1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá ảnh hưởng thuốc BVTV phân bón hóa học đến số lượng giun đất hệ thống canh tác rau xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

90 317 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 6,83 MB

Nội dung

Đánh giá ảnh hưởng thuốc BVTV phân bón hóa họcđếnsố lượng giun đất hệthống canh tác rau xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG -& -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:

“Đánh giá ảnh hưởng của thuốc BVTV và phân bón hóa họcđếnsố lượng giun đất trong hệthống canh tác rau tại

xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.”

Người thực hiện : LÊ THỊ MAI

Ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn: TS.NGUYỄN ĐÌNH THI

Hà Nội - 2015

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Trang 2

Người thực hiện : LÊ THỊ MAI

Chuyên Ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn: TS.NGUYỄN ĐÌNH THI

Địa điểm thực tập: VĂN ĐỨC, GIA LÂM, HÀ NỘI

Hà Nội - 2015

[Type text] [Type text] 2 [Type text]2

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới thầy giáo hướng dẫn TS Nguyễn Đình Thi, giảng viên bộ môn Sinh thái Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện đề tà này.

Tôi xin cám ơn chủ nhiệm hợp tác xã Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội, ông Chử Đức Nhị đã giúp đỡ tôitrong quá trình thực tập ở địa phương

Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ, gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện

đề tài này.

Do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế sản xuất cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô giáo.

Tôi xin chân thành cám ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Sinh viên

Lê Thị Mai

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này do chính tôi thực hiện, các

số liệu, tài liệu sử dụng trong bài khóa luận này được thu nhập từ nguồn thực

tế, được công bố trên các sổ sách, báo cáo của Hội đồng nhân dân xã Văn Đức Và các giải pháp là của bản thân tôi rút ra từ quá trình nghiên cứu từ địa phương.

Sinh viên

Lê Thị Mai

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Trang 6

DANH MỤCBẢNG

Trang

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Trang

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VSATTP : Vệ sinh an toàn thực

Quốc tế

Trang 9

MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài

Vấn đề lạm dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)không còn mới mẻđối với chúng ta nhưng vấn đề này vẫn đang tiếp diễn.Việclàm này không những gây ô nhiễm môi trường, nguy hại tới sức khỏe conngười mà còn ảnh hưởng xấu tới những loại động vật đất đặc biệt là nhómgiun đất vốn được coi là “bạn của nhà nông”

Xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội nằm ven bờ tả ngạn sông Hồng, là

xã cuối của huyện về phía Tây nam, chuyên thâm canh các cây trồng chủ lựcnhư ngô và rau xanh các loại.Với truyền thống thâm canh rau màu lâu đờikhông thể không tránh khỏi những ảnh hưởng tới sinh vật đất, đặc biệt lànhóm giun đất

Xuất pháp từ thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá ảnh hưởng của thuốc BVTV và phân bón hóa học đến số lượng giun đất trong hệ thống canh tác rau tại xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.”

Trang 10

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở khoa học sử dụng phân bón cho cây trồng

1.1.1 Khái niệm phân bón

Theo Nguyễn Như Hà (2010), phân bón là những chất chứa một haynhiều nguyên tố dinh dưỡng cần thiết với cây, được sử dụng cho cây trồng vớimục đích không ngừng làm tăng năng suất, chất lượng nông sản và làm tăng

độ phì nhiêu của đất

1.1.2 Phân loại phân bón

Theo Cẩm Hà (2012), phân bón được phân loại như sau:

1.1.2.1 Phân loại theothành phần:

- Phân bón vô cơ: gồm phân khoáng thiên nhiên hoặc phân hoá học cóchứa một hoặc nhiều yếu tố dinh dưỡng vô cơ

+ Phân khoáng đơn: trong thành phần chỉ chứa một yếu tố dinh dưỡng

đa lượng N hoặc P2O5 hữu hiệu hoặc K2O hữu hiệu

+ Phân phức hợp: là loại phân được tạo ra bằng phản ứng hoá học, cóchứa ít nhất hai yếu tố dinh dưỡng đa lượng như loại phân 2 yếu tố (N-P, K-N,P-K) hoặc loại 3 yếu tố (N-P-K), loại 4 yếu tố (N-P-K-Mg)

- Phân hỗn hợp: là loại phân bón trong thành phần có chứa hai yếu tốdinh dưỡng khác nhau (vô cơ, hữu cơ, vi sinh vật, các yếu tố dinh dưỡngkhác) trở lên

+ Phân hữu cơ chế biến công nghiệp: là loại phân sản xuất từ nguyênliệu hữu cơ, chế biến theo quy trình công nghệ lên men công nghiệp

+ Phân hữu cơ sinh học: là loại phân bón sản xuất từ nguyên liệu hữu

cơ, được xử lý lên men bằng vi sinh vật sống có ích hoặc được xử lý bằng cáctác nhân sinh học khác

+ Phân hữu cơ khoáng: là loại phân bón được sản xuất từ phân hữu cơchế biến công nghiệp hoặc hữu cơ sinh học trộn thêm một số yếu tố dinhdưỡng vô cơ, trong đó có ít nhất một yếu tố dinh dưỡng vô cơ đa lượng

- Phân vi sinh vật: là loại phân bón trong thành phần có chứa một hoặc

Trang 11

nhiều loại vi sinh vật sống có ích bao gồm: nhóm vi sinh vật cố định đạm,phân giải lân, phân giải xenlulo, vi sinh vật đối kháng…

1.1.2.2 Phân loại theo cách sử dụng

- Phân bón rễ: các loại phân bón được bón trực tiếp vào đất hoặc vàonước để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng qua rễ

- Phân bón lá: là các loại phân bón được tưới hoặc phun trực tiếp vào láhoặc thân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân lá

- Chất cải tạo đất: là chất có tác dụng nâng cao độ phì, cải thiện tínhchất đất

1.1.3 Vai trò của phân bón đối với cây rau

Theo Lê Xuân Đính (2014), vai trò của ba nguyên tố N, P, K trong sinhtrưởng phát triển của cây rau:

+ Phân đạm là loại dinh dưỡng quan trọng nhất, làm cây xanh tốt, sinhtrưởng chiều cao và khối lượng thân lá, hình thành hoa quả, mầm chồi Thiếuđạm cây sinh trưởng còi cọc, diệp lục ít được hình thành nên làm lá chuyểnvàng Thừa đạm sẽ làm cho cây tích lũy nhiều dạng đạm vô cơ gây độc chocây, làm cho cây sinh trưởng thái quá, gây vóng.Các quá trình hình thành hoaquả bị đình trệ làm giảm hoặc không cho thu hoạch v.v…

+ Phân lân có tác dụng tốt cho việc ra rễ, ra hoa Thiếu lâncây sinhtrưởng chậm lại và quá trình chín cũng bị kéo dài Cây thừa lân lại làm chocây sử dụng lân tồi hơn, vì trong trường hợp này rất nhiều lân nằm ở dạng vô

cơ, nhất là ở các bộ phận sinh trưởng Thừa lân làm cho cây chín quá sớm, không kịp tích lũy được một vụ mùa năng suất cao

+ Phân kali có tác dụng tốt cho việc tổng hợp đường bột, xellulo, làmcây cứng cáp, giúp trái lớn nhanh, hạt mẩy, tăng độ ngọt và mầu sắc trái Thiếu kali các lá già trở nên vàng sớm, làm giảm năng suất quang hợp và trựctiếp dẫn đến giảm sản lượng mùa màng Thừa kali làm cây không hút đượcđầy đủ các chất dinh dưỡng khác như magie, natri v.v ảnh hưởng xấu đếnnăng suất mùa màng

Theo FAO (Tổ chức lương thực và nông nghiệp Quốc tế) có 10 nguyên

Trang 12

nhân làm giảm hiệu lực của phân bón, đồngthời tạo điều kiện thuận lợi để

phân bón ảnh hưởng xấu tới chất lượng nôngsản và môi trường (dẫn theo Nguyễn Văn Bộ, 2014).

Bảng 1.1: Các nguyên nhân làm giảm hiệu lực của phân bón

STT Nguyên nhân làm giảm hiệu lực phân bón Mức độ giảm (%)

4 Thời vụ gieo cấy không thích hợp 20-40

6 Vị trí cách bón phân không thích hợp 5-10

Nguồn: FAO,dẫn theoNguyễn Văn Bộ, 2014

1.1.4 Tình hình sử dụng phân bón

1.1.4.1 Trên thế giới

Theo Hiệp hội Phân bón quốc tế (IFA) năm 2012, trên thế giới phânbón chủ yếu được dùng cho các nhóm cây trồng chính là ngô 16%, lúa mỳ16%, gạo 14%, cọ dầu 11%, mía đường 4%, các loại rau màu và hoa quảchiếm 15%, còn các loại cây khác chiếm 24%

Theo báo cáo mới đây của IFA tại hội nghị thường niên vào tháng 5năm 2015, nhu cầu phân bón thế giới sẽ tăng trung bình 1,7% trong thời gian

từ nay đến năm 2019, đạt tổng cộng gần 200 triệu tấn vào năm 2019/2020.Tiêu thụ phân bón trên thế giới trong năm 2014/2015 dự kiến sẽ tăng 2,0% sovới cùng kỳ trước và đạt 185 triệu tấn chất dinh dưỡng Mức tiêu thụ đối với

cả ba chất dinh dưỡng dự kiến đều sẽ tăng: tiêu thụ N tăng nhẹ 1,3%, đạt111,8 triệu tấn, tiêu thụ P hồi phục 2%, đạt 41,3%, tiêu thụ K tiếp tục củng cốtốt, tăng 4,2%, đạt 31,5 triệu tấn Tổng tiêu thụ trong năm 2014/2015 tạiĐôngÂu, Trung Á và Tây Á sẽ giảm do các căng thẳng địa chính trị trong khu

Trang 13

vực và tình hình kinh tế yếu kém Do giá nông sản giảm, tiêu thụ phân bón tạiBắc Mỹ và Tây Âu cũng sẽ giảm Trong khi đó, tiêu thụ phân bón tại các khuvực còn lại trên thế giới sẽ tăng, đạt tốc độ tăng mạnh nhất tại Châu Đạidương và Châu Phi Lượng phân bón tiêu thụcó khả năng giảm sẽ diễn ra ởBắc Mỹ, nhưng Đông Á, Nam Á và châu Mỹ La tinh sẽ gia tăng đáng kể.

Nhu cầu phân bón toàn cầu trong năm 2015/2016 dự báo sẽ tăng 1.0%

so với kỳ trước, đạt 186 triệu tấn Nhu cầu phân lân sẽ tiếp tục hồi phục vớimức tăng 1,1%, đạt 41,8 triệu tấn (tính theo P) Sau những năm liên tiếp tăngmạnh, nhu cầu phân kali sẽ tăng nhẹ hơn, với mức tăng 0,8%, đạt 31,8 triệutấn Nhu cầu phân đạm cũng sẽ tăng nhẹ 1,0% đạt 112,9 triệu tấn (dẫn theoĐoàn Minh Tin, 2015)

1.1.4.2 Tại Việt Nam

Theo Tổng cục thống kê (2012), trong các năm 2008-2012 Việt Namnhập khẩu phân bón từ khoảng 65 thị trường trên thế giới, trong đó nhiều nhất

từ Trung Quốc với tỷ trọng trên 40% cả về lượng và giá trị Tuy nhiên trongnăm 2012 tỷ trọng nhập phân bón từ Trung Quốc sụt giảm do Việt Nam tăngkhá lượng sản xuất trong nước Năm nước dẫn đầu trong xuất khẩu phân bónlớn nhất tại Việt Nam là Trung Quốc, Nga, Philippines, Nhật Bản và Belarus(2008-2012) (dẫn theo Vũ Thị Thùy Ninh, 2013)

Ở Việt Nam, theo số liệu của Vụ Khoa học Công nghệ và chất lượngsản phẩm, Bộ NN&PTNN (2010), có trên 100 doanh nghiệp đầu mối và cácthành phần kinh tế tham gia vào mạng lưới phân bón (sản xuất, kinh doanh vàtiêu thụ) và đã đưa ra thị trường tiêu thụ ít nhất 1420 loại phân bón gồm 6 loạichính (Bảng 1.2)(dẫn theo Đoàn Minh Tin, 2015)

Bảng 1.2: Các loại phân bón được sử dụng ở Việt Nam

Trang 14

Nguồn: Đoàn Minh Tin, 2015

Theo số liệu của Tổng cục thống kê (2010), nhu cầu tiêu thụ phân bón

cả nước ta vào năm 2010 vào khoảng 9-9.5 triệu tấn, trong đó gồm 2.2 triệutấn ure, 3.5 triệu tấn NPK, 800.000 tấn DAP và các loại phân khác như lân,

SA, kali… Lượng phân bón vô cơ được sử dụng trung bình trên 1ha hiện naytại Việt Nam vào khoảng 140-145 kg/ha, chỉ tương đương 50% so với TrungQuốc và 34% so với Hàn Quốc Tuy nhiên so với Thái Lan hay Indonesia tỷ

lệ phân bón bình quân/đơn vị diện tích của Việt Nam vẫn cao hơn khá nhiều.Nhu cầu sử dụng phân bón ở nước ta hằng năm có thể biến động nhẹ, nhưngnhìn chung xu hướng là tăng về số lượng Theo tính toán của Cục Trồng trọt,đến năm 2015, nhu cầu phân bón của Việt Nam sẽ tăng lên tới 218kg/ha, tăngkhoảng 40% so với năm 2011 (dẫn theo Trung tâm thông tin PTNNNT–Việnchính sách và chiến lược PTNNNT–Bộ NN & PTNT, 2011)

- Một số tồn tại trong thị trường phân bón Việt Nam:

+ Sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng: Theo Bộ Côngthương (2014), cả nước có khoảng 500 cơ sở sản xuất với trên 2.000 chủngloại phân bón khác nhau, trong đó, khoảng 1.700 loại là phân bón hỗn hợpNPK.Các loại phân bón hỗn hợp NPK, phân bón hữu cơ sinh học, hữu cơkhoáng lại có vấn đề gây lo lắng cho người tiêu dùng, ảnh hưởng lớn đến hiệuquả năng suất cây trồng và môi trường; có quá nhiều nhãn hiệu làm nông dânhoa cả mắt khi không biết sản phẩm nào uy tín.Tình trạng phân bón nhái nhãnmác nhập khẩu, nguyên liệu chủ yếu là đất sét, bột cao lanh, bột gạch, bộtđá… hàm lượng Kali, SA, DAP rất thấp so với các thông số ghi trên baobìvẫnthường xuyên diễn ra Hiện tượng buôn lậu qua biên giới dẫn tới chất lượngphân bón đưa vào thị trường không được đảm bảo(Công Phiên, 2014)

+ Vi phạm về nhãn hiệu hàng hóa: Việc trên bao bì các dòng chữ

Trang 15

“Tecnology of Japan”, “Quality of American” dễ làm cho nông dân hiểu lầm

là sản phẩm của Nhật, của Mỹ… Một số sản phẩm còn thiếu các thông số cầnthiết của sản phẩm trên bao bì, thiếu hướng dẫn sử dụng (Apromaco, 2013)

1.1.5 Kỹ thuật sử dụng phân bón cho một số cây rau

Mỗi loại cây trồng sẽ có một nhu cầu phân bón khác nhau, các loại raukhác nhau cũng có nhu cầu phân bón khác nhau

Bảng 1.3: Lượng phân bón của một số loại rau

Loại phân

Tổng lượng phân bón

Loại rau Cải bẹ Cải bắp Súp lơ

Phân đạm, kg/ha

Tính theo N

Tính theo phân ure

120-160260-348

160-190347-413Phân lân, kg/ha

Tính theo P2O5

Tính theo phân supephotphat

60-80360-480

60-80360-480

60-80360-480Phân kali, kg/ha

Tính theo K2O

Tính theo phân kali clorua

80-100133-167

100-120167-200

60-80117-167

Nguồn: Bùi Huy Hiền, 2013

Chú ý: Trước khi thu hoạch 30 ngày ngừng bón phân đạm đối với raubắp cải (Trung tâm khuyến nông Quốc gia, 2014)

Đối với rau cải thảo: Lượng phân bón (tính cho 1 sào Bắc bộ 360m2):Phân chuồng hoai mục 0,7-1 tấn, đạm urê 10-12kg, supe lân 15-20kg, kalisunfat 5-6kg Nếu đất chua (độ pH< 6) bón thêm 20-25kg vôi bột trước khibừa lần cuối (Minh Thùy, 2015)

Bảng 1.4: Lượng phân bón cho mướp đắng an toàn.

Loại phân Lượng bón

(kg/ha)

Bón lót (%)

Bón thúc (%) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4

Trang 16

-Nguồn: Sở NN&PTNT Hà Nội, 2014.

Bảng 1.5: Lượng phân bón cho rau ngót an toàn.

(kg/ha/1 năm)

Bón lót (%)

Bón thúc (%) Lần 1 Sau đợt thu hái

Phân hữu cơ ủ hoại 7000 50 - 50Phân hữu cơ vi sinh 980-1100 - 20 80Đạm urê 280-350 - 20 80Super lân 550-700 20 20 60NPK (Văn Điển) 980-1100 20 20 60

Nguồn: Sở NN&PTNT Hà Nội, 2012

Chú ý: Đảm bảo thời gian cách ly với phân đạm urê ít nhất 10 ngàytrước khi thu hoạch

1.1.6 Sử dụng phân bón không hợp lý ảnh hưởng tới môi trường

Theo Nguyễn Thị Loan (2014), hầu hết các loại phân bón hóa học cónhược điểm chỉ chứa một hay một vài nguyên tố dinh dưỡng Khi bón quánhiều phân hóa học vào đất, cây trồng chỉ sử dụng được 30% lượng phân bónmột phần nhỏ được giữ lại trong keo đất là nguồn dinh dưỡng chovụ sau,lượng còn lại bị rửa trôi, hòa tan vào nước ngầm (chủ yếu là phân đạm vìphân lân và kali dễ dàng được keo đất hấp phụ) ởgây ô nhiễm môi trường sinh thái đất, phú dưỡng ao hồ

Theo Lê Văn Khoa (2010), việc sử dụng phân bón không hợp lý có thểgây chua hóa đất, hàm lượng các chất vôi giảm, đất mất kết cấu, hoạt độngcủa vi sinh vật đất giảm, có sự tích đọng amon, KLN ở một số vùng

Theo Đào Nguyễn Thúy Hằng (2011) phân bón hóa học làm tăng sựmẫn cảm của cây trồng với các loại bệnh do giết chết các vi sinh vật có íchtrong đất mà các vi sinh vật này bảo vệ cây trồng khỏi một chứng bệnh nào đó

Trang 17

như nhiều loại bệnh của cây trồng được khống chế bởi vi sinh vật vùng rễ.Hiện tượng thừa đạm sẽ làm cho vỏ tế bào của cây mỏng, tạo điều kiện dễdàng cho một số loài vi sinh vật gây bệnh xâm nhập, kích thích một số loài visinh vật trong đất xâm nhập gây bệnh cho cây,…

1.2 Cơ sở khoa học sử dụng thuốc BVTV cho cây trồng

1.2.1 Khái niệm thuốc BVTV

Ngày 08/06/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông

tư số 21/2015/TT-BNNPTNT về quản lý thuốc BVTV Theo quy định của Thông

tư, tất cả thuốc BVTV dùng để phòng trừ sinh vật gây hại thực vật; điều hòasinh trưởng cây trồng; bảo quản thực vật; khử trùng kho; trừ mối hại côngtrình xây dựng và đê điều; trừ cỏ trên đất không trồng trọt; làm tăng độ antoàn, hiệu quả khi sử dụng phải được đăng ký vào Danh mục thuốc bảo vệthực vật được phép sử dụng ở Việt Nam

1.2.2 Phân loại thuốc BVTV

Nguyễn Trần Oánh và cộng sự (2007) đã phân loại thuốc BVTV:

-Dựa vào đối tượng phòng chống:

+ Thuốc trừ sâu: gồm các chất hay hỗn hợp các chất có tác dụng tiêudiệt, xua đuổi hay di chuyểnbất kỳ loại côn trùng nào

+ Thuốc trừ bệnh: gồm các hợp chất có nguồn gốc hóa, sinh học ngănngừa, diệt trừ các loài vi sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản

+ Thuốc trừ chuột: là những hợp chất vô cơ, hữu cơ; hoặc có nguồn gốcsinh học dùng để diệt chuột gây hại trên ruộng, các loài gậm nhấm

+ Thuốc trừ nhện: những chất được dùng chủ yếu để trừ nhện đặc biệt

là nhện đỏ, khả năng chọn lọc cao, thời gian hữu hiệu dài

+ Thuốc trừ tuyến trùng: các chất xông hơi và nội hấp dùng để trừtuyến trùng rễ cây trồng, trong đất, hạt giống và cả trong cây

+ Thuốc trừ cỏ: các chất được dùng để trừ các loài thực vật cản trở sự sinh trưởng cây trồng, thực vật mọc hoang dại ruộng Đây là nhóm thuốc dễgây hại cho cây trồng nhất

- Dựa vào nguồn gốc hoá học:

Trang 18

+ Thuốc có nguồn gốc thảo mộc: các thuốc làm từ cây cỏ hay các sảnphẩm chiết xuất từ cây cỏ có khả năng tiêu diệt dịch hại.

+ Thuốc có nguồn gốc sinh học: gồm các loài sinh vật (các loài thiênđịch), các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật (như các loài kháng sinh ) có khảnăng tiêu diệt dịch hại

+ Thuốc có nguồn gốc vô cơ: bao gồm các hợp chất vô cơ (như lưuhuỳnh và lưu huỳnh vôi ) có khả năng tiêu diệt dịch hại

+ Thuốc có nguồn gốc hữu cơ: Gồm các hợp chất hữu cơ tổng hợp cókhả năng tiêu diệt dịch hại (clo hữu cơ, lân hữu cơ…)

1.2.3 Vai trò củaHCBVTV đối với cây rau

Theo Lê Huy Bá (2008) thuốc BVTV có những tác động có lợi đối vớicây trồng như sau:

- Việc sử dụng thuốc BVTV đảm bảo 4 đúng (đúng lúc, đúng liều,dung loại và đúng kĩ thuật) sẽ đẩy lùi được dịch hại, diệt được cỏ dại và tạo điều kiện cho cây trồng phát triển thuận lợi, đạt năng suất cao chất lượng cao

- Cho hiệu quả kinh tế cao, ít tốn công chăm sóc Ngăn chặn kịp thờinhững đợt dich hại lớn xảy ra

- Một số thuốc BVTV kích thíc giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh

- Dễ dàng cho việc cơ giới hóa ngành nông nghiệp (thuốc làm rụng lá,khô thân khoai tây,… được sử dụng trước khi thu hoạch bằng cơ giới)

1.2.4 Tình hình sử dụng HCBVTV

1.2.4.1 Trên thế giới

Theo Trương Quốc Tùng (2013), hiện nay danh mục các hoạt chấtBVTV trên thế giới đã là hàng ngàn loại, ở các nước thường từ 400 - 700 loại.(Trung Quốc 630, Thái Lan 600 loại) Tăng trưởng thuốc BVTV những nămgần đây từ 2 - 3% Theo Gifap, giá trị tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới năm

1992 là 22,4 tỷ USD, năm 2000 là 29,2 tỷ USD và năm 2010 khoảng 30 tỷUSD, trong 10 năm gần đây ở 6 nước châu Á trồng lúa, nông dân sử dụngthuốc BVTV tăng 200 - 300% mà năng suất không tăng

Trang 19

Trên thực tế, “Sử dụng thuốc BVTV hiệu quả và an toàn” mới mang

tính kinh doanh và kỹ thuật vì chưa đề cập nhiều đến vấn đề quản lý, đặc biệt

là mục tiêu giảm sử dụng thuốc BVTV, còn “giảm nguy cơ của thuốc BVTV” đã thể hiện tính đồng bộ, hệ thống, của nhiều biện pháp quản lý, kinh

tế, kỹ thuật, nó bao gồm các nội dung: Thắt chặt quản lý đăng ký, xuất nhậpkhẩu, sản xuất kinh doanh thuốc BVTV; Giảm lượng thuốc sử dụng; thay đổi

cơ cấu và loại thuốc; Sử dụng an toàn và hiệu quả; Giảm lệ thuộc vào thuốchóa học BVTV thông qua việc áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổnghợp.Tốc độc gia tăng mức tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới trong 10 năm lạiđây đã giảm dần, cơ cấu thuốc BVTV có nhiều thay đổi theo hướng gia

tăng thuốc sinh học, thuốc thân thiện với môi trường, thuốc ít độc hại,…

1.2.4.2 Tại Việt Nam

Theo Nguyễn Kim Vân (2014) lượng thuốc BVTV tại Việt Nam đangtăng quá nhanh,danh mục thuốc BVTV được cho phép sử dụng đến năm 2013

đã lên tới 1.643 hoạt chất, trong khi các nước trong khu vực chỉ có khoảng từ

400 đến 600 hoạt chất như Thái Lan và Malaysia và 630 loại là ở Trung Quốc(dẫn theo Lê Văn)

Theo Thường Vũ Dũng (2015), hiện nay mỗi năm nước ta nhậpkhẩugần 1.000 tấn thuốc BVTV, chưa kể một số lượng không nhỏ nhậplậu.Tạicác vùng sản xuất nông nghiệp, số lượng thuốc BVTV không rõ xuất

xứ, lưu hành trôi nổi khá phổ biến Một số nhà sản xuất không tuân thủ cácquy định an toàn về thành phần, liều lượng hoặc sản xuất thuốc tăng độc tính,

hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh Ở nhiều vùng, chính quyền chưa thật sựquan tâm, người nông dân chưa được trang bị đầy đủ kiến thức để phòng,tránh những tác hại do sử dụng không đúng cách hoặc lạm dụng thuốc BVTVtrong sản xuất nông nghiệp

- Một số tồn tại trong sử dụng HCBVTV ở nước ta:

+Mạng lưới SXKD thuốc BVTV tăng nhanh và khó kiểm soát:Theo số

liệu của cục BVTV, đến năm 2010 cả nước có trên 200 công ty SXKD thuốcBVTV, 93 nhà máy, cơ sở sản xuất thuốc và 28.750 cửa hàng, đại lý buôn bán

Trang 20

thuốc BVTV Trong khi hệ thống thanh tra BVTV rất mỏng, yếu, cơ chế hoạtđộng rất khó khan (1 thanh tra viên năm 2010 phụ trách 290 đơn vị sản xuấtbuôn bán thuốc BVTV, 100.000ha trồng trọt sử dụng thuốc BVTV và 10 vạn

hộ nông dân sử dụng thuốc BVTV)

+ Sử dụng thuốc quá nhiều, quá mức cần thiết: Chi cục BVTV Hà Nội

năm 2006 thông báo, 100% nông dân ngoại thành vẫn phun thuốc định kì đểtránh rủi ro, có tới 50% nông dân tự tiện tăng nồng độ lên gấp đôi Ở thànhphố Hồ Chí Minh, nông dân ngoại thành phải phun 20-30 lần/vụ phun thuốcBVTV đối với rau cải bắp.Một kết quả điều tra năm Bùi Phương Loan (2010)

ở vùng rau đồng bằng sông Hồng cho thấy số lần phun thuốc BVTV từ 26-32lần (11,1 - 25,6 kg/ha) trong 1 năm Số lần phun như trên là quá nhiều, có thểgiảm 45 - 50% (Ngô Tiến Dũng, Nguyễn Huân, Trương Quốc Tùng, 2010)

+ Sử dụng thuốc khi thiếu hiểu biết về kỹ thuật: Theo Đào Trọng Ánh

(2002), chỉ có 52,2% cán bộ kỹ thuật nông nghiệp - khuyến nông cơ sở hiểu đúng kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tỷ lệ này ở người bán thuốc là 33% ở nông dân 49,6%

+ Sử dụng thuốc quá liều lượng khuyến cáo, tùy tiện hỗn hợp khi sử dụng: Kết quả điều tra năm Đào Trọng Ánh(2002) chỉ có 0 - 26,7% nông dân

sử dụng đúng nồng độ liều lượng thuốc trên rau, trong khi đó có nhiềunôngdân tăng liều lượng lên gấp 3 - 5 lần Họ tăng lượng dùng, số lần phun vàphối trộn các loại thuốc với nhau với kì vọng loại thuốc mới có phổ tác độngrộng

trừ đồng thời nhiều loại sâu bệnh và nâng cao hiệu quả của thuốc

+ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không tuân thủ thời gian cách ly: Hầu

hết những người trồng rau chỉ dùng thuốc trừ sâu mà không quan tâm tới thờigian cách ly để bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh thực phẩm Cục BVTV(2010) thông báo, trên diện rộng còn tới 10,22% nông dân không đảm bảothời gian cách ly

+ Coi trọng lợi ích lợi nhuận hơn tác động xấu đến môi trường, sức khỏe cộng đồng:Năm 2010, Cục BVTV cho biết tại Vĩnh Phúc, Hà Nội còn

Trang 21

5,19% số hộ dùng thuốc cấm, ngoài danh mục, 10,22% không đúng thời giancách ly, 51% không thực hiện theo khuyến cáo của nhãn.

1.2.5 Kỹ thuật sử dụng HCBVTV cho một số cây rau

Thông tư số 21/2015 của Bộ NN&PTNTcũng hướng dẫn kỹ thuật sửdụngthuốc BVTV Sử dụng theo 4 đúng:

- Đúng thuốc :Căn cứ đối tượng dịch hại cần diệt trừ và cây trồng, nôngsản cần được bảo vệ để chọn đúng loại thuốc và dạng thuốc cần sử dụng

- Đúng lúc: Dùng thuốc khi sinh vật còn ở diện hẹp và ở các giai đoạn

dễ mẫn cảm với thuốc, thời kỳ sâu non, bệnh chớm xuất hiện, trước khi bùngphát thành dịch Phun trễ sẽ kém hiệu quả và không kinh tế

- Đúng liều lượng, nồng độ: Đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn thuốc, đảm bảođúng liều lượng hoặc nồng độ pha loãng và lượng nước cần thiết cho một đơn

vị diện tích Phun nồng độ thấp làm sâu hại quen thuốc, hoặc phun quá liều sẽgây ngộ độc đối với cây trồng và làm tăng, tính kháng thuốc

- Đúng cách: Tùy vào dạng thuốc, đặc tính thuốc và những yêu cầu kỹ thuậtcũng như nơi xuất hiện dịch hại mà sử dụng cho đúng cách Nên phun thuốcvào sáng sớm hoặc chiều mát Nếu phun vào buổi trưa, do nhiệt độ cao, tia tửngoại nhiều làm thuốc nhanh mất tác dụng, thuốc bốc hơi mạnh dể gây

ngộ độc cho người phun thuốc Nên đi trên gió hoặc ngang chiều gió Nếuphun ở đồng xa nên đi hai người để có thể cứu giúp nhau khi gặp nạn trongquá trình phun thuốc

Ngoài “4 đúng” cần thêm nguyên tắc “4 không” trong việc quản lý và sửdụng thuốc BVTV Theo đó, bà con không nên sử dụng những loại thuốc quáđộc, không sử dụng thuốc lâu phân hủy, không sử dụng các loại thuốc cólượng hoạt chất sử dụng quá cao và không dùng quá liều quy định.Ví dụ khi

sử dụng thuốc BVTV trên rau thì không nên dùng các thuốc BVTV nhóm clo,nhóm lân, tuyệt đối không nên dùng thuốc cấp độc I Cùng đó, thuốc BVTVkhi phun vào môi trường sẽ bị phân hủy dần dần do các tác động của mặt trời,hoạt động sinh hóa trong cây trồng, nhiệt độ, vi sinh vật,… cho đến khi hoàntoàn không còn chất độc nữa Tuy nhiên tốc độ phân hủy nhanh hay chậm tùy

Trang 22

thuộc vào từng loại thuốc Ví dụ cũng trên cây rau, nên sử dụng các thuốcnhanh phân hủy như thuốc vi sinh (BT, NPV,…) thảo mộc (Rotenon,Nicotine, Neem,…), cúc tổng hợp (Baythroid, Cyperan, ) để hạn chế dư lượngthuốc BVTV còn lại sau thu hoạch Không nên dùng các nhóm thuốc thuộcnhóm clo hữu cơ và lân hữu cơ trên rau.

Theo Trung tâm khuyến nông Quốc gia(2014) BVTV cho rau bắp cải

an toàn cần thực hiện các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM)

- Nếu có nhiều sâu tơ và rệp, sử dụng luân phiên giữa các nhóm thuốc:thuốc sinh học (BT, Delfin 32 BIU, Dipel 3.2WP, Aztron 700 DBMU, Xentari

35 WDG ); thuốc hoá học (Sherpa 20 EC, Atabrron 5EC, Regent 800WG,Pegasus 500SC) và thảo mộc (HCĐ 95 BTN, Rotenone, Nembon A-EC,Nimbecidin 0,03EC ) để tránh sự quen thuốc của sâu Khi xuất hiện các bệnhsương mai, thối nhũn, nhổ bỏ cây bị bệnh, vệ sinh đồng ruộng tránh lây lan

- Ngừng phun thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch 20 ngày

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội (2015), đối với cây súp lơ, sâu hại chủyếu là sâu xám, sâu xanh, sâu bọ nhảy, sâu tơ Khi có sâu bệnh thì dùng cácloại thuốc cho phép để phòng trừ như Sherpa 25EEC, Regent 5,10mg,Ridomil MZ 72WP, Score 250EC, BT 3% Sử dụng theo khuyến cáo trênnhãn bao bì Khi cây có hoa chỉ nên dùng các loại thuốc trừ sâu sinh học Nênngừngphun thuốc 15 ngày trước khi thu hoạch

1.2.6 Ảnh hưởng của HCBVTV đến môi trường sinh thái

Theo Nguyễn Minh Phương (2015), hiện nay nhiều người nông dânchỉ chăm chú xem thuốc có diệt trừ được dịch hại hay không mà ít chú ý đếnyêu cầu về an toàn trong khi sử dụng, đãdẫn đến nhiều vụ ngộ độc khi sửdụng thuốc BVTV, nhiều vụ ô nhiễm nông sản và môi trường Khi phun thuốctrừ sâu, bệnh, cỏ dại, thuốc sẽ tạo thành một lớp mỏng trên bề mặt thực vậtđược phun (thân, lá, trái cây, mặt đất, mặt nước) và một lớp chất lắng củathuốc có những biến đổi gọi là dư lượng của thuốc; một phần khác là dungmôi, chất mang tải và các phụ da khác Dư lượng của các loại hóa chất BVTV

có thể tồn tại trên mặt đất hoặc di chuyển xuống các lớp đất sâu, được rửa trôi

Trang 23

xuống các mương, ao, hồ, sông hoặc xâm nhập các mạch nước ngầm làm ônhiễm nguồn nước, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người Đặc biệt là Thuốctrừ sâu là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước vàkhông khí.

1.3 Tổng quan về sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới và ở Việt Nam

1.3.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới

Theo thống kê của FAO (2008): Năm 1980, toàn thế giới sản xuất được

375 triệu tấn rau, năm 1990 là 441 triệu tấn, năm 1997 là 596,6 triệu tấn vàđến năm 2001 là 678 triệu tấn Riêng cải bắp và cà chua sản lượng tương ứng

là 50,7 triệu tấn và 88,2 triệu tấn với năng suất tương ứng 24,4 tấn/ha RiêngChâu Á có sản lượng rau hàng năm đạt khoảng 400 triệu tấn với mức tăngtrưởng là 3% (khoảng 5 triệu tấn/năm) Trong số các nước đang phát triển thìTrung Quốc có sản lượng cao nhất đạt 70 triệu tấn/năm, Ấn Độ đứng thứ 2với sản lượng rau là 65 triệu tấn/năm (Trần Khắc Thi, 2005)

1.3.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau tại Việt Nam

Theo số liệu từ Tổng cục thống kê (2012), diện tích trồng rau cả nướcước tính đạt khoảng 823.728 ha (tăng 103,7% so với năm 2011), năng suấtướctính đạt 170 tạ/ha (tăng 102% so với năm 2011), sản lượng ước đạt 14,0triệutấn (tăng 106% so với năm 2011); trong đó miền Bắc diện tích ước tính đạt357,5 nghìn ha, năng suất ước tính đạt 160 tạ/ha, sản lượng dự kiến đạt 5,7triệu tấn, miền Nam diện tích ước tính đạt 466,2 nghìn ha, năng suất dự kiếnđạt 178 tạ/ha, sản lượng dự kiến đạt 8,3 triệu tấn Năm 2014 sản lượng raunước ta đạt 15,4 triệu tấn, tăng 792 nghìn tấn so với năm 2013

Bảng 1.6: Diện tích gieo trồng rau năm 2011-2012

Trang 24

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2014, hàng rau quảcủa Việt Nam được xuất khẩu sang 13/15 thị trường khu vực Trung Đông vớitổng kim ngạch đạt 40,9 triệu USD Riêng xuất khẩu sang 6 thị trường GCC –Hội đồng hợp tác vùng Vịnh đạt kim ngạch 31,9 triệu USD, chiếm 78% kimngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Đông (Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á,Nam Á, 2015).

1.4 Mối quan hệ hữu cơ giữa khu hệ giun đất và cây trồng

1.4.1 Khái niệm giun đất

Theo Edwards & Bohlen (1996), giun đất là tên thường gọi cho mộtnhóm loài động vật sống chủ yếu trong đất (terrestrial) và một số ít sống bánthủy sinh (semiaquatic) thuộc lớp giun ít tơ (Oligochaeta) và ngành giun đốt(Annelida) (dẫn theo Nguyễn Thanh Tùng, 2013)

Giun đất thường sống ở những khu vực đất ẩm ướt có nhiều mùn hữu

cơ Chúng có vai trò to lớn đối với ngành nông nghiệp do chúng làm đất tơixốp và tăng độ phì nhiêu của đất, làm thức ăn cho nhiều loài vật nuôi,…

Trang 25

1.4.2 Vai trò của giun đất đối với kết cấu và sự phát triển cây trồng

Theo Nguyễn Như Hà (2010), vai trò của giun đất đối với đất trồng thểhiện:

- Giun đất là nhóm động vật đất tham gia rất tích cực và thường xuyênvào quá trình hình thành đất trồng trọt

- Giun đất vận chuyển các sản phẩm thực vật từ trên mặt đất xuống lớpđất sâu, đào hang làm cho đất thoáng, tạo điều kiện cho các sinh vật khác sinhtrưởng và phát triển

- Đẩy nhanh quá trình tạo mùn và khoáng hóa các chất hữu cơ thànhcác chất dinh dưỡng khoáng, tăng độ phì của đất góp phần cải tạo đất

Theo Kees Jan van Groenigen và Hannah Vos (2014), trung bình sựhiện diện của giun đất làm tăng 25% sản lượng cây trồng và 23% sinh khốidưới đất Giun đất làm tăng sản lượng cây trồng bằng cách làm tăng lượngnitơ sẵn có cho cây Phân giun là loại phân bón thiên nhiên giàu dinh dưỡng

có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của cây trồng (dẫn theoPhysorg, 2014)

1.5Những nghiên cứu về giun đất trên thế giới và tại Việt Nam

1.5.1 Những nghiên cứu về giun đất trên thế giới

Theo Paul Henning Krogh (1995), có rất nhiều nghiên cứu về tác độngcủa thuốc trừ sâu lên động vật đất Trong số các sinh vật đất được nghiên cứuthì tùy từng nhóm có các phản ứng khác nhau với các loại thuốc trừ sâu khácnhau.Chảng hạn thuốc diệt nấm không cho thấy ảnh hưởng đến lớp hình nhện(Arachnida), kiến (Fornicade), giun tròn (Nematode) mà ảnh hưởng đến giun

ít tơ (Lumbricidae) và giun trắng (Enchytraeidae) Còn thuốc diệt côn trùnglại có ảnh hưởng đến giun ít tơ, bọ nhảy (Collembola) và lớp hình nhện (dẫntheo Nguyễn Thanh Tùng 2013)

Theo Elzbieta Chudzicka (1994) trong môi trường bị tác động, cấu trúcloài ưu thế, nhìn chung được đặc trưng bởi việc tăng đại diện của các loài ưuthế (thường chỉ có 1 hoặc 2 loài) và sự giảm đồng thời các loài đại diện cònlại.Khi môi trường bị tác động mạnh hơn, một tỉ lệ đáng kể các loài với sốlượng cá thể nhỏ bé bị biến mất Trong những quần xã như vậy, chỉ có các

Trang 26

loài chứa ưu thế là các loài đóng vai trò chính còn các loài còn lại chỉ xuấthiện vài lần hay một lần Loài cấu trúc này phản ảnh suy thoái môi trường đất(dẫn theo Trần Thị Thanh Bình, 2013).

Claudia Wiegand cùng với Francoise Binet đã thiết lập một thí nghiệm

để nghiên cứu hành vi của loài giun đất Aporectodea caliginosa ở cánh đồngcanh tác hữu cơ ở địa phương và cánh đồng canh tác thông thường ở địaphương đã được phun thuốc diệt nấm trong 20 năm Đất này có tàn dư củathuốc diệt nấm Opus® thường được sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn thếgiới ở mức thông thường trên cánh đồng Nghiên cứu chỉ ra rằng số lượnggiun đất trong đất không phun thuốc thường nhiều hơn gấp 2 - 3 lần trong đấtphun thuốc(Sciencedaily, 2012)

1.5.2Những nghiên cứu về giun đất tại Việt Nam

Nguyễn Văn Khánh và cộng sự (2012) nhận xét: Mức độ tương quangiữa các chỉ tiêu lý hóa và các chỉ số sinh học là tiêu chí quan trọng nhằm đánhgiá khả năng phản ánh chất lượng môi trường của giun đất Kết quả phân tíchtương quan giữa hàm lượng OM, Nts, Pts với sinh khối giun đất và các chỉ số đadạng loài (H’, DMg, J) cho thấy, hàm lượng chất hữu cơ trong đất có tương quanthuận ở mức trung bình với sinh khối giun đất Hàm lượng Nts trong đất tươngquan thuận với sinh khối giun đất, chỉ số H’, DMg và J Hàm lượng Pts tươngquan thuận tương đối chặt với sinh khối của giun đất, trong khi đó lại cótương quan nghịch ở mức trung bình với các chỉ số H’, DMg và J

Kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thị Kim Hối và nhóm nghiên cứu(2007) tại vườn quốc gia Tam Đảo, cho thấy, hàm lượng %OM ảnh hưởng đến

sự phân bố theo tầng đất khác nhau của giun đất và có mối tương quan thuậnvới giun đất Pts tỷ lệ thuận với sự biến động về số lượng loài, mật độ và sinhkhối của giun đất

Theo nghiên cứu của Trần Thúy Mùi (1985), Số lượng (n) giun đất ởĐồng bằng sông Hồng cao nhất là ở ruộng cạn (n= 27-185 cá thể/m2) và biếnđộng theo mùa (Trần Thị Thanh Bình, 2013)

Trang 27

- Ở ruộng cạn vùng ĐBSH giun đất có số lượng n= 131,32- 185,40 cáthể/m2 lớn nhất vào mùa hè.

- Ở bờ đường ruộng có số lượng lại cao hơn vào mùa thu đông (n=145,96-151,40 cá thể/m2)

- Ở vườn số lượng cũng cao nhất vào mùa thu đông (n=13,00-157,24 cáthể/m2)

Theo Nguyễn Tri Tiến (2000), tính đa dạng và thành phần loài của cácquần xã động vật đất giảm đi hoặc tăng đột ngột không bình thường so vớicác quần xã ở môi trường đối chứng, nơi không sử dụng thuốc (dẫn theo TrầnThị Thanh Bình, 2013)

Theo Vũ Quang Mạnh (2003), cấu trúc quần xã động vật đất, tùy theokhối lượng, nồng độ sử dụng cuả thuốc hóa học.Khi sử dụng hóa chất với mộtnồng độ và tỷ lệ phù hợp sẽ tạo động lực tích cực lên môi trường và hệ độngvật đất.Ngược lại sẽ gây tác động xấu, tiêu diệt nhiều nhóm loài nhạy cảm,thường chiếm số lượng cá thể ít nhưng lại có vai trò quyết định đến đặc điểm

đa dạng loài của quần xã.Kết quả việc sử dụng hóa chất không hợp lý làm suygiảm độ đa dạng sinh học, gây xáo trộn cấu trúc quần xã của hệ động vật đất,dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái đất (Trần Thị Thanh Bình, 2013)

Theo Nguyễn Thị Thu Anh (2009), khi sử dụng thuốc hóa học với nồng

độ nào đi nữa thì thuốc trừ sâu luôn làm thay đổi cấu trúc quần xã của hệđộng vật đất(Trần Thị Thanh Bình, 2013)

1.6 Những vấn đề tồn tại cần được nghiên cứu

- Thuốc BVTV và phân bón trong đất trồng tại 2 mô hình trồng rau antoàn và truyền thống ở xã Văn Đức

- Xác định số lượng giun đất tại 2 mô hình

Trang 28

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Phân bón, HCBVTV sử dụng trong sản xuất rau tại địa bàn xã VănĐức, Gia Lâm, Hà Nội

- Số lượng giun đất trong canh tác rau tại xã

2.2.3 Phạm vi nội dung nghiên cứu:

Phân bón và thuốc BVTV ảnh hưởng đến số lượng giun đất trong hệ thốngcanh tác rau

Trang 29

2.3 Nội dung nghiên cứu

2.3.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội của xã Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội2.3.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp và thực trạng sản xuất rau của xã VănĐức, Gia Lâm, Hà Nội

2.3.3 Thực trạng sử dụng phân bón trong canh tác rau tại xã Văn Đức,GiaLâm, Hà Nội

2.3.4 Thực trạng sử dụng HCBVTV trong canh tác rau tại xã Văn Đức, GiaLâm, Hà Nội

2.3.5 Nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường đất, nước, nông sản vàsức khỏe của con người do sử dụng quá mức phân bón và HCBVTV trongcanh tác rau tại xã Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội

2.3.6 Ảnh hưởng của phân bón hóa học và HCBVTV đến số lượng giun đấttrong canh tác rau tại xã Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội

2.3.7 Đề xuất các giải pháp phù hợp trong sử dụng phân bón và HCBVTVtrong canh tác rau tại xã Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thông tin thứ cấp là các nguồn thông tin có sẵn, đã được thu thập từcác cơ quan nông nghiệp, cơ quan nghiên cứu, tạp chí, sách

- Trong nghiên cứu này, nguồn dữ liệu thông tin thứ cấp được thu thậpbao gồm:

Các số liệu về diện tích đất đai,

dân cư, lao động, tình hình phát

xã Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội

Cơ sở lý luận cho đề tài nghiên

cứu, các số liệu vềdẫn chứng cụ

thể về sản xuất rau an toàn và

- Các công trình nghiên cứu, sách báo, các trang web…

- Phỏng vấn người nông dân và lãnh đạo

Trang 30

sản xuất rau truyền thống của xã Văn Đức

2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Thông tin sơ cấp là các nguồn thông tin, dữ liệu được thu thâp qua việctriển khai khảo sát điều tra, thí nghiệm thực địa Sau đây là các nghiên cứuliên quan đến nội dung đề tài

2.4.2.1 Điều tra, nghiên cứu tình hình sản xuất nông nghiệp, thực trạng sản xuất rau, phân bón, thuốc BVTVtại xã Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội

a Phương pháp và các thông tin thu thập

Thông tin thu thập trong nghiên cứu bao gồm:

- Sử dụng công cụ là bảng câu hỏi mở

- Tham quan thực địa ghi lại hình ảnh những hình ảnh liên quan đến đềtài nghiên cứu và đối chiếu so sánh với thông tin thu thập được từ bà connông dân

- Tham vấn ý kiến cán bộ cấp xã

Bảng câu hỏi là công cụ chủ yếu để thu thập thông tin nghiên cứu, nộidung của bảng câu hỏi tập trung chủ yếu vào:

- Tình hình sử dụng phân bón cho các loại cây trồng cụ thể về mức độ

sử dụng, cách thức bón cho cây trồng trong năm 2014-2015

- Tình hình sử dụng hóa chất BVTV cho các loại cây trồng cụ thể vềtần suất phun, thời gian cách ly…

- Tình hình tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp sau khi thu hoạch năm2014-2015

- Ý thức của người dân về việc sử dụng phân bón và thuốc BVTV cụthểvề việc làm theo hướng dẫn trên bao bì, thu gom bao bì rác thải sau khi sửdụng, tráng rửa các dụng cụ ra sao…

b Địa điểm phỏng vấn

Xã Văn Đức có diện tích trồng rau là 250ha, tập trung ở 3 thôn là:Trung Quan, Chử Xá và Sơn Hô Thôn Trung Quan có diện tích trồng rau lớnnhất với 150 ha, thôn Chử Xá là 80 ha và San Hô là 20 ha.Hiện tại, xã chỉcòn10,7 ha diện tích trồng rau được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Trang 31

chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn theo tiêu chí GAP ThônTrungQuan đều có cả 2 mô hình an toàn (MHAT)và mô hình truyền thống(MHTT) Trong điều kiện thời gian và nguồn nhân lực nên trong nghiên cứunày chúng tôi lựa chọn tập trung nghiên cứu thôn Trung Quan Tại đây tiếnhành nghiên cứu trên cả 2 mô hình: MHAT và MHTT

c Phương pháp lựa chọn mẫu khảo sát thu thập thông tin

Thôn Trung Quan có 1010 hộ dân trồng các loại rau chính trong vụĐông-xuân là: su hào, bắp cải, súp lơ, các loại rau cải Vụ hè-thu gồm các loạirau chính: rau muống, rau ngót, mồng tơi, mướp, mướp đắng, đậu đũa, ớt,…

Trên cơ sở công thức tính số mẫu cần lấy của Nguyễn Tri Khiêm(2003):

N = 4*S2/L2Trong đó:

- S là tổng số cá thể trong quần thể hoặc tổng số hộ tại khu vực nghiêncứu

- N: dung lượng mẫu cần lấy

- L: khoảng sai số cho phép của trung bình ước lượng mẫu và độ tin cậy

để sai số vượt phép L là 95%

Theo công thức trên ta tính được số hộ cần điều tra tại thôn Trung Quan

là 163216 hộ lớn hơn tổng số hộ của thôn

Tại thôn Trung Quan, trên cơ sở đã biết được danh sách hộ dân,chúng tôi loại bỏ các hộ không có diện tích hoặc không đại diện cho sản xuất

và tiêu thụ rau của địa phương.Số hộ còn lại chúng tôi chọn ngẫu nhiên đểtiến hành phỏng vấn chuyên sâu Cụ thể: ở MHAT có 22 hộ tham gia trồngrau theo MHAT vì vậy sẽ điều tra hết 22 hộ; Ở MHTT chọn 30 hộ đại diện dothời gian và nhân lực có hạn

2.4.2.2 Phương pháp lẫy mẫu và phân tích đất: pH, OM, Nts, Pts và Kts

 Chọn điểm nghiên cứu

Thôn Trung Quancó diện tích trồng rau lớn nhất xã với diện tích là 150

Trang 32

ha và là thôn có cả 2 mô hình trên Trong điều kiện thời gian và nguồn nhânlực nên trong nghiên cứu này chúng tôi lựa chọn tập trung nghiên cứu ở thônTrung Quan.

- Trong nghiên cứu này, ở mỗi mô hình tôi vận dụng TCVN 4046-85(chi tiết trong phụ lục 2: phương pháp lấy mẫu đất nông hóa theo quy tắcđường thẳng góc) để triển khai lấy mẫu phân tích đất, cụ thể như sau:

MHAT là khu Đồng Nghể có diện tích10,7 ha; Mô hình trồng rau theoMHTT, chúng tôi chọn ngẫu nhiên khu Thửa Dài có diện tích 1,7ha là 2 khulấy mẫu đất và lấy mẫu giun cho hai mô hình

a Sơ đồ lấy mẫu đất ở MHAT

Hình 2.1: Sơ đồ lấy mẫu đất tại MHATthuộc khu Đồng Nghể xã Văn

Đức- Gia Lâm- Hà Nội.

b Sơ đồ lấy mẫu đất ở MHTT

Trang 33

Hình 2.2: Sơ đồ lấy mẫu đất tại MHTTthuộc khu Thửa Dài xã Văn

Đức-Gia Lâm- Hà Nội.

Vận dụng TCVN 4046-85, chúng tôi xác định 5 điểm lấy mẫu đất đểnghiên cứu Mỗi một điểm lấy mẫu, tôi tiến hành như sau:

- Lấy mẫu đất bằng xẻng đào ở độ sâu thu mẫu: 20cm, chiều dài, chiềurộng thu mẫu là 20-20 cm Lấy mẫu ở vị trí trung tâm thửa ruộng

- Trên mỗi một điểm thu thập mẫu, đất tầng trên và đất tầng dưới đậpnhỏ, trộn đều Tiến hành tương tự với điểm thứ 2,3,4,5 Sau khi trộn đều đất ở

5 điểm với nhau, lấy ra 1kg đất, cho vào túi nilon dùng để phân tích

- Đánh dấu mẫu hỗn hợp; Sử dụng bút dạ không xóa được ghi lên vỏbao bì (nilong) các thông tin sau: (1) nhãn sản phẩm, (2) ghi rõ ngày tháng lấymẫu

- Chỉ tiêu cần phân tích: pH, OM, Kts, Nts, Pts

2.4.2.3 Phương pháp lấy mẫu và xác định số lượng giun đất

Trong nghiên cứu này, ở mỗi mô hình, tôi vận dụng TCVN 4046-85 đểxác định điểm lấy giun và vận dụng TCVN 6859-3: 2004 Chất lượng đất - ảnhhưởng của các chất ô nhiễm lên giun đất (Bộ NN&PTNN, 2004) để xác địnhphương pháp đếm số lượng giun, cụ thể là sử dụng phương pháp tách bằng

mù tạt để đếm số lượng giun đất

a Sơ đồ lấy mẫu giun ở MHAT

Trang 34

Hình 2.3: Sơ đồ lấy mẫu giun đất ở MHAT thuộc khu Đồng Nghể xã Văn

Đức- Gia Lâm- Hà Nội.

b Sơ đồ lấy mẫu giun ở MHTT

Hình 2.4: Sơ đồ lấy mẫu giun đất ở MHTT thuộc khu Thửa Dài xã Văn

Đức- Gia Lâm- Hà Nội.

Trang 35

- Vận dụng TCVN 4046-85, tôi xác định 5 điểm để đếm số lượnggiun/1 mô hình Như vậy, tổng số điểm khảo sát giun đất trên cả 2 mô hình là

10 điểm

- Phương pháp tiến hành xác định số lượng giun đất

+ 3 tuýp mù tạt Wasabi S&B, trọng lượng 43g/tuýp

+ 12 lít nước

- Dùng thước để đo xác định hình vuông kích thước 0,25 m2 tại điểmnghiên cứu Trên 4 cạnh của hình vuông, dùng đất sét nhão (trộn đất sét vớinước) đắp thành 4 bờ xung quanh để khi đổ dung dịch mù tạt vào không bịtràn ra ngoài.Bờ này có chiều cao 10 cm

- Hòa tan 129g mù tạt với 2 lít nước, sau đó cho thêm 10 lít nước vàodung dịch này

- Chia dung dịch thành 4 phần để đổ từ từ vào ô đất cho dung dịchngấm vào đất và không bị tràn ra ngoài Thời gian để chờ dung dịch mù tạt tác

- Tất cả giun nổi trên bề mặt đất trong vùng lấy mẫu sẽ thu nhặt lại chovào túi nilong có chiều dài 2m Tiếp tục cho giun vào formon 2% để giết vàduỗi thẳng giun, sau đó cho vào formon 4% để bảo quản giun

- Sau thời gian tác động 30 phút, kiểm tra kỹ bề mặt đất để thu nhặtgiun nhỏ khó nhìn thấy

- Tiến hành 3 đợt khảo sát số lượng giun đất vào các tháng 10,11 và 12năm 2015

2.4.3 Phương pháp tổng hợp và xử lí số liệu

a Tổng hợp các số liệu đã thu thập được từ phiếu điều tra bao gồm:

- Tổng diện tích trồng rau trên địa bàn nghiên cứu, diện tích của MHAT

và MHTT

- Lượng phân bón và thuốc BVTV được dùng mỗi mùa vụ trên 1 đơn vịdiện tích

- Đối với tình hình sản xuất rau:

Năng suất rau trung bình = Tổng sản lượng rau / Tổng diện tíchtrồng rau (kg/ha)

Trang 36

- Đối với số lượng giun có trong mỗi tầng đất nghiên cứu: Số lượnggiun/1 m2 đất canh tác = Tổng số lượng giun của tất cả ruộng được chọnnghiên cứu/ Tổng diện tích nghiên cứu (con/ m2).

b Số liệu được xử lí trên phần mềm Excel 2010

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả

3.1.1 Khái quát về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Điều

kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội

3.3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Xã Văn Đức là xã cuối huyện Gia Lâm có vị trí địa lý: Phía nam giápthị trấn Văn Giang, phía đông giáp xã Phụng Công; phía đông bắc giáp xãXuân Quan, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên; phía bắc giáp đường chiếnlược 179 và xã Kim Lan, Huyện Gia Lâm; phía tây bắc là sông Hồng

Xã Văn Đức có ba thôn: Thôn Trung Quan, thôn Chử Xá, thôn Sơn Hô

và một cụm dân cư làm ngư nghiệp, chở đò ngang qua sông Hồng Tổng số hộ

1918 hộ, số nhân khẩu 7786 nhân khẩu (tínhđến 30/6/2015)

a.Đất đai

Theo Báo cáovề công tác quản lý, sử dụng đất công do Ủy ban Nhândân xã Văn Đức quản lý trên địa bàn huyện Gia Lâm năm 2015, theo số liệuthống kê, kiểm kê đất tính đến ngày 31/12/2014 của xã Văn Đức: Tổng diệntích đất tự nhiên toàn xã là: 664,51 ha và được phân bổ như sau:

Trang 37

Đất phi nông nghiệp

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp là 292,26 ha, chiếm 43,98 % diệntích đất tự nhiên

Nhóm đất chưa sử dụng

Đất chưa sử dụng là 23,76 ha, chiếm 3,58 % diện tích tự nhiên

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

- Quy hoạch mô hình chăn nuôi lợn tập trung phân khu 1,2 diện tích: 14ha

- Quy hoạch mô hình trồng rau diện tích: 250 ha

Bảng 3.1: Diện tích đất và nhân khẩu thuộc các thôn xã Văn Đức

Trang 38

ha, diện tích cây ăn quả 71 ha, giá trị thu từ trồng trọt ước đạt67.829.000.000đ.

Bảng 3.3: Cơ cấu diện tích sản xuất rau trên địa bàn xã Văn Đức năm

RAT

Diện tích

Tỷ lệ (%)

Năng suất

Tỷ lệ (%)

Sản lượng

Tỷ lệ (%)

Trang 39

Bảng 3.4: So sánh diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây rau

chính xã Văn Đức năm 2009 và năm 2014.

3 Về thương mại- dịch vụ-tiểu thủ công nghiệp- xây dựng - thu khác

-UBND xã đã tạo điều kiện cho các hộ gia đình vay vốn từ các ngânhàng để phát triển sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ Ngoài việc trồng trọt vàchăn nuôi các gia đình chủ động cho con em đi làm tại các cơ quan, doanhnghiệp, đi làm thời vụ; trên địa bàn xã luôn duy trì 32 ô tô các loại vận chuyểnhàng hoá đi các tỉnh khác tiêu thụ, mặt khác nguồn thu như lương hưu và cáckhoản thu khác tăng, vì vậy giá trị kinh tế thu từ thương mại-dịch vụ-tiểu thủcông nghiệp-xây dựng và thu khác ước đạt: 76.407.000.000đ

-Tỷ trọng thu từ trồng trọt và chăn nuôi: 50,87%, thu từ thương mạidịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và thu khác: 49,13%

Tóm lại: Phát triển kinh tế 6 tháng đầu năm 2015:

-Giá trị thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2015 tăng13,2% so với cùng kỳ năm 2014

-Giá trị thu nhập từ Thương mại- dịch vụ-tiểu thủ công nghiệp và thukhác 6 tháng đầu năm 2015 tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2014

Trang 40

-Giá trị sản xuất các ngành kinh tế thu đã trừ chi phí ước đạt:194.378.000.000đ, thu nhập bình quân nhân khẩu/tháng đạt 2.514.000đ

Ngày đăng: 29/07/2017, 16:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w