Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 65 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
65
Dung lượng
506,29 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HỜ A TRÁNG Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC TẠI XÃ NÀ HỲ, HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khoá học : 2010 - 2014 Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Lợi Khoa Quản lý tài nguyên - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực tập đề tài, em luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của các cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nậm Pồ, các thầy cô giáo khoa Môi trường, các tập thể, các cá nhân và gia đình. Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới trưởng phòng và cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nậm Pồ, T.S Nguyễn Thị Lợi - giảng viên khoa Tài Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã quan tâm, ủng hộ và động viên em trong suốt quá trình nghiêm cứu giúp em hoàn thành tốt khóa luận này. Trong thời gian thực tập em đã cố gắng nhưng khó tránh khỏi những thiếu sót và khiếm khuyết, em rất mong các thầy cô giáo và các bạn sinh viên đóng góp ý kiến bổ sung để bài luận văn của em được đầy đủ hơn. Em xin chân thành cảm ơn./. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 05 năm 2014 Sinh viên Hờ A Tráng MỤC LỤC Trang Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích của đề tài 2 1.3. Yêu cầu của đề tài 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài 3 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.1.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.1.1. Một số khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường 4 2.1.1.2. Một số khái niệm về tài nguyên nước 5 2.1.1.3. Khái niệm nước thải và nước thải sinh hoạt 6 2.1.1.4. Nguồn gốc của ô nhiễm môi trường nước 7 2.1.1.5. Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước 7 2.1.2. Cơ sở pháp lý 12 2.2. Khái quát về tài nguyên nước 12 2.2.1. Tình hình sử dụng nước trên thế giới 12 2.2.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới 12 2.2.1.2. Hậu quả của việc khan hiếm nguồn nước 17 2.2.2. Tình hình sử dụng nước tại Việt Nam 17 2.2.2.1. Hiện trạng sử dụng nước ở Việt Nam 17 2.2.2.2. Hiện trạng khai thác nước 18 2.2.2.3. Hướng điều tra, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước 19 2 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 24 3.3. Nội dung nghiên cứu 24 3.3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 24 3.3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 24 3.3.3. Đề xuất một số biện pháp kiểm soát môi trường nước sinh hoạt tại xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 24 3.4. Phương pháp nghiên cứu 24 3.4.1. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu 24 3.4.2. Phương pháp kế thừa 25 3.4.3. Phương pháp lấy mẫu nước 25 3.4.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 27 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29 4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội 29 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 29 4.1.1.1. Vị trí địa lý 29 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo 29 4.1.1.3. Điều kiện thời tiết, khí hậu 29 4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên 30 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 33 4.1.2.1. Tình hình dân số và lao động của xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ 33 4.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế của xã Nà Hỳ 34 4.1.2.3. Văn hóa - xã hội 36 3 4.2. Đánh giá chất lượng nguồn nước tại xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 38 4.2.1. Hiện trạng nguồn nước sinh hoạt tại xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 38 4.2.2. Chất lượng nguồn nước theo số liệu quan trắc của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nậm Pồ 40 4.2.3. Đánh giá chất lượng nước theo kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm khoa Môi trường - Đại học Nông lâm Thái Nuyên 42 4.2.4. Nguồn gây ô nhiễm nguồn nước tại xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 44 4.2.4.1. Ô nhiễm do chất thải sinh hoạt 44 4.2.4.2. Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt 44 4.2.4.3. Ô nhiễm do sử dụng hố xí không hợp vệ sinh và quy mô chuồng trại chăn nuôi của các hộ gia đình không hợp lí 45 4.2.4.4. Ô nhiễm do các hoạt động nông nghiệp 45 4.2.4.5. Ý thức của người dân 46 4.3. Đánh giá chung và đề xuất một số biện pháp kiểm soát môi trường nước tại xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 47 4.3.1. Biện pháp luật pháp, chính sách, giáo dục và tuyên truyền 47 4.3.2. Biện pháp kinh tế 49 4.3.3. Biện pháp kỹ thuật 50 4.3.4. Biện pháp xử lý nước sinh hoạt 50 4.3.5. Nâng cao hiểu quả công tác quản lý môi trường 53 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54 5.1. Kết luận 54 5.2. Kiến nghị 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 56 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, CỤM TỪ VIẾT TẮT BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường BVTV : Bảo vệ thực vật COD : Nhu cầu oxy hóa học DO : Hàm lượng oxy hòa tan trong nước GTVT : Giao thông vận tải HC : Hữu cơ KLN : Kim loại nặng LHQ : Liên hợp quốc PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng QCVN : Quy chuẩn Việt Nam TB : Tế bào TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TNMT : Tài nguyên môi trường TNN : Tài nguyên nước UBND : Ủy ban nhân dân VSV : Vi sinh vật DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Kim loại nặng trong nước thải và ảnh hưởng của chúng tới cơ thể 10 Bảng 2.2. Phân bố nước theo thủy vực và chu kì đổi mới của nó 13 Bảng 2.3. Tài nguyên nước một số Quốc gia trên thế giới 14 Bảng 2.4. Tỷ lệ tiêu thụ nước ngọt (%) 16 Bảng 3.1. Vị trí, ký hiệu mẫu và mục tiêu quan trắc môi trường nước mặt 25 Bảng 3.3. Phương pháp lấy mẫu nước mặt tại hiện trường 27 Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Nậm Pồ 31 Bảng 4.2. Tổng số hộ, số khẩu, số người trong độ tuổi lao động 33 Bảng 4.3. Sản lượng một số cây trồng chính của xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ . 34 Bảng 4.4. Một số loại cây trồng công nghiệp ngắn ngày của xã Nà Hỳ 34 Bảng 4.5. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại xã Nà Hỳ, huyện Nậm pồ, tỉnh Điện Biên năm 2013 40 Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên năm 2013 41 Bảng 4.7. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong các mẫu nước mặt 42 Bảng 4.8. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong các mẫu nước ngầm dùng cho sinh hoạt của người dân 43 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân 39 Hình 4.2 Mô hình bể lọc nước thủ công 51 Hình 4.3 Bể lọc nước hộ gia đình 52 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nước là vật phẩm quý giá nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho hành tinh của chúng ta và chính nó đã khởi nguồn sự sống: Vạn vật không có nước không thể tồn tại, con người cũng không ngoại lệ. Trong cơ thể con người nước chiếm tới 70% trọng lượng. Hàng ngày mỗi người cần tối thiểu 60 - 80 lít nước và tối đa tới 150 - 200 lít nước hoặc hơn cho sinh hoạt; riêng cơ thể con người mỗi ngày cần tới 1,5 - 2 lít nước dùng cho ăn uống. Trong khu dân cư, nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt, nâng cao đời sống tinh thần cho cộng đồng dân cư. Nước thiết yếu như vậy, nhưng loài người đang đứng trước nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng. Trên thế giới hiện có 80 quốc gia và 40% dân số không đủ nước dùng, một phần ba các điểm dân cư phải dùng nguồn nước bị ô nhiễm để ăn uống, sinh hoạt. Trong sản xuất công nghiệp, nước đóng vai trò quan trọng tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm phục vụ cho nhu cầu con người. Đối với cây trồng, nước là nhu cầu thiết yếu đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất… Vậy nước là cội nguồn của sự tồn tại, mọi sự sống đều bắt nguồn từ nước. Tại Việt Nam trong những năm gần đây, công nghiệp hóa - hiện đại hóa không ngừng phát triển và những lợi ích mà công nghiệp hóa - hiện đại hóa mang lại được thể hiện rất rõ qua tình hình tăng trưởng kinh tế, giáo dục, xã hội. Tuy nhiên công nghiệp hóa - hiện đại hóa cũng làm ảnh hưởng đến môi trường sống của con người. Ô nhiễm môi trường chính là tác hại rõ nhất của công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Ở Điện Biên, quá trình đô thị hóa đang phát triển khá nhanh đã khiến lượng dân cư tập trung về trung tâm thành phố học tập, làm việc và sinh sống 2 ngày càng gia tăng. Hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại, giao thông phát triển mở rộng; các khu dân cư, chợ, bệnh viện kéo theo sự gia tăng chất thải gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước. Ở khu vực nông thôn, các loại hóa chất độc hại như: phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ… đang trở thành nguồn nguy hại lớn cho con người và sinh vật sống trong nước. Cùng với đó, việc phá rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ bừa bãi làm cho tài nguyên rừng bị cạn kiệt, ảnh hưởng đến vai trò giữ nước của rừng. Đây đã và đang là những nguyên nhân trực tiếp khiến cho nguồn nước có chiều hướng suy giảm như hiện nay, lỗi chính là do ý thức của con người. Có khai thác nhưng lại không biết bảo vệ, chúng ta đang đánh đổi tài nguyên nước lấy sự phát triển, khiến nguồn tài nguyên nước vô giá đang có nguy cơ trở nên khan hiếm. Xuất phát từ những vấn đề thực tế nêu trên, được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Môi trường cùng với sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn Thị Lợi, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước và nhận thức của người dân về bảo vệ tài nguyên nước tại xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên”. 1.2. Mục đích của đề tài - Thông qua nghiên cứu đề tài để nắm được hiện trạng chất lượng môi trường nước tại xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. - Xác định mức độ ô nhiễm và nguồn gây ô nhiễm nguồn nước thải. - Đánh giá được nhận thức của người dân về bảo vệ tài nguyên nước. - Đề xuất một số biện pháp xử lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm đối với môi trường nước. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Công tác điều tra, thu thập thông tin, phân tích chất lượng nước cấp cho sinh hoạt trên địa bàn xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. [...]... - xã hội của xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 3.3.2 Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - Đánh giá hiện trạng môi trường nước giếng tại xã Nà Hỳ - Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông ngòi tại xã Nà Hỳ - Đánh giá hiện trạng môi trường nước máy tại xã Nà Hỳ 3.3.3 Đề xuất một số biện pháp kiểm soát môi trường nước sinh hoạt tại xã Nà Hỳ, huyện. .. sâu vào phổi 24 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hiện trạng nước sinh hoạt tại xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - Phạm vi nghiên cứu: Môi trường nước sinh hoạt của người dân tại xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Nghiên cứu tại xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện. .. xây dựng chính sách bảo vệ Môi trường và Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội của địa phương - Cảnh báo các vấn đề cấp bách và nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm suy thoái Môi trường nước - Nâng cao chất lượng nước phục vụ cho người dân trên địa bàn - Đánh giá được nhận thức và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ tài nguyên nước 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa... Một số khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường * Khái niệm về môi trường Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật (khoản 1 điều 3, Luật bảo vệ môi trường, 2005) [4] Môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những... của địa phương 1.4 Ý nghĩa của đề tài 1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Áp dụng những kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế - Nâng cao hiểu biết thêm về kiến thức thực tế - Tích lũy kinh nghiện cho công việc sau khi ra trường - Bổ sung tư liệu cho học tập 1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn - Phản ánh thực trạng về môi trường nước tại xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - Tạo số liệu làm... trắc môi trường nước mặt Vị trí quan trắc Ký hiệu Mục tiêu quan trắc mẫu Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước suối Nậm Pồ từ đầu nguồn đến xã Nà Hỳ, trước Mẫu nước suối Nậm Pồ tại cầu Mẫu 1 Sín Chải 1 khi có sự hợp lưu của suối Sín Chải 1; các tác động hoạt động nông nghiệp, khai thác cát sỏi, Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước suối Mẫu nước suối Nậm Pồ tại cầu Mẫu 2 Nậm Pồ đoạn chạy qua xã Nà. .. chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền và hải đảo Nước ngầm là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất Nước máy là nước qua xử lý, tuy nhiên cũng có thể bị ô nhiễm bẩn trên đường nước dẫn nước, dụng cụ chứa nước không sạch hoặc do sự cố xử lý Nước sinh hoạt là nước được người dân sử dụng vào mục đích ăn uống, tắm giặt, vệ. .. Một số khái niệm về tài nguyên nước Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của đất nước, là điều kiện để khai thác, sử dụng tài nguyên khác và là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của các ngành kinh tế (Trần Yêm và Trịnh Thị Thanh, 1998) [13] 6 Nguồn nước là chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc... văn thuận lợi Về phía Nhà nước, trong các dự án quy hoạch xây dựng, phát triển kinh tế vùng, địa phương và toàn lãnh thổ, cần quan tâm bổ sung một số lĩnh vực về phát triển và bảo vệ tài nguyên nước sau: 20 1 Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng Là người Việt Nam, có lẽ không ai là không thuộc lòng câu “ rừng vàng biển bạc” thể hiện lợi ích kinh tế, giữ đất, giữ nước và điều tiết dòng chảy của rừng Trong... lao động và sự nghỉ ngơi của con người (UNESCO, 1981) * Khái niệm về ô nhiễm môi trường Theo Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam: “Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật . NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HỜ A TRÁNG Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC TẠI XÃ NÀ HỲ, HUYỆN NẬM PỒ,. kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 24 3.3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 24 3.3.3. Đề xuất. về bảo vệ tài nguyên nước tại xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên . 1.2. Mục đích của đề tài - Thông qua nghiên cứu đề tài để nắm được hiện trạng chất lượng môi trường nước tại xã Nà Hỳ,