Nước ta là nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nên rất thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển trên cây trồng
Và Cà chua là đối tượng gây hại của nhiều loại sâu bệnh, đặc biệt trong điều kiện nóng ẩm của vụ Xuân Hè, thường bị nhiều loại sâu, bệnh xâm nhập và gây hại như: bệnh xoăn lá, sâu ăn lá, bệnh héo rũ…việc phòng trừ sâu bệnh cho cà chua là một vấn đề khó khăn.
Qua theo dõi tình hình phát triển của sâu bệnh hại trong suốt quá trình thí nghiệm cho thấy:
- Thời kỳ vườn ươm, do hạt cà chua được xử lý nước nóng ở nhiệt độ 54oC trước khi gieo, lại được gieo trong khay và được chăm sóc trong điều kiện nhà lưới nên hầu như không có sâu bệnh gây hại.
39
- Thời kỳ trồng ra ruộng sản xuất, do chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh bất thuận nên diễn biến sâu bệnh khá phức tạp. Kết quả theo dõi cho thấy thành phần sâu, bệnh hại được tổng hợp ở bảng 4.8.
Bảng 4.8: Tình hình sâu bệnh hại cà chua trong các công thức thí nghiệm trong vụ Xuân Hè 2014
Công thức
Sâu hại Bệnh hại
Sâu ăn lá Sâu đục quả Xoăn lá
TLB (%) Héo rũ TLB (%) TLH (%) Mật độ (con/cây) TLH (%) Mật độ (con/cây) 1(đ/c) 18,2 0,3 24,2 0,7 45,5 15,2 2 15,2 0,2 21,2 0,5 27,3 1,5 3 19,7 0,4 18,2 0,4 30,3 4,5 Kết quả bảng 4.8 cho thấy:
Về sâu hại: Trên đồng ruộng sản xuất thì có khá nhiều loại sâu hai cà chua như sâu ăn lá có sâu xanh, sâu khoang và sâu xám … do trước khi trồng đất được xử lý nên tỉ lệ hại của những loại xâu này ở mức thấp
Sâu xanh và sâu khoang là hai loại sâu hại chủ yếu ở cây cà chua, khi chúng ở khoảng 1-2 tuổi thì ăn lá, đến khi đạt 4-5 tuổi đồng thời cây có quả thì chúng đục vào quả và ăn rỗng quả, tổng quát như sau:
- Sâu ăn lá: Chúng gây hại trên các công thức thí nghiệm, tỷ lệ hại dao động trong khoảng từ 15%-20%, mật độ sâu hại dao động từ 0,2 – 0,4 con/cây. Công thức 1 (đối chứng) có tỷ lệ hại là 18,2%, tiếp đến là công thức 3 có tỷ lệ sâu hại lớn nhất là 19,7%, công thức 2 có tỷ lệ thấp nhất ở mức 15,2%. Kéo theo đó mật độ sâu hại tại các công thức cũng khác nhau cụ thể: công thức 2 có mật độ sâu hại (0,2 con/cây). Công thức 1 (đối chứng) có mật độ sâu hại cao hơn công thức 2 (0,3 con/cây). Còn lại công thức 3 có mật độ sâu ăn lá lớn nhất với (0,4 con/cây).
- Sâu đục quả: khi quả hình thành, do điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài nên sâu đục quả phát triển nhanh và gây hại trên tất cả các công thức thí nghiệm, trong đó công thức 1 (đối chứng) có tỷ lệ hại cao nhất là 24,2%, mật
40
độ sâu ở công thức đối chứng cũng cao nhất (0,7 con/cây). Sau đó là công thức 2 có tỷ lệ hại là 21,2% và mật độ sâu là 0,5 con/cây. Công thức 3 có tỷ lệ hại thấp nhất 18,2% và mật độ sâu là 0,4 con/cây.
Như vậy ở các công thức khác nhau có tỷ lệ sâu hại khác nhau, Hiện nay trong công tác BVTV đã đưa ra nhiều biện pháp phòng trừ sâu qua canh tác như Biện pháp trồng xen ớt với cà chua đã đem lại lợi nhuận cao cho bà con tại một số tỉnh miền Tây nam bộ như tỉnh Bến Tre (Việt Linh, 2011) [14].
Về bệnh hại: Trong vụ Xuân Hè thí nghiệm xuất hiện 2 bệnh hại chính đó là bệnh xoăn lá và đặc biệt là bệnh héo rũ gây hại nghiêm trọng. Các bệnh này phát sinh và gây hại nhiều vào tháng 4 và 5 khi điều kiện nhiệt độ và ẩm độ không khí thích hợp cho bệnh phát triển.
- Bệnh xoăn lá: Đây là bệnh gây hại nặng và cũng là nguyên nhân chủ yếu làm cho năng suất bị giảm sút nghiêm trọng. Do virus TYLCV (Tomato Yellow Leaf Curt Virus) gây ra, bệnh lan truyền nhờ bọ phấn trắng, sự lây nhiễm tương ứng với mật độ bọ phấn, bọ phấn càng nhiều thì tỷ lệ nhiễm bệnh càng lớn. Qua kết quả thu được ở bảng 4.7 cho thấy, tất cả các công thức trồng cà chua đều bị nhiễm bệnh xoăn lá với tỷ lệ từ 27,3% - 45,5 %. Trong đó, công thức bị nhiễm nhẹ nhất là công thức 2 với 27,3 %, công thức bị nhiễm cao nhất là công thức 1 ( đối chứng) với tỷ lệ 45,5%.
- Bệnh héo rũ: - Bệnh héo rũ: Đây là một loại bệnh gây hại cho cây, làm cho cây đột nhiên héo rũ xuống khi lá vấn còn xanh và dẫn đến chết. Bệnh này do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra thường không có thuốc phòng trừ hoặc trừ không mang lại hiệu quả. Các công thức bị bệnh dao động từ 1,5– 15,2%. công thức bị bệnh cao nhất là công thức 1 ( đối chứng) với 15.2%. các công thức còn lại bị nhiễm ở mức độ nhẹ hơn so với công thức 1 do đây là các công thức ghép cà chua trên gốc cà pháo vì thế bệnh không và ít phát sinh.
Với tình hình sâu bệnh hại như vậy, trong vụ Xuân Hè 2014, chúng tôi đã sử dụng một số biện pháp phòng trừ như sau:
41
- Thường xuyên quan sát phát hiện và diệt sớm ổ trứng chưa nở hay sâu tuổi nhỏ.
- Vệ sinh đồng ruộng: tỉa lá gốc, tỉa cành, nhánh, thu gom và tiêu hủy bộ phận bị bệnh, cỏ dại ký chủ sâu hại…hạn chế nguồn lây lan.
- Luôn đảm bảo ruộng đủẩm, không đọng nước.
- Bón phân đúng kỹ thuật, đúng thời kỳ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt, tăng sức đề kháng với sâu bệnh.
- Tỉa mầm, tạo tán, đảm bảo ánh sáng và không khí lưu thông tốt, hạn chế sâu bệnh phát sinh.
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi cần, theo nội dung từng công thức như sau:
•Công thức 1, 2 và 3: sử dụng thuốc BVTV hóa học
Bệnh héo rũ sử dụng: Ridomil Gold phối trộn với Score(cách dung: 50gRidomil Gold+10mlScore/16 lít) để phun phòng các rãnh còn lại
Bệnh xoăn lá sử dụng: Kacie 250 EC.
Sâu ăn lá và sâu đục quả sử dụng: Pesieu 500EC
• Ngoài ra còn sử dụng các thuốc BVTV sinh học Bệnh xoăn lá sử dụng: Vertimec 1.8 EC.
Sâu ăn lá và sâu đục quả sử dụng: Atabron 5 EC
(Chú ý: Khi phun cần xem liều lượng và thời gian cách ly trên bao bì). Qua phòng trừ cho thấy, ở tất cả các công thức thi nghiệm sau khi sử dụng thuốc BVTV thì tỷ lệ hại không tăng lên nữa, đặc biệt mật độ sâu bệnh đã giảm xuống.
Như vậy, từ kết quả theo dõi thí nghiệm sâu bệnh hại trong vụ Xuân Hè cho thấy việc xác định thời điểm phát sinh. Phun thuốc đúng lúc kịp thời đã góp phần làm giảm sâu bệnh hại cà chua.
Đồng thời việc tiến hành ghép cà chua đã có tác dụng hạn chế đáng kể được khả năng phát sinh phát triển của sâu, bệnh hại cà chua, điển hình là bệnh héo rũ héo xanh do vi khuẩn gây nên ở gốc cà chua. Điều đó không
42
những có ý nghĩa về bảo vệ năng suất cây trồng mà còn đảm bảo hạn chế ô nhiễm cho môi trường và nông sản phẩm, đồng thời càng nâng cao hiệu quả kinh tế do giảm chi phí bảo vệ thực vật.