Công tác quản lý có ý nghĩa quan trọng, để đáp ứng vấn đề này cần đề ra những mục tiêu, cần phải tuân thủ thực hiện nghiêm ngặt quy định của chương trình, các địa phương nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững, phát huy co hiệu quả tránh thất thoát trong xây dựng và nâng cao chất lượng công trình như:
- Phối hợp giữa và trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn và trung tâm ý tế dự phòng, để kiểm tra chất lượng nước thường xuyên.
- Có biện pháp xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức liên quan phá hoại công trình và làm ô nhiễm nguồn nước.
- Xã phối hợp với chủ đầu tư trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn để kiểm tra, gián sát các hạng mục công trình cấp nước mới nhằm đảm bảo công trình đúng kỹ thuật, đúng khối lượng. Có như vậy công trình mới đảm bảo chất lượng và bền vững.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
- Xã Nà Hỳ là xã biên giới, có đường biên giới dài 14 km tiếp giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Là xã có địa hình chia cắt phức tạp, được hình thành bởi các dãy núi cao, sườn dốc, phần lớn các đỉnh núi có độ dốc cao từ 950 - 1.600 m so với mặt nước biển. Nằm xen với các dãy núi là những thung lũng nhỏ và hẹp, khá bằng phẳng phân bố trải dọc theo các con suối, khe trên địa bàn.
- Là xã có nền kinh tế thuần nông có 711 hộ với 3.562 người, chủ yếu là người dân tộc thiệu số. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cuộc sống người dân của xã tương đối được đảm bảo. Hoạt động giao thông vận tải đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh và đi lại của nhân dân. Tuy nhiên các tuyến đường chưa được bê tông hóa nên khó khăn đi lại vào mùa mưa.
Trung tâm y tế dự phòng huyện Nậm Pồ được đặt tại trung tâm xã nên vấn đề chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đã đạt được những kết quả tốt. Đội ngũ cán bộ y tế được đào tạo chuyên môn sâu, áp dụng khoa học kỹ thuật có hiệu quả, tạo được tín nghiệm với người dân.
- Mô hình cấp nước sinh hoạt của người dân còn nhỏ lẻ, nhưng lại có lượng nước mặt tại các khe suối khá dồi dào đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân, tuy nhiên chất lượng nước sinh hoạt vẫn chưa thật sự được đảm bảo, vào mùa khô vẫn còn một số hộ thiếu nước dùng cho sinh hoạt.
- Chất lượng nước mặt đang có dấu hiệu bị ô nhiễm. Các chỉ tiêu COD, BOD5 đều vượt quá giới hạn A1 của QCVN 08:2008/BTNMT là giới hạn tốt nhất dùng cho nước sinh hoạt.
Chất lượng nước ngầm thì ô nhiễm nghiêm trọng hàm lượng COD và Clorua đều rất cao vượt quá QCVN 09:2008/BTNMT không nên sử dụng
nguồn nước này trực tiếp mà phải qua thiết bị lọc hoặc có biện pháp xử lý phù hợp với mục đích sử dụng nước.
- Nguyên nhân ô nhiễm là do chất thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt, do sử dụng hố xí không hợp vệ sinh và quy mô chuồng trại chăn nuôi của các hộ gia đình không hợp lí. Ô nhiễm do các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thương mại, dịch vụ và y tế,...
Điều đáng lưu ý ở đây là ý thức của người dân còn kém, chưa có ý thức bảo vệ môi trường sống nói chung và môi trường nước nói riêng.
5.2. Kiến nghị
- Hướng dẫn người dân trong xã nâng cấp hoặc xây dựng các giếng đúng và đảm bảo kỹ thuật, áp dụng các biện pháp lọc nước, xử lý nước giếng khoan.
- Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai việc huy động các nguồn lực xây dựng các công trình, dự án cung cấp nước sạch; công trình vệ sinh môi trường nông nghiệp nông thôn; bãi chôn lấp rác thải; xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước thải.
- Tăng cường công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên nước dưới đất, đặc biệt chú trọng việc đánh giá nước dưới đất qua việc nghiêm cứu, giải quyết vấn đề cung cấp, kiểm soát và ô nhiễm nước dưới đất.
- Nâng cao nhận thức cho người dân trong xã các kiến thức về bảo vệ môi trường sống nói chung và môi trường nước nói riêng, thay đổi thói quen và cách sống chưa hợp vệ sinh của mình. Biện pháp hữu hiệu nhất là áp dụng truyền thông môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Ngọc Anh (2006), Đề tài đánh gia hiện trạng và chất lượng nước sinh hoạt tại khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính - Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Nguyễn Sỹ Dũng (2007), Nước sạch và vệ sinh môi trường vấn đề của toàn xã hội.
3. Nguyễn Thị Phương Loan (2005), Giáo trình tài nguyên nước, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ tám thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.
5. Nguyễn Ngọc Nông, Nguyễn Khắc Thái Sơn, Đàm Xuân Vận (2007), Bài
giảng Phương pháp tiếp cận khoa học, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
6. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nậm Pồ, Quy hoạch phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước huyện Nậm Pồđến năm 2020.
7. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nậm Pồ, Quy hoạch hiện trạng sử
dụng đất huyện Nậm Pồ năm 2013.
8. Dư Ngọc Thành (2009), Bài giảng môn Quản lý tài nguyên nước, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
9. Nhữ Lưu Thắng (2011), Đề tài đánh gia hiện trạng môi trường nước tại xã Quyết Thắng - thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
10. Nguyễn Viết Tôn (2007), Hiệu quả thiết thực từ chương trình nước sạch,
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
12. Uỷ ban nhân dân xã Nà Hỳ, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2013.
13. Trần Yêm và Trịnh Thị Thanh (1998), Giáo trình ô nhiễm môi trường,
Hà Nội. 14. Một số trang web:
- w.w.w.http://giaiphapmoitruong.com - w.w.w.http://google.com.vn