Hướng điều tra, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước và nhận thức của người dân về bảo vệ tài nguyên nước tại xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. (Trang 27)

Tài nguyên nước dưới đất trên phạm vi toàn quốc mới được đánh giá chủ yếu ở dạng tiềm năng và triển vọng, trữ lượng cấp công nghiệp đã được thăm dò chiếm tỷ lệ không đáng kể, còn nhiều vùng trắng.

Điều đó làm cho việc quy hoạch khai thác và sử dụng TNN gặp nhiều khó khăn và bất cập.

Bởi vậy, để đáp ứng nhu cầu về cấp nước của nền kinh tế dân sinh, phát triển bền vững nguồn nước và bảo vệ môi trường, trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên nước dưới đất, đặc biệt là việc tìm kiếm - thăm dò nhằm tạo sơ sở khai thác sử dụng hợp lý, tránh nguy cơ ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt và những tác động tiêu cực đến môi trường, tăng khả năng bổ cập, tái tạo nước dưới đất.

Muốn vậy, ngành địa chất, trực tiếp là các đơn vị chuyên ngành địa chất thủy văn thuộc Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cần được Nhà nước đầu tư để tổng hợp lại toàn bộ các tài liệu đã có, chỉnh lý để thành lập các bản đồ địa chất thủy văn và đánh giá tài nguyên dưới đất cho từng đói tượng chứa nước, trước mắt tập trung vào các tầng trầm tích bở rời, đá bazan, đá carbonat... và đem khớp với quy hoạch về cấp nước các đô thị, khu kinh tế trọng điểm, các tụ điểm dân cư, các địa phương... từ đó đề xuất công tác đều tra, tìm kiếm thăm dò và khai thác nước dưới đất đáp ứng nhu cầu thực tiễn với những giải pháp tối ưu, trong đó đặc biệt chú ý tới bổ sung nhân tạo nước dưới đất và công nghệ khai thác giếng lớn, hành lang lấy nước tại các vùng có điều kiện địa chất thủy văn thuận lợi.

Về phía Nhà nước, trong các dự án quy hoạch xây dựng, phát triển kinh tế vùng, địa phương và toàn lãnh thổ, cần quan tâm bổ sung một số lĩnh vực về phát triển và bảo vệ tài nguyên nước sau:

1. Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng

Là người Việt Nam, có lẽ không ai là không thuộc lòng câu “ rừng vàng biển bạc” thể hiện lợi ích kinh tế, giữ đất, giữ nước và điều tiết dòng chảy của rừng. Trong gần 60 năm qua, do nhiều nguyên nhân mà rừng nước ta bị tàn phá dữ dội, độ che phủ từ 43,7% (năm 1943) chỉ còn 28% (hiện nay) dù toàn dân đã bỏ không ít công sức vào việc trồng và tái tạo rừng. Ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc độ che phủ của rừng suy giảm dữ dội: Năm 1943, độ che phủ rừng trên địa bàn Lào Cai là 70%, nay còn 19,8%, ở tỉnh Sơn La độ che phủ rừng chỉ còn 12%. Ở miền Trung, miền Nam tình trạng cũng tương tự: chỉ trong vòng 8 năm (1990 - 1997) mà gần 15.000 ha rừng phòng hộ đầu nguồn Trị An, 8.500 ha rừng bảo tồn Biển Bạc bị phá trụi...

Do mất rừng mà 13 triệu ha đất đã bị suy thoái thành đất hoang hóa. Cũng do mất rừng nên khả năng giữ nước, điều tiết dòng chảy bị suy giảm mạnh, gây nhiều tai họa đối với cuộc sống của cộng đồng.

Ở các khu rừng rậm có thảm mục và lớp mùn khá dày, khả năng lưu trữ nước mưa rất lớn. Tại đây lượng nước mưa rơi xuống chảy ra khỏi rừng chỉ có từ 3% (ứng với độ dốc 100) đến 34% (nơi độ dốc lớn tới 400 hoặc hơn). Trong trường hợp này rừng trở thành “hồ chứa tự nhiên” có tác dụng trữ nước vào mùa mưa và là nguồn cung cấp nước cho sông, suối vào mùa khô.

Nếu tính với lượng mưa 2000 mm/năm, diện tích rừng 14,3 triệu ha (1943) và độ dốc trung bình 250, ta thấy hồ chứa nước tự nhiên nói trên đạt dung tích 241,67 tỷ m3/năm. Đây là nguồn nước hoàn toàn có thể khai thác sử dụng để cung cấp nước.

2. Quy hoạch tổng thể các hồ chứa nước

Cả nước hiện có hàng ngàn hồ chứa nước lớn, vừa và nhỏ. Tổng dung tích 10 hồ lớn là 13 tỷ m3 nước và 445 hồ chứa vừa (dung tích mỗi hồ 5 - 10 triệu m3) là 5 tỷ m3. Nhiều hồ, đầm ao nhỏ chưa có điều kiên thống kê và xác định chi tiết, khối lượng nước mỗi hồ tuy nhỏ nhưng tổng lượng nước không

nhỏ, là nơi tiêu thoát nước vào mùa mưa và là nguồn nước sinh hoạt cho không ít dân cư ngoại thị, nông thôn. Lợi ít nhiều mặt, đặc biệt về kinh tế của hồ là điều dễ thấy, nhưng sở dĩ cần thận trọng khi quy hoạch xây dựng thêm (hoặc san lấp bớt) các hồ bởi bên cạnh các lợi ích, các hồ chứa lớn và vừa luôn tiềm ẩm các tai họa: gây lũ thảm khốc khi vỡ đập, nguy cơ ô nhiễm không khí do bất kỳ một hồ chứa nào cũng làm ngập một diện tích rộng lớn, lượng khí CO2, CH4 thoát ra rất nhiều. Tài liệu nghiêm cứu hồ chứa trên thế giới cho thấy hàng năm trên diện tích 1 m2 mặt nước hồ sẽ thải ra 30 gam khí CH4 và 450 - 1.800 gam khí CO2. Hồ chứa nước Panpina vùng Amazon làm ngập chìm 310.000 ha đã thải ra hàng năm 10 triệu tấn CO2 và 150.000 tấn CH4 (năm 1988), hiện nay vẫn thải ra chừng 2,5 triệu tấn mỗi năm.

3. Xử lý chất thải

Chất thải bao gồm khí thải, nước thải và chất thải rắn. Tổng lượng nước thải sinh hoạt trên phạm vi toàn quốc chừng 3,8 triệu.

Lượng nước thải do sản công nghiệp khá lớn, nhưng chưa thống kê được đầy đủ, riêng Hà Nội mỗi ngày thải ra khoảng 180.000 m3 chảy thẳng vào các sông hồ, trong đó sông Tô Lịch tiếp nhận khoảng 25.000 m3

/ngày.

Lượng thải rắn, mỗi ngày có khoảng 50.000 tấn, trong đó ngành công nghiệp chiếm 26.877 tấn, sinh hoạt chiếm 21.828 tấn và y tế chiếm 240 tấn. Tỉ lệ thu gom rác ở đô thị mới đạt 50 - 60% và được xử lý chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp. Lượng thải rắn y tế có chừng 12 - 25% thuộc loại nguy hiểm, độc hại, độ lây truyền bệnh cao.

Rác thải sinh hoạt được tập trung tại 149 bãi rác ở 61 tỉnh thành phố có nồng độ sắt, ammoniac, phenol, tăng theo thời gian làm cho diện tích đất, nước dưới đất bị ô nhiễm lan rộng. Tài liệu nghiêm cứu cho thấy, các bãi rác Mễ Trì, Sóc Sơn (Hà Nội), Đông Thạch (TP.HCM) có nguy cơ gây ô nhiễm nặng nguồn nước.

Rác thải công nghiệp thường làm cho hàm lượng Mn, Cr, NH4+

...trong nước dưới đất tăng lên. Kết quả phân tích nồng độ các nguyên tố trong nước dưới đất (tính bằng mg/l) trong trạng thái tự nhiên và trong trạng thái có bải thải hoạt động tại bãi rác ở bang California (Hoa Kỳ) cho bức tranh sau: sắt = 0,1 và 300 - 1.500; Mn = 0,025 và 20 - 300; Cr = 0,01 và 0,1 - 2,0; NH4+ = 0,1 - 0,2 và 50 - 100.

Trong sản xuất nông nghiệp, người ta dùng nhiều phân bón, thuốc BVTV, trừ sâu, diệt cỏ. Hiện có 90% đất canh tác ở Việt Nam dùng thuốc BVTV và khối lượng dùng ngày càng tăng (những năm 90 đã gấp 3 lần nhữ năm 80). Nhiều loại thuốc chứa clo hữu cơ, thủy ngân, arsen và các KLN khác. Nhóm lân hữu cơ có độc tính rất cao.

Lượng phân bón dùng trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi gia súc chủ yếu làm tăng nồng độ nitrat, NH4+ trong nước dưới đất.

Tài liệu kiểm tra tại các vùng nông nghiệp của Hoa Kỳ, hàm lượng nitrat trong nước dưới đất đã đạt đến mức tai họa như bang Ilinois là 6.000 mg/l, còn Bắc Carolina tới 10.000 mg/l. Các vùng chăn nuôi gia súc ở Hà Lan có nồng độ NH4+ trong nước dưới đất cao tới 70 mg/l.

Theo phong tục tập quán người Việt thường chôn người chết tại các nghĩa trang. Thí dụ nghĩa trang Văn Điển hoạt động từ năm 1958 đến nay mỗi năm chôn cất tới 2.700 người chết, gây ra sự ô nhiễm và bệnh tật cho cư dân quanh vùng như đã nói trên. Đó là nguồn gây ô nhiễm nặng đối với nước dưới đất, đặc biệt nước các tầng nông.

Lượng khí thải gồm các loại khí kèm theo các giọt lỏng nhỏ hoặc các hạt chất rắn mịn bắt nguồn từ GTVT, động cơ nhiệt điện, sự đốt cháy nhiên liệu dùng trong công nghiệp và sinh hoạt, đốt chất thải, các quá trình sản xuất công nghiệp và các hoạt động khác,... Trong khí thải có các hợp chất lưu huỳnh, CO, hydrocarbon và các hạt bụi.

Ở Việt Nam, chỉ tính riêng 17 khu công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với 298 nhà máy đã thải vào khí quyển mỗi ngày 15 tấn bụi, 150 tấn SO2 và 4,6 tấn CO. Mỗi năm các đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng thải 12.793 tấn bụi, 628 tấn SO2, 153 tấn CO, các nhà máy luyện thép thải 17,87 tấn bụi, 466 tấn SO2, 18.907 tấn CO vào khí quyển.

Các khí thải ngoài khía cạnh là một trong những nguồn gây ô nhiễm dưới đất, còn rất hại cho cơ thể như gây cản trở đường hô hấp (SO2), ngăn trở và giảm khả năng vận chuyển oxi của máu (CO, NO2), riêng NO2 ở trong phổi được chuyển hóa thành các nitrosamin có khả năng gây ung thư. Các hạt bụi cũng nguy hiểm không kém: các hạt kích thước hơn 5 mm bị giữ lại trong mũi và khí quản, các hạt 1 mm lắng đọng ở vách cuống phổi, hạt từ 0,1 - 1 mm có thể xâm nhập sâu vào phổi.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hiện trạng nước sinh hoạt tại xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

- Phạm vi nghiên cứu: Môi trường nước sinh hoạt của người dân tại xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Nghiên cứu tại xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. - Thời gian tiến hành: Từ ngày 15/01/2014 đến ngày 30/04/2014.

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Điu kin t nhiên - kinh tế - xã hi ca xã Nà H, huyn Nm P, tnh Đin Biên tnh Đin Biên

3.3.2. Đánh giá hin trng môi trường nước sinh hot ti xã Nà H, huyn Nm P, tnh Đin Biên Nm P, tnh Đin Biên

- Đánh giá hiện trạng môi trường nước giếng tại xã Nà Hỳ. - Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông ngòi tại xã Nà Hỳ. - Đánh giá hiện trạng môi trường nước máy tại xã Nà Hỳ.

3.3.3. Đề xut mt s bin pháp kim soát môi trường nước sinh hot ti xã Nà H, huyn Nm P, tnh Đin Biên Nà H, huyn Nm P, tnh Đin Biên

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thng kê, x lý s liu

Cơ sở của phương pháp này là thu thập số liệu, tài liệu, văn bản pháp luật, có liên quan đến vấn đề nghiên cứu tại các ban ngành địa phương.

Nghiên cứu các đề tài có liên quan vấn đề nghiêm cứu, các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường cho các mục đích khác nhau.

3.4.2. Phương pháp kế tha

Tham khảo, kế thừa các tài liệu, các đề tài đã được tiến hành trước đó có liên quan đến khu vực nghiên cứu và liên quan đến các vấn đề nghiên cứu.

3.4.3. Phương pháp ly mu nước

- Địa điểm và vị trí quan trắc: Căn cứ vào mục tiêu quan trắc và hiện trạng khu vực khảo sát, các vị trí lựa chọn quan chắc là những vị trí có tính chất ổn định và đại diện cho môi trường nước được quan trắc.

Bảng 3.1. Vị trí, ký hiệu mẫu và mục tiêu quan trắc môi trường nước mặt Vị trí quan trắc Ký hiệu

mẫu Mục tiêu quan trắc

Mẫu nước suối Nậm Pồ tại cầu Sín Chải 1

Mẫu 1

Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước suối Nậm Pồ từ đầu nguồn đến xã Nà Hỳ, trước khi có sự hợp lưu của suối Sín Chải 1; các tác động hoạt động nông nghiệp, khai thác cát sỏi,...

Mẫu nước suối Nậm Pồ tại cầu treo Nà Hỳ 3

Mẫu 2

Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước suối Nậm Pồ đoạn chạy qua xã Nà Hỳ, chịu tác động hoạt động sinh hoạt, dịch vụ, y tế,...

Mẫu nước suối Nậm Pồ tại cánh đồng ruộng

Mẫu 3

Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước suối Nậm Pồ đoạn chạy qua cánh đồng ruộng, chịu ảnh hưởng hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Bảng 3.2. Vị trí, ký hiệu mẫu và mục tiêu quan trắc môi trường nước ngầm Vị trí quan trắc Ký hiệu

mẫu Mục tiêu quan trắc

Mẫu nước giếng hộ gia đình Thùng Văn Hôm

Mẫu 1 Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước ngầm chịu tác động hoạt động sinh hoạt, dịch vụ,...

Mẫu nước giếng hộ gia đình Lò Thị Dơi

Mẫu 2 Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước ngầm chịu tác động hoạt động sinh hoạt, dịch vụ, y tế, sản xuất nông nghiệp,....

Mẫu nước giếng hộ gia đình Lý Văn Đôi

Mẫu 3 Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước ngầm chịu tác động hoạt động sinh hoạt, dịch vụ,....

- Thông số quan trắc: Căn cứ theo mục tiêu của quan trắc , mục đích sử dụng, nguồn gây ô nhiễm hoặc nguồn tiếp nhận, các thông số được quan trắc bao gồm:

Đối với nước mặt tiến hành thực hiện lấy 3 mẫu, các chỉ tiêu quan trắc: pH, hàm lượng oxi hòa tan (DO), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), nhu cầu oxi sinh hóa (BOD5), nhu cầu oxi hóa học (COD) và Colifrom.

Đối với môi trường nước ngầm tiến hành thực hiện lấy 3 mẫu, các chỉ tiêu quan trắc gồm: pH, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), nhu cầu oxi hóa học (COD), chì (Pb), kẽm (Zn), Fe2O3 và Coliform.

- Thời gian quan trắc: từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2014. - Lấy mẫu và bảo quản mẫu

+ Lấy mẫu: Phương pháp lấy mẫu được thực hiện theo các phương pháp quy định tại bảng 3.3.

Bảng 3.3. Phương pháp lấy mẫu nước mặt tại hiện trường

TT Loại mẫu Phương pháp lấy mẫu

1 Mẫu nước sông, suối TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005) 2 Mẫu nước ao hồ TCVN 5994: 1995 (ISO 5667-4:1987)

+ Bảo quản mẫu: Mẫu nước sau khi lấy được bảo quản và lưu trữ theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-3:2008 (tương đương tiêu chuẩn chất lượng ISO 5667-3:2003).

3.4.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghim

Căn cứ vào mục tiêu chất lượng, số liệu và điều kiện phòng thí nghiệm, mẫu được phân tích tại phòng thí nghiệm khoa Môi trường - Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên.

* Xác định pH, TDS và DO bằng máy đa năng chỉ tiêu. * Quy trình phân tích COD:

- Bước 1: Chuẩn bị 2 bình B1, B2; trong đó B1 mẫu trắng, B2 mẫu thực - Bước 2: Hút 100 ml mẫu vào 2 bình B1, B2

- Bước 3: Hút 2 ml H2SO4, 10ml KMnO4 vào 2 bình B1, B2

- Bước 4: Lắc đều dung dịch, cuốn giấy bạc vào miệng bình rồi cho lên bếp đun sôi 10 phút

- Bước 5: 10 ml axit oxalic lắc mất màu dung dịch

- Bước 6: Chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4: Mất màu sang hồng nhạt - Bước 7: COD = 8 * (a - b) * hệ số pha loãng

Trong đó: a: số ml KMnO4 chuẩn độ với mẫu thực b: số ml KMnO4 chuẩn độ với mẫu trắng

* Xác định Cl- của nước bằng phương pháp chuẩn độ Morh

- Nguyên lý: Xác định Cl- trong dung dịch dựa trên nguyên lý kết tủa phân đoạn trong môi trường trung tính với chất chỉ thị K2CrO4.

NaCl + AgNO3 = AgCl (trắng) + NaNO3 K2CrO4 + 2AgNO3 = Ag2CrO4 (đỏ nâu) + KNO3

Một lượng nhỏ AgNO3 sẽ kết hợp với K2CrO4 thành kết tủa màu đỏ nâu cho phép xác định điểm tương đương khi chuẩn độ Cl- bằng AgNO3.

- Trình tự phân tích: Lấy 100 ml nước đã lọc với vài giọt dung dịch axit loãng, thêm vào 1 ml dung dịch K2MnO4 10% rồi tiến hành chuẩn độ bằng AgNO3 0,02 N cho đến khi dung dịch chuyển sang màu da cam.

- Tính kết quả: Hàm lượng Cl- được tính bằng công thức sau: Cl- = (A * N * 35,45 * 1000)/V (mg/l) A: Thể tích dung dịch chuẩn AgNO3 (ml)

N: Nồng độ đương lượng của AgNO3 V: Thể tích dung dịch mẫu

* Xác định Ca của nước:

- Trình tự phân tích: Cho 100 ml dung dịch mẫu nước vào bình tam giác có thể tích 250 ml và thêm vào 2 ml NaOH 2 M và ít chỉ thị murexit. Chuẩn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước và nhận thức của người dân về bảo vệ tài nguyên nước tại xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)