Chất lượng nguồn nước theo số liệu quan trắc của phòng Tài nguyên và

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước và nhận thức của người dân về bảo vệ tài nguyên nước tại xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. (Trang 48)

và Môi trường huyn Nm P

- Nước mặt: Nguồn nước từ ao hồ, sông suối vẫn được nhiều hộ gia đình trong xã sử dụng cho mục đích sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, nguồn nước này đã bị ô nhiễm bởi các hoạt động sản xuất, khai thác cát, nước thải, xác chết và rác thải,... Cần khuyến cáo hạn chế sử dụng nguồn nước này trong đời sống sinh hoạt của người dân. Sau đây là kết quả phân tích ba mẫu nước được lấy từ ba vị trí trên suối Nậm Pồ chảy qua địa bàn xã.

Bảng 4.5. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại xã Nà Hỳ, huyện Nậm pồ, tỉnh Điện Biên năm 2013

STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích QCVN

02:2009/BYT

NM1.1 NM1.2 NM1.3

1 Màu sắc TCU 9 7 8 15

2 Mùi vị - Không Không Không Không mùi vị

3 Độ cứng mg/l 230 212 207 350 4 Độc đục NTU 3 3 4 5 5 pH - 7,4 8,1 8,0 6,0 - 8,5 6 Cl dư mg/l 0,72 0,53 0,51 0,3 - 0,5 7 NH4+ mg/l 3,7 3,4 3,3 3,0 8 Fe mg/l 0,08 0,07 0,05 0,5 9 Cl- mg/l 171 257 263 300 10 Asen mg/l 0,002 0,007 0,004 0,01 11 E.coli VK/100ml >200 >120 >270 0 12 Colifom VK/100ml 110 102 167 50

Qua bảng 4.5 cho thấy, hàm lượng phân tích về màu sắc, mùi vị, độ đục, độ cứng, pH, clorua, Fe và Asen của các mẫu nước mặt đều trong khoảng quy chuẩn cho phép của Bộ Y Tế (QCVN 02:2009/BYT).

Hàm lượng Clo dư trong các mẫu nước dao động trong khoảng 0,51 - 0,72 mg/l đều vượt quá giới hạn cho phép theo quy chuẩn (0,3 - 0,5 mg/l), amoni (NH4+) của các mẫu nước dao động khoảng 3,3 - 3,7 mg/l vượt quá quy chuẩn cho phép (3,0 mg/l), hàm lượng E.coli và Colifom đều không đạt mức tiêu chuẩn cho phép theo quy chuẩn Việt Nam 02:2009/BYT.

Kết quả trên cho thấy nguồn nước bị ô nhiễm bởi hàm lượng Clo, amoni (NH4+), E.coli và Colifom là do nước đầu nguồn chứa xác thực vật, các vi sinh vật, các hoạt động sinh hoạt, chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng nước.

- Nước ngầm: Mẫu nước ngầm được lấy tại giếng nước một số hộ gia đình trong địa bàn xã Nà Hỳ nơi các hộ gia đình đang sử dụng cho ăn uống sinh hoạt hàng ngày. Khi tiến hành phân tích ba mẫu nước giếng sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn xã thì cho kết quả như sau:

Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại xã Nà Hỳ, huyện Nậm pồ, tỉnh Điện Biên năm 2013

STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích QCVN

02:2009/BYT

NN1.1 NN1.2 NN1.3

1 Màu sắc TCU 4 12 7 15

2 Mùi vị - Không Không Không Không mùi vị

3 Độ cứng mg/l 150 142 154 350 4 Độc đục NTU 4 3 7 5 5 pH - 6,5 6,7 7,1 6,0 - 8,5 6 Cl dư mg/l 0,4 0,35 0,42 0,3 - 0,5 7 NH4+ mg/l 2,7 2,5 2,9 3,0 8 Fe mg/l 0,67 0,52 0,8 0,5 9 Cl- mg/l 320 314 270 300 10 Asen mg/l 0,001 0,001 0,001 0,01 11 E.coli VK/100ml >120 >100 >86 0 12 Colifom VK/100ml 87 117 92 50

Qua bảng 4.6 cho thấy các chỉ tiêu màu sắc, mùi vị, độ cứng, pH, clo dư, NH4+ và Asen trong các mẫu nước giếng được lấy đại diện từ các hộ gia đình đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên hàm lượng Fe các mẫu nước dao động trong khoảng 0,52 - 0,8 mg/l vượt quá tiêu chuẩn cho phép; hàm lượng clorua trong khoảng 270 - 320 mg/l, như vậy hàm lương clorua ở mẫu nước NN1.3 đạt tiêu chuẩn cho phép, còn mẫu nước NN1.1 và NN1.2 là vượt quá tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 02:2009/BYT.

Hầu hết các mẫu nước có dấu hiệu ô nhiễm VSV thể hiện qua chỉ số Colifom trong các mẫu nước khá cao, giá trị đo được dao động từ 87 - 117 vi khuẩn/100ml vượt quá 2 lần so với QCVN 02:2009/BYT.

Kết quả trên cho thấy chất lượng nước giếng tại xã Nà Hỳ bị ô nhiễm mức độ thấp nhưng nếu sử dụng lâu dài cho sinh hoạt thì vẫn ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Cần khuyến cáo tới người sử dụng loại nguồn nước này nên sử dụng kết hợp với hệ thống thiết bị lọc công nghệ cao thì chất lượng nguồn nước sẽ an toàn hơn cho người sử dụng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước và nhận thức của người dân về bảo vệ tài nguyên nước tại xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)