Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước và nhận thức của người dân về bảo vệ tài nguyên nước tại xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. (Trang 35)

Căn cứ vào mục tiêu chất lượng, số liệu và điều kiện phòng thí nghiệm, mẫu được phân tích tại phòng thí nghiệm khoa Môi trường - Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên.

* Xác định pH, TDS và DO bằng máy đa năng chỉ tiêu. * Quy trình phân tích COD:

- Bước 1: Chuẩn bị 2 bình B1, B2; trong đó B1 mẫu trắng, B2 mẫu thực - Bước 2: Hút 100 ml mẫu vào 2 bình B1, B2

- Bước 3: Hút 2 ml H2SO4, 10ml KMnO4 vào 2 bình B1, B2

- Bước 4: Lắc đều dung dịch, cuốn giấy bạc vào miệng bình rồi cho lên bếp đun sôi 10 phút

- Bước 5: 10 ml axit oxalic lắc mất màu dung dịch

- Bước 6: Chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4: Mất màu sang hồng nhạt - Bước 7: COD = 8 * (a - b) * hệ số pha loãng

Trong đó: a: số ml KMnO4 chuẩn độ với mẫu thực b: số ml KMnO4 chuẩn độ với mẫu trắng

* Xác định Cl- của nước bằng phương pháp chuẩn độ Morh

- Nguyên lý: Xác định Cl- trong dung dịch dựa trên nguyên lý kết tủa phân đoạn trong môi trường trung tính với chất chỉ thị K2CrO4.

NaCl + AgNO3 = AgCl (trắng) + NaNO3 K2CrO4 + 2AgNO3 = Ag2CrO4 (đỏ nâu) + KNO3

Một lượng nhỏ AgNO3 sẽ kết hợp với K2CrO4 thành kết tủa màu đỏ nâu cho phép xác định điểm tương đương khi chuẩn độ Cl- bằng AgNO3.

- Trình tự phân tích: Lấy 100 ml nước đã lọc với vài giọt dung dịch axit loãng, thêm vào 1 ml dung dịch K2MnO4 10% rồi tiến hành chuẩn độ bằng AgNO3 0,02 N cho đến khi dung dịch chuyển sang màu da cam.

- Tính kết quả: Hàm lượng Cl- được tính bằng công thức sau: Cl- = (A * N * 35,45 * 1000)/V (mg/l) A: Thể tích dung dịch chuẩn AgNO3 (ml)

N: Nồng độ đương lượng của AgNO3 V: Thể tích dung dịch mẫu

* Xác định Ca của nước:

- Trình tự phân tích: Cho 100 ml dung dịch mẫu nước vào bình tam giác có thể tích 250 ml và thêm vào 2 ml NaOH 2 M và ít chỉ thị murexit. Chuẩn độ từ từ dung dich EDTA 0,025 M cho đến khi dụng dịch chuyển màu hồng sang màu tím. - Công thức tính: X = (A * 1000 * 0,025 * 40)/V (mg/l) Trong đó: X: Hàm lượng Ca (mg/l) A: Thể tích dung dịch EDTA 0,025 M V: Thể tích mẫu nước chuẩn độ (ml).

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Nậm Pồ nằm về phía Tây của tỉnh Điện Biên, trung tâm huyện Nậm Pồ cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 134 km theo đường giao thông, huyện có 8/15 xã là xã biên giới, phía Đông giáp huyện Mường Chà, phía Tây giáp huyện Mường Nhé và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phía Nam giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phía Bắc giáp huyện Mường Tè - tỉnh Lai Châu. Huyện Nậm Pồ có diện tích tự nhiên gần 150.000 km2, chủ yếu diện tích là đất đồi núi; dân số gần 44.000 nhân khẩu thuộc 10 dân tộc với trên 95% cư dân là đồng bào dân tộc thiểu số.

Xã Nà Hỳ là xã biên giới, có đường biên giới dài 14 km tiếp giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Là xã có địa hình chia cắt phức tạp, được hình thành bởi các dãy núi cao, sườn dốc, phần lớn các đỉnh núi có độ cao từ 950 - 1.600 m so với mặt nước biển. Nằm xen với các dãy núi là những thung lũng hẹp, khá bằng phẳng phân bố trải dọc theo các suối, khe trên địa bàn. Tuy nhiên chỉ có một thung lũng có diện tích bằng phẳng trên 100 ha (cánh đồng Nà Hỳ), còn lại các thung lũng nhỏ, hẹp.

4.1.1.3. Điều kiện thời tiết, khí hậu

Nằm ở vùng Tây Bắc nên khí hậu của xã Nà Hỳ chịu ảnh hưởng rõ rệt của

chế độ gió mùa Tây Bắc, mang sắc thái riêng của khí hậu nhiệt đới núi cao, một năm có hai mùa rõ rệt: Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10; mùa đông lạnh và khô hanh, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 21 - 230C, biên độ nhiệt ngày và đêm các tháng thay đổi rất lớn. Tháng nóng nhất là tháng 5, nhiệt độ có thể lên tới 37 - 380C, tháng lạnh nhất là tháng giêng nhiệt độ có thể xuống tới 3 - 40

- Lượng mưa trung bình từ 1.750 - 2.000mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa, chiếm tới 80% tổng lượng mưa cả năm. Mưa nhiều nhất vào tháng 7 đến tháng 9; ít mưa nhất là các tháng 12 và tháng 1.

- Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm 86 - 90%. Đầu mùa đông độ ẩm rất thấp, cuối mùa đông độ ẩm xấp xỉ các tháng mùa hạ, thậm chí còn lớn hơn. Thấp nhất vào tháng 12 (33%), cao nhất vào tháng 8 (88%).

- Lượng bốc hơi trung bình năm 910 mm. Đầu mùa đông lượng bốc hơi nhiều hơn các tháng mùa hạ, còn cuối mùa đông thường ít hơn.

- Chế độ gió: Trên địa bàn xã chủ yếu có 3 loại gió chính:

+ Gió Bắc: Là gió thịnh hành về mùa khô, xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Đặc điểm gió này thường kéo theo không khí lạnh và khô hanh.

+ Gió Nam: Là gió chính về mùa hè, xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10, mang theo nhiều hơi ẩm, cường độ gió mạnh, bão lốc cũng hay xảy ra vào các tháng này.

+ Gió Lào: Thường xuất hiện từ tháng 4 - 5, loại gió này có đặc điểm rất nóng, khô đó là nguyên nhân làm cho khí hậu xã Nà Hỳ thay đổi thất thường, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp.

- Sương muối: Thường xuất hiện trong các tháng 12 năm trước và tháng 1 năm sau gây ra nhiều tác hại đến cây trồng nông lâm nghiệp.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất: - Tài nguyên đất:

+ Nhóm đất phù sa ven sông suối: nằm trong khu vực thấp, địa hình phẳng sát bờ suối, diện tích nhỏ, không liên tục.

+ Nhóm đất đỏ vàng - nâu vàng loại đất này nằm ở độ cao từ 550 - 850 m so với mặt nước biển và có độ dốc khoảng 8 - 150, phân bố chủ yếu ở ven chân đồi núi. Hiện nay, phần lớn diện tích loại đất này đã và đang bị xói mòn, rửa trôi cho nên tầng canh tác khá mỏng, phải áp dụng phương pháp canh tác trên đất dốc bền vững. Phần diện tích còn lại tập trung ở các khu vực ven chân đồi hoặc các khu đồi bát úp, số đất này có độ phì cao, có tầng đất dày, tơi xốp, dễ thấm nước và thoát nước nhanh, có cấu trúc bền vững, loại đất này rất thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày, tập trung và phân bố đồng đều trong toàn huyện.

+ Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: được phân bố khá đều ở các xã trong huyện thích hợp với các cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Nậm Pồ

Chỉ tiêu Đơn vị: ha

Tổng diện tích tự nhiên 149.812,96

Đất nông nghiệp, lâm nghiệp 112.432

Đất sn xut nông nghip 15.156 Trong đó: - Đất trồng cây hàng năm 6.392 - Đất trồng lúa nước 8.013,60 - Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 661.33 - Đất trồng cây lâu năm 89,42 Đất lâm nghip 97.176 Trong đó: - Đất rừng sản xuất 33.612 - Đất rừng phòng hộ 48.856 - Đất rừng đặc dụng 14.708 Đất nuôi trng thy sn 59,55

Đất phi nông nghiệp 2.263

Trong đó: - Đất ở 478,36

- Đất chuyên dùng 797.20

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 36,81

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 945,25

- Đất phi nông nghiệp khác 5,60

Đất chưa sử dụng 35.116

+ Đất có khả năng đưa vào sử dụng

- Đất bằng chưa sử dụng 99,39

- Đất đồi núi chưa sử dụng 35.017,43

- Tài nguyên rừng: Tính đến năm 2013, đất lâm nghiệp huyện Nậm Pồ là

97.176 ha, trong đó đất có rừng phòng hộ là 48.856 ha, đất rừng sản xuất 33.612 ha, đất rừng đặc dụng là 14.708 ha.

Diện có khả năng phát triển rừng khá lớn, do vậy trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến rộng cho nhân dân các xã, bản trong huyện công tác bảo vệ nghiêm cấm các hành vi khai thác và phá rừng, khuyến khích việc khoanh nuôi, bảo vệ độ che phủ của rừng nhằm thực hiện tốt chức năng phòng hộ và phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Tiếp thục thực hiện kế hoạch 35/UBND huyện Nậm Pồ về việc rà soát, hoàn chỉnh thủ tục để giao đất, giao rừng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2013 - 2015 các xã trên địa bàn huyện.

- Tài nguyên nước:

Là đầu nguồn của sông Đà, hệ thống suối của Nậm Pồ đều bắt nguồn từ các đỉnh núi cao, có độ dốc lớn thuộc lưu vực suối Nậm Pồ về mùa mưa thường gây lũ đột ngột thường xuyên bị lũ lụt, xói lở đất vào mùa mưa ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân.

Hệ thống các suối ít và khá đơn giản; không có sông lớn, hệ thống khe suối được phân bố đều ở khắp các khu vực, lưu lượng dòng chảy của các con suối bình quân không lớn, lượng nước tập trung chủ yếu vào mùa mưa, về mùa khô nhiều con suối bị cạn kiệt nguồn nước gây khó khăn về nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Nhìn chung nguồn nước của các con suối này có thể đảm bảo cung cấp đủ nước phục vụ cho đời sống sinh hoạt của người dân và đáp ứng được nhu cầu về nước cho phần lớn diện tích lúa nước ở trong xã vào mùa mưa. Tuy vậy tại một số bản trong xã vẫn thiếu nước vào vụ đông xuân.

4.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi ca xã Nà H, huyn Nm P, tnh Đin Biên

4.1.2.1. Tình hình dân số và lao động của xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ

Xã Nà Hỳ gồm 10 bản, có 711 hộ với 3.562 khẩu, thành phần dân tộc 9 dân tộc trong đó: Thái: 24,06%; Mông: 33,5%; Dao: 27,9%; Mường: 2,14%; Kinh: 11,3%; Tày: 0,14%; Nùng: 0,28%; Kháng: 0,28%; Khơ mú: 0,28%.

Bảng 4.2. Tổng số hộ, số khẩu, số người trong độ tuổi lao động

STT Tên bản Số Hộ Số Khẩu Nam Nữ Số người trong độ tuổi LĐ Ghi Chú TS Nam Nữ

1 Huổi Sang 68 392 210 182 130 60 70 Mông 2 Sín Chải 1 97 508 253 255 302 152 150 Dao

3 Xam Lang 82 427 211 216 120 60 60 Mông

4 Nà Hỳ 1 77 402 166 236 211 108 103 Thái 5 Huổi Cơ Dạo 64 407 203 204 179 93 86 Dao 6 Nà Hỳ 2 93 377 182 195 239 125 114 Thái 7 Lai Khoang 41 216 111 105 180 150 130 Mông 8 Sín Chải 2 41 234 116 118 127 77 50 Dao

9 Huổi Hoi 47 272 137 135 120 60 60 Mông

10 Nà Hỳ 3 101 327 159 168 305 153 152 Dao, Thái, Mông,...

Tổng: 711 3562 1748 1814 1913 1038 975

4.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế của xã Nà Hỳ

a). Sản xuất nông nghiệp

* Trồng trọt: Đến nay, kinh tế xã Nà Hỳ đã có bước phát triển đáng kể, diện tích sản xuất nông nghiệp luôn đạt cả 3 mặt: năng suất, sản lượng và diện tích; các giống cây trồng có giá trị đã được đưa vào gieo trồng; an ninh lương thực luôn được đảm bảo; bình quân lương thực đầu người đạt trên 350kg/người/năm.

- Về sản xuất lương thực: Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2013 đạt 1162 tấn, trong đó sản lượng thóc đạt 1012 tấn.

Bảng 4.3. Sản lượng một số cây trồng chính của xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ TT Loại cây trồng Diện tích (ha) Năng suất

(tạ/ha) Sản lượng (tấn) 1 Lúa mùa 133 44,4 590 2 Lúa nương 264 16 422 3 Cây ngô 100 15 150 (Nguồn: UBND xã Nà Hỳ, 2013) [12]

- Cây công nghiệp dài ngày: Chăm sóc diện tích cây keo là 89,3 ha. - Cây công nghiệp ngắn ngày:

Bảng 4.4. Một số loại cây trồng công nghiệp ngắn ngày của xã Nà Hỳ TT Loại cây trồng Diện tích (ha) Năng suất

(tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

1 Cây lạc 28 10 28

2 Cây đậu tương 42 9 28

3 Cây sắn 40 68 2856

* Chăn nuôi: Nhìn chung, chăn nuôi gia cầm, gia súc của xã trong những năm gần đây có những bước phát triển đáng kể và ổn định. Chăn nuôi lợn, gia cầm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong xã; chăn nuôi trâu bò vừa cung cấp sức kéo, vừa cung cấp thịt trong xã và thị trường đang được mở rộng các xã khác trong huyện.

Trong năm 2013, tổng số đàn gia súc, gia cầm toàn xã có: + Đàn trâu: 913 con

+ Đàn bò: 161 con + Đàn lợn: 1.502 con + Đàn dê: 130 con + Đàn ngựa: 19 con

+ Gia cầm các loại: 2.049 con

Có được kết quả như vậy là nhờ vào sự quan tâm của Đảng, các cấp chính quyền địa phương đã đưa khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi và đẩy lùi các dịch bệnh, chủ động phòng chống, khoanh vòng dập dịch không để lây lan trên diện rộng nên tốc độ phát triển gia súc, gia cầm đạt khá (UBND xã Nà Hỳ) [12].

* Thủy sản: Diện tích ao hồ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã là 11 ha, chủ yếu phục vụ nhân dân địa phương.

b). Công tác khai hoang

Tiếp tục vận động nhân dân tận dụng chân sườn đồi, bãi ven suối để khai hoang ruộng nước. Tổng diện tích khai hoang năm 2013 là 10,5 ha.

c). Hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vẫn chưa được phát triển mạnh, một số ngành truyền thống có tốc độ tăng trưởng như: dệt chiếu, may mặc, cơ khí, gò hàn, sửa chứa xe máy, xay xát, sản xuất gạch nung và khai thác cát..., giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ của xã.

- Thương mại và du lịch cũng đang từng bước phát triển tốt, nhân dân tập trung và chủ động mở nhiều cửa hàng vừa và nhỏ, tổng mức luân chuyển

hàng hóa trên địa bàn và tổng mức bản lẻ hàng năm điều tăng, hàng hóa phong phú, đa chủng loại, giá cả ổn định góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân. Các dịch vụ vật tư nông nghiệp, dịch vụ bao tiêu sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ ăn uống..., đã góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm.

- Giao thông vận tải: Hoạt động vận tải đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh và đi lại của nhân dân. Vận động nhân dân phát quang các tuyến đường dân sinh từ bản đến xã, bê tông hóa trong khu dân cư thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

Xã có 3 tuyến đường từ trung tâm đi các huyện, thị, thành phố trong tỉnh: một tuyến từ trung tâm xã ra Km45, quốc lộ 4H đi huyện Mường Chà; một tuyến từ trung tâm xã ra huyện Nậm Pồ, Km70 - quốc lộ 4H đi huyện Mường Nhé, thông ra lối mở A Pa Chải - Long Phú và một tuyến từ trung tâm ra xã Nà Bủng, thông ra nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

- Bưu chính viễn thông: Thông tin liên lạc đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của xã và đời sống của nhân dân. Công tác phát hành báo, bưu phẩm được đảm bảo, mật độ điện thoại đạt gần 100% số hộ dùng điện thoại bàn và di động. Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành có nhiều cải thiện, toàn bộ cơ quan, tổ chức đóng trên địa bàn đã được kết nối internet.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước và nhận thức của người dân về bảo vệ tài nguyên nước tại xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)