Ảnh hưởng của phân bón hóa học và HCBVTV tới số lượng giun đất trong canh tác rau tại xã Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nộ

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng thuốc BVTV phân bón hóa học đến số lượng giun đất hệ thống canh tác rau xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Trang 52 - 55)

Bảng 3.20: Số lượng giun đất TB qua 3 đợt khảo sát trên 2 mô hình Các đợt khảo sát giun Số lượng giun đất TB ở các mô hình

MHAT MHTT

Đợt 1 8.2 6.6

Đợt 2 19.4 12.2

Đợt 3 9.6 5.4

TB 12.3 8.1

Từ bảng 3.20 cho thấy ở MHAT có số lượng giun đất trung bình ở các đợt lấy mẫu đều cao hơn so với MHTT. Số lượng giun đất trung bình cả 3 đợt lấy mẫu ở MHAT là 12.3 con trong khi MHTT là 8.1 con, nhiều gấp 1.5 lần so với MHTT.

Thời gian lấy mẫu giun đất đợt 1 vào tháng 10.Thời tiết lấy mẫu nhiệt độ cao, nhưng ít mưa, khô hanh nên giun đất ít hoạt động, số lượng giun đất ở 2 mô hình không cao.Tuy nhiên số lượng giun đất ởMHAT cao hơn số lượng giun đất ở MHTT.Thời gian lấy mẫu giun đất đợt 2 vào tháng 11, thời tiết lấy mẫu nhiệt độ cao, đất ẩm do mới mưa nên giun đất xuất hiện nhiều. Số lượng giun đất đợt 2 ở 2 mô hình lớn hơn so với đợt 1và số lượng giun đất đợt 2 ở MHAT vẫn cao hơn số lượng giun đất ở MHTT rõ rệt.Thời gian lấy mẫu giun đất đợt 3 vào tháng 12, thời tiết lấy mẫu nắng ấm nhiệt độ cao, không gần đợt mưa nên số lượng giun đất không cao bằng đợt 2. Tuy nhiên số lượng giun đất ở MHAT vẫn cao hơn số lượng giun đất ở MHTT rõ rệt.

Bảng 3.21: Kết quả phân tích đất Lý lịch

MHTT 5,7 0,574 0,04 0,1 1,06

Nhận xét Chua TB Nghèo Nghèo Khá Khá

MHAT 6,3 1,032 0,07 0,15 1,00

Nhận xét Chua ít TB Nghèo Giàu Khá

Từ bảng 3.21 ta nhận thấy đất ở MHAT có nồng độ pH trung tính hơn, hàm lượng mùn và các chỉ tiêu dinh dưỡng cao hơn so với MHTT.Điều này có thể được giải thích: vì MHAT bón phân bón hóa học và có số lần phun thuốc BVTV ít hơn MHTT nên đất có pH trung tính, chỉ tiêu dinh dưỡng và hàm lượng mùn cao hơn MHTT.

Từ bảng 3.20 và bảng 3.21 rút ra kết luận: Kết quả phân tích đất có mối liên hệ chặt chẽ với số lượng giun đất và thực trạng sử dụng phân bón, thuốc BVTV.Đất bón nhiều phân hóa học và thuốc BVTV nhiều hơn (MHTT) có số lượng giun đất ít hơn đất bón ít (MHAT) và số lượng giun đất cũng nhiều hơn ở đất có hàm lượng mùn, chất dinh dưỡng nhiều hơn và pH đất trung tính hơn.Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn thống nhất với những nghiên cứu trước đó.

3.1.7Đề xuất giải pháp phù hợp trong sử dụng phân bón, HCBVTV trong canh tác rau tại xã Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội

Việc thực hiện quy trình sản xuất rau an toàn đã được người nông dân thự hiện ở trong xã tương đối nghiêm túc. Tuy nhiên, vẫn chưa quản lý triệt để được lượng bón phân và thời gian cách ly rau khi bón phân và sử dụng thuốc BVTV, đa số người dân tham gia và quan tâm các lớp tập huấn ở mứckhông thường xuyên. Từ những khó khăn trên, có thể có những giải pháp tương ứng sau:

- Đối với MHTT:

+ Sử dụng thêm phân chuồng, phân vi sinh để bón cho cây trồng, hạn chế sử dụng phân hóa.

+ Giảm tần xuất phun và liều lượng phun đồng thời kéo dài thời gian cách ly thuốc, khuyến khích người dân sử dụng thuốc trừ sâu sinh học thân thiện vớimôi trường.

- Đối với MHAT:

+ Do chưa đảm bảo thời gian cách ly đúng quy trình sản xuất RAT cần phải có sự thanh tra giám sát của các bên có trách nhiệm (HTX, chủ dự án…). + Vẫn còn số ít các hộ không sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, phân bón vi sinh, phân hữu cơ. Cần có chính sách khuyến khích người dân tham gia sử dụng.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng thuốc BVTV phân bón hóa học đến số lượng giun đất hệ thống canh tác rau xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w