣n nay phải sản xuất mô ̣t lượng lớn thức ăn trong khi đ ất trồng trọt tính theo đầu người ngày càng giảm vì dân số tăng và cũng vì sự phát triển của thành phố, kỹ nghệ và những sử dụng phi nông nghiệp Người ta cần phải thâm canh hơn , dẫn tới viê ̣c sáo trô ̣n dòng năng lượng và chu trình vâ ̣t chất trong hê ̣ sinh thái nông nghiê ̣p

Phân hóa ho ̣c chắc chắn đã gia tăng năng suất , nhưng viê ̣c sử du ̣ng lă ̣p lại, với liều rất cao gây ra sự ô nhiễm đất do các ta ̣p chất lẫn vào Hơn nữa, Nitrat và Photphat rải m ột cách dư thừa sẽ chảy theo nước mặt và làm ô nhiễm các mực thủy cấp Cũng thế, nông dược và vô cơ hay hữu cơ cũng có thể làm ô nhiễm đất và sinh khối

Thâm canh không ngừng của công nghiê ̣p , sử du ̣ng ngày càng nhiều các chất nhân ta ̣o như phân hóa ho ̣c và nông dược… làm cho đất ô nhiễm tuy châ ̣m nhưng chắc, không hoàn la ̣i (irreversible), đất sẽ kém phì nhiêu đi

3) Ô nhiễm nươ ́ c

* Nguồn nươ ́ c mặt:

Do nhiều lý do khác nhau , các nguồn nước trên Trá i đất ngày càng ca ̣n kiê ̣t Ước tính có khoảng 1/3 dân số thế giới đang sống trong tình tra ̣ng thiếu nước trầm tro ̣ng Trong khi đó , dân số gia tăng với tốc đô ̣ chóng mă ̣t Quá trình đô thị hóa, hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiê ̣p đang khiến cho các nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng

Nguồn nước bi ̣ ô nhiễm đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người Gần 5 triê ̣u người chết hàng năm ở các nước đang phát triển có liên quan đến vấn đề thiếu nước sa ̣ch

Những chất gây ô nhiễm chủ yếu trong nước là các mầm bê ̣nh sinh ra từ chất thải của con người (vi khuẩn và vi rút ), kim loa ̣i nă ̣ng và hóa chất từ

Trang 25

chất thải công nghiê ̣p , nông nghiê ̣p Uống nước bi ̣ ô nhiễm hoă ̣c ăn thức ăn chế biến bằng nước nhiễm đô ̣c là hình thức phơi nhiễm phổ biến nhất Ăn cá bắt từ nguồn nước bi ̣ ô nhiễm cũng có thể mang mầm bê ̣nh và tích lũy các chất đô ̣c ha ̣i như kim loa ̣i nă ̣ng và các chất hữu c ơ bền thông qua quá trình tích lũy sinh học Ngoài ra, con người cũng có thể bi ̣ ảnh hưởng bởi cây trồng được tưới bằng nước ô nhiễm hoă ̣c do đất bi ̣ nhiễm bẩn bởi các dòng sông ô nhiễm dâng lên

* Nước ngầm:

Nước ngầm là nguồn nước nằm ở dưới bề mặt lớp đất sỏi và trong những tầng địa chất thấm qua được Nước ngầm là một nguồn rất quan trọng của nước sạch, chiếm 97% lượng nước ngọt trên Trái Đất Khoảng 2 tỉ người,

cả ở thành phố và nông thôn đang phụ thuộc vào lượng nước này cho những nhu cầu sống hằng ngày Nhưng nguồn nước này giờ đây cũng đang bi ̣ ô nhiễm nghiêm trọng do nhiều lý do khác nhau

Ở đô thị, các nguồn gây ô nhiễm nước ngầm chính là các bãi chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh Ngoài ra nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản đều có khả năng bị rò rỉ và ngấm vào tầng chứa nước nước ngầm Hoạt động sản xuất nông nghiệp với việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu

và phân bón cũng là nguồn đe doạ lớn đối với nguồn nước ngầm

Các quá trình hình thành địa chất tự nhiên là nguồn giải phóng kim loại

nă ̣ng vào nước ngầm , trong đó phổ biến nhất là ô nhiễm Asen Mô ̣t nghiêm cứu mới đây cho thấy nguồn nước ngầm của nhiều quốc gia thuô ̣c khu vực Nam Á và Đông Nam Á có hà m lượng Asen rất cao Cao nhất là Băng-la-đét, hiê ̣n có 1/15 dân số nước này đang phải uống nước có hàm lượng Asen cao hơn 5 lần mức cho phép của Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO)

Nước ngầm rất khó xử lý , do đó viê ̣c bảo vê ̣ nguồn nướ c đó là cực kỳ quan tro ̣ng Mô ̣t số biê ̣n pháp ngăn chă ̣n cơ bản là tăng cường kiểm soát

Trang 26

đối với việc xả thải, xây dựng hệ thống thoát nước hợp vệ sinh Tuy nhiên, cho đến nay ở các nước đang phát triển các biện pháp này được tiến hành rất chậm chạp, trong khi hệ thống nước ngầm đang ngày càng bị nhiễm bẩn nghiêm trọng

2.1.1.4 Du lịch và du lịch sinh thái

a) Du lịch:

Hoạt động du lịch gắn liền với lịch sử hình thành của xã hội loài người Trong buổi đầu hình thành người ta chưa có quan điểm cụ thể về du lịch Lúc này các hoạt động du lịch chủ yếu dưới dạng hình thức buôn bán, vui chơi của tầng lớp quý tộc, tri thức và mang tính tự phát Ngày nay du lịch trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến không chỉ ở những nước phát triển mà còn ở tất

cả các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam Tuy nhiên cho đến nay nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất trong một định nghĩa

Để có cách nhìn đầy đủ về kinh tế kinh doanh, một quan điểm về du lịch cho rằng "Du lịch là ngành kinh doanh bao gồm các tổ chức hướng dẫn

du lịch, sản xuất và trao đổi hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về việc đi lại, lưu trú, tham quan, ăn uống, giải trí, tìm hiểu nhu cầu của khách" Các hoạt động đó mang lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho đất nước làm du lịch và bản thân doanh nghiệp

Ở Việt Nam với mục đích tạo thuận lợi cho việc phát triển du lịch trong nước và du lịch quốc tế, tăng cường hoạt động quản lý du lịch tại khoản 1 điều 4 Luật Du lịch năm 2005 quy định: "Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định"

Có nhiều quan niệm về du lịch khác nhau Ở Việt Nam, khái niệm du lịch đã được định nghĩa chính thức trong Điều 1, Pháp lệnh Du lịch Việt Nam (năm 1999) như sau: "Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng,

Trang 27

mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên vùng, liên ngành và tính xã hội hóa cao, phát triển du lịch nhằm đáp ứng tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước"

b) Du lịch sinh thái (DLST):

Ngày nay sự hiểu biết về du lịch sinh thái đã phần nào được cải thiện, thực sự đã có một thời gian dài du lịch sinh thái là chủ đề nóng của các hội thảo về chiến lược và chính sách bảo tồn và phát triển các vùng sinh thái quan trọng của các quốc gia và thế giới Trong những năm qua đã có nhiều nhà khoa học danh tiếng tiên phong nghiên cứu lĩnh vực này, điển hình như:

Hector Ceballos-Lascurain- một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái, định nghĩa DLST lần đầu tiên được ông đưa ra vào năm 1987 như sau: "Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ítbị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạnphong cảnh và giới động-thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hoá (cảquá khứ và hiện tại) được khám phá trong những khu vực này"

Năm 1991, đã xuất hiện khái niệm về Du lịch sinh thái "Du lịch sinh thái là loại hình du lịch diễn ra trong các vùng có hệ sinh thái tự nhiên còn bảo tồn khá tốt nhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêm ngưỡng, thưởng thức phong cảnh, động thực vật cũng như các giá trị văn hoá hiện hữu" (Boo, 1991)

Năm 1994, nước Úc đã đưa ra khái niệm “DLST là Du lịch dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên được quản lý bền vững về mặt sinh thái”

Theo Hiệp hội DLST Hoa Kỳ (năm 1998) “DLST là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ

Trang 28

hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”

Honey (1999) thì cho rằng “DLST là du lịch hướng tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít tác hại và với quy mô nhỏ nhất Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị về văn hóa và quyền con người”

Ở Việt Nam vào năm 1999, trong khuôn khổ hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái đã đưa ra định nghĩa như sau:

“Du lịch sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương

và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”

Năm 2000, Lê Huy Bá cũng đưa ra khái niệm “DLST là một loại hình

du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triền môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững” Trong luật du lịch năm 2005, có một định nghĩa khá ngắn gọn “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” Theo quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, do bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành năm 2007, thì Du lịch Sinh thái được hiểu là

“Là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa

Trang 29

phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa phương nhằm phát triển bền vững”

Theo Hiệp hội Du lịch Sinh Thái (The Internatonal Ecotourism society) thì “DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”

Qua tìm hiểu các khái niệm trên ta có thể thấy rằng các khu bảo tồn và vườn quốc gia là nơi phù hợp nhất, bởi đây chính là nơi có nhiều yếu tố hấp dẫn khách du lịch sinh thái Song bên cạnh đó các khu di tích văn hóa lịch sử

có phong cảnh đẹp, nguyên sơ cũng là nơi thu hút khách du lịch không kém

Những yếu tố này có thể là một hoặc nhiều loài động thực vật quý hiếm

và đặc hữu, cuộc sống hoang dã, phong tục tập quán, tính đa dạng sinh học cao, địa hình hùng vĩ, các khu di tích lịch sử hoặc văn hóa, mang tính đặc thù trong điều kiện tự nhiên Những yếu tố này sẽ làm lợi cho các đơn vị tổ chức du lịch sinh thái và cộng đồng địa phương do vậy các yếu tố này sẽ được bảo vệ tốt

Ở Việt Nam nói chung và ở các khu di tích nói riêng, du lịch góp phần tăng nguồn thu hiệu quả cho việc bảo tồn các giá trị văn hóa bảo tồn tự nhiên

và cải thiện sinh kế cho người dân ở nơi đó, như một giải pháp trước mắt Tuy nhiên các hoạt động du lịch ở đây phải được xây dựng bám sát định nghĩa về

du lịch sinh thái Nhằm đảm bảo rằng phát triển du lịch sinh thái không làm tổn hại đến môi trường và tăng nguồn thu nhập một cách bền vững cho cộng đồng địa phương bằng các hoạt động du lịch sinh thái

c) Môi trường du lịch:

Môi trường du lịch bao gồm tổng thể các nhân tố về tự nhiên, kinh tế -

xã hội và nhân văn trong đó hoạt động du lịch tồn tại và phát triển”

Hoạt động du lịch có mối quan hệ mật thiết với môi trường, khai thác đặc tính của môi trường để phục vụ mục đích phát triển và tác động trở lại góp phần làm thay đổi các đặc tính của môi trường

Trang 30

Sự tồn tại và phát triển của du lịch với tư cách là một ngành kinh tế gắn

liền với khả năng khai thác tài nguyên, khai thác đặc tính của môi trường

xung quanh Chính vì vậy hoạt động du lịch liên quan một cách chặt chẽ với

môi trường hiểu theo nghĩa rộng Các cảnh đẹp của thiên nhiên như núi, sông,

biển cả , các giá trị văn hoá như các di tích, công trình kiến trúc nghệ thuật

hay những đặc điểm và tình trạng của môi trường xung quanh là những tiềm

năng và điều kiện cho phát triển du lịch Ngược lại, ở chừng mực nhất định,

hoạt động du lịch tạo nên môi trường mới hay góp phần cải thiện môi trường

như việc xây dựng các công viên vui chơi giải trí, các công viên cây xanh, hồ

nước nhân tạo, các làng văn hoá du lịch Như vậy, rõ ràng rằng hoạt động du

lịch và môi trường có tác động qua lại, tương hỗ lẫn nhau và nếu khai thác,

phát triển hoạt động du lịch không hợp lý có thể sẽ là nguyên nhân làm suy

giảm giá trị của các nguồn tài nguyên, suy giảm chất lượng môi trường và

cũng có nghĩa là làm suy giảm hiệu quả của chính hoạt động du lịch

Bất cứ hoạt động nào của du lịch cũng có tác động hai chiều đến môi

trường của nó Cho nên trong hoạt động du lịch cần có những quy hoạch hợp

lý, chính sách và dự án tối ưu nhất nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường

2.1.2 Cơ sở pháp lý của đề tài

Một số văn bản pháp luật liên quan tới ngành quản lý môi trường đang

hiện hành ở Việt Nam:

- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã

hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và

có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006

- Luật bảo vệ và phát triển rừng của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam số 24/2004 QH11 ngày 03/12/2004

- Luật du lịch của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

số 44/2005 QH11 ngày 14/6/2005

Trang 31

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP Sửa đổi bổ xung nghị định 80/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường

- Nghị định 80/2003/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường

- Luật Đa dạng sinh học năm 2008 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ tư, thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009

- Nghị định 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

- Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

- Quyết định 126/QĐ-TTG năm 2012 của thủ tướng chính phủ về thí điểm chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng

- Thông tư củ a Bô ̣ Tài Nguyên và Môi Trường số 43/2013/TT-BTNMT ngày 25/01/2014 Quy đi ̣nh quy chuẩn kỹ thuâ ̣t quốc gia về môi trường

- QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

2.2.1 Các ảnh hưởng của du lịch và một số hoạt động khác tới môi

trường trên thế giới theo WTTC (Hội đồng Du lịch Thế Giới)

Du lịch đã được chứng minh là ngành công nghiệp dân sự quan trọng nhất trên thế giới Theo WTTC, chỉ đến năm 1993 ngành du lịch đã sản sinh

ra 3,5 ngàn tỷ USD cho thu nhập thế giới; ngoài ra ngành lữ hành và du lịch còn tạo công ăn việc làm cho 127 triệu người và các con số như trên đã tăng gấp đôi từ năm 2005.Du lịch và vấn đề suy thoái, ô nhiễm môi trường:

Trang 32

Nói chung, hoạt động du lịch đã đưa đến rất nhiều vấn đề cho môi trường sinh thái Lần lượt liệt kê một số tác động tiêu cực:

- Việc khai phá và chuyển đổi mục đích sử dụng các vùng đất tự nhiên

để xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, các khu vui chơi giải trí, cơ sở hạ tầng phục

vụ du lịch đã làm mất đi khu hệ cư trú của nhiều loài động vật hoang dã, phá vở các khu hệ động-thực vật và gây ra sự suy giảm về đa dạng sinh học

và mất cân bằng sinh thái

- Chất thải rắn, nước thải từ các điểm du lịch, các khu du lịch làm nhiễm bẩn môi trường đất và các nguồn nước trong các thủy vực

- Việc san lấp mặt bằng, phá rừng ngập mặn, đất và rừng ngập nước để tạo ra các công trình du lịch ở các vùng ven biển, các vùng ngập, bán ngập, các vùng đới bờ đã làm mất môi trường sống của nhiều loài sinh vật có đời sống gắn liền với điều kiện ngập nước, ngập mặn

- Phá rừng để lấy lâm sản quý làm đồ lưu niệm, lấy gỗ phục vụ cho xây dựng các công trình du lịch cũng không tính toán hết các tác hại của chúng, tuy nhiên tựu trung vào các vấn đề sau: giảm sút đa dạng sinh học, gây ra xói mòn và rửa trôi trên các sườn dốc, hoang hóa và sa mạc hóa xuất hiện và lan rộng nhanh hơn

- Sự vận hành của khách du lịch và các phương tiện du lịch có thể làm chai cứng đất, gây ra hiện tượng du nhập sinh vật ngoại lai, gây xáo trộn đến sinh lý động thực vật và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của các hệ sinh thái vốn rất nhạy cảm với các biến động của môi trường

- Các công trình phục vụ du lịch mọc lên có thể gây ra sự thay đổi điều kiện địa mạo, thủy vực

- Việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâuđể chăm sóc cỏ cây trồng ở các công trình phục vụ du lịch có thể gây ô nhiễm đất và các nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản

Trang 33

- Các công trình du lịch còn có thể gây ra xói mòn đất, thay đổi tính chất dòng chảy, đới bờ và làm cho tính chất môi trường bị biến đổi theo chiều hướng bất lợi cho cuộc sống

Ngoài ra, còn có rất nhiều tác hại như làm thay đổi tính chất mặn ở cácđớibờdo việc xây dựng và vận hành các công trình du lịch dọc bờ, gây ồn, gây chết nhiều loại động - thực vật Ở đây, chúng tôi chỉ đưa ra một

số vấn đề mang tính chất “nóng” xảy ra trong hoạt động du lịch, từ đó các vấn

đề khác sẽ được diễn giãi một cách dễ dàng hơn

Các tác động tiềm tàng: Tác động tiềm ẩn lên thực vật: có thể kể đến các

tác động của phát triển du lịch và các hoạt động của nó lên thực vật như sau:

- Thiếu cẩn thận trong việc sử dụng lửa, chặt phá cây cối để tạo nơi cắm trại, thải bỏ rác thải không đúng các quy định về vệ sinh môi trường, sử dụng các phương tiện giao thông

- Gây suy giảm giống loài

- Ngăn chặn sự tái sinh của các vật chất hữu cơ trong đất

- Gây phiền nhiễu đến sự phát triển bình thường của thực vật

- Làm giảm độ che phủ của thực vật và đa dạng sinh học

Tác động tiềm ẩn lên môi trường không khí: Tác động tiềm ẩn của

du lịch lên môi trường không khí thể hiện qua các nguồn khí thải CO2, CO, SOx, NOx từ giao thông bộ, giao thông thủy và vận chuyển hành khách trên không Ô nhiễm không khí có thể diễn ra trong giới hạn hẹp, cũng có thể trong giới hạn rộng tùy thuộc vào các điều kiện về địa hình, về tính chất và

phạm vi tác động của sự ô nhiễm

Tác động tiềm ẩn lên chất lượng nước: tác động tiềm ẩn của phát triển

du lịch và các hoạt động của nó bao gồm cả sự ô nhiễm nước, đây là kết quả của sự thải bỏ chất thải trong hoạt động du lịch thẳng xuống các kênh rạch, sông hồ, hoạt động bơi lội, chèo thuyền, vết dầu loang một mặt gây ra sự suy

Trang 34

giảm chất lượng nguồn nước, mặt khác chất ô nhiễm có thể tích tụ trong cơ thể thủy sinh động vật và thực vật và đi vào cơ thể con người Ngoài ra, vấn đề

“phú dưỡng hóa” trong môi trường nước cũng là trường hợp đáng lo ngại

Tác động tiềm ẩnlênđộng vật: hầu hết du khách quan tâmđến việc

thưởng ngoạn các động vật bản địa Từ đó sẽ tác động lên:

- Phá vỡ điều kiện sống của động vật

- Làm thay đổi sinh lý và hành vi của động vật

- Giết hại hay loại bỏ động vật ra khỏi môi trường sống của chúng

- Hoạt động tìm kiếm vật lưu niệm gây suy giảm nguồn tài nguyên động vật và đa dạng sinh học

Như vậy, môi trường sống của thực vật, động vật, chất lượng không khí, chất lượng nguồn nước và môi trường đất đã có sự biến đổi không có lợi cho cuộc sống của sinh vật và con người do hoạt động của du lịch mang lại Ngoài ra, các vấn đề khác cũng có chiều hướng biến đổi theo như thay đổi cảnh quan thiên nhiên, gây suy thoái và ô nhiễm môi trường

Phát triển du lịch cần tiêu thụ cảnh quan để phục vụ cho xây dựng các công trình du lịch Nếu có sự tính toán, đánh giá tác động môi trường và quản

lý một cách thận trọng thì các ảnh hưởng của du lịch lên môi trường sinh thái

Trang 35

Chuyên đề Bảo vệ môi trường du lịch được thực hiện bởi PGS.TS

Phạm Trung Lương- Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch tháng 10 năm

2010 đã chỉ ra những khái niệm môi trường, môi trường Du lịch, ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường và đưa ra một số giải pháp cho các tổ chức nhằm nâng cao ý thức và bảo vệ môi trường Du lịch

Lượng rác thải khách du lịch để lại gây ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, tiếng ồn do việc xây dựng và du khách đem lại gây ảnh hưởng tới các loài động vật yên tĩnh nhất là chim, hoạt động phát quang và xây dựng cơ sở vật chất gây ảnh hưởng lớn tới thảm thực vật và môi trường sinh thái… đó là những kết quả thu được từ báo cáo Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường tự nhiên tại Vườn quốc gia Xuân Thủy do Th.s Đặng Văn Huyến thực hiện tháng 02 năm 2003

Theo T.s Trần Văn Hiến - Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long sử dụng phân bón vô cơ không hợp lý và đúng cách sẽ gây ra hiện tượng chua và thoái hóa đất làm giảm năng suất cây trồng và làm nhiễm độc cho đất ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên được chứng minh rõ trong đề tài “Phân bón nông nghiệp

và vấn đề ô nhiễm môi trường” do Tiến sỹ thực hiện năm 2009

2.2.3 Thực trạngdu lịch sinh thái tại tỉnh Cao Bằng

Với Khu di tích Pác Bó, động Ngườm Ngao, thác Bản Giốc, cùng nhiều

hồ, thác, rừng nguyên sinh… Cao Bằng có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái Tuy nhiên, trên bản đồ du lịch quốc gia, Cao Bằng vẫn là một cái tên còn khá mới mẻ

Khi nói đến Cao Bằng là du khách nghĩ ngay đến những địa danh nổi tiếng như hang Pác Bó, rừng Trần Hưng Đạo, thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao… những địa danh lịch sử, những thắng cảnh nổi tiếng Ngày cuối tuần, hay dịp lễ lớn, khu di tích Pác Bó đón hàng vạn lượt khách tham quan Pác Bó

là nơi cội nguồn cách mạng bởi gắn với một giai đoạn lịch sử đặc biệt quan

Trang 36

trọng trong cuộc đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng nước

ta những năm 1941 - 1945 bên cạnh đó Pác Bó còn được thiên nhiên ưu đãi với thiên nhiên hùng vĩ và phong cảnh hữu tình do vậy Pác Bó là điểm đến của hơn 25.000 du khách hàng năm

Khách du lịch đến với khu di tích chủ yếu là học sinh, sinh viên, công nhân viên chức nhà nước, một số chính trị gia và một số lượng nhỏ khách nước ngoài đến với mục đích thăm quan khu di tích, tận hưởng không khí mát

mẻ và thưởng thức phong cảnh Pác Bó ngày nay trở thành một địa danh thiêng liêng, là niềm tự hào đối với mỗi người dân Việt Nam, đồng thời còn là điểm du lịch đặc sắc mang thương hiệu của Cao Bằng, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thăm viếng

Nếu những di tích lịch sử thu hút đông dòng khách nội địa, khách do các cơ quan đoàn thể, trường học tổ chức, thì các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như thác Bản Giốc - được mệnh danh là đẹp nhất Đông Nam Á, hay động Ngườm Ngao dài hơn 1km có nhiều nhũ đá tuyệt đẹp, các khu rừng nguyên sinh, bản làng của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng được du khách châu Âu, đặc biệt là khách Pháp, rất ưa thích mỗi khi đến Việt Nam Là một tỉnh thuộc miền núi phía Bắc của Việt Nam, Cao Bằng là vùng đất có truyền thống Cách mạng lâu đời thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, có đường biên giới với Trung Quốc dài 311km với khi hậu mát mẻ quanh năm, có núi, rừng, sông suối trải dài hùng vĩ, thiên nhiên còn nhiều nét hoang sơ, cùng với những tháng năm lịch sử đã tạo cho Cao Bằng những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch

Du lịch Cao Bằng bắt đầu được đánh thức Kết thúc năm 2015, tỉnh Cao Bằng đón 650.000 lượt khách, trong đó có 35.000 lượt khách quốc tế, doanh thu ước đạt 115 tỷ đồng, tăng trưởng du lịch đạt 18% Nhiều điểm du

Trang 37

lịch, khách sạn, nhà hàng mới đƣa vào sử dụng, tăng thêm năng lực phục vụ

du khách

Tuy nhiên, điểm yếu của du lịch Cao Bằng là hạ tầng dịch vụ ăn nghỉ chƣa đồng bộ, tay nghề của đội ngũ làm du lịch - dịch vụ phần lớn chƣa đƣợc đào tạo bài bản, việc quảng bá để du khách hiểu đầy đủ hơn về du lịch Cao Bằng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức Vì thế, sản phẩm du lịch chƣa đến đƣợc với các doanh nghiệp lữ hành và du khách, chƣa thực sự đặc sắc, hấp dẫn, chƣa lột tả hết vẻ đẹp và giá trị của danh thắng

Trang 38

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Hiện trạng môi trường sinh thái: đất, nước, không khí, rác thải tại khu

di tích lịch sử Pác Bó - Cao Bằng

- Các tác động do hoạt động du lịch và một số hoạt động khác tới môi trường sinh thái khu di tích lịch sử Pác Bó - Cao Bằng

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Khu di tích lịch sử Pác Bó xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Khu di tích lịch sử Pác Bó và khu dân cư xung quanh tại xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

- Thời gian nghiên cứu: Từ 31/09/2015 đến tháng 11/2015

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

3.3.2 Giới thiệu về khu di tích Lịch sử Pác Bó

3.3.3 Hiện trạng môi trường sinh thái tại khu di tích

- Hiện trạng sử dụng đất tại khu di tích

- Hiện trạng chất lượng nước tại khu di tích

- Hiện trạng thu gom rác thải

- Hiện trạng sử dụng tài nguyên

Trang 39

3.3.4 Đánh giá ảnh hưởng của du lịch và các yếu tố khác tới môi trường sinh thái khu di tích

- Ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường sinh thái

+ Đánh giá các ảnh hưởng tới môi trường đất, nước

+ Đánh giá ảnh hưởng tới cảnh quan

+ Đánh giá ảnh hưởng tới hệ sinh thái

- Ảnh hưởng của một số hoạt động khác tới môi trường sinh thái khu di tích

a) Hoạt động sản xuất nông nghiệp

c) Hoạt động khai thác rừng, chặt phá rừng

c) Hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản

- Ý kiến của người dân về ảnh hưởng của các hoạt động trên tới môi trường sinh thái của khu di tích

3.3.5 Một số đề xuất và giải pháp khắc phục, giảm thiểu suy thoái, ô nhiễm môi trường do các hoạt động trên gây ra

- Đối với cơ quan quản lý

- Đối với khách du lịch

- Đối với cộng đồng dân cư

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp

Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp là phương pháp phổ biến thường được dùng khi nghiên cứa một đề tài Đây là phương pháp tham khảo những số liệu có sẵn liên quan đến vấn đề nghiên cứu Phương pháp này là phương pháp truyền thống nhanh và hiệu quả Với phương pháp này có thể áp dụng nghiên cứu các nội dung sau:

Trang 40

- Tài liệu, thông tin, số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội (Dân số, việc làm, cơ sở hạ tầng…) của của xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

- Tài liệu về quá trình thành lập, phát triển và hiện trạng khu di tích

- Tài liệu về số liệu biến động sử dụng đất của xã Trường Hà

- Tài liệu về công tác quản lý chất lượng môi trường tại địa bàn nghiên cứu

- Tài liệu về các văn bản pháp quy về khai thác khoáng sản, về bảo vệ môi trường, về quản lý tài nguyên nước, các tiêu chuẩn Việt Nam… và các tài liệu có liên quan

- Kế thừa các tài liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, số liệu biến động sử dụng đất, tài nguyên môi trường, bằng cách điều tra, thu thập số liệu

từ các cơ quan, ban ngành thuộc UBND xã Trường Hà, ban quản lý khu di tích Pác

Bó và chi cục bảo vệ môi trường thành phố Cao Bằng

3.4.2 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Đi điều tra, khảo sát thực địa trực tiếp và ghi lại bằng hình ảnh về các tác động do hoạt động du lịch và một số hoạt động khác gây ra cho môi trường

3.4.3 Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng phiếu câu hỏi đối với cán bộ quản lý, người dân và khách du lịch

Phạm vi phỏng vấn: khu di tích lịch sử Pác Bó, xã Trường Hà, huyện

Hà Quảng tỉnh Cao Bằng

Đối tượng phỏng vấn: Các hộ gia đình, ban quản lý trong khu di tích, khách du lịch

Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn phát phiếu điều tra dự kiến:

- Phỏng vấn 10 cán bộ quản lý làm việc ở các chức vụ khác nhau và quản lý ở các khu vực khác nhau trong khu di tích bao gồm các câu hỏi nhằm

Ngày đăng: 02/06/2017, 10:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w