Theo thống kê chưa đầy đủ trên phạm vi toàn quốc lượng nước đã khai thác là 6,454 triệu m3/ngày phục vụ cho nhu cầu ăn uống - sinh hoạt, sản xuất, dịch vụ,.. trong đó nước mặt chiếm 55% (3,557 triệu m3/ngày), nước dưới đất chiếm 45% (2,897 triệu m3/ngày): miền Bắc Việt Nam là 1,238 triệu m3
/ngày, trong đó nước mặt chiếm 0,313 triệu m3/ngày, nước dưới đất chiếm 0,925 triệu m3/ngày; Nam Trung Bộ 237.100 m3/ngày (nước mặt chiếm 109.700 m3/ngày, nước dưới đất 127.400 m3/ngày); Tây Nguyên 3,764 triệu m3
/ngày (nước mặt 2,484, nước dưới đất 1,28 triệu m3/ngày); Nam Bộ là 1,214 triệu m3/ngày (nước mặt chiếm 0,65 triệu m3/ngày, nước dưới đất chiếm 0,564 triệu m3/ngày).
Lượng khai thác nước dưới đất thực tế chiếm 75,6% tổng trữ lượng cấp A+B+C1 đã được đánh giá hay 128,8% tổng trữ lượng A + B và 20% C1: Ở miền Bắc Việt Nam chỉ mới chiếm 58,8%, hoàn toàn có khả năng tăng cung lượng thêm 648.506 m3
/ngày; đồng bằng Nam Bộ chiếm 99,5% nên nếu muốn tăng thêm cần tiếp tục đầu tư cho công tác thăm dò tỉ mỉ, thăm dò khai thác; đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ vượt gấp 3,3 lần và Tây Nguyên vượt 18,1 lần trữ lượng đã tìm kiếm, thăm dò, mà nguyên nhân của hiện tượng này bắt nguồn từ nhu cầu sử dụng nước tới cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên, đặc biệt là Gia Lai, Đắc Lắc có nhu cầu rất lớn, trong khi nước mặt không đủ, làm cho người dân phải tự thuê các cá nhân, tổ chức khác nhau khoan rất nhiều lỗ khoan khai thác nguồn nước ngầm để tưới vườn với cung lượng 966.000 m3 nước một ngày, gây nên nguy cơ suy thoái cạn kiệt nguồn
nước. Do đó, rất cần sự đầu tư nghiêm cứu, một mặt đáp ứng nhu cầu, mặt khác định ra giải pháp đảm bảo khả năng tái tạo và bảo vệ tài nguyên nước.