Những nghiên cứu về giun đất trên thế giớ

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng thuốc BVTV phân bón hóa học đến số lượng giun đất hệ thống canh tác rau xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Trang 25 - 27)

Theo Paul Henning Krogh (1995), có rất nhiều nghiên cứu về tác động của thuốc trừ sâu lên động vật đất. Trong số các sinh vật đất được nghiên cứu thì tùy từng nhóm có các phản ứng khác nhau với các loại thuốc trừ sâu khác nhau.Chảng hạn thuốc diệt nấm không cho thấy ảnh hưởng đến lớp hình nhện (Arachnida), kiến (Fornicade), giun tròn (Nematode) mà ảnh hưởng đến giun ít tơ (Lumbricidae) và giun trắng (Enchytraeidae). Còn thuốc diệt côn trùng lại có ảnh hưởng đến giun ít tơ, bọ nhảy (Collembola) và lớp hình nhện (dẫn theo Nguyễn Thanh Tùng 2013).

Theo Elzbieta Chudzicka (1994) trong môi trường bị tác động, cấu trúc loài ưu thế, nhìn chung được đặc trưng bởi việc tăng đại diện của các loài ưu thế (thường chỉ có 1 hoặc 2 loài) và sự giảm đồng thời các loài đại diện còn lại.Khi môi trường bị tác động mạnh hơn, một tỉ lệ đáng kể các loài với số lượng cá thể nhỏ bé bị biến mất. Trong những quần xã như vậy, chỉ có các

loài chứa ưu thế là các loài đóng vai trò chính còn các loài còn lại chỉ xuất hiện vài lần hay một lần. Loài cấu trúc này phản ảnh suy thoái môi trường đất (dẫn theo Trần Thị Thanh Bình, 2013).

Claudia Wiegand cùng với Francoise Binet đã thiết lập một thí nghiệm để nghiên cứu hành vi của loài giun đất Aporectodea caliginosa ở cánh đồng canh tác hữu cơ ở địa phương và cánh đồng canh tác thông thường ở địa phương đã được phun thuốc diệt nấm trong 20 năm. Đất này có tàn dư của thuốc diệt nấm Opus® thường được sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới ở mức thông thường trên cánh đồng. Nghiên cứu chỉ ra rằng số lượng giun đất trong đất không phun thuốc thường nhiều hơn gấp 2 - 3 lần trong đất phun thuốc(Sciencedaily, 2012).

1.5.2Những nghiên cứu về giun đất tại Việt Nam

Nguyễn Văn Khánh và cộng sự (2012) nhận xét: Mức độ tương quan giữa các chỉ tiêu lý hóa và các chỉ số sinh học là tiêu chí quan trọng nhằm đánh giá khả năng phản ánh chất lượng môi trường của giun đất. Kết quả phân tích tương quan giữa hàm lượng OM, Nts, Pts với sinh khối giun đất và các chỉ số đa dạng loài (H’, DMg, J) cho thấy, hàm lượng chất hữu cơ trong đất có tương quan thuận ở mức trung bình với sinh khối giun đất. Hàm lượng Nts trong đất tương quan thuận với sinh khối giun đất, chỉ số H’, DMg và J. Hàm lượng Pts tương quan thuận tương đối chặt với sinh khối của giun đất, trong khi đó lại có tương quan nghịch ở mức trung bình với các chỉ số H’, DMg và J.

Kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thị Kim Hối và nhóm nghiên cứu (2007) tại vườn quốc gia Tam Đảo, cho thấy, hàm lượng %OM ảnh hưởng đến sự phân bố theo tầng đất khác nhau của giun đất và có mối tương quan thuận với giun đất. Pts tỷ lệ thuận với sự biến động về số lượng loài, mật độ và sinh khối của giun đất.

Theo nghiên cứu của Trần Thúy Mùi (1985), Số lượng (n) giun đất ở Đồng bằng sông Hồng cao nhất là ở ruộng cạn (n= 27-185 cá thể/m2) và biến động theo mùa (Trần Thị Thanh Bình, 2013).

- Ở ruộng cạn vùng ĐBSH giun đất có số lượng n= 131,32- 185,40 cá thể/m2 lớn nhất vào mùa hè.

- Ở bờ đường ruộng có số lượng lại cao hơn vào mùa thu đông (n= 145,96-151,40 cá thể/m2)

- Ở vườn số lượng cũng cao nhất vào mùa thu đông (n=13,00-157,24 cá thể/m2)

Theo Nguyễn Tri Tiến (2000), tính đa dạng và thành phần loài của các quần xã động vật đất giảm đi hoặc tăng đột ngột không bình thường so với các quần xã ở môi trường đối chứng, nơi không sử dụng thuốc (dẫn theo Trần Thị Thanh Bình, 2013).

Theo Vũ Quang Mạnh (2003), cấu trúc quần xã động vật đất, tùy theo khối lượng, nồng độ sử dụng cuả thuốc hóa học.Khi sử dụng hóa chất với một nồng độ và tỷ lệ phù hợp sẽ tạo động lực tích cực lên môi trường và hệ động vật đất.Ngược lại sẽ gây tác động xấu, tiêu diệt nhiều nhóm loài nhạy cảm, thường chiếm số lượng cá thể ít nhưng lại có vai trò quyết định đến đặc điểm đa dạng loài của quần xã.Kết quả việc sử dụng hóa chất không hợp lý làm suy giảm độ đa dạng sinh học, gây xáo trộn cấu trúc quần xã của hệ động vật đất, dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái đất (Trần Thị Thanh Bình, 2013).

Theo Nguyễn Thị Thu Anh (2009), khi sử dụng thuốc hóa học với nồng độ nào đi nữa thì thuốc trừ sâu luôn làm thay đổi cấu trúc quần xã của hệ động vật đất(Trần Thị Thanh Bình, 2013).

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng thuốc BVTV phân bón hóa học đến số lượng giun đất hệ thống canh tác rau xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w