KẾT LUẬN
1.Đất canh tác thuộc loại đất tốt của ĐBSH, thành phần cơ giới nhẹ thích hợp cho trồng rau. Giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển rau, có thị trường tiêu thụ rau rộng lớnlà thủ đô Hà Nội, tiêu thụ nhanh chóng các sản phẩm khó bảo quản như rau.Nhân dân Văn Đức giàu kinh nghiệm trong việc trồng rau thương phẩm.Hệ thống thông tin phát triển.
Tuy nhiên diện tích đất canh tác ít, bình quân đất canh tác của 1 hộ là 0,2 ha, bình quân đầu người thấp 0,04ha/người.Mưa nhiều, lượng mưa lớn ảnh hưởng không ít tới sản xuất rau, vụ Đông-xuân hay xuất hiện sương muối gây hại nặng nề cho rau màu. Sản phẩm sản xuất ra, chủ yếu do người dân tự tìm đầu ra. Nhiều loại rau thông thường đã tự gắn mác RAT.
2.Thu nhập và nghề chính của các hộ điều tra xã Văn Đức chủ yếu từ trồng trọt (100%) trong đó sản xuất cây cảnh chiếm 13% tổng số hộ điều tra. Bên cạnh đó chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao 58%.Ngoài 2 nghề chính trên, một số hộ còn có các nghề phụ như: xây dựng, kinh doanh gốm sứ, rau quả,xay sát.
3.Rau trồng ở xã không bón phân tươi chỉ dùng phân chuồng ủ hoai ,tro bếp và phân vi sinh để bón cho rau. Về sử dụng phân hóa học N-P-K, người nông dân xã đã bón cân đối và lượng bón đúng theo quy trình của từng loại rau. Trung bình 13-14kg đạm, 11 kg lân, 2 kg kali cho sào Bắc Bộ. Tuy nhiên, ở MHTT người dân bón lượng đạm cao hơn so với MHAT nên chi phí bón đạm cao hơn so với MHAT là 200 ngàn Việt Nam đồng. Lượng đạm bón cho rau ngót ở MHTT là 400 kg/ha nhiều hơn so với lượng cho phép khoảng 50kg/ha và nhiều hơn so với MHAT là 100kg/ha.
4. Thực tế nông dânxã Văn Đức đã dùng thuốc nằm trong danh mục cho phép do công tác quản lý thuốc BVTV đã được chú trọng. Tuy nhiên, trong các tên thuốc ở trên có thuốc trừ sâu Supertoc 25EClà loại thuốc trừ sâu ảnh hưởng rất nhiều tới số lượng giun đất. Ở MHTT, người dân sử dụng lượng thuốc BT 3%, Dipel 3.2WP, Supertoc 25ECgấp 2 lần liều lượng thuốc cùng loại ở MHAT. Thời gian cách ly đa số dưới 15 ngày, trung bình từ 7-10
ngày (MHAT), đặc biệt ở MHTT, người dân thực hiện cách ly ít trung bình 5- 7 ngày.
Nước tưới cho rau mô hình nông dân chủ yếu từ nguồn nước sông Hồng tương đối an toàn, nước tưới cho RAT 100% là nước giếng khoan.
5. Có 69% số hộ cho rằng phân vô cơ làm đất bị ô nhiễm đổi màu, 8% số hộ cho rằng phân vô cơ ảnh hưởng tới chất lượng nước là đáng kể, 62% số hộ cho rằngảnh hưởng của thuốc BVTV tới môi trường là đáng kể, 29% số hộ cho rằng ảnh hưởng của thuốc BVTV tới môi trường nước là đáng kể.
6. Số lượng giun đất ở MHTT ít hơn MHAT. Cụ thể, số lượng giun đất đợt 1, đợt 2, đợt 3 ở MHAT lần lượt gấp 1,06; 1,6 và 1,8 lần so vớiMHTT. Do ở MHTT người dân bón lượng phân hóa học nhiều hơn và số lần phun thuốc BVTV cũng nhiều hơn so với MHAT.
7. Kéo dài thời gian cách ly thuốc BVTV, khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh, thuốc trừ sâu sinh học đối với cả 2 mô hình. Giảm tần suất phun và liều lượng thuốc BVTV đối với MHTT.
KIẾN NGHỊ
Do hạn chế về thời gian và nguồn nhân lực nên nghiên cứu này mới chỉ điều tra trên 52 hộ dân (bao gồm 22 hộ MHAT và 30 hộ MHTT) nên độ tin cậy chưa cao. Cần có nghiên cứu với quy mô lớn hơnđể kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao hơn.