1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự độc đáo của truyện ngắn Nguyễn Bản

109 560 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

1 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thiện - người đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn tôi trong thời gian thực hiện luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo trong tổ, khoa Ngữ Văn, các cán bộ phòng Sau Đại học, phòng Khoa học công nghệ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn những người thân yêu, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Hà Nội, Ngày 07 tháng 10 năm 2010 Học viên Nguyễn Thị Dung 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các luận điểm, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ một công trình nào. Hà Nội, Ngày 07 tháng 10 năm 2010 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Dung 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang 1. Lí do chọn đề tài 4 2. Lịch sử vấn đề 5 3. Mục đích nghiên cứu 7 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 8 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8 6. Phương pháp nghiên cứu 8 7. Đóng góp của luận văn 9 NỘI DUNG 11 Chương 1: Nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Bản 11 1.1. Khái niệm nhân vật 11 1.2. Các loại nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Bản 12 1.3. Những thủ pháp nghệ thuật độc đáo trong việc khắc hoạ nhân vật 12 Chương 2: Cốt truyện - Kết cấu 2.1. Cốt truyện 13 2.1.1 Khái niệm cốt truyện . 13 2.1.2. Cốt truyện độc đáo trong truyện ngắn của Nguyễn Bản 16 2.1.3. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện độc đáo trong truyện ngắn của Nguyễn Bản 28 2.2. Kết cấu 2.2.1. Khái niệm kết cấu 41 2.2.2. Kết cấu liên hoàn độc đáo trong truyện ngắn của Nguyễn Bản 41 Chương 3: Một số thủ pháp độc đáo khác về nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Bản. (Điểm nhìn trần thuật, thời gian trần thuật) 44 3.1. Điểm nhìn trần thuật 53 3.1.1. Khái niệm điểm nhìn 77 3.1.2. Điểm nhìn trần thuật độc đáo trong truyện ngắn Nguyễn Bản 77 3.2. Thời gian trần thuật 78 3.2.1. Khái niệm thời gian trần thuật 86 3.2.2. Thời gian trần thuật độc đáo trong truyện ngắn Nguyễn Bản 81 KẾT LUẬN 81 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 4 5 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nguyễn Bản sinh năm 1931 tại Bắc Ninh, ông từng dạy học và viết văn tại quê nhà. Về hưu, ông chuyển hẳn xuống Hà Nội. Ông có quan niệm sống và cách viết rất riêng. Văn ông luôn phảng phất nỗi cô đơn, tiềm ẩn, chất chứa nỗi niềm về nhân tình, thế thái, những xúc cảm về số phận con người trong đường đời, đường tình: "Ông một kẻ đa tình và đẹp như ánh trăng "ông khát vọng tự do đến tuyệt đối, bản lĩnh trung thực đến tận cùng. Ông rất giàu sang về kiến thức. Yêu đắm đuối đến cuồng si, sống giản dị đến tuyềnh toàng và cũng cô đơn đến cùng cực" [29;1]. Các tác phẩm chính của ông gồm: 6 tập truyện ngắn in riêng và nhiều tuyển tập in chung. Ông cũng là dịch giả các cuốn tiểu thuyết như: Ba chàng ngự lâm, Trà hoa nữ, Hoa đỗ quyên đỏ, Dưới mặt trời hung bạo, Người đua diều Năm 1994 ông cho ra mắt tập tuyển những truyện ngắn trữ tình Mùi tóc thảo. Năm 2003 tập truyện Nợ trần gian và đặc biệt năm 2007 vừa qua, ở vào tuổi 77 con người sống lặng lẽ ấy đã làm khuấy động văn đàn văn nghệ bằng 6 đầu sách cả dịch, tái bản, và sáng tác mới với hai tập truyện ngắn Đường phố lòng tôi và Mặt trời đồng xu đã làm ám ảnh lòng người đọc. Từ những thập niên 1990, một loạt truyện ngắn của ông đã đoạt giải: Ánh trăng là một truyện ngắn hay được giải của báo văn nghệ năm 1992 và được dịch sáng tiếng Pháp, tiếng Anh. Cơn lũ đoạt giải thưởng của báo văn nghệ năm 2001. Sống lấp; Tầm tã mưa ơi đạt giải giải thưởng tuần báo VN và không có gì lạ khi số truyện được giải của ông lên tới số 7, nếu tính cả giải do trưng cầu ý kiến độc giả cho truyện Bức tranh màu huyết thạch là 8. Với những thành công đáng kể như vậy, song những bài nghiên cứu về Nguyễn Bản chưa nhiều, nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ và để thành một công trình 6 nghiên cứu thì chưa có ai. Vì vậy, trong khuôn khổ của luận văn, người viết muốn bày tỏ tấm lòng yêu mến chân thành đối với nhà văn và cũng mạo muội xin được phân tích, đánh giá, bàn luận về một khía cạnh nhỏ liên quan đến tài năng của nhà văn Sự độc đáo của truyện ngắn Nguyễn Bản. Thực hiện đề tài này, người viết mong muốn được đóng góp một phần nhỏ khẳng định tài năng của Nguyễn Bản và xác lập lại giá trị nghệ thuật tự sự mà Nguyễn Bản đã cống hiến cho văn học và cuộc đời trong truyện ngắn nói riêng, văn xuôi Việt Nam đương đại nói chung. 2. Lịch sử vấn đề Truyện ngắn là một thể loại xuất hiện và tồn tại từ xa xưa dưới những hình thức tự sự khác nhau. Trải qua bao biến cố thăng trầm của thể loại, ngày nay truyện ngắn đã chiếm được vị trí quan trọng trên văn đàn văn học nghệ thuật và gúp phần làm nên diện mạo chính của văn học hôm nay. Những năm gần đây, truyện ngắn đã lên ngôi. Đã có cả một đội ngũ đông đảo với sức trẻ, tài năng, họ đã tạo nên truyện ngắn văn học đương đại một vườn hoa nhiều màu sắc rực rỡ. Bên cạnh những tên tuổi quen thuộc như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Minh Châu, Đỗ Bích Thuý, Trần Hà Nguyễn Bản là một nhà văn tuy chỉ mới xuất hiện trên văn đàn nhưng ông đã trở thành một hiện tượng đặc biệt, một cây "viết truyện ngắn có cá tính", đã để lại nhiều dấu ấn, làm hâm nóng văn đàn, trở thành đề tài trong một số cuộc tranh luận văn chương của các nhà nghiên cứu phê bình lí luận, được nhiều bạn đọc chú ý trên một số bài báo và trang Web. GS. Nguyễn Đăng Mạnh trong lời giới thiệu của tập truyện Nợ trần gian có viết: "Hình như anh có một quan niệm sống riêng và muốn khép kín lòng mình trước mọi người - hồi ấy người ta gọi thế là cá nhân chủ nghĩa, không chịu hòa mình với tập thể. Về sau này thì tôi hiểu rằng, muốn viết văn, muốn làm nghệ thuật thì trước hết phải sống sâu sắc với chúng…" [05;1]. Cũng chính vì thế mà sau 7 này, Nguyễn Hoàng Sơn trên tranh luận văn học với bài "Cái "Ánh trăng" trong mỗi hồn người (Về sự "hồi xuân" của cây bút truyện ngắn Nguyễn Bản", đã nhận nhận xét về ông: "Với Nguyễn Bản, nghệ thuật là ánh trăng ám ảnh anh từ tuổi thiếu niên, cất giữ đâu đó trong tâm thức, cái ánh trăng đã an ủi anh những lúc lận đận và giờ đây đã rọi sáng những dòng anh viết" [57; 207]. Hay khi nói về truyện ngắn của ông, trong tập Những tâm hồn lạc của Trí Việt, nhà văn Ngô Thị Kim Cúc đã bình truyện Sông Lấp như sau: "Người đàn bà bị chồng ruồng bỏ, vậy mà vẫn cứ mãi yêu mối tình đầu cay đắng ấy của mình, yêu dai dẳng và khốn khổ. Ngay cả khi đã có được một người đàn ông khác, một tình yêu mới còn đẹp đẽ, trọn vẹn nhiều lần hơn vẫn cứ không thể nguôi quên, không trút bỏ nổi những trì níu, day dứt lạ kì ấy nên người ta đành đổ cho một căn nguyên hư hư thực thực, đó là linh hồn của dòng sông mà “Tôi” đã thả trôi hồn mình xuống vào những khoảnh khắc tuyệt vọng đau đớn nhất trong cuộc đời mình" [44; 1]. Viết về truyện của Nguyễn Bản, Dương Hướng đã bình như sau: "Truyện nào cũng đầy ắp nỗi lòng đau đáu yêu thương, khát khao hạnh phúc. Văn ông tinh tế, ý tứ sâu xa mang tầm tư tưởng lớn thời đại. Ông yêu đắm đuối cái đẹp của ánh trăng, cái đẹp của “làn da chị” cứ ám ảnh, đeo đuổi làm khổ ông suốt đời (Ánh trăng). Bi kịch dữ dội và đau đớn, với nhân vật ông Tư, một cán bộ chống Pháp luôn mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp, ông thành thật, vụng dại, khờ khạo vô cùng. Ông Tư đặt tên các con là Tưởng, Đạo, Đức, những ước mong chúng có được một tương lai tươi sáng, nhưng cuối cùng ông phải đi làm “đĩ đực”" (Chuyến ly hương cuối đời)…[ 29;3]. Nếu như trong tạp chí Sông Hương số 235(9/2008), Hồ Thế Hà bình về truyện Ánh trăng: "Nguyễn Bản đã ghi lại cái khoảnh khắc trong đời mà thành định mệnh trong tâm lí chàng trai bằng giọng văn trữ tình, nhẹ nhàng, giàu chất thơ, khiến người đọc bất giác hiểu rằng, con người - ngoài những 8 trạng thái bình thường, vẫn có lúc len lén trong tim những cảm xúc kỳ diệu không thể thổ lộ cùng ai " [20;89], thì Nguyễn Khải trong Nhà văn Nguyễn Bản và cái "vạ" văn chương! trannhuong.com lại nhận xét Ánh trăng được viết bởi cây bút lão luyện nên nó giản dị, nó thật, đọc lời thoại mà như sờ nắn thấy người [54; 2]. Cũng trong trang web đó, Trần Huy Thuận viết: "Dù sáng tác hay dịch, cây bút Nguyễn Bản cũng luôn thể hiện là một người tài hoa và có trách nhiệm; đau đáu với đời, hướng về những lớp người nghèo khó lam lũ Cuộc đời đã tạo nên tính cách anh, với một tâm hồn vị tha và khép kín" [54; 2]. Đến Nguyễn Khôi, nhà thơ đồng hương đánh giá "Ở Nguyễn Bản, ta có cảm tưởng anh đang nối tiếp dòng của Thạch Lam với "Gió đầu mùa", chỗ khác của Nguyễn Bản là những cuộc tình thường éo le, trắc trở " [30; 3]. Ngoài ra cũng phải kể đến những bài viết của chính Nguyễn Bản, những bài tranh luận trên báo chí, trên trang Web cũng là tiền đề quan trọng tạo điều kiện cho chúng tôi những thông tin cần thiết trong quá trình hoàn thành luận văn này. Như vậy, qua những ý kiến trên, chúng tôi nhận thấy, dù đứng dưới góc độ nào, các nhà văn, nhà nghiên cứu cũng đi đến khẳng định: Nguyễn Bản là cây bút có nhiều hứa hẹn và nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Bản là một mảnh đất trống cần khám phá. Tuy nhiên, trong giới hạn của một đề tài luận văn, chúng tôi sẽ chỉ đi vào tìm hiểu những nét chính về Sự độc đáo của truyện ngắn Nguyễn Bản. 3. Mục đích nghiên cứu Thực hiện luận văn này, chúng tôi hướng tới các mục đích sau: - Rèn luyện khả năng nghiên cứu khoa học. - Qua nghiên cứu người viết mong muốn đóng góp một phần nào đó vào việc tìm hiểu, khám phá sự độc đáo, hấp dẫn trong tập truyện ngắn của Nguyễn Bản một cách cụ thể hơn, sâu sắc hơn. Từ đó, thấy được tài năng 9 nghệ thuật của nhà văn trong việc ghi lại những gì xảy ra xung quanh cuộc sống của con người thời hiện đại. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là chỉ ra sự độc đáo trong tập truyện ngắn của Nguyễn Bản ở các mặt: nhân vật,cốt truyện - kết cấu và một số thủ pháp nghệ thuật khác như điểm nhìn trần thuật và thời gian trần thuật qua các tập truyện ngắn của ông. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Với đề tài này, người nghiên cứu lấy một số truyện ngắn trong các tập truyện ngắn Nợ trần gian; Mặt trời đồng xu; Mùi tóc Thảo; Đường phố lòng tôi của Nguyễn Bản trên các phương diện là nhân vật, kết cấu - cốt truyện, điểm nhìn và thời gian trần thuật làm đối tượng nghiên cứu. Điều đó cũng có nghĩa là chúng tôi đi tìm kiếm, khẳng định sự linh hoạt và những nét riêng độc đáo trong ngòi bút Nguyễn Bản. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu đề tài bàn luận yếu tố độc đáo của truyện ngắn Nguyễn Bản, luận văn tập trung khảo sát chủ yếu trên 4 văn bản: - Nợ trần gian (Tập truyện - 1994) - Mùi tóc Thảo (Tập truyện - 2003) - Mặt trời đồng xu (Tập truyện - 2007) - Đường phố lòng tôi (Tập truyện - 2007) Từ đó, khẳng định sự cách tân của nhà văn trong công cuộc đổi mới văn học. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở về đối tượng và phạm vi nghiên cứu nêu trên, chúng tôi sẽ kết hợp vận dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: 10 - Phương pháp hệ thống, tổng hợp. - Phương pháp phân tích, so sánh. - Phương pháp thi pháp học. - Phương pháp tự sự học. 7. Đóng góp của luận văn Về mặt lí luận, người viết muốn làm nổi bật nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Bản. Trên cơ sở khẳng định thêm sự đúng đắn tin cậy của con đường nghiên cứu văn học hiện nay. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểu những đóng góp mới của Nguyễn Bản trong nghệ thuật tự sự của văn học Việt Nam. Thông qua đó để góp phần khẳng định tài năng và vị trí của Nguyễn Bản trong nền văn học mới và giúp người đọc có những kiến giải sâu sắc về nhà văn này. [...]... trước những đổi thay của cuộc sống, dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường và sự chi phối của đồng tiền Đó vừa là một cách để thức tỉnh, vừa thể hiện ý thức trách nhiệm, tinh thần công dân của người cầm bút, vừa thể hiện chiều sâu nhân đạo của ngòi bút Nguyễn Bản 1.2.2 Nhân vật bi kịch Truyện ngắn của Nguyễn Bản giống như một ngôi nhà bí ẩn Kẻ dừng chân đôi ba phút tìm thấy được sự cồng kềnh, những... những đoạn độc thoại nội tâm Nếu như những đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao được ông sử dụng như một thủ pháp 35 nghệ thuật thể hiện những day dứt, trăn trở đấu tranh nội tâm căng thẳng, giằng xé, thì độc thoại nội tâm của Nguyễn Bản lại có nét giống với Thạch Lam, tâm trạng của nhân vật trôi chảy triền miên hơn bởi sự trăn trở, dằn vặt trong tâm trạng, hay suy tư của cảm... cái ác Trong tập truyện ngắn của mình, nhân vật tha hoá được Nguyễn Bản xây dựng nhằm thể hiện sự hoài nghi và sự đổ vỡ niềm tin nơi con người và cuộc sống hiện đại Tuy nhiên nhân vật tha hoá trong sáng tác của ông ít nhiều cũng tự ý thức được sự tha hoá của mình Nhân vật hiếm khi bị đặt trước sự lựa chọn nghiệt ngã của cuộc sống mà được nhà văn tái hiện như một lối sống riêng của những con người còn... những đoạn độc thoại nội tâm ấy phần lớn thể hiện sự suy ngẫm, day dứt của người chồng về những gì mình đã làm và về hạnh phúc cá nhân Ngoài ra, độc giả còn bắt gặp rất nhiều những lời độc thoại nội tâm trong sáng tác của Nguyễn Bản Đó là độc thoại nội tâm của Hoàng trong Ánh trăng, Độ trong Bức tranh mây, người đàn bà trong Sông lấp, người đàn ông trong Mùi tóc Thảo… Qua lời độc thoại ấy nội tâm của mỗi... chính sự trải nghiệm cuộc sống của người nghệ sĩ thì nhân vật mới được hiện hữu một cách rõ nét, sinh động Qua thế giới nhân vật đó, tác giả đã đặt ra nhiều vấn đề sâu sắc, thiết thực mang ý nghĩa nhân sinh Đó chính là chất nhân văn, nhân bản thấm sâu trong mỗi trang văn của Nguyễn Bản 1.3 Những thủ pháp nghệ thuật độc đáo trong việc khắc họa nhân vật Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Bản hiện... tái hiện như một lối sống riêng của những con người còn có khả năng giữ được bản lĩnh trước sự tác động của môi trường sống Ở truyện ngắn Chuồn chuồn đi đón cơn mưa, nhân vật xưng “Tôi” (người chồng) là điển hình của sự tha hoá Nhà văn Nguyễn Bản đã khéo léo đặt anh ta bên cạnh một người vợ hoàn hảo để làm nổi bật sự tha hoá của nhân vật Có được người vợ như vậy, những tưởng anh ta sẽ cảm thấy tự hào,... trạng, hay suy tư của cảm xúc, cảm giác Độc thoại nội tâm trong văn Nguyễn Bản thường được thể hiện linh hoạt Thông qua độc thoại nội tâm, Nguyễn Bản đã trực tiếp và gián tiếp bộc lộ tình cảm của nhân vật qua suy ngẫm, đối đáp với người cùng tham gia thoại Ở mỗi nhân vật, nhà văn đều tìm thấy tiếng nói riêng phù hợp với tâm hồn, suy nghĩ của họ Nhân vật của Nguyễn Bản thường là những con người hiền lành,... hư cấu Có lúc nó nhập hẳn vào Nguyễn Bản, là “người của nghề” Đây cũng là khuynh hướng tự nhận thức của nhà văn, là cuộc đi tìm lại chính mình trong sự giác ngộ mới về cá tính nghệ thuật Đó còn là cách Nguyễn Bản tâm sự, giãi bày nỗi niềm vui buồn, trải nghiệm trong đời, nhất là đời viết Nhân vật lưỡng diện, đa diện được Nguyễn Bản nhào nặn dựa trên cơ sở những chất liệu của cuộc sống đời thường Nhà... cuộc sống này thật là đáng sống (Nguyễn Bình Phương, giá trị tiểu thuyết có những bước mạo hiểm, vnn.vn) Biệt tài của Nguyễn Bản cũng được đánh giá ở ngòi bút xây dựng kiểu nhân vật lưỡng diện, đa diện này Nói tóm lại, việc xây dựng các loại nhân vật trong tập truyện ngắn của Nguyễn Bản rất phong phú, đa dạng với nhiều kiểu người, nhiều số phận, nhiều tính cách Và đôi khi sự phân chia các kiểu loại nhân... của Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao ở tính chất và mức độ Bi kịch trong truyện Chí Phèo là khi nào xã hội thực dân phong kiến còn tồn tại thì chừng ấy còn có những Chí Phèo khác Còn bi kịch trong sáng tác của Nguyễn Bản là khi nào con người còn chưa vượt qua cái nhỏ nhen, ích kỉ và thù hận thì chừng ấy con người sẽ tự đẩy mình vào vòng luẩn quẩn Qua sáng tác của Nguyễn Bản, chúng ta thấy . thuật xây dựng cốt truyện độc đáo trong truyện ngắn của Nguyễn Bản 28 2.2. Kết cấu 2.2.1. Khái niệm kết cấu 41 2.2.2. Kết cấu liên hoàn độc đáo trong truyện ngắn của Nguyễn Bản 41 Chương. thuật độc đáo trong việc khắc hoạ nhân vật 12 Chương 2: Cốt truyện - Kết cấu 2.1. Cốt truyện 13 2.1.1 Khái niệm cốt truyện . 13 2.1.2. Cốt truyện độc đáo trong truyện ngắn của Nguyễn Bản. trần thuật độc đáo trong truyện ngắn Nguyễn Bản 77 3.2. Thời gian trần thuật 78 3.2.1. Khái niệm thời gian trần thuật 86 3.2.2. Thời gian trần thuật độc đáo trong truyện ngắn Nguyễn Bản 81

Ngày đăng: 23/07/2015, 11:29

Xem thêm: Sự độc đáo của truyện ngắn Nguyễn Bản

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w