Biện pháp luật pháp, chính sách, giáo dục và tuyên truyền

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước và nhận thức của người dân về bảo vệ tài nguyên nước tại xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. (Trang 55)

* Đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền rộng rãi một cách thường xuyên:

Giải pháp này đóng góp quan trọng trong cuộc vận động để thực hiện nhiệm vụ của chương trình cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn, quá trình thực hiện cần được một chương trình cụ thể, sát thực, tuyên truyền vận động, đào tạo các mô hình cụ thể.

Cần tuyên truyền người dân hiểu biết mối quan hệ chặt chẽ giữa nước sạch và môi trường với sức khỏe. Các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức cần tích cực tham gia vào việc tuyên truyền vận động đến tận các hộ gia đình.

Tuyên truyền gắn với việc đưa ra các dự án đã triển khai, dựa vào đó đi đến quyết định đóng góp để thực hiện dự án cấp nước sạch trên địa bàn.

Qua đó, cung cấp cho người sử dụng những thông tin cần thiết để họ có thể lửa chọn loại công nghệ cấp nước.

* Về chính sách:

- Nhà nước cần quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ cung cấp nước sạch sinh hoạt nông thôn cho các cấp như: Cấp huyện, cấp xã, cấp thôn bản, mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ quản lý cho các cán bộ như

công nhân bảo dưỡng, sửa chữa các công trình cấp nước, đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn, kỹ thuật để phục vụ cho việc cấp nước nông thôn và cũng cần có chế độ hợp lý với lực lượng này.

- Phát triển nguồn nhân lực: Biện pháp có chiến lược lâu dài, bền vững là việc đầu tư vào con người, con người có kiến thức từ giáo dục, kinh nghiệm từ thực tế. Vậy phát triển nguồn nhân lực là hết sức quan trọng và không thể thiếu được trong chiến lược quốc gia về cấp nước sạch sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, cho các công tác xây dựng và quản lý thực hiện các dự án, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, đưa công nghệ vào phục vụ sự nghiệp cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn.

- Về chính sách xã hội: Cần có chính sách xã hội phù hợp với những người dân đặc biệt khó khăn thuộc diện chính sách, các hộ nghèo. Có thể hỗ trợ 100% cho các hộ chính sách quá nghèo trong về công trình cấp nước sinh hoạt.

- Tín dụng nhân dân: Đây là giải pháp hết sức đúng đắn, các hộ gia đình giành một phần thu nhập và nhà nước dành ngân sách thích hợp để tạo ra vốn tín dụng để cấp nước sạch cho sinh hoạt.

- Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình: Chính quyền các cấp cần kết hợp với các đoàn thể, quần chúng tuyên truyền cho người những hiểu biết cơ bản về lợi ích cuả việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình để họ tự giác thực hiện. Chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình thích hợp sẽ làm cho ổn định các khu dân cư, ổn định cấp nước sạch sinh hoạt cho toàn xã.

* Luật bảo vệ môi trường:

- Bảo vệ môi trường nước ao hồ, kênh, mương, rạch:

+ Nguồn nước ao hồ, kênh, rạch trong đô thị, khu dân cư phải được quy hoạch, cải tạo, bảo vệ; tổ chức, cá nhân không được lẫn chiến, xây dựng mới các công trình, nhà ở trên mặt nước hoặc các công trình tiếp giáp với mặt nước đã được quy hoạch; hạn chế tối đa việc san lấp hồ, ao trong đô thị và khu dân cư.

Chủ dự án ngăn dòng chảy kênh, mương; dự án san lấp hồ, ao, kênh, mương, rạch phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của phát luật.

+ Không đưa đất, đá, cát, sỏi, chất thải rắn, nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường và các loại chất thải khác vào nguồn nước mặt của ao, hồ, kênh, mương, rạch.

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức, điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng và lập quy hoạch bảo vệ, điều hòa chế độ nước ao, hồ, kênh, mương, rạch; lập kế hoạch cải tạo hoặc di dời các khu, cụm nhà ở, công trình trên hồ, ao, kênh, mương, rạch gây ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn dòng chảy, suy thoái hệ thống sinh thái đất ngập nước và làm mất mỹ quan đô thị.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước và nhận thức của người dân về bảo vệ tài nguyên nước tại xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. (Trang 55)