Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 62 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
62
Dung lượng
3,51 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ VĂN CƯỜNG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ GIỐNG CÀ CHUA NHẬP NỘI VỤ XUÂN HÈ 2014 TẠI THÁI NGUYÊN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Khoa : Nông học Khoá học : 2010 – 2014 Thái Nguyên, năm 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ VĂN CƯỜNG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ GIỐNG CÀ CHUA NHẬP NỘI VỤ XUÂN HÈ 2014 TẠI THÁI NGUYÊN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Lớp : 42 - Trồng trọt Khoa : Nông học Khoá học : 2010 – 2014 Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thế Huấn Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Qua quá trình học tập và rèn luyện tại trường mỗi sinh viên đều phải trải qua giai đoạn thực tập tốt nghiệp trước khi ra trường. Thực tập là khoảng thời gian cần thiết để sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ những kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết đã học ở trường vào thực tiễn sản xuất, giúp cho sinh viên nâng cao trình độ chuyên môn, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xuất phát từ những cơ sở trên, được sự nhất trí của nhà trường, khoa Nông học và Bộ môn Cây trồng - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài : “ Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và phát triển một số giống cà chua nhập nội vụ xuân hè 2014 tại Thái Nguyên”. Để có được kết quả này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của trường Đại học Nông lâm Thái nguyên, đặc biệt là các thầy cô khoa Nông học của trường đã tạo điều kiện cho em thực tập ở khoa để có nhiều thời gian cho khóa luận tốt nghiệp. Và em cũng xin chân thành cám ơn thầy giáo T.S Nguyễn Thế Huấn đã nhiệt tình hướng dẫn hướng dẫn em hoàn thành tốt bài báo cáo tốt nghiệp. Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các Thầy, Cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô để em có thêm kinh nghiệm làm bài tốt hơn Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 1 tháng 6 năm 2014 Sinh viên Vũ Văn Cường DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT KHKTNNMN : Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền nam AVRDC : Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau Châu Á BVTV : Bảo vệ thực vật CT : Công thức CV : Hệ số biến động Đ/C : Đối chứng FAO : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc KLTB/quả : Khối lượng trung bình/quả LSD : Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn NSLT : Năng suất lý thuyết NLTT : Năng suất thực thu TB : Trung bình TLB : Tỷ lệ bệnh TLH : Tỷ lệ hại TL đậu quả : Tỷ lệ đậu quả VCK : Vật chất khô VTM C : Vitamin C MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2 1.2.1. Mục đích của đề tài 2 1.2.2. Yêu cầu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 2.2 Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới và Việt Nam 3 2.2.1 Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới 3 2.2.2 Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam 7 2.3. Tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới và Việt Nam 9 2.3.1. Tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới 9 2.3.2 Tình hình nghiên cứu cà chua ở Việt Nam 11 2.3.3. Tình hình nghiên cứu về biện pháp bảo vệ thực vật cho cà chua 14 2.3.3.1. Biện pháp hóa học 14 2.3.3.2. Biện pháp sinh học 15 2.3.4: Một số nghiên cứu về cây cà chua ghép tại Việt nam 16 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1. Vật liệu nghiên cứu 21 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21 3.3. Nội dung nghiên cứu 21 3.4. Phương pháp nghiên cứu 21 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 21 3.4.2. Các kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc 22 3.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 23 3.5. Phương pháp xử lý số liệu 25 3.6 . Quy trình kĩ thuật ghép và chăm sóc cây 25 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27 4.1. Đặc điểm thời tiết, khí hậu của tỉnh Thái Nguyên vụ Xuân Hè năm 2014 27 4.2. Đánh giá ảnh hưởng của các tổ hợp ghép đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của cà chua. 28 4.2.1. Giai đoạn cây ghép trong vườn ươm (nhà lưới) 29 4.2.2. Giai đoạn ngoài vườn sản xuất. 30 4.2.2.1 Thời gian sinh trưởng và các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp cà chua ghép ngoài ruộng sản xuất. 30 4.2.2.2. Ảnh hưởng của các tổ hợp ghép đến chiều cao cây cà chua 31 4.2.2.3 Ảnh hưởng của các tổ hợp ghép khác nhau đến tốc độ ra lá trên thân chính của các giống cà chua. 35 4.2.2.4 Ảnh hưởng của các tổ hợp ghép đến khả năng chống chịu sâu bệnh hại 38 4.3. Đánh giá ảnh hưởng của các tổ hợp ghép đến tỷ lệ đậu quả, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và một số chỉ tiêu chất lượng quả cà chua 42 4.3.1. Tỷ lệ đậu quả của các tổ hợp ghép cà chua 42 4.3.2 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 44 4.3.3. Ảnh hưởng của các tổ hợp ghép đến một số chỉ tiêu chất lượng của giống cà chua 46 4.4. Sơ bộ hoạch toán hiệu quả kinh tế các công thức thí nghiệm 47 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48 5.1. Kết luận: 48 5.2. Đề nghị 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua toàn thế giới giai đoạn từ năm 2008 - 2012 4 Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của các châu lục trên thế giới năm 2012 5 Bảng 2.3: Sản lượng cà chua của một số nước sản xuất cà chua lớn trên thế giới trong những năm gần đây 6 Bảng 2.4: Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua Việt Nam giai đoạn từ năm 2004 - 2008 7 Bảng 4.1: Diễn biến thời tiết khí hậu trong vụ Xuân Hè tỉnh Thái Nguyên năm 2014. 27 Bảng 4.2: Thời gian sinh trưởng trong vườn ươn của các giống cà chua và gốc ghép cà pháo 29 Bảng 4.3: Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cà chua ghép vụ xuân hè muộn năm 2014 31 Bảng 4.5: Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính qua các kỳ theo dõi của cà chua ở các công thức thí nghiệm. 34 Bảng 4.6: Động thái ra lá trên thân chính của cà chua ở các công thức thí nghiệm 36 Bảng 4.7: Tốc độ ra lá trên thân chính của cà chua 37 ở các công thức thí nghiệm 37 Bảng 4.8: Tình hình sâu bệnh hại cà chua trong các công thức thí nghiệm trong vụ Xuân Hè 2014 39 Bảng 4.9: Tỷ lệ đậu quả của các giống tham gia thí nghiệm 42 Bảng 4.10: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất cà chua ở các công thức thí nghiệm khác nhau 44 Bảng 4.11: Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác đến một số chỉ tiêu chất lượng trong quả cà chua 46 Bảng 4.12: Ảnh hưởng của công thức đến hiệu quả kinh tế 47 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Đồ thị động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của cà chua ở các công thức thí nghiệm 32 Hình 4.4: Đồ thị tốc độ ra lá trên thân chính của cà chua ở các công thức thí nghiệm 37 Hình 4.5: Biểu đồ năng suất của cà chua ở các công thức thí nghiệm 45 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cà chua có tên khoa học là Lycopersicon esculentum Mill, thuộc họ cà Solanaceae, là một trong những loại rau ăn quả quan trọng được trồng ở hầu khắp các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, năm 2010 diện tích cà chua khoảng 17,6 nghìn ha, năng suất đạt 11,6 tấn/ha [8]. Trong những năm gần đây, ở nước ta cà chua không chỉ được trồng trong vụ đông (chính vụ) mà còn được trồng trong vụ sớm (thu đông), vụ muộn (đông xuân) và vụ xuân hè. Đây là một bước tiến quan trọng về kỹ thuật, công nghệ trong ngành sản xuất cà chua, vừa có ý nghĩa giải quyết vấn đề rau trái vụ, lại vừa nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc sản xuất cà chua còn nhiều bất cập như chưa đủ giống cho sản xuất, chưa có bộ giống tốt cho từng vụ và thích hợp cho từng vùng sinh thái khác nhau. Cùng với đó, việc đầu tư cho sản xuất cà chua của người nông dân còn thấp, quy trình kỹ thuật canh tác cũ, trình độ thâm canh chưa cao đặc biệt là vấn đề sử dụng phân bón và kỹ thuật bón phân cho cây cà chua là chưa thích hợp cho từng vụ và từng giống khác nhau. Hơn nữa việc sử dụng tùy tiện thuốc bảo vệ thực vật độc hại, với thời gian cách ly không đảm bảo, nên không những gây ô nhiễm môi trường và sản phẩm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người mà còn tăng chi phí cho người sản xuất. Chính vì thế việc nghiên cứu và lựa chọn các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp đáp ứng được những đòi hỏi trong thực tế là sản xuất cà chua an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất là vấn đề cấp thiết hiện nay. Do đó, phải căn cứ vào điều kiện của từng địa phương, đặc điểm sinh vật học của từng giống để lựa chọn các tổ hợp ghép thích hợp cho cà chua sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao nhất. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn này, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển một số giống cà chua nhập nội vụ xuân hè 2014 tại Thái Nguyên”. 2 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích của đề tài Xác định được một số tổ hợp ghép cà chua thích hợp làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh hại và nâng cao năng suất, chất lượng cà chua trong vụ Xuân Hè 2014 tại Thái Nguyên. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài - Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của giống cà chua triển vọng trong vụ Xuân Hè 2014 tại Thái Nguyên ở các công thức khác nhau. - Đánh giá tình hình sâu bệnh hại ở các công thức thí nghiệm. - Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cà chua ở các công thức. - Đánh giá chất lượng cà chua ở các công thức khác nhau. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Giúp cho sinh viên sau khi ra trường nắm chắc được lý thuyết cũng như làm quen với tay nghề, vận dụng vào trong sản xuất. - Biết cách thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học. - Giúp cho sinh viên hiểu biết hơn kiến thức thực tiễn sản xuất và có tư duy, phương pháp nghiên cứu khoa học từ đó rút ra nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp và rèn luyện cho sinh viên có ý thức tự lập, chủ động trong nghiên cứu, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất sau này. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất Từ kết quả nghiên cứu của đề tài giúp tìm ra được tổ hợp ghép cà chua với cà pháo thích hợp nhất cho giống cà chua triển vọng trong vụ Xuân Hè tại Thái Nguyên, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế. [...]... cũng đã nghiên cứu xây dựng nên các quy trình thâm canh tăng năng suất cà chua và đã được thực tế áp dụng (Bùi Bảo Hoàn và Đào Thanh Vân, 2000) [3] Trung tâm giống cây trồng Việt-Xô trong giai đoạn 1983 - 1993 đã tiến hành nghiên cứu trên tập đoàn các giống cà chua nhập nội Vụ đông xuân 12 1983 nghiên cứu 106 mẫu giống, vụ đông xuân 1988-1989 gồm 60 mẫu giống và vụ đông xuân 1989 là 2000 mẫu giống Kết... tháng 1 /2014 đến tháng 6 /2014 3.3 Nội dung nghiên cứu - Đặc điểm thời tiết khí hậu Thái Nguyên vụ xuân hè năm 2014 đối với cây cà chua - Đánh giá ảnh hưởng của các tổ hợp ghép đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, và khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của cà chua - Đánh giá ảnh hưởng của các tổ hợp ghép đến tỷ lệ đậu quả, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và một số chỉ tiêu chất lượng quả cà chua -... cầu sinh thái từng vùng, tạo giống chín sớm phục vụ cho sản xuất vụ sớm, tạo giống chống chịu sâu bệnh, giống chín đồng loạt thích hợp cho cơ giới hóa và ngày càng nâng cao năng suất cũng như chất lượng cà chua 2.3.2 Tình hình nghiên cứu cà chua ở Việt Nam Một số nhà nghiên cứu cho rằng cà chua bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ thời kỳ thực dân Pháp xâm lược và chiếm đóng Đến nay, cây cà chua ngày càng... rất khả quan và đây cũng chính là cơ sở khoa học cho những chương trình nghiên cứu tiếp Đặc biệt để đáp ứng nhu cầu về phát triển sản xuất và tiêu dùng cà chua ngày càng cao và tính chất cạnh tranh với các giống ngoại nhập ngày càng khốc liệt, các nghiên cứu về tạo giống cà chua lai trong nước cần được đẩy mạnh để tiếp tục đưa ra các giống mới phục vụ cho sản xuất 2.3.3 Tình hình nghiên cứu về biện... tồn tại trong sản xuất cà chua 2.3 Tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới và Việt Nam 2.3.1 Tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới Trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chọn tạo những giống cà chua có năng suất và chất lượng cao, thích hợp cho từng vùng sinh thái, từng mùa vụ và mục đích sử dụng Các nhà khoa học đã sử dụng nguồn gen di truyền của các loài hoang dại và. .. trong và ngoài tỉnh để tổ chức nghiên cứu, sản xuất giống cà chua ghép nói riêng và một số giống cây trồng chủ lực nói chung, qua đó thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng, hiệu quả 21 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu nghiên cứu - Cây trồng chính: 1, CT1 : (đ/c) : Giống Savior (không ghép) 2, CT2 : Giống Đại Minh Châu /cà pháo 3, CT3 : Giống. .. tham gia của nhiều cơ quan nghiên cứu Trong đó cây cà chua là đối tượng nghiên cứu chính của đề tài, với số lượng mẫu giống được thu thập, nhập nội để nghiên cứu qua các năm (19911995) là lớn nhất (Trần Khắc Thi, 1995) [5] Trong giai đoạn 1994 - 1995, chương trình nghiên cứu đề tài cấp bộ, mã số B9-11-42, với tên đề tài Nghiên cứu chọn lọc giống cà chua thích hợp với vùng sinh thái khí hậu phù hợp miền... nhất 91%) nên 1 số bệnh như xoăn lá, sâu xám đã phát sinh và gây hại - Về lượng mưa: Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây cà chua Tháng 1 /2014 lượng mưa chỉ đạt được với lượng rất thấp là 3,7mm vì vậy ta phải tưới tiêu nước đầy đủ để cho cà chua sinh trưởng, phát trển một cách thuận lợi Vào tháng 2 lượng mưa đã tăng lên 29,7mm cà chua vẫn đang trong... trang trại xuất khoảng 30.000 cây giống cà chua ghép Hạt giống cà chua làm gốc ghép được mua từ Viện KHKTNNMN sau đó ươm riêng gốc, ươm ngọn riêng “Hiện nay chúng tôi thường ghép từ 3-4 loại cà chua thương phẩm làm ngọn Đây là những giống cà chua cho năng suất cao như cà chua anna, cà chua lai hay cà chua kim cương đỏ (màu đỏ và cứng), cà chua nhót”, anh Phong nói Hiện tại, trang trại của anh Phong có... xuất cà chua ở nước ta chưa phát triển mạnh vì điều kiện khí hậu nóng và ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển, làm giảm năng suất cà chua Vì vậy, ngoài yếu tố về giống, việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp cũng ảnh hưởng rất lớn đến sâu bệnh và năng suất cà chua 2.2 Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới và Việt Nam 2.2.1 Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới Cà . ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ VĂN CƯỜNG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ GIỐNG CÀ CHUA NHẬP NỘI VỤ XUÂN HÈ 2014 TẠI THÁI NGUYÊN KHOÁ. 2014 Thái Nguyên, năm 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ VĂN CƯỜNG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ GIỐNG CÀ CHUA NHẬP NỘI VỤ. “ Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và phát triển một số giống cà chua nhập nội vụ xuân hè 2014 tại Thái Nguyên . Để có được kết quả này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu