1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học đến số lượng giun đất trong hệ thống canh tác rau tại phường lĩnh nam, quận hoàng mai, thành phố hà nội

106 408 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,46 MB

Nội dung

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMKHOA MÔI TRƯỜNG  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHÂN BÓN HÓA HỌC ĐẾN SỐ LƯỢNG GIUN ĐẤT TRONG HỆ THỐNG CANH TÁC RA

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHÂN BÓN HÓA HỌC ĐẾN SỐ LƯỢNG GIUN ĐẤT TRONG HỆ THỐNG CANH TÁC RAU TẠI PHƯỜNG LĨNH NAM, QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH

Trang 2

HÀ NỘI - 2016

Trang 3

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHÂN BÓN HÓA HỌC ĐẾN SỐ LƯỢNG GIUN ĐẤT TRONG HỆ THỐNG CANH TÁC RAU TẠI PHƯỜNG LĨNH NAM, QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH

Giáo viên hướng dẫn : TS NGUYỄN ĐÌNH THI

Địa điểm thực tập : Phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai

Hà Nội

Trang 4

HÀ NỘI - 2016

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận là của riêng tôi, được nghiên cứu một cách độc lập Các số liệu thu thập được là các tài liệu được sự cho phép công bố của các đơn vị cung cấp số liệu Các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả được nêu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực và chưa từng có ai công bố trong bất kì tài liệu nào.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Sinh viên

Nguyễn Bích Ngọc

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng không ngừng của bản thân, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài trường Em xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn tới những tập thể, cá nhân đã dành cho em sự giúp đỡ quý báu đó.

Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới thầy giáo TS.Nguyễn Đình Thi, người đã dành nhiều thời gian, công sức, trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đợt thực tập này.

Nhân dịp này, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Trong quá trình thực hiện đề tài này, em vẫn không tránh được nhiều điều thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô trong

và ngoài Bộ môn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Sinh viên

Nguyễn Bích Ngọc

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ix

Mở Đầu 1

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: 1

Mục đích và yêu cầu của đề tài: 2

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Giới thiệu chung về cây rau, tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới và ở Việt Nam: 3

1.1.1 Khái niệm về cây rau: 3

1.1.2 Vai trò của rau xanh: 3

1.1.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới: 4

1.1.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam: 5

1.2 Giới thiệu chung về thuốc BVTV và phân bón: 7

1.2.1 Giới thiệu chung về thuốc BVTV: 7

1.2.2 Giới thiệu chung về phân bón: 10

1.3 Tình hình sử dụng thuốc BVTV và phân bón nói chung và cho cây rau nói riêng trên thế giới và ở Việt Nam: 14

1.3.1 Tình hình sử dụng thuốc BVTV nói chung và cho cây rau nói riêng trên thế giới và ở Việt Nam: 14

1.3.2 Tình hình sử dụng phân bón nói chung và cho cây rau nói riêng trên thế giới và ở Việt Nam : 19

1.4 Đánh giá sơ bộ chất lượng đất thông qua một số chỉ tiêu hóa học 23

1.5 Các mô hình canh tác rau an toàn được triển khai ở Việt Nam hiện nay: 23

1.6 Hệ giun đất trong vùng sản xuất rau: 27

1.6.1 Khái niệm giun đất: 27

Trang 8

1.6.2 Vai trò của giun đất đối với môi trường đất và cây trồng: 27

1.6.3 Mối quan hệ giữa số lượng giun đất và chất lượng đất:……….28

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu: 30

2.2 Phạm vi nghiên cứu: 29

2.3 Nội dung nghiên cứu: 30

2.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội: 30

2.3.2 Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ rau tại phường Lĩnh Nam 30

2.3.3 Thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau 30

2.3.4 Thực trạng sử dụng phân bón hóa học trong thâm canh rau 30

2.3.5 Nhận thực của người dân về vấn đề ô nhiễm môi trường và sức khỏe trong quá trình canh tác rau 30

2.3.6 Một số chỉ tiêu tính chất đất của đất canh tác rau 29

2.3.7 Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc BVTV và phân bón hóa học đến khu hệ giun đất trong sản xuất rau 30

2.3.8 Đề xuất một số giải pháp sử dụng phân bón và thuốc BVTV hợp lý 30

2.4 Phương pháp nghiên cứu: 30

2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 30

2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 30

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội 38

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 38

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 40

3.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau tại địa bàn phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội 41

3.3 Thực trạng sử dụng thuốc BVTV và phân bón hóa học trong sản xuất và thâm canh rau 42

3.3.1 Thực trạng sử dụng phân bón trong canh tác rau 42

Trang 9

3.3.1 Thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong canh tác rau 51

3.4 Nhận thức của người dân về vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình canh tác rau tại Lĩnh Nam 61

3.4.1 Nhận thức của nông dân về ảnh hưởng của việc sử dụng phân vô cơ.

3.6 Một số chỉ tiêu tính chất đất của đất canh tác rau……… 59

3.7 Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc BVTV và phân bón hóa học đến số lượng giun đất trong sản xuất rau: 67

3.8 Đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý phân bón và thuốc BVTV nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm rau, bảo vệ và tăng cường hệ giun

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Bộ NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

FAO : Tổ chức Lương thực Nông Nghiệp của Liên Hợp

QuốcFAOSTAT : Ngân hàng dữ liệu trực tuyến của tổ chức Nông

HTX DVNN : Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 1.1 Tình hình sản xuất rau trên thế giới qua các năm 4

Bảng 1.2: Tình hình tiêu thụ rau trên thế giới năm 2012 5

Bảng 1.3: Diện tích gieo trồng rau năm 2013-2014 của Việt Nam 6

Bảng 1.4: Tỷ lệ nông dân sử dụng các loại thuốc BVTV trên một số loại rau ở Ấn Độ năm 2005 16

Bảng 1.5: Diễn biến lượng thuốc được nhập khẩu vào Việt Nam từ 1991 đến năm 2007 18

Bảng 1.6: Sử dụng phân bón ở các nước năm 2011 21

Bảng 1.7: Lượng phân bón của một số loại rau 22

Bảng 3.1: Bể rửa rau tại HTX dịch vụ nông nghiệp Lĩnh Nam 39

Bảng 3.2: Năng suất trung bình các loại rau chính được sản xuất tại phường Lĩnh Nam 41

Bảng 3.3: Các loại phân bón sử dụng trong sản xuất rau tại phường Lĩnh Nam 42

Bảng 3.4: Tình hình sử dụng đạm ure trong canh tác rau tại Lĩnh Nam 44

Bảng 3.5: Tình hình sử dụng phân lân trong canh tác rau tại Lĩnh Nam 45

Bảng 3.6: Tình hình sử dụng phân NPK trong canh tác rau tại Lĩnh Nam 47

Bảng 3.7: Tình hình sử dụng phân vi sinh trong canh tác rau tại Lĩnh Nam 48

Bảng 3.8: So sánh chi phí phân bón trung bình của 2 MH truyền thống và an toàn tính cho 1 ha trên 1 vụ 49

Bảng 3.9: Các loại thuốc trừ sâu chính được sử dụng trong canh tác rau tại Lĩnh Nam 52

Trang 12

Bảng 3.10: Các loại thuốc trừ bệnh chính được sử dụng trong canh tác

rau tại Lĩnh Nam 54

Bảng 3.11: Các loại thuốc trừ cỏ chính được sử dụng trong canh tác rau tại Lĩnh Nam 56

Bảng 3.12: Các loại thuốc kích thích, điều hòa sinh trưởng chính được sử dụng trong canh tác rau tại Lĩnh Nam 58

Bảng 3.14: Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của phân vô cơ trong canh tác rau tới môi trường đất 61

Bảng 3.15: Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của phân vô cơ trong canh tác rau tới môi trường nước 62

Bảng 3.16: Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của thuốc BVTV trong canh tác rau tới môi trường đất 63

Bảng 3.17: Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của thuốc BVTV trong canh tác rau tới môi trường nước 64

Bảng 3.18: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lượng đất 66

Bảng 3.19: Số lượng giun đất đợt 1 (tháng 10/2015) 68

Bảng 3.20: Số lượng giun đất đợt 2 (tháng 11/2015) 68

Bảng 3.21: Số lượng giun đất đợt 3 (tháng 12/2015) 68

Bảng 3.22: Tổng hợp số lượng giun đất của cả 3 đợt ……… 65

Trang 13

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Trang

Hình 1.1: Con đường phát tán của thuốc BVTV trong môi trường 8

Hình 1.2 Tình hình tiêu thụ thuốc BVTV ở Ấn Độ và Thế giới năm 2009 16

Hình 1.3: Cung cầu phân bón trên thế giới (2013-2018) 19

Hình 1.4: Nhu cầu phân bón theo thành phần 20

Hình 1.5: Cung cầu một số loại phân bón ở Việt Nam, 2011 22

Hình 2.1: Sơ đồ lấy mẫu đất mô hình VietGAP (ghi chú cụ thể được trình bày ở phụ lục 4) 33

Hình 2.2: Sơ đồ lấy mẫu đất mô hình truyền thống (ghi chú cụ thể được trình bày ở phụ lục 4) 34

Hình 2.3: Sơ đồ lấy mẫu giun đất mô hình VietGap (ghi chú cụ thể được trình bày ở phụ lục 7) 36

Hình 2.4: Sơ đồ lấy mẫu giun đất mô hình truyền thống (ghi chú cụ thể được trình bày ở phụ lục 7) 36

Trang 14

Mở Đầu

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:

Nền kinh tế Việt Nam trong vài năm trở lại đây đã có những bước tiếnđáng kể, đặc biệt nền nông nghiệp có những chuyển biến rõ rệt: thị trường xuấtkhẩu lớn, sản phẩm phong phú đa dạng, có chất lượng cao…Với những thành phốlớn phát triển như Hà Nội, Thành Phố HCM… thì nhu cầu về các sản phẩm

“nông nghiệp sạch” tất yếu đã trở thành xu thế phổ biến, trong đó rau an toàn làmột trong những thực phẩm được quan tâm nhiều nhất hiện nay vì rau là thànhphần không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt Nhiều vùng chuyên canh rautheo mô hình an toàn, VietGap đã được hình thành góp phần giải quyết nhu cầungày càng cao của người dân cả về số lượng và chất lượng Và muốn đạt đượcnăng suất cao, chất lượng tốt thì không thể không dùng một lượng nhất định thuốcBVTV và phân bón Theo nhóm phóng viên thời sự tường thuật trực tuyến từVCCI (2014), số liệu thống trên thế giới năng suất cây trồng trước thu hoạch

bị thiệt hại khoảng 13,8% do côn trùng, 11,6% do các loại bệnh như nấm, vikhuẩn, vi rút và khoảng 9,5% do cỏ dại , tổng số năng suất cây trồng bị dịchhại làm tổn thất lên đến trên 30% , vì vậy việc sử dụng các hoá chất BVTV đãtrở thành một trong những phương tiện kinh tế nhất trong công tác phòng trừ dịchhại và bảo quản nông sản, đảm bảo an ninh lương thực Hà Duy (2013) trích từthống kê của Viện Dinh dưỡng cây trồng quốc tế - IPNI năm 2012 đã đánh giáphân bón đóng góp khoảng 30-35% tổng sản lượng cây trồng Tuy nhiên, thuốcBVTV và phân bón cũng là hoá chất, nên nếu sử dụng không đúng cách sẽ gâynên sự ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, ảnh hưởngđến các sinh vật sống trong đất, trong đó có hệ giun đất có ích

Phường Lĩnh Nam hiện nay đã trở thành vùng chuyên canh rau, đặc biệt làngThúy Lĩnh từ nhiều năm nay là vựa rau an toàn lớn của Hà Nội, vấn đề sử dụngthuốc BVTV và phân bón trong canh tác rau đang ngày càng được lãnh đạoHTXDVNN và người nông dân quan tâm Trước thực trạng trên, tôi thực hiện đề

tài nghiên cứu “ Đánh giá ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa

Trang 15

học đến số lượng giun đất trong hệ thống canh tác rau tại phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội ”.

Mục đích và yêu cầu của đề tài:

- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV đến số lượng giunđất trong canh tác rau tại Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội

- Đề xuất giải pháp phù hợp trong sử dụng phân bón và thuốc BVTVtrong canh tác rau tại Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội

Yêu cầu của đề tài:

- Đánh giá được thực trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV trongcanh tác rau tại Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội

- Đánh giá được mức độ ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTVtrong canh tác rau đến số lượng giun đất tại Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội

- Đề xuất được các giải pháp cụ thể, phù hợp trong sử dụng phân bón,thuốc BVTV trong canh tác rau tại Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội

Trang 16

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Giới thiệu chung về cây rau, tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới và ở Việt Nam:

1.1.1 Khái niệm về cây rau:

Theo Lê Thị Khánh (2009), rau là một loại cây có thể ăn được vàthường là mọng nước, ngon và bổ được sử dụng như là món ăn chính hoặc đồphụ gia để nấu hoặc ăn sống

Rau rất đa dạng và phong phú, do vậy khái niệm về "rau" chỉ có thể dựatrên công dụng của nó Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa

ăn hàng ngày của mỗi người trên khắp hành tinh, đặc biệt khi lương thực và cácloại thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì nhu cầu về rau xanh lại càng giatăng, như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ.Vai trò của cây rau đã được khẳng định qua câu tục ngữ "cơm không rau nhưđau không thuốc" Giá trị của cây rau được thể hiện nhiều mặt trong cuộc sống

1.1.2 Vai trò của rau xanh:

Lê Thị Khánh (2009) cho rằng:

Rau xanh không chỉ cung cấp một lượng dinh dưỡng nhất định, đặc biệt làkhoáng chất và các loại vitamin trong khẩu phần ăn hàng ngày mà còn cung cấpcellulose giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn, đào thải nhanh cholesteron và các chất cóhại khác ra khỏi cơ thể, rau xanh còn là nguồn dược liệu quý và đem lại hiệu quảkinh tế cao cho con người Rau được coi là loại cây trồng chủ lực trong việcchuyển dịch cơ cấu cây trồng xóa đói giảm nghèo cho nông dân Việt Nam

Rau có chứa các loại vitamin A (tiền vitamin A), B1, B2, C, E và PP vv Trong khẩu phần ăn của nhân dân ta, rau cung cấp khoảng 95 - 99% nguồnvitamin A, 60-70% nguồn vita min B (B1, B2, B6, B12) và gần 100% nguồnvitamin C Vitamin có tác dụng làm cho cơ thể phát triển cân đối, điều hòa, cáchoạt động sinh lý của cơ thể tiến hành bình thường Thiếu một loại vitamin nào

đó sẽ làm cho cơ thể phát triển không bình thường và phát sinh ra bệnh tật

Trang 17

Rau chứa các chất khoáng chủ yếu như Ca, P, Fe, là thành phần cấu tạo củaxương và máu Những chất khoáng có tác dụng trung hòa độ chua do dạ dày tiết

ra khi tiêu hóa các loại thức ăn như thịt, các loại ngũ cốc Rau cung cấp cho cơ thểcác axit hữu cơ, các hợp chất thơm, các vi lượng, các cellulose (chất xơ) giúp cơthể tiêu hoá thức ăn dễ dàng, phòng ngừa các bệnh về tim mạch áp huyết cao

1.1.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới:

Nguyễn Minh Chung (2012) trích từ thống kê của FAO năm 2008:Năm 1980, toàn thế giới sản xuất được 375 trệu tấn rau, năm 1990 là 441 triệutấn, năm 1997 là 596,6 triệu tấn và năm 2001 đã lên tới 678 triệu tấn Lượngtiêu thụ rau bình quân theo đầu người là 110 kg/người/năm Tuy nhiên trình

độ phát triển nghề trồng rau ở các nước không giống nhau Theo K.U Ahmed

và M.Shajahan (1991), sản lượng rau theo đầu người ở các nước phát triểncao hơn hẳn các nước đang phát triển, các nước phát triển tỷ lệ cây rau/câylương thực là 2/1, các nước đang phát triển tỷ lệ này là ½

Bảng 1.1 Tình hình sản xuất rau trên thế giới qua các năm

Năm Diện tích (ha) Năng suất (kg/ha) Sản lượng (tấn)

Trang 18

Bảng 1.2: Tình hình tiêu thụ rau trên thế giới năm 2012

1.1.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam:

Việt Nam có vị trí địa lý trải dài qua nhiều vĩ độ, khí hậu nhiệt đới giómùa và có một số vùng có tiểu khí hậu đặc biệt như Sa Pa, Tam Đảo, ĐàLạt…, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sản xuất rau Việt Nam có thểtrồng được trên 120 loại rau nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới và cùng với các tiến

bộ khoa học công nghệ các loại rau trái vụ được sản xuất nhằm đáp ứng nhucầu tiêu dùng và phục vụ chế biến xuất khẩu Sản xuất rau có xu hướng ngàycàng mở rộng về diện tích và sản lượng tăng đồng thuận

Theo Trần Khắc Thi và cs (2007): Sản xuất rau ở Việt Nam được tậptrung ở 2 vùng chính:

- Vùng rau tập trung, chuyên canh ven thành phố, thị xã và khu công nghiệpchiếm 46% diện tích và 45% sản lượng rau cả nước Sản xuất rau ở vùng này chủ

Trang 19

yếu cung cấp cho thị trường nội địa Chủng loại rau vùng này rất phong phú bao gồm60-80 loại rau trong vụ đông xuân, 20-30 loại rau trong vụ hè thu.

- Vùng rau sản xuất theo hướng hàng hoá, luân canh với cây lương thựctại các vùng đồng bằng lớn, chiếm 54% về diện tích và 55% về sản lượng rau cảnước Rau ở vùng này tập trung cho chế biến, xuất khẩu và điều hoà, lưu thôngrau trong nước

Theo số liệu từ Bộ NN & PTNT năm 2012, diện tích trồng rau cả nướcđạt khoảng 823.728 ha (tăng 103,7% so với năm 2011), năng suất đạt 170 tạ/

ha (tăng 102% so với năm 2011), sản lượng đạt 14,0 triệu tấn (tăng 106% sovới năm 2011); trong đó miền Bắc diện tích đạt 357,5 nghìn ha, năng suất đạt

160 tạ/ha, sản lượng đạt 5,7 triệu tấn; miền Nam diện tích đạt 466,2 nghìn ha,năng suất đạt 178 tạ/ha, sản lượng đạt 8,3 triệu tấn

Bảng 1.3: Diện tích gieo trồng rau năm 2013-2014 của Việt Nam Đơn vị: ha

Ở Việt Nam, rau được tiêu thụ hầu hết ở các hộ gia đình Theo Nguyễn MinhChung (2012) có 100% số hộ gia đình tiêu thụ rau Tính từ năm 1993 – 1998 loại rauđược tiêu thụ nhiều nhất là rau muống (95% số hộ tiêu thụ), sau đó là cà chua (88% số

hộ tiêu thụ) Năm 2002, rau tiru thụ chủ yếu là su hào, bắp cải, đậu đỗ, mức tiêu thụ rautăng 10%/năm Bình quân tiêu thụ rau tính theo đầu người của Việt Nam là 54kg/người/năm Giá trị tiêu thụ rau hàng năm (bao gồm giá trị tự trồng) là 126.000

Trang 20

đồng/người hoặc 529.000 đồng/hộ (chiếm 4% tổng chi phí tiêu dùng) Trong một khảosát gần đây của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam về sản xuất và thương mạihàng hóa rau cho thấy: tổng lượng rau bình quân đầu người tăng hơn 2 lần so với 10năm qua, xu hướng tiêu thụ rau của người Việt Nam cũng có nhiều thay đổi Mức tiêuthụ rau theo đầu người sẽ tăng khoảng một nửa so với mức tăng của thu nhập, năm

2010 đạt mức tiêu thụ bình quân 140 kg/người/năm

Rau xanh vẫn giữ vị trí quan trọng trong bữa ăn hàng ngày và mức tiêu thụ ngàycàng lớn, nhưng được đánh giá mang lại nhiều rủi ro cho người tiêu dùng do chất lượngrau ở nhiều nơi không đảm bảo Vì thế mục tiêu của ngành sản xuất rau hiện nay là đápứng nhu cầu rau có chất lượng cao đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng nhất

là các vùng tập trung đông dân cư

1.2 Giới thiệu chung về thuốc BVTV và phân bón:

1.2.1 Giới thiệu chung về thuốc BVTV:

1.2.1.1 Khái niệm thuốc BVTV:

Theo qui định tại điều 1, chương 1, điều lệ quản lý thuốc BVTV (ban hành kèmtheo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ), ngoài tác dụngphòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc BVTV còn bao gồm cả nhữngchế phẩm có tác dụng điều hoà sinh trưởng thực vật, các chất làm rụng lá, làm khô cây,giúp cho việc thu hoạch mùa màng bằng cơ giới được thuận tiện (thu hoạch bông vải,khoai tây bằng máy móc…) Những chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút cácloài sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt

Theo Trần Văn Hai (2009): “Thuốc BVTV hay nông dược là nhữngchất độc có nguồn gốc tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệcây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đếntài nguyên thực vật Những sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏdại, chuột và các tác nhân khác”

Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật (2001) định nghĩa: “Thuốc bảo vệ thựcvật là các chế phẩm có nguồn gốc hoá học, sinh học, thảo mộc - được sử dụng đểphòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật…”

1.2.1.2 Ảnh hưởng của thuốc BVTV :

Về cơ bản thuốc BVTV được sử dụng để bảo vệ mùa màng , chống lại sâubệnh và cỏ dại, cho hiệu quả kinh tế cao, ít tốn công chăm sóc, kích thích cây trồng

Trang 21

phát triển tốt hơn nhưng đôi khi chúng lại gây hại cho môi trường và đặc biệt là sứckhỏe con người nếu sử dụng không đúng cách

a Đối với môi trường:

Hình 1.1: Con đường phát tán của thuốc BVTV trong môi trường

Nguồn: Lưu Nguyễn Thành Công, 2010

- Trong môi trường đất:

Theo Nguyễn Trần Oánh (2007), dù xử lý bằng phương pháp nào, cuốicùng thuốc BVTV cũng đi vào đất, tồn tại ở các lớp đất khác nhau, trong cáckhoảng thời gian không giống nhau Trong đất thuốc BVTV thường bị vsv đấtphân giải hay bị đất hấp phụ (bị sét và mùn hút) Nhưng có nhiều loại thuốc

có thời gian phân huỷ dài, khi dùng liên tục và lâu dài, chúng có thể tích luỹtrong đất một lượng rất lớn

Đất là nơi tàng trữ dư lượng thuốc BVTV sau khi sử dụng Hợp chấtAsen là một trong những hợp chất được sử dụng nhiều để trừ sâu bệnh Mặc

dù sử dụng hợp chất này rất hiệu quả trong việc trừ sâu nhưng Asen tồn tạitrong đất với lượng rất lớn làm cây trồng cằn cỗi, năng suất giảm sút, cây bị

Theo trọng lượng

Cây trồng Diệt sâu

bệnh Theo mưa

Động vật Thu hoạch

Nước cấp

Con người Nước Ngầm

Biển

Đất trống

Xói mòn rửa trôi Mưa, sương

Nước sạch

Trang 22

chết, dư lượng tồn tại trong nông sản gây độc cho đất, nước, con người(Nguyễn Thị Thanh và cs, 2014).

Theo Lê Huy Bá (2008), thuốc trừ sâu phun lên cây trồng thì có đếnkhoảng 50% bị rơi xuống đất, sẽ tạo thành lớp mỏng trên bề mặt, là dư lượnggây hại đáng kể cho cây trồng Sự lưu trữ của thuốc trừ sâu trong đất là yếu tốquan trọng để đánh giá khả năng gây ô nhiễm môi trường

- Trong môi trường không khí: khi phun thuốc trừ sâu vào môi trườngkhông khí bị ô nhiễm dưới dạng bụi, hơi; dưới tác dụng của ánh sáng, nhiệt độ,gió…và tính chất hóa học, thuốc trừ sâu có thể lan truyền trong không khí.Lượng tồn lưu trong không khí sẽ khuếch tán và di chuyển xa đến nơi khác

- Lưu Nguyễn Thành Công (2010) cho rằng, trong môi trường nước: ônhiễm môi trường đất dẫn đến làm ô nhiễm nguồn nước Thuốc trừ sâu trongđất dưới tác động của mưa và rửa trôi sẽ tích lũy, lắng đọng trong lớp bùn ởđáy sông, ao, hồ…sẽ làm ô nhiễm nguồn nước Thuốc trừ sâu có thể được pháthiện trong các giếng, ao, hồ, suối…cách nơi sử dụng thuốc trừ sâu vài km

b Đối với quần thể sinh vật:

Các loại thuốc trừ sâu thường có tính năng rộng, nghĩa là có thể diệtđược nhiều loại côn trùng Khi dùng thuốc diệt sâu hại, một số côn trùng cóích cũng bị tiêu diệt luôn, đồng thời ảnh hưởng đến các loại chim ăn sâu vìchim ăn phải sâu đã trúng độc Nói cách khác, sau khi phun thuốc trừ sâu, sốlượng thiên địch của nhiều loại sâu cũng giảm, điều đó có lợi cho sự pháttriển của sâu hại

c Đối với sức khỏe con người:

Theo Trịnh Văn Bình (2013):

Các loại thuốc trừ sâu đều có tính độc cao, trong quá trình sử dụngthuốc, một lượng thuốc nào đó có thể đi vào trong thân cây, quả hoặc dính

bám chặt trên lá Người và động vật ăn phải các loại nông sản này có thể bị

ngộ độc tức thời hoặc ở nồng độ cao có thể dẫn đến chết, hoặc nhiễm độc nhẹ,

từ từ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe Do trình độ hạn chế, một sốnông dân không tuân thủ đầy đủ các quy định về sử dụng, bảo quản thuốc trừ

Trang 23

sâu, một số người cất thuốc vào chạn, vào tủ quần áo…nên đã gây nên nhữngtrường hợp ngộ độc, thậm chí chết thảm thượng do ăn nhầm phải thuốc.

Một số loại thuốc trừ sâu có khả năng bay hơi mạnh nên gây khó chịu,mệt mỏi, thậm chí choáng ngất cho người trực tiếp phun thuốc sâu trên đồngruộng, nhất là trong trường hợp không có các biện pháp phòng tránh tốt Dưlượng thuốc BVTV quá giới hạn cho phép trong nông sản, thực phẩm là mối

đe dọa với sức khỏe con người

Các nguyên nhân trực tiếp dẫn tới nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vậttrong lao động là trang bị bảo hộ lao động không chu đáo, thời gian phunthuốc quá lâu, máy bơm thuốc bị rò rỉ hoặc bị hỏng, vệ sinh cá nhân kém,nhầm lẫn…

1.2.2 Giới thiệu chung về phân bón:

1.2.2.1 Khái niệm phân bón:

Theo Nguyễn Như Hà (2010): “Phân bón là những chất hữu có, vô cơtrong thành phần có chứa các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây trồng, màcây có thể hấp thụ được Như vậy, phân bón được hiểu là những chất khi bónvào đất trong thành phần phải có chứa các nguyên tố dinh dưỡng như: N, P,

K, Ca, Mg, S, Fe,… hoặc các nguyên tố vi lượng và siêu vi lượng

Theo Nguyễn Thị Loan (2014) phân bón là các hợp chất hữu cơ hoặc

vô cơ được đưa vào đất để duy trì, cải thiện độ phì nhiêu của đất, bổ sunglượng dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng

1.2.2.2 Phân loại phân bón:

Theo Trịnh Thị Cẩm Hà (2012), phân bón được chia làm 3 nhóm chính:phân hữu cơ, phân vô cơ, phân vi sinh như sau:

a Phân hữu cơ:

Phân hữu cơ là phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng các hợp chấthữu cơ gồm: phân chuồng (phân heo, bò, gà), phân xanh, phân than bùn, phếphụ phẩm nông nghiệp, rác… Tác dụng của phân hữu cơ là giúp tăng suất câytrồng, đồng thời nó giúp tăng độ ẩm, độ xốp và độ phì nhiêu cho đất

Trang 24

Phân chuồng: đây là phân hữu cơ chính, được dùng phổ biến ở cácnước trồng lúa và những nước công nghiệp hóa học vẫn xem phân chuồng làloại phân quý, không chỉ làm tăng năng suất cây trồng mà còn làm tăng hiệulực phân bón hóa học, đặc biệt là cải tạo đất.

Phân xanh là loại phân hữu cơ sử dụng các loại lá cây tươi bón ngayvào đất mà không qua quá trình ủ mục Do đó, phân xanh chỉ dùng để bón lótvào lần cày đầu tiên để các chất hữu cơ có thời gian phân hủy thành các dạng

dễ tiêu cho cây và đất hấp thụ

Phân vi sinh: có nguồn gốc là các chế phẩm vi sinh vật bón cho đất đểlàm tăng độ phì của đất Khi vi sinh vật được bổ sung vào đất, chúng phângiải các chất dinh dưỡng khó tiêu cho đất hoặc hút đạm từ không khí để bổsung dinh dưỡng cho đất và cây Hiện nay, loại phân này đang được khuyếnkhích sử dụng để hạn chế ô nhiễm môi trường

Các loại phân hữu cơ khác là: tro, bỏ, bùn ao, phân gia cầm, phân dơi,phân thỏ, xác mắm, khô dầu…

b Phân vô cơ:

Là nhóm phân bón chỉ gồm các chất vô cơ, không chứa các chất hữu

cơ, gồm phân khoáng thiên nhiên hoặc phân hóa học, trong thành phần cóchứa một hay nhiều yếu tố dinh dưỡng vô cơ

Phân đạm: đạm là chất dinh dưỡng cơ bản nhất, tham gia vào thànhphần chính của protein, tham gia vào qua trình hình thành các chất quan trọngnhư tạo clorophil, protit, peptit, các amino axit, men và nhiều Vitamin chocây Ngoài ra, phân đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt

là giai đoạn sinh trưởng mạnh

Phân lân: đóng vai trò quan trọng trong đời sống cây trồng vì nó cótrong thành phần của protit tạo nên nhân tế bào, cần cho việc tạo nên một bộphận mới của cây

Kali đóng vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lượng trong quátrình đồng hóa của cây

Trang 25

Phân hỗn hợp: là loại phân được chế biến qua tác động của các phảnứng hóa học để tạo thành một phức hợp, chẳng hạn như một số loại phânNPK với tỉ lệ N, P, K khác nhau

c Phân vi sinh: Là loại phân bón trong thành phần chứa một hay nhiều loài visinh vật sống có ích bao gồm: nhóm vsv cố định đạm, phân giải lân, phân giảixenlulo, vsv đối kháng, vsv tăng khả năng quang hợp và các vsv có ích khác

có mật độ và hoạt tính đạt quy định của tiêu chuẩn quốc gia

1.2.2.3 Ảnh hưởng của phân bón:

a Đối với môi trường:

Theo Trương Công Đức và cs (2014), phân bón ngoài tác động tích cực làlàm tăng năng suất, chất lượng nông sản, giảm giá thành thì còn nhiều tác độngtiêu cực tới môi trường như sau:

- Đối với môi trường đất:

Bón nhiều phân vô cơ làm xấu đi tính chất vật lý của đất: làm mất cấu trúcđất, làm đất bị chai cứng, làm giảm khả năng giữ nước của đất, làm giảm tỉ lệkhông khí trong đất Ví dụ: sử dụng NaNO3 không hợp lý gây mặn hóa, làm xấucấu trúc đất và chế độ nước, không khí trong đất (Lê Văn Khoa, 2010)

Bón nhiều phân hóa học gây mặn hóa do tích lũy các muối NaCl,

Na2CO3…; gây chua hóa do bón nhiều phân chua sinh lý NH4Cl, KCl làm cho

pH đất giảm, một số vsv có ích bị chết, tăng hàm lượng Al, Mn, Fe linh độnggây ngộ độc cho cây, pH đất giảm thì các ion kim loại hòa tan sẽ tăng lên gây

ô nhiễm đất và ngộ độc cây; gây kiềm hóa do bón quá nhiều phân sinh lýkiềm NaNO3, Ca(NO3)2; gây phèn hóa do bón phân có chứa gốc sunfat làmcho đất phèn tiềm tàng thành phèn hoạt động

Gây hại đến vsv trong đất do làm thay đổi các tính chất của đất, ảnhhưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của một số vsv có khả năng cố định chấtdinh dưỡng

- Đối với môi tường không khí: Theo Nguyễn Như Hà (2013) việc bónphân không hợp lý, không đúng kỹ thuật có thể làm cho môi trường xấu đi docác loại phân bón có thể tạo ra các chất gây ô nhiễm môi trường Các phân

Trang 26

hữu cơ có thể tạo ra các chất khí CH4, CO2, H2S…, các ion khoáng NO3- Cácloại phân hóa học có thể tạo ra các hợp chất đạm ở thể khí dễ bay hơi hay cácion khoáng dễ bị rửa trôi, nhất là NO3-, các phân kali hóa học là các phân cókhả năng gây chua…

- Đối với môi trường nước: một lượng lớn phân bón bị rửa trôi từ đất vàonước gây ô nhiễm nước Anion NO3- có tính linh động cao nên dễ bị rửa trôixuống các tầng bên dưới hoặc xuống các thủy vực gây ô nhiễm mạch nướcngầm, gây bệnh cho động vật và con người; hàm lượng N, P, K cao trongnước làm nguồn nước bị phú dưỡng gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của hệthủy sinh vật

Theo Nguyễn Thị Loan (2014) hầu hết các loại phân hóa học có nhượcđiểm là chỉ chứa một hay một vài nguyên tố dinh dưỡng Khi bón quá nhiềuphân hóa học vào đất, cây trồng chỉ sử dụng được 30% lượng phân bón,lượng còn lại bị rửa trôi,phần nằm lại trong đất gây ô nhiễm môi trường.Lượng phân hóa học mà cây không sử dụng bị hòa tan vào nước ngầm làm ônhiễm môi trường sinh thái đất, gây cho ao hồ hiện tượng phú dưỡng hóa

b Đối với sức khỏe con người:

Theo Trương Hợp Tác (2013), dư thừa đạm trong đất hoặc trong câyđều gây nên những tác hại đối với môi trường và sức khoẻ con người Do bónquá dư thừa hoặc do bón đạm không đúng cách đã làm cho Nitơ và phosphotheo nước xả xuống các thủy vực là nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm cho cácnguồn nước Các chất gây ô nhiễm hữu cơ bị khử dần do hoạt động của visinh vật, quá trình này gây ra sự giảm oxy dưới hạ lưu

Đạm dư thừa bị chuyển thành dạng Nitrat (NO3-) hoặc Nitrit (NO2-) lànhững dạng gây độc trực tiếp cho các động vật thuỷ sinh, gián tiếp cho cácđộng vật trên cạn do sử dụng nguồn nước (Tabuchi and Hasegawa, 1995).Đặc biệt gây hại cho sức khoẻ con người thông qua việc sử dụng các nguồnnước hoặc các sản phẩm trồng trọt, nhất là các loại rau quả ăn tươi có hàmlượng dư thừa Nitrat

Trang 27

Theo các nghiên cứu gần đây, nếu trong nước và thực phẩm hàm lượngnitơ và photpho, đặc biệt là nitơ dưới dạng muối nitrit và nitrat cao quá sẽ gây

ra một số bệnh nguy hiểm cho người đặc biệt là trẻ em Lê Thị Hiền Thảo(2003) đã xác định, trong những thập niên gần đây, mức NO3- trong nước uốngtăng lên đáng kể mà nguyên nhân là do sự sử dụng phân đạm vô cơ tăng, gây rò

rỉ NO3- xuống nước ngầm Hàm lượng NO3- trong nước uống tăng gây ra nguy

cơ về sức khoẻ đối với cộng đồng Ủy ban châu Âu quy định mức tối đa của

NO3- trong nước uống là 50 mg/l, Mỹ là 45 mg/l, Tổ chức y tế thế giới - WHO

là 100 mg/l Y học đã xác định NO2- ảnh hưởng đến sức khoẻ với 2 khả năngsau: gây nên chứng máu Methaemoglobin và ung thư tiềm tàng

Các nghiên cứu về y học gần đây đã xác định, dư thừa Phospho trong cácsản phẩm trồng trọt hoặc nguồn nước làm giảm khả năng hấp thu canxi vì chấtnày lắng đọng với canxi tạo thành muối triphosphat canxi không hòa tan và tạothuận lợi cho quá trình sản xuất para thormon, điều này đã huy động nhiều canxicủa xương, và nguy cơ gây loãng xương ngày một tăng, đặc biệt ở phụ nữ

1.3 Tình hình sử dụng thuốc BVTV và phân bón nói chung và cho cây rau nói riêng trên thế giới và ở Việt Nam:

1.3.1 Tình hình sử dụng thuốc BVTV nói chung và cho cây rau nói riêng trên thế giới và ở Việt Nam:

1.3.1.1 Tình hình sử dụng thuốc BVTV nói chung và cho cây rau nói riêng trên thế giới:

Sản xuất nông nghiệp trong đó sản xuất rau đã có những sự phát triểnvượt bậc trong nửa sau thế kỷ 20 nhằm đáp ứng cho sự bùng nổ dân số loàingười Nền nông nghiệp dựa vào hữu cơ đã từng bước và nhanh chóngchuyển sang nền nông nghiệp dựa vào hoá chất với lượng phân bón hoá học

và hoá chất BVTV được sử dụng ngày càng nhiều Đặc biệt, từ sau khi pháthiện và sản xuất được DDT năm 1939, các biện pháp BVTV truyền thống nhưbiện pháp thủ công, lợi dụng thiên địch và thuốc thảo mộc ít được chú ý vànhanh chóng được thay thế bằng biện pháp hoá học (Hoàng Hà, 2009)

Trang 28

Giá trị nông sản bị mất hàng năm do dịch hại được ước lượng gần đây

là khoảng 30% sản lượng tiềm năng của cây trồng lương thực, cây lấy sợi vàcây thức ăn gia súc, tương đương 300 tỷ đô la Mỹ hàng năm (Oudejans,1991) Vì vậy, việc sử dụng thuốc BVTV ngày nay là yêu cầu tất yếu Theo ýkiến của nhiều tác giả, nếu không dùng thuốc BVTV, sản lượng cây trồngtrung bình bị mất khoảng 60 - 70%, không thể đáp ứng nổi thực phẩm chocon người hiện nay Nếu không, để tồn tại, con người phải tăng 3 lần diệntích đất canh tác hiện nay, điều này là không thể làm được

Theo tính toán của Pimentel và Greiner ở Đại học Cornell, ở Mỹ, nôngdân chi 6,5 tỷ đô la đã làm giảm giá trị thiệt hại do dịch hại gây ra cho câytrồng là 26 tỷ đô la, tức là người nông dân thu được 4 đô la khi cứ 1 đô la chicho thuốc BVTV Tuy nhiên, nếu tính 8 tỷ đô la do ảnh hưởng tiêu cực củaviệc sử dụng thuốc đến sức khoẻ con người và môi trường thì thu nhập trênchỉ còn 2 đô la/1 đô la chi cho thuốc BVTV Tăng trưởng sử dụng thuốc bảo

vệ thực vật những năm gần đây từ 2-3% Trong năm 2010, 4 nước lớn và sửdụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật là Pháp - Mỹ - Nhật - Brazil đã tiêu thụ 6 tỷtiền thuốc bảo vệ thực vật (20% thế giới), tính bình quân đầu người sử dụng12-15 USD thuốc bảo vệ thực vật (Trương Quốc Tùng, 2013)

Ở Ấn Độ, cường độ thuốc trừ sâu sử dụng trung bình đã được tìm thấycao trong ớt (5.13 kg / ha), tiếp theo là cà tím (4,64 kg / ha), bhendi (3,71 kg /ha) và súp lơ (2,77 kg /ha)

Trang 29

Bảng 1.4: Tỷ lệ nông dân sử dụng các loại thuốc BVTV trên một số loại

rau ở Ấn Độ năm 2005

Đơn vị: % (số nông dân)

Hình 1.2 Tình hình tiêu thụ thuốc BVTV ở Ấn Độ và Thế giới năm 2009

Nguồn: Wasim Aktar, 2009

Theo hình trên có thể thấy loại thuốc BVTV được sử dụng nhiều nhất

là thuốc trừ sâu (ở Ấn Độ là 76% so với thế giới là 44%), tiếp theo là thuốcdiệt cỏ và thuốc diệt nấm

Đánh giá về sản xuất lương thực và sử dụng thuốc BVTV trên thế giới,Stephenson, G (2003) đã kết luận: Thuốc BVTV đã có vai trò chính trongviệc tăng gấp 3 lần sản lượng lương thực trong 50 năm qua; thuốc BVTV đãđem lại lợi ích cho con người và môi trường bằng việc giảm đói nghèo, tiếtkiệm lao động, năng lượng hoá thạch, đất đai, góp phần hạn chế sự xâm lấncủa nông nghiệp vào đất không phù hợp, kể cả đất hoang hoá mà nó khôngbền vững cho việc sử dụng mục đích nông nghiệp

Để đáp ứng đủ nhu cầu thực phẩm an toàn cho mình, về cơ bản, nôngdân nói chung và người trồng rau nói riêng không thể quay lại nền nông

Trang 30

nghiệp hữu cơ thuần tuý, càng không nên kéo dài và làm trầm trọng thêm nềnnông nghiệp dựa hẳn vào hoá học mà cần phải "đi giữa" hai nền nông nghiệpnày một cách khôn ngoan nhất Các kỹ thuật tiên tiến trong đó có thuốcBVTV cần được sử dụng một cách khoa học nhất trong một hệ thống quản lýhài hoà nhất (Nguyễn Văn Bộ, 2000).

1.3.1.2 Tình hình sử dụng thuốc BVTV nói chung và cho cây rau nói riêng ở Việt Nam:

Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp, khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm củaViệt Nam thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng rất thuận lợi cho

sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng Do vậy việc sửdụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa màng, giữvững an ninh lương thực quốc gia vẫn là một biện pháp quan trọng và chủ yếu(Hoàng Điển, 2013)

Thuốc BVTV được bắt đầu được sử dụng ở miền Bắc Việt Nam vàonhững năm 1955 từ đó đến nay tỏ ra là phương tiện quyết định nhanh chóng

dập tắt các dịch sâu bệnh trên diện rộng Do vậy, cần phải khẳng định vai trò

không thể thiếu được của thuốc BVTV trong điều kiện sản xuất nông nghiệpcảu nước ta những năm qua, hiện nay và cả trong thời gian sắp tới

Theo số liệu của cục BVTV trong giai đoạn 1981 - 1986 số lượng thuốc sửdụng là 6,5 - 9,0 ngàn tấn thương phẩm, tăng lên 20 - 30 ngàn tấn trong giai đoạn

1991 - 2000 và từ 36 - 75,8 ngàn tấn trong giai đoạn 2001 - 2010 Giá trị nhậpkhẩu thuốc BVTV cũng tăng nhanh, năm 2008 là 472 triệu USD, năm 2010 là

Trang 31

lượng(tấn TP)

trị (triệuUSD)

Thuốctrừ sâu

Thuốctrừ bệnh

Thuốctrừ cỏ

Thuốckhác

ta chỉ bằng 3,3%GDP trung bình của họ

Khác với nhiều cây trồng khác, cây rau là cây trồng ngắn ngày với yêucầu thâm canh và BVTV rất cao, thuốc hoá học được sử dụng trên đơn vị diệntích cao hơn nhiều so với cây lúa (Viện BVTV, 1998 - 2005) Theo báo LaoĐộng (2007), những loại rau có nguy cơ nhiễm thuốc BVTV cao là cải xanh(miền Bắc 48,1%, miền Nam 44,4%), đậu cove (miền Nam 69%, miền Bắc51,5%), rau muống 30,4% Những loại rau này là những thực phẩm mà ngườidân sử dụng hằng ngày nếu chúng bị nhiễm thuốc BVTV thì có nguy cơ rấtcao ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng

Trang 32

1.3.2 Tình hình sử dụng phân bón nói chung và cho cây rau nói riêng trên thế giới và ở Việt Nam :

1.3.2.1 Tình hình sử dụng phân bón nói chung và cho cây rau nói riêng trên thế giới:

Theo tổ chức FAO, trong thập niên 70-80 của thế kỷ XX, trên phạm vi trên toàn thếgiới trung bình phân bón quyết định 50% tổng sản lượng nông sản tăng thêm, có thể thấyảnh hưởng to lớn của phân bón đến năng suất và phẩm chất nông sản, vì vậy tình hình sửdụng phân bón trên thế giới ngày càng tăng Tổng lượng phân bón tiêu thụ tăng từ khoảng

69 triệu tấn năm 1970 lên khoảng 146 triệu tấn năm 1990, nghĩa là tăng gấp 2 lần (TheoIFA, 1995) Gần đây theo IFA, nhu cầu phân bón thế giới niên vụ 2013 – 2014 đã tăng3,1% so với cùng kỳ năm trước và ước đạt 184 triệu tấn (tính theo lượng dinh dưỡng) Cũngtheo ước tính của IFA, sản lượng phân bón năm 2014 đạt 243 triệu tấn các loại, tăng 2,6%

so với năm 2013 và đạt 85% công suất của các nhà máy toàn cầu Như vậy, tổng sản lượngphân bón toàn cầu dư khoảng 59 triệu tấn Xu hướng này của ngành phân bón sẽ tiếp tụcdiễn ra cho đến năm 2018 khi nhu cầu và nguồn cung phân bón dự báo sẽ ở mức 197 triệutấn và 280 triệu tấn, thặng dư cung ở mức 83 triệu tấn, tăng 40% so với năm 2014

Hình 1.3: Cung cầu phân bón trên thế giới (2013-2018)

Nguồn: IFA, 2012

Trang 33

Trong giai đoạn 2004-2014, nhu cầu phân bón tăng trưởng liên tục với tốc độ bìnhquân là 2,08% Nhu cầu tiêu thụ phân bón cũng có sự phân hóa đối với từng khu vực vàtừng loại phân bón khác nhau ( Đoàn Minh Tin, 2015).

Hình 1.4: Nhu cầu phân bón theo thành phần

Nguồn: Đoàn Minh Tin , 2015

Tỷ trọng nhu cầu phân đạm, phân lân và phân kali của thế giới không

có nhiều biến động trong năm 2014 Cụ thể, nhu cầu phân loại mặt hàng nàygiữ quanh mức 60% (phân đạm), 23% (phân lân) và 16% (phân kali) Trongnăm 2014, tốc độ tăng trưởng lượng cầu của từng mặt hàng phân bón: phânđạm, phân lân, phân kali lần lượt là 1,3%, 1,8%, 4,7% So với năm 2012, tốc

độ tăng trưởng của phân đạm giảm nhẹ trong khi tốc độ tăng trưởng của phânlân và kali tăng (Đoàn Minh Tin, 2015).Nhìn chung, theo dự báo của IFA,tiêu thụ phân bón toàn cầu sẽ tăng trưởng với tốc độ vừa phải là 1,7%/năm,đạt 192,3 triệu tấn vào năm 2016 Hội nghị lần thứ 80 của IFA tại Doha,Quata 5-2012 dự kiến, nhu cầu đối với tất cả ba chất dinh dưỡng chính đềutăng: tốc độ tăng trưởng nhu cầu hàng năm đối với N là 3,1%, đối với P là2,1% và đối với K là 2,8% (Vinachem, 2013)

Trang 34

Bảng 1.6: Sử dụng phân bón ở các nước năm 2011

Các nước dẫn đầu Kg/ha Khu vực Châu Á Kg/ha

Nguồn: Anh Tùng, 2013 1.3.2.2 Tình hình sử dụng phân bón nói chung và cho cây rau nói riêng ở Việt Nam:

Hiện nay, ở các nước phát triển lượng phân bón hóa học sử dụng có

xu hướng giảm xuống thay vào đó là các loại phân vi sinh để bảo vệ môitrường Tuy nhiên thì ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam,phân vô cơ vẫn được sử dụng khá nhiều nhờ vào ưu thế về chi phí và nhữnghiệu quả nhanh chóng tác động lên cây trồng Năm 1997 đã bón 126,1 kg/ha,xấp xỉ mức trung bình của thế giới, nhưng còn thấp hơn nhiều so với HànQuốc, Nhật Bản và Trung Quốc Nhu cầu sử dụng phân bón của Việt Namhàng năm có thể biến động nhẹ nhưng xu hướng chung là tăng về lượng (LêĐức Thịnh, 2010)

Trang 35

Hình 1.5: Cung cầu một số loại phân bón ở Việt Nam, 2011

Nguồn: Anh Tùng, 2013

Mỗi loại cây trồng sẽ có một nhu cầu phân bón khác nhau, các loại raukhác nhau cũng có nhu cầu phân bón khác nhau

Bảng 1.7: Lượng phân bón của một số loại rau

Phân đạm, kg/ha

- Tính theo N

- Tính theo phân ure

120-160260-348

160-190347-413

100-130217-283Phân lân, kg/ha

- Tính theo P205

- Tính theo phân supe phốt phát

60-80360-480

60-80360-480

60-80360-480Phân kali, kg/ha

- Tính theo K2O

- Tính theo phân kali clorua

80-100133-167

100-120167-200

60-80117-167

Trang 36

1.4 Đánh giá sơ bộ chất lượng đất thông qua một số chỉ tiêu hóa học:

a Phản ứng chua của đất:

Phản ứng chua của đất (ký hiệu pH) là đại lượng biểu thị nồng độ ion

H+ trong dung dịch Độ pH của đất phản ánh mức độ rửa trôi các cation kiềm

và kiềm thổ cũng như mức độ tích tụ các cation nhôm trong đất (Bộ nôngnghiệp và phát triển nông thôn, 2009a)

Đất có phản ứng chua khi trong đất có chứa nhiều cation H+ và Al3+,mức độ chua phụ thuộc vào nồng độ của các cation H+ và Al3+ Nồng độ cáccation này càng cao thì đất càng chua Những loại đất có độ phì nhiêu cao đềuphải có một giới hạn pH nhất định không quá chua hoặc quá kiềm ( Vũ HữuYêm, 2007) Độ chua của đất là một trong những yếu tố độ phì quan trọng, cóảnh hưởng đến các tính chất lý, hóa và sinh học của đất Khoảng pH 5,5 – 7,0được xem là tốt nhất cho sự dễ tiêu của các nguyên tố dinh dưỡng trong đất

Tiêu chuẩn đánh giá độ chua của đất (pH) được trình bày trong phụ lục

Chất hữu cơ (OM) và mùn là hợp phần quan trọng của đất, làm cho đất

có những tính chất khác với mẫu chất Số lượng và tính chất của chất hữu cơ

có vai trò quyết định đến quá trình hình thành và các tính chất cơ bản của đất.Chất hữu cơ là nguồn cung cấp thức ăn cho cây, có ảnh hưởng rất lớn đến tínhchất lý học, hóa học và sinh học đất (Nguyễn Hữu Thành và nnk., 2006)

Sự tích lũy chất hữu cơ và mùn tập chung ở tầng đất mặt là dấu hiệu hìnhthành quan trọng biểu thị độ phì nhiêu của đất (Trần Văn Chính và cs., 2006).Dấu hiệu cơ bản làm đất khác đá mẹ là đất có chất hữu cơ Số lượng và tínhchất của chúng tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành đất, quyết địnhnhiều tính chất lý, hóa, sinh học và độ phì nhiêu của đất

Chất hữu cơ và mùn là kho thức ăn cho cây trồng và sinh vật đất, quá

Trang 37

trình khoáng hóa chất hữu cơ, cung cấp CO2 cho cây trồng quang hợp, có tácdụng cải thiện trạng thái kết cấu đất, từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ lý tính đấtnhư chế độ nước ( tính thấm và giữ nước tốt hơn), chế độ khí và chế độ nhiệt(sự hấp thu nhiệt và giữ nhiệt tốt hơn).

Thang đánh giá hàm lượng chất hữu cơ (OM) và mùn tổng số của đấtđược trình bày trong phụ lục 11 và được phân chia thành 3 cấp:

OM > 2,0%: đất giàu chất hữu cơ

OM từ 1,0% – 2,0%: đất có hàm lượng chất hữu cơ trung bình

OM < 1%: đất nghèo chất hữu cơ

c Hàm lượng nito (N):

Đạm là nguyên tố dinh dưỡng quyết định năng suất cây trồng, N trongtừng loại đất phụ thuộc vào hàm lượng chất hữu cơ trong đất, đất giàu mùn thì

có nhiều N (Hội khoa học đất Việt Nam, 2000)

Nitơ có trong thành phần protit, các axit amin và các hợp chất khác tạonên tế bào; Nitơ còn ở trong các phần tử diệp lục, không có nitơ thì không códiệp lục và quá trình quang hợp Nitơ có ảnh hưởng quyết định tới năng suấtcây trồng Vì vậy nhu cầu nitơ trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triểncủa cây trồng rất lớn Lượng nitơ cây trồng lấy đi từ đất tùy thuộc vào từngloại cây trồng và năng suất cây trồng

Theo Bùi Huy Đáp, ở đồng bằng các bãi sông Hồng có hàm lượng Ntổng số từ 0,1% - 0,17%, các bãi sông Thái Bình có hàm lượng N kém hơnchỉ có 0,07% - 0,1% Ngược lại các vùng đất chiêm trũng giàu đạm 0,2% N.Đất phù sa trồng 2 vụ lúa có hàm lượng đạm 0,07% - 0,12% Đất mặn cũngchỉ có 0,19% N Đất bạc màu nghèo dinh dưỡng hàm lượng N chỉ có 0,07%(Hội khoa học đất Việt Nam, 2000)

Thang đánh giá hàm lượng đạm tổng số của đất được trình bày trong phụ lục 12 và được phân chia thành 3 cấp:

+ N > 0,15%: đất giàu đạm

+ N từ 0,08% - 0,15%: đất có hàm lượng đạm trung bình

+ N < 0,08%: đất nghèo đạm

Trang 38

d Hàm lượng Photpho (P):

Lân là nguyên tố dinh dưỡng đa lượng đối với cây trồng Lân đóng vaitrò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, hút dinh dưỡng và vận chuyểncác chất trong cây Cây thiếu lân sẽ sinh trưởng chậm, cho năng suất thấpphẩm chất nông sản kém (Trần Văn Chính và cs, 2006; Nguyễn Thế Đặng và

cs, 2011)

Những nghiên cứu về lân tổng số trong đất phù sa cho thấy đất phù sasông Hồng có hàm lượng lân cao hơn cả, tiếp đến là đất phù sa sông CửuLong và sau đó mới đến đất phù sa các sông khác (Bộ Nông nghiệp & pháttriển nông thôn – Bộ Tài nguyên & môi trường, 2003) Hàm lượng lân tổng sốtrong đất Việt Nam khoảng 0,03 – 0,2 %, giàu P nhất là nâu đỏ trên bazan vànghèo P nhất là đất bạc màu và đất cát

Thang đánh giá hàm lượng lân tổng số của đất được trình bày trongphụ lục 13 và được phân chia thành 3 cấp:

là khoáng chứa kali như mica, hydromica…), điều kiện phong hoá đá và hìnhthành đất, thành phần cơ giới đất, mức độ rửa trôi, chế độ canh tác, phân bón(Nguyễn Hữu Thành và nnk., 2006)

Hàm lượng kali trong đất khác nhau do mức độ hấp thụ K+ không giốngnhau: Đất phù sa sông Hồng có hàm lượng kali tổng số là 2,34%, trong khiđất bạc màu Kiên Giang chỉ có 0,26% đến 0,28% Đồng bằng sông Cửu Longcũng giàu kali tổng số, hàm lượng kali tổng số trong đất là 1,7% đến 2,2%.Ngược lại, đất phèn, đất xám lại nghèo kali

Trang 39

Thang đánh giá hàm lượng kali tổng số của đất được trình bày trongphụ lục 14 và được phân chia thành 3 cấp:

a Khái niệm rau an toàn:

Theo quy định của Bộ NN&PTNT (15/10/2008), Rau, quả an toàn làsản phẩm rau, quả tươi được sản xuất, sơ chế phù hợp với các quy định vềđảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP (Quy trình thực hànhsản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam) hoặc các tiêuchuẩn GAP khác tương đương VietGAP và mẫu điển hình đạt chỉ tiêu vệ sinh

an toàn thực phẩm

b Khái niệm tiêu chuẩn VietGAP:

Ngày 28-1-2008 tiêu chuẩn VietGAP đã chính thức được Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn ban hành: VietGAP (là cụm từ viết tắt của:Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuấtnông nghiệp tốt ở Việt Nam dựa trên 4 tiêu chí như:

+ Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất

+ An toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóachất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch

+ Môi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sứclao động của nông dân

+ Truy tìm nguồn gốc sản phẩm Tiêu chuẩn này cho phép xác địnhđược những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm

Trang 40

1.6 Hệ giun đất trong vùng sản xuất rau

1.6.1 Khái niệm giun đất

Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì “Giun đất” là tên thôngthường của các thành viên lớn nhất của phân lớp Oligochaeta trong ngànhAnnelida Giun đất thường sống ở những khu vực đất ẩm ướt có nhiều mùn hữu

cơ Chúng có vai trò to lớn đối với ngành nông nghiệp do chúng làm đất tơi xốp

và tăng độ phì nhiêu của đất Giun đất còn là thức ăn cho gia súc và gia cầm

1.6.2 Vai trò của giun đất đối với môi trường đất và cây trồng

Theo Nguyễn Như Hà (2008), giun đất vận chuyển các sản phẩm thựcvật từ trên mặt đất xuống các lớp đất dưới sâu, đào hang làm cho đất thoáng,tạo điều kiện cho các sinh vật khác hoạt động Các hạt đất cùng với xác thựcvật sau nhiều lần chuyển qua ống tiêu hóa của giun đất được gắn kết rồi ép lạithành các viên đất xốp làm cho đất có cấu trúc hạt, rất thuận lợi cho sự pháttriển của rễ cây Phân giun còn cải thiện môi trường đất theo hướng làm tăng

độ phì đất, đẩy nhanh quá trình tạo mùn và khoáng hóa chất hữu cơ thành cácchất dinh dưỡng khoáng nuôi sống cây trồng

Theo nghiên cứu của PGS Jan Willem van Groenigen và TS IngridLubbers đến từ nhóm Sinh học Đất thuộc Trường Đại học Wageningen năm

2003 cho thấy trung bình, sự hiện diện của giun đất làm tăng 25% sản lượngcây trồng và 23% sinh khối dưới đất, Ingrid Lubbers cho biết “Chúng tôicũng nhận thấy rằng giun đất không làm thay đổi hàm lượng nitơ của cây,điều đó cho thấy rằng chất lượng vụ mùa không bị ảnh hưởng Vì thế, giunđất có ảnh hưởng rất tích cực đối với sản lượng cây trồng”

Nghiên cứu gia sau tiến sĩ Kees Jan van Groenigen đến từ Trường Đạihọc Northern Arizona năm 2013 cho biết Nitơ là 1 trong những dưỡng chấtquan trọng nhất mà cây cần có để phát triển “Thông qua việc đào bới và kiếm

ăn, giun đất thải ra nitơ, nếu không thì nitơ này sẽ được khóa chặt ở chất hữu

cơ trong đất hoặc ở chất thải thực vật Điều này cho thấy rằng giun đất làmtăng sản lượng cây trồng bằng cách làm tăng lượng nitơ sẵn có cho cây”

Ngày đăng: 01/08/2017, 03:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Huy Bá (2008). Độc học môi trường cơ bản. NXB Đại học Công nghiệp TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Độc học môi trường cơ bản
Tác giả: Lê Huy Bá
Nhà XB: NXB Đại học Công nghiệpTP.HCM
Năm: 2008
2. Trịnh Văn Bình và cs (2013). Báo cáo: Thuốc bảo vệ thực vật và các tác động của nó đối với môi trường và ngành nông nghiệp. Đại học Công nghiệp TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo: Thuốc bảo vệ thực vật và các tácđộng của nó đối với môi trường và ngành nông nghiệp
Tác giả: Trịnh Văn Bình và cs
Năm: 2013
3. Nguyễn Văn Bộ (2000). Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở miền Nam Việt Nam. Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở miền Nam ViệtNam
Tác giả: Nguyễn Văn Bộ
Năm: 2000
4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Bộ Tài nguyên và môi trường (2003). Báo cáo nghiệm thu “Báo cáo xây dựng tiêu chuẩn chất lượng đất nền môi trường đất phù sa của Việt Nam”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo xây dựng tiêu chuẩn chất lượng đấtnền môi trường đất phù sa của Việt Nam
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Bộ Tài nguyên và môi trường
Năm: 2003
5. Bộ NN&amp;PTNT (2009a). Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp, Tập 1, Đại cương về đất, phân loại và lập bản đồ đất. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp, Tập 1, Đạicương về đất, phân loại và lập bản đồ đất
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật
6. Bộ NN&amp;PTNT (2009c). Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp, tập 7, Phương pháp phân tích đất. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp, tập 7,Phương pháp phân tích đất
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật
7. Lưu Nguyễn Thành Công (2010). Đề tài: Tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng hóa chất BVTV trong nông nghiệp. Đại học Sư phạm TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề tài: Tìm hiểu thực trạng của việc sửdụng hóa chất BVTV trong nông nghiệp
Tác giả: Lưu Nguyễn Thành Công
Năm: 2010
8. Trần Văn Chính và cs (2006). Giáo trình thổ nhưỡng học (tái bản có bổ sung, sửa chữa). NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thổ nhưỡng học
Tác giả: Trần Văn Chính và cs
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2006
9. Nguyễn Minh Chung (2012). Luận án: Nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh. Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: ). Luận án: Nghiên cứu giải pháp công nghệ sảnxuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh
Tác giả: Nguyễn Minh Chung
Năm: 2012
10. Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn Ngọc Nông, Đặng Văn Minh và cs (2011). Giáo trình Đất và dinh dưỡng cây trồng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáotrình Đất và dinh dưỡng cây trồng
Tác giả: Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn Ngọc Nông, Đặng Văn Minh và cs
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2011
11. Hoàng Điển (2013). Sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật và vấn đề ô nhiễm môi trường. Báo cáo của văn phòng ban chỉ đạo 33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật và vấn đề ô nhiễm môitrường
Tác giả: Hoàng Điển
Năm: 2013
12. Trương Công Đức và cs (2014). Đề tài: Phân bón và môi trường. Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề tài: Phân bón và môi trường
Tác giả: Trương Công Đức và cs
Năm: 2014
13. Hoàng Hà (2009). Đề tài: Tác động của thuốc BVTV đến sức khỏe con người. Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề tài: Tác động của thuốc BVTV đến sức khỏe conngười
Tác giả: Hoàng Hà
Năm: 2009
14. Trịnh Thị Cẩm Hà (2012). Phân loại phân bón và vai trò đối với cây trồng. Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân loại phân bón và vai trò đối với câytrồng
Tác giả: Trịnh Thị Cẩm Hà
Năm: 2012
15. Nguyễn Như Hà (2008). Bài giảng chỉ thị sinh học môi trường. Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng chỉ thị sinh học môi trường
Tác giả: Nguyễn Như Hà
Năm: 2008
43. Thomas Law. Production and consumption of vegetables. http://www.museum.agropolis.fr/english/pages/expos/aliments/fruits_legumes/prodconso.htm. Thứ 3, 21/7/2015 Link
44. Tổng cục thống kê. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. https://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&amp;ItemID=14033. Thứ 5, 23/7/2015 Link
46. Vinachem. Triển vọng thị trường phân bón thế giới đến năm 2016.http://www.vinachem.com.vn/xuat-ban-pham/so-82012-vnc/trien_vong_thi_truong_phan_bon_the_gioi_den_nam_2016.html. Thứ 4, 29/7/2015 Link
47. IFA . Global supply and demand outlook for fertilizer and raw materials.http://www.fertilizer.org/ifa/HomePage/STATISTICS. Thứ 6, 31/7/2015 Link
48. Lan Anh. Làng rau Thúy Lĩnh. http://vovworld.vn/vi-vn/Phong-van/Lang-rau-Thuy-Linh/63619.vov. CN, 2/8/2015 Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w