Biện pháp xử lý nước sinh hoạt

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước và nhận thức của người dân về bảo vệ tài nguyên nước tại xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. (Trang 58)

* Nước giếng đào: Giếng đào là loại giếng được đào sâu khoảng 5 - 10 m để khai thác nguồn nước ngầm nông. Đây là nguồn nước phổ biến ở nông thôn Việt Nam. Nguồn nước này có nhiều khoáng chất nhưng rất dễ bị ô nhiễm bởi nguồn nước mặt, không thích hợp với các vùng đất thấp (có lũ lụt, tràn), nguồn nước này có thể bị ô nhiễm do nước thải, nhà vệ sinh và chuồng trại gia súc gần giếng, hoặc do người sử dụng vô ý không giữ gìn vệ sinh (chẳng hạn rửa bình phun thuốc để nước ngấm xuống giếng...); mùa khô có thể thiếu nước.

Cần chú ý khi xây dựng giếng đào:

- Cách xa nguồn nước bẩn, chuồng tiêu, chuồng trại chăn nuôi > 10 m. - Khẩu giếng xây gạch hoặc bê tông đục sẵn có đường kính 0,8 m đảm bảo kín xung quanh.

- Sân giếng xây gạch hay tráng xi măng và có rãnh thoát nước, cách thành giếng ít nhất 1 m, phải đảm bảo có độ dốc cần thiết để thoát nước. Có nắp đậy, có giá gầu múc nước treo cao trên mặt giếng.

* Nước giếng khoan: Là giếng được khoan xuống đất để lấy nguồn nước từ nước ngầm. Giếng khoan có thể khoan bằng tay hay bằng máy. Nguồn nước lấy từ giếng khoan có ưu điểm là ít vi khuẩn gây bệnh nhưng giếng khoan thường chứa nhiều chất hòa tan làm giảm chất lượng nước sinh hoạt và ăn uống. Vì vậy trước khi sử dụng phải lọc, lọc nước cho nước trong và sạch hơn. Có hai phương pháp chính:

- Phương pháp lắng trong: Lấy nước trực tiếp từ nguồn nước, để lắng cặn trong một thời gian nhất định rồi đem dùng, trong trường hợp này cần sử dụng ngay, có thể làm bằng cách khử phèn hoặc keo tụ. Đây là phương pháp đơn giản nhưng cũng chỉ xử lý sơ bộ về mặt cơ học, các cặn bùn..., còn các chất hòa tan, vi trùng hầu như không xử lý được.

- Phương pháp lọc: Cho nước đi qua các vật liệu cát sỏi, than...với hai loại lọc nhanh và lọc chậm.

+ Lọc nhanh: Dùng cho quy mô cấp nước tập trung lớp và cần có hỗ trợ của các công đoạn xử lý bằng hóa chất (phèn, khử trùng...), các thiết bị phục vụ việc rửa lọc sử dụng điện năng...

Hình 4.3 B lc nước h gia đình

Ưu điểm của nước giếng khoan:

- Ít bị ô nhiễm chất hữu cơ hơn nước giếng đào. - Công trình gọn, chiếm ít diện tích đất.

- Chi phí vận hành, bảo dưỡng thấp, dễ bảo dưỡng. - Về mùa khô cũng có đủ nước dùng.

- Phù hợp với các hộ gia đình ở rải rác. Nhược điểm:

- Chi phí vận hành, bảo dưỡng cao nếu chỉ cung cấp cho ít hộ gia đình. - Việc xây dựng, vận hành đòi hỏi phải có cán bộ chuyên môn kỹ thuật mới thực hiện được.

- Chất lượng nước tùy thuộc vào từng vùng khác nhau, nhưng thường có ion sắt, magie, canxi... Nếu các chỉ số trên vượt quá ngưỡng cho phép thì cần có bể lọc nước trước khi sử dụng.

* Nước máy: Nước máy là nước đã được xử lý ở nhà máy hay ở các trạm cấp nước, tuy nhiên nước máy có thể nhiễm bẩn trên đường dẫn nước, sự cố khi xử lý nước.

Nhìn chung, người dân ở xã Nà Hỳ đã được tiếp cận với nước sạch nhưng để đảm bảo vệ sinh khi sử dụng nước máy, các hộ gia đình cần: Chứa nước trong bể cho lắng cặn và bay hơi các chất khử trùng để có được nước trong sạch và không có mùi hôi.

Nhược điểm của việc sử dụng nước máy: - Chi phí quản lý, vận hành bảo dưỡng cao.

- Cán bộ quản lý, vận hành phải được đào tạo chuyên nghiệp. - Giá thành ban đầu lắp đặt cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước và nhận thức của người dân về bảo vệ tài nguyên nước tại xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. (Trang 58)