1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cấu tứ tự sự của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

204 863 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 204
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Cấu tứ là một phương diện quan trọng của không chỉ các tác phẩm trữ tình mà đối với cả các tác phẩm tự sự

Trang 1

Nguyễn huy Thiệp

Cấu tứ tự sự của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 1

2 - Những con người "từng săn đuổi bao điều phù du" 4

3 - Con người với tâm trạng "Sao tôi cứ như lạc loài" 8

Chân dung Nguyễn Huy Thiệp 11

Đọc lại Vi Thuỳ Linh 15

Dấu ấn hậu hiện đại trong văn học VN sau 1986 19

Cuốn theo chiều văn Nguyễn Huy Thiệp 24

Hiện tượng Vi Thùy Linh 35

Một cách nhìn về đổi mới tiểu thuyết chiến tranh 42

Mâu thuẫn trong ứng xử nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp 49

Hình thức đa thanh mới qua truyện Nguyễn Huy Thiệp 52

Lịch sử trong truyện ngắn của NHT và dấu vết của hệ hình thi pháp Hậu hiện đại 61

NGUYỄN HUY THIỆP: NHỮNG CHUYỆN HUYỀN, KỲ, NÚI, SÔNG VÀ NƯỚC 79

Nguyễn Huy Thiệp - Hợp lưu giữa nguồn mạch dân gian và tinh thần hiện đại 92

Nguyễn Huy Thiệp - Đưa nhân vật vào lập trường đối thoại 98

Nguyễn Huy Thiệp 105

Sự thức nhận về vai trò, vị trí của nhà văn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 111

Những dấu hiệu của Chủ nghĩa Hậu hiện đại trong văn học Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài 116

1.Vào đề 116

2 Câu chuyện về một thế giới vô nghĩa, vô hồn 117

3 Cuộc chia tay với những vị ngữ bất biến của nguyên tắc dụ ngôn 127

4 Nguyên tắc đồng dao hay là thế ưu thắng của văn bản ngôn từ, sự bơ vơ của lời và vật, chữ và nghĩa 132

4.1 Nhan đề tác phẩm 134

4.2 Sườn truyện 136

4.3 Vai văn học và vai xã hội của hình tượng nhân vật Hiện tượng nhại thể loại, ngoài thể loại 138

5 Mấy lời kết 141

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: “Tôi là một người sống ảo” 143

Triết lý văn chương trên trang viết Nguyễn Huy Thiệp 152

1 Quan niệm về văn chương qua cái nhìn của những nhà chính trị 153

2 Nguyễn Huy Thiệp tự phát biểu những triết lý của mình về văn chương 157

Trang 2

Ý kiến tranh luận về Nguyễn Huy Thiệp 159

Vi Thùy Linh, Nhục Cảm Sáng Tạo 163

Văn học Việt Nam trong quá trình hội nhập 171

Văn chương và triết học - Nghĩ về Nguyễn Huy Thiệp và François Jullien 176

Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 181

Văn học Việt Nam những năm đầu Đổi Mới 188

Cấu tứ tự sự của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

"…Những gì tạo nên số phận?

Điều gì giá trị? Điều gì vô giá trị?

Điều gì trên đời này có ý nghĩa nhất

cho một con người?"

(Truyện tình kể trong đêm mưa - Nguyễn Huy Thiệp)

Cấu tứ là một phương diện quan trọng của không chỉ các tác phẩm trữ tình mà đối với cả các tác phẩm tự sự Cấu tứ có vai trò tạo nên phong cách nghệ thuật, biểu hiện tư tưởng, quan niệm nghệ thuật về con người và cuộc sống nói chung của nhà văn, "cấu tứ là linh hồn của tác phẩm, cung cấp một thế đứng, thế nhìn, cách cảm nhận để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm Cấu tứ là mô hình nghệ thuật của tác phẩm, là quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của nó" [1] Tuy nhiên, không phải bất cứ cấu tứ nào cũng có thể cho thấy phong cách, tư tưởng nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của nhà văn Đó phải là những kiểu cấu tứ có tính lặp lại, xuyên suốt trong nhiều tác phẩm của nhà văn

Nghiên cứu nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy có một

số kiểu cấu tứ sau:

1- "Tội ác và trừng phạt"

Ngay từ những truyện ngắn đầu tiên, cây bút văn xuôi Nguyễn Huy Thiệp đã thu hút sự chú ý của người đọc Có nhiều lý do tạo nên hiệu quả ấy, nhưng trước hết phải kể đến khả năng phản ánh và lý giải những vấn đề xã hội hết sức sắc sảo của nhà văn Đời sống xã hội trong khoảng hơn chục năm trở lại đây có nhiều biến chuyển Những người có lương tri quan tâm lo lắng nhiều hơn vì sự xuống cấp của

Trang 3

những chuẩn mực đạo đức Quan hệ con người trong cộng đồng nảy sinh nhiều tội

ác Cũng như bao nhà văn khác, Nguyễn Huy Thiệp dành nhiều sự quan tâm đốivới vấn đề này Nhưng điều tạo nên sự độc đáo và vị trí không thể thay thế củaNguyễn Huy Thiệp chính là khả năng nhìn nhận và lý giải hiện thực xã hội này

Điều gì làm nảy sinh tội ác? Nguyễn Huy Thiệp cho rằng đó là bởi con người tatăm tối về mặt nhận thức Một đời sống tinh thần nhạt nhẽo, một tâm hồn vô cảmchính là lý do dẫn đến cái ác Trong truyện ngắn Chảy đi sông ơi, khi cậu bé bịchết đuối được chị Thắm cứu thoát - nhân vật xưng tôi - hỏi chị Thắm rằng tại saongười ta lại có thể đang tâm bỏ mặc cậu dưới dòng nước, chị bảo cậu: "Đừng trách

họ thế (…) Có ai yêu thương họ đâu… Họ đói mà ngu muội lắm", "người ta tămtối lắm(…) Con người vô tâm nhiều như bụi bặm trên đường" Người ta khôngcứu cậu bởi "những người đánh cá có lệ không cứu những ai chết đuối…" Ở đây

có một sự tiếp nối của Nguyễn Huy Thiệp với những tư tưởng về định kiến xã hộicủa nhà văn Nam Cao, khi Nam Cao lên tiếng bênh vực những con người bìnhthường (như Đức trong Nửa đêm…) phải chịu sự ghét bỏ, xa lánh của các thànhviên khác trong cộng đồng xã hội chỉ bởi những lý do hoàn toàn không có căn cứ Điển hình cho sự tăm tối, ngu muội về tinh thần dẫn đến tội ác tập trung trongtruyện ngắn Tội ác và trừng phạt Tác phẩm này có dáng dấp một tiểu luận về "tội

ác và trừng phạt" hơn là một truyện ngắn Câu chuyện về nhân vật tội nhân trongtác phẩm này quá khủng khiếp, vượt ngoài sự tưởng tượng của người đọc Cô gáimười sáu tuổi phạm tội giết bố và ba đứa em Không phải cô không có tính người

mà đó chính là một hành động bùng phát của hổ thẹn, nhục nhã ê chề Cô sốngtrong một gia đình có một người bố, một bà mẹ mù và ba đứa em ở một vùng biệtlập trên vùng núi Tây Bắc Một lần đi đường, người bố không kìm được thú tính đãhiếp cô con gái Phẫn uất, cô gái nhân lúc ông bố ngủ đã dùng dìu bổ vào giữa tráncủa ông ta và phóng hỏa ngôi nhà thiêu sống cả ba đứa em tội nghiệp…

Điều nhà văn quan tâm ở truyện ngắn này lại không phải tất cả là về người con gáivới tội giết bố Nguyễn Huy Thiệp dường như muốn hướng tới sự lý giải nhiều hơn

về hành động thú tính của người bố Anh cho rằng "Tội ác sẽ trở nên hết sức man

rợ bởi sự mông muội tinh thần"; "Khi xem các thống kê tội phạm, người ta dễ nhậnthấy người có trình độ văn hóa thấp chiếm tỉ lệ cao Đời sống tinh thần tăm tốicùng với hoàn cảnh quẫn bách vật chất tạo ra tội ác" Trong tác phẩm này, để lýgiải tội ác, bên cạnh sự tăm tối về mặt tinh thần, nhà văn đã nêu ra nhiều lý do dẫnđến tội ác, đó là sự buồn chán, "sự ghen tuông, tính đố kỵ, mê tín dị đoan v.v…"

Có thể thấy cái nhìn, khả năng phân tích hiện thực đời sống hết sức sắc sảo vàthuyết phục của Nguyễn Huy Thiệp Tác phẩm của anh thôi thúc những người cólương tâm, có trách nhiệm đối với đời sống cộng đồng cần phải hành động mộtcách quyết liệt, kịp thời để ngăn chặn tội ác

Trang 4

Không chỉ có vậy, theo nhà văn, tội ác còn là kết quả tất yếu của nỗi thèm khát tiềntài địa vị Cuộc sống thị thành hiện đại với bao nhiêu cám dỗ thôi thúc người taphải tìm mọi cách để có tiền bạc Người ta khát khao được hưởng thụ những gì lẽ

ra mình chưa được hưởng, không xứng đáng, không có tư cách được hưởng Chàngthanh niên tên Hạnh trong truyện ngắn Huyền thoại phố phường là một nhân vậtđiển hình cho loại người đó Vốn là một người nghèo, sống giữa nơi phồn hoa đôhội, Hạnh khát khao "được trở thành triệu phú" Hẳn "Đây là một mơ ước tốt!" nhưlời của một nhân vật khác trong truyện khẳng định Nhưng thật đáng cười khingười ta hỏi rằng y đã làm gì để thực hiện "mơ ước tốt" đó thì y nói: "Chưa có cáchgì!" Đáng cười hơn nữa khi y thổ lộ: "Cuộc đời đầy những bất ngờ Tôi chờ thầnmay mắn đến" Cơ hội của y đã đến, khi y cho rằng chiếc vé số của cô Thoa - congái bà Thiều sẽ cho y giải độc đắc, sẽ giúp y đổi đời, sẽ đưa y từ thân phận kẻ ởnhờ trong một ngôi nhà chật chội ven thành thành người giàu có… Chính những ýnghĩ, thèm muốn đó đã thôi thúc y hành động một cách vô liêm sỉ để đoạt đượcchiếc vé số kia Trớ trêu thay, chiếc vé mà y đã đổi đi lại là chiếc vé trúng giải Y

đã phải gánh chịu một kết cục buồn: Tiếc xót, căm hận đã biến y trở thành một kẻtâm thần Đó hoàn toàn là một sự trừng phạt mà những con người như y đã tựchuốc lấy

Triết lý nhân sinh sâu sắc hơn nữa khi Nguyễn Huy Thiệp còn chỉ ra rằng chính sựcoi thường mạng sống của những sinh linh bé nhỏ trong thế giới tự nhiên xungquanh con người cũng dẫn đến tội ác Ở đây có một sự liên quan với vấn đề nhậnthức Nhiều người chưa nhận thức được rằng sự sống của những con vật cũng làmột phần gắn bó hữu cơ với sự sống của con người Có những kẻ không bao giờtiếc xót khi nâng nòng súng lên hủy diệt sự sống của những con thú tội nghiệp(Con thú lớn nhất…) Qua truyện ngắn Muối của rừng có thể nhận thấy những tìnhcảm nâng niu, trìu mến của nhà văn đối với thế giới tự nhiên Hỏi ai không yêu tựnhiên, yêu môi trường sống của mình khi đọc những dòng văn:

"Sau tết Nguyên đán một tháng là thời gian thích nhất ở rừng Cây cối đều nhú lộcnon Rừng xanh ngắt và ẩm ướt Thiên nhiên vừa trang trọng vừa tình cảm Điều

ấy một phần là do mưa xuân

Khoảng thời gian này mà đi trong rừng, chân dẫm lên lớp lá ải mục, hít thở khôngkhí trong lọc, thỉnh thoảng lại được thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏ xuốngvai trần thì thật tuyệt thú Tất cả những trò nhố nhăng đê tiện vấp phải hàng ngàyhoàn toàn có thể rũ sạch bởi một cú nhảy của con sóc nhỏ trên cành dâu da"

Chính bởi yêu thế giới tự nhiên, yêu những sinh vật đang cùng tồn tại với conngười trong cùng một môi trường sống, Nguyễn Huy Thiệp đã dành nhiều trang

Trang 5

viết về những tội ác con người đã vô tình gây ra đối với tự nhiên mà tập trung hơn

cả ở một số truyện nhỏ của truyện ngắn Những ngọn gió Hua Tát

Tất cả những tội ác mà người ta gây ra đối với đồng loại, với thế giới tự nhiên đềuphải trả một giá quá đắt Người vợ tội nghiệp bị chính viên đạn từ khẩu súng săncủa người chồng hạ sát (Con thú lớn nhất - Những ngọn gió Hua Tát) Người contrai duy nhất của ông Nhân bị sói cắn xé cho đến chết hết sức bi thảm (Sói trả thù -Những ngọn gió Hua Tát) Cậu bé Tâm (Giọt máu) phải chịu tội sét đánh thay cho

bố của cậu Người ta phải gánh chịu những gì mà mình đã gây nên Thậm chí cảnhững người vô tội cũng phải gánh chịu tội ác của người thân: Vợ chịu tội củachồng, con chịu tội của cha… Sự trừng phạt của thế giới tự nhiên, "của rừng" tỏ ra

vô cùng nghiêm khắc

Viết về vấn đề tội ác và trừng phạt, trước Nguyễn Huy Thiệp đã có nhiều nhà văn

đề cập, mà tiêu biểu là tiểu thuyết Tội ác và trừng phạt của nhà văn NgaĐôxtôiépxki Thực chất, kiểu cấu tứ này cũng là một dạng của cấu tứ nhân quả đãtrở nên rất phổ biến trong văn học, đặc biệt là văn học dân gian với thể loại cổ tích.Một mặt tiếp nối mạch chảy này của truyền thống văn học, mặt khác Nguyễn HuyThiệp phát triển thành một kiểu cấu tứ phổ biến, lặp đi lặp lại trong nhiều sáng táccủa anh, và hơn thế, đã được anh khai thác ở nhiều nội dung tư tưởng, giá trị nhânvăn mới như đã được trình bày ở trên, phù hợp với nhịp sống của thời đại Qua đócàng có cơ sở để khẳng định rằng, cái làm nên giá trị cho những tác phẩm văn họcchính là cách nhìn nhận khai thác của người nghệ sĩ về những vấn đề muôn thuởcủa con người Có những vấn đề do sự phát triển của đời sống xã hội mới nảy sinh

mà văn học phản ánh, nhưng có những vấn đề luôn luôn là điều quan tâm cho mọithời đại, đó là quan hệ con người với con người, con người với của cải vật chất,con người với thế giới tự nhiên, Nguyễn Huy Thiệp khai thác những vấn đềmuôn thuở của con người bằng một cái nhìn mới mẻ và sắc sảo, nhờ vậy những tácphẩm tự sự của anh thực sự có một phong cách, một sự hấp dẫn đối với người đọc.Bởi thế, với việc khai thác kiểu cấu tứ tự sự này, Nguyễn Huy Thiệp đã góp phầnđáng kể vào việc làm phong phú những giá trị tư tưởng nghệ thuật của văn học nóichung

2 - Những con người "từng săn đuổi bao điều phù du"

Người kể chuyện trong truyện ngắn Những ngọn gió Hua Tát đã từng chiêmnghiệm: "Đời người ta, ai đã chẳng từng săn đuổi bao điều phù du" Kể về nhữngcon người suốt đời bị ám ảnh bởi một huyền thoại, tin tưởng tuyệt đối vào huyền

Trang 6

thoại đó, suốt đời đi tìm huyền thoại là một kiểu cấu tứ khá phổ biến trong cáctruyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp Qua các tác phẩm của anh, người đọc bắt gặpkhá nhiều nhân vật tin vào những truyền thuyết, những huyền thoại Dường như cómột sức mạnh siêu nhiên nào đó khiến họ luôn luôn bị ám ảnh bởi những huyềnthoại đó Người ta có thể lìa bỏ quê hương, gia đình cùng những người thân yêu;

có thể bất chấp cả hiểm nguy, tính mạng bản thân quyết chí ra đi mong gặp đượcnhững điều chỉ có trong cổ tích

Nhân vật "Tôi" trong Chảy đi sông ơi mang một niềm tin mãnh liệt vào sự có thậtcủa "truyền thuyết huyễn hoặc về con trâu đen" trên khúc sông làng quê mình Anh

ta tin tưởng rằng thế nào mình cũng sẽ gặp được con trâu, bởi "những người đánh

cá ban đêm quả quyết đã nhìn thấy nó" Con trâu "thường xuất hiện vào lúc nửađêm Nó ở dưới đáy sông lao lên mặt nước Toàn thân bóng nhẫy, đôi sừng vútcao, mõm thở phì phì, con trâu phi trên mặt nước như phi trên cạn Con trâu phìbọt, nước dãi của nó tựa như trứng cá Nếu ai may mắn hớp được bọt ấy sẽ có sứclực phi thường, bơi lặn dưới nước giỏi như tôm cá" Cho dù người ta đã cho anhbiết, chuyện về con trâu đen chỉ là chuyện giả, chuyện bịa, không có thật, nhưnganh vẫn tin Suốt một thời thơ bé, câu chuyện về con trâu đen ám ảnh anh Đã baolần anh nài nỉ những người đánh cá cho anh đi đánh cá đêm cùng với họ, bị họ hămdọa, chửi rủa, thậm chí có lần bị hất xuống dòng nước giữa đêm đen, may có ngườicứu thoát chết Và quả thực, như người ta đã nói với anh, anh không bao giờ nhìnthấy con trâu ấy Nhưng anh được gặp một người tốt, con người đã bất chấp nhữngđiều kiêng kị cứu anh thoát chết, người đã bảo toàn mạng sống cho anh, người đàn

bà bên bến sông - chị Thắm Chị đã cứu thoát bao người chết đuối, nhưng cuốicùng "lại chết đuối mà không có ai cứu "

Tiêu biểu cho kiểu cấu tứ này phải kể đến truyện ngắn Con gái thủy thần Huyềnthoại kể rằng trong trận bão mùa hè năm 1956, ở bãi nổi trên sông Cái có một đôigiao long quấn chặt lấy nhau vẫy vùng làm đục cả một khúc sông, sinh ra một đứa

bé Dân trong vùng gọi đứa bé ấy là Mẹ Cả, "đồn" rằng có người đem về nuôi, "lạiđồn" các xơ trong nhà tu kín đón về đặt tên thánh cho Mẹ Cả là Gianna Đoàn ThịPhượng

Đối với Chương - nhân vật xưng "Tôi" trong truyện ngắn này, chuyện Mẹ Cả ámảnh anh "suốt một thời niên thiếu" Có người đã cho Chương biết chuyện Mẹ Cả làchuyện họ bịa ra, nhưng anh vẫn tin rằng "con gái thủy thần" là có thật Sức mạnhcủa niềm tin, sự ám ảnh thôi thúc khiến anh dứt bỏ quê hương và những người thânyêu để ra đi, "nhằm hướng mặt trời mọc mà đi" Trên bước đường đi tìm con gáithủy thần anh đã phải trải qua bao cay đắng, vất vả, nhục nhã Anh đã làm việckhông công, bị hành hạ về thể xác, bị dày vò về tinh thần Anh đã gặp những người

Trang 7

con gái tên Phượng Trong số họ, cô thì gieo vào anh cái khao khát yêu đươngnhưng không bao giờ gặp lại anh, cô thì đòi hỏi anh về thân xác, cô thì dành choanh những tình cảm yêu đương chân thành Nhưng tất cả họ không ai là người congái mà anh đang tìm kiếm Anh vẫn ra đi, vì nếu anh tìm thấy nàng anh "sẽ khônghối tiếc gì về cuộc sống", vì anh "muốn xem phía trước có gì"

Niềm tin về những huyền thoại phù du của những nhân vật trong truyện ngắnNguyễn Huy Thiệp đều vô cùng tha thiết Họ khát khao một ngày kia sẽ đạt đượcđiều họ đang tin Sức mạnh niềm tin của họ cực kỳ mãnh liệt Tất cả họ đều tintưởng một ngày kia huyền thoại đang ám ảnh họ sẽ trở thành hiện thực Đọc nhữngtruyện ngắn theo kiểu cấu tứ của Con gái thủy thần, người đọc có cảm giác mìnhđang được gặp lại trong văn học hiện đại những nhân vật cổ tích, đang được sốngtrong một thế giới cổ tích

Điều khác biệt là trong thế giới nghệ thuật cổ tích mọi huyền thoại, niềm tin đều cóthể trở thành hiện thực còn ở Nguyễn Huy Thiệp điều đó sẽ không bao giờ xảy ra.Trong cổ tích mọi mâu thuẫn, xung đột được giải quyết bằng phép nhiệm màu, còntrong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp mọi thứ vẫn được tuân theo quy luật vậnhành của vũ trụ, của đời sống xã hội hiện đại Dường như những nhân vật trongnhững truyện ngắn theo kiểu cấu tứ này là những người của thế giới cổ tích xa xưacòn xót lại Họ không thể hòa nhập được với những con người hiện đại Họ cô đơntrong hành trình đi tìm những điều kì diệu chỉ có trong cổ tích Họ thường bịnhững người hiện đại giễu cợt Chương trong truyện ngắn Con gái thủy thần đãtừng bị người ta giễu cợt như thế:

"Trò chuyện mãi, tôi hỏi lão già về chuyện Mẹ Cả Lão già ôm bụng cười lăn lộn,đôi chân liệt bất động trông rất đáng sợ Tôi chưa thấy ai khủng khiếp như vậy.Lão già bảo tôi: "Mày có trông thấy cái nia rách kia không? Đôi giao long quấnnhau ở trong ấy đấy " Lão già lại cười Tôi kinh hoàng sợ hãi Lão già lại bảo:

"Hồi ấy tao chưa bị liệt Tao bịa ra chuyện Mẹ Cả Ai cũng tin Mộ Mẹ Cả kia kìa,mày muốn biết hình Mẹ Cả đào lên mà xem" Lão già chỉ một nấm đất gần kề gốcmuỗm Tôi lấy chiếc mai trong lều ra chỗ nấm đất, đào lên Tôi đào theo kiểungười ta vẫn đào khi bốc mộ Được hơn một mét, tôi lôi dưới ấy lên một khúc gỗmục chẳng hình thù gì "

Những con người như vậy cũng thật lạc lõng giữa cuộc sống đời thường Chương chàng thanh niên trong truyện Con gái thủy thần cảm thấy không chịu được cuộcsống nhạt nhẽo vô vị:

Trang 8

-"Mẹ tôi bảo: "Chương ơi, thế con bỏ mẹ đi à?" Tôi không trả lời, tôi vụt ra ngõnhư chạy Tôi biết, nếu tôi dừng lại lúc này thì tôi sẽ không bao giờ đi nữa Tôi sẽquay lại công việc của mười năm trước; tôi sẽ cứ thế cho đến rốt đời: sáng kéo cày,chiều đào đá ong, tối lột giang đan mũ Tôi sẽ kéo mòn kiếp sống của tôi như thế.Như thể bố tôi, như ông Nhiêu, như ông Hai Thìn, như những người dân hiền lành,lam lũ ở quê hương tôi"

Cũng bởi họ tin vào, quyết đi tìm cho được những điều phù du nên thường phảichịu gánh chịu những kết cục thật đáng thương tâm Chàng trai mồ côi tên Khótrong truyện Trái tim hổ (Những ngọn gió Hua Tát) giống như bao người con traibản Hua Tát tin vào câu chuyện dùng trái tim con hổ dữ có thể chữa khỏi bệnh liệthai chân cho người con gái tên Pùa có sắc đẹp không ai bì kịp

Bất chấp mọi hiểm nguy, những chàng thanh niên vì yêu Pùa, vì tin vào lời đồn vềphép màu của trái tim hổ vẫn vác súng vào rừng, quyết săn bằng được hổ dữ Đã

"Hơn mười người chết vì con hổ dữ Tiếng khóc than lẫn với tiếng gió hú dài âm

âm trong bản Người ta nản chí dần, số người đi săn rụng nhanh như bứa chín cây,cuối cùng chỉ còn một người Người ấy là Khó" Chuyện trái tim hổ chữa lànhbệnh cho Pùa chẳng bao giờ trở thành sự thực Chỉ có một sự thực xót xa: "Hơnmười người chết trong mùa đông ấy vì con hổ dữ Thêm hai người nữa chết dầnsau câu chuyện đó Hai người ấy là Pùa và Khó "

Kiểu cấu tứ kể về những con người "từng đi tìm bao điều phù du" trong truyệnngắn Nguyễn Huy Thiệp, trước hết cho thấy sự hoài vọng về một thế giới tinh thầnvới những giá trị nhân văn thuần khiết Kiểu cấu tứ ấy còn là mơ ước của nhà văn

về một xã hội tốt đẹp hơn; ở đó con người và con người sẽ chỉ có tình thương, tìnhyêu, lòng bao dung; ở đó những kẻ vô tình, vô nghĩa, tăm tối và bặm trợn khôngbao giờ còn tồn tại

Hơn thế, những tác phẩm thuộc kiểu cấu tứ tự sự này còn là lời nhắc nhở, thức tỉnhnhững ai còn mơ mộng, tin tưởng vào những điều huyễn hoặc hãy biết sống tỉnhtáo hơn, lý trí hơn, khôn khéo hơn Cuộc sống hiện đại với bao quan hệ bộn bề cầnnhững con người luôn biết xét đoán thông minh, biết ứng xử để giành cho nhữnggiá trị đích thực có một chỗ đứng xứng đáng Đó chính là những thông điệp mànhà văn muốn gửi gắm, sẻ chia Trong trí nhớ của người đọc Nguyễn Huy Thiệpnhư còn vang mãi những lời thơ:

Sự nhẹ dạ của lòng người

Tôi nhẹ dạ, anh nhẹ dạ, chị nhẹ dạ

Và em nữa, em thân yêu

Trang 9

Em nhẹ dạ qua chừng

Chúng ta đều nhẹ dạ ở cõi đời này

………

Em nhẹ dạ quá chừng

Trái tim em trong trắng thế

Và đôi môi em tinh khiết thế

Đôi mắt em buồn tái tê

Niềm tin kia

Niềm tin chẳng giả thiết gì, chẳng điều kiện gì

Còn nếu tôi là quỷ dữ?

Anh là quỷ dữ, chị là quỷ dữ?

Bố mẹ tôi là quỷ dữ?

Sự nhẹ dạ của lòng người

Có chắp cánh cho chúng ta bay lên Thiên đường được không?

(Những bài học nông thôn)

3 - Con người với tâm trạng "Sao tôi cứ như lạc loài"

Đọc Tướng về hưu nhiều người còn nhớ nhân vật chính của tác phẩm - vị Thiếutướng về hưu Nguyễn Thuấn Ông là một vị tướng chỉ huy trong quân đội, nhưngkhi trở về cuộc đời thường, chứng kiến bao chuyện đau lòng, ngang tai trái mắt củanhững người trong gia đình, họ hàng, làng xóm, ông bất lực Cuộc sống hiện tạikhông có chỗ dành cho ông Cho dù đã cố gắng, ông cảm thấy không thể hòa nhậpđược với mọi người Bao chuẩn mực đạo đức mà ông cho là cần thiết thì nhữngnguời xung quanh ông chỉ cho đó là những thứ không cần đếm xỉa Ông không thểhiểu được những chuyện như tại sao con trai ông lại tỏ ra yếu hèn trước tay trai lơtên Khổng thường lấy "thơ ca" ve vãn con dâu mình:

"Cha tôi bảo: "Anh nhu nhược Duyên do là anh đếch sống được một mình" Tôibảo: "Không phải, cuộc đời nhiều trò đùa lắm" Cha tôi bảo: Anh cho là trò đùaà?" Tôi bảo: "Không phải trò đùa, nhưng cũng không phải nghiêm trọng"

Cha tôi bảo: "Sao tôi cứ như lạc loài"."

Chẳng phải riêng ông, ngay cả người con trai, con người vẫn hằng ngày được hòanhập trong cái đời thường đó cũng cảm thấy rất cô đơn Nhưng cái cô đơn của anh

là cái tâm trạng của những người sống nhạt nhòa, đơn điệu giữa cuộc đời Anh cơ

hồ cảm thấy một sự li tán của những người đang sống quanh anh Mỗi người như

Trang 10

đang đuổi theo những cách sống, những cách hiểu, hơn thế, những cách quan niệm,những mục đích khác nhau Giữa họ không có một sợi dây ràng buộc nào về tinhthần Họ là vợ chồng, họ là cha con, là anh em, chú cháu, hàng xóm…nhưng mỗingười chỉ là một cá nhân cô đơn, tội nghiệp Tất cả họ đều rất đáng thương Khingười mẹ anh qua đời, người ta cho tiền vào miệng bà, con gái anh hỏi:

"Sao chết đi qua đò cũng phải trả tiền? Sao lại cho tiền vào miệng bà?" Cái Vibảo: "Đấy có phải ngậm miệng ăn tiền không bố?" Tôi khóc: "Các con không hiểuđâu Bố cũng không hiểu, đấy là mê tín" Cái Vi bảo: "Con hiểu đấy Đời ngườicần không biết bao nhiêu là tiền Chết cũng cần"

Những nghiệt ngã của cuộc đời đeo đẳng người ta đến cả khi đã lìa bỏ trần thế.Đằng sau những lời nói hồn nhiên của những đứa trẻ là một sự thật sa sót của cõingười Anh "không hiểu" hay anh không đủ tự tin để tin vào điều mình hiểu Cái gìlàm anh không có đủ tự tin? Phải chăng chính là sự đơn độc của lòng người Bởithế anh "thấy cô đơn quá Các con tôi cũng cô đơn Cả đám đánh bạc, cả cha tôinữa"

Không chỉ ở Tướng về hưu mà nhiều nhân vật trong các truyện ngắn khác củaNguyễn Huy Thiệp luôn luôn cảm thấy cô đơn, bơ vơ giữa cuộc đời Kiểu nhân vậtnhư vậy xuất hiện khá nhiều, có vai trò dẫn dắt mạch truyện, tạo nên một kiểu cấu

tứ tự sự của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Nguyên do đâu mà xuất hiện kiểu con người cô đơn? Khi xây dựng những tácphẩm tự sự theo kiểu cấu tứ về những con người cô đơn, Nguyễn Huy Thiệp đãnhạy cảm bắt nhận được những vấn đề nóng của đời sống xã hội Một điều tưởngnhư mâu thuẫn nhưng hoàn toàn có thể hiểu được là có bao người đang sống giữanơi phố phường nhộn nhịp nhưng lại cảm thấy cô đơn tột đỉnh Đó hoàn toànkhông bởi họ không có người thân mà vì một lý do khác, một lý do như nhân vậtxưng "Tôi" trong Tướng về hưu đã cảm thấy Cuộc sống hiện đại gấp gáp quá, hối

hả quá; con người hiện đại nhiều tham vọng quá; bao người đang say mê rượt đuổitiền tài, địa vị, danh vọng Họ chỉ nhớ đến những ý muốn, mục đích của bản thân.Làm sao con người không cảm thấy bơ vơ khi bên cạnh mình là những người nhưthế

Phần lớn những nhân vật cô đơn là những người phải sống bên cạnh những conngười coi thường những giá trị tinh thần, coi trọng những giá trị vật chất, hammuốn hưởng thụ, chiếm đoạt Đặng Xuân Bường - nhân vật chính của truyện ngắnNhững người thợ xẻ - là một nhân vật thuộc kiểu người như thế Anh ta nhìn mọithứ bằng con mắt của một kẻ hoàn toàn thực dụng Tình yêu đối với anh ta là

Trang 11

chuyện của giống đực đối với giống cái Giá trị của một con người đối với anh ta làtiền Bường có thể quy mọi thứ ra tiền, kể cả lòng tốt Bường có thể hành động mộtcách trắng trợn, thô bỉ, khốn nạn để có được tiền, để thỏa mãn nhục dục Cũngchính bởi thế anh ta chỉ cảm thấy một cách "hình như" về những giá trị tinh thần

mà một người bình thường cũng có thể hiểu được:

"Chị Thục bảo: "Nghĩa tình lại chuộc nghĩa tình Vô sự với tạo hóa, trung thực đếnđáy, dù có sống giữa bùn, chẳng sợ không xứng là người" Anh Bường bảo: "Ngọc

ơi, mày chép lấy câu này Nó tù mù về hình thức nhưng ẩn chứa nội dung gìđấy"."

Cũng có thể hiểu câu nói của Bường như một sự giễu cợt những giá trị đạo đức,nhân cách mà người phụ nữ ấy muốn nhắn nhủ đến mọi người

Với những người như Bường, có thể hiểu được tại sao lại có sự xung đột dữ dộigiữa Bường và chàng thanh niên tên Ngọc - nhân vật xưng "Tôi" trong tác phẩmnày Bên cạnh những người như Bường, Ngọc cô đơn, cô đơn một cách tuyệt vọng.Ngọc có cảm giác những người quanh anh, những người mà anh gặp không thểhiểu được bao tình cảm vô cùng quý giá mà anh đang ôm ấp Những tình cảm đangmỗi ngày khiến anh đau đớn, nuối tiếc Anh từng bộc lộ tâm trạng ấy với ngườicon gái mới quen, đó là Quy: "… Quy bảo: "Anh nói hay nhỉ? Em chẳng hiểu gì".Tôi bảo: "Em chẳng hiểu gì đâu" Trong lòng tôi một nỗi căm giận vô cớ bỗngdưng vụt đến, khiến tôi đắng khô miệng lại" Tất cả những gì Ngọc gặp trên bướcđường đẩy ý nghĩ của anh đến sự cô đơn khắc khoải:

"Người dưng ơi người dưng, một triệu người tôi gặp trong đời có ai là máu củamáu tôi? Là thịt của thịt tôi? Có ai sẽ sống vì tôi và chết vì tôi? Có ai không? Có ai

là hoàng đế của tôi? Cũng là thần tử của tôi? Ai là tâm phúc với tôi? Là hy vọngcủa tôi? Cũng là địa ngục của tôi"

Những con người cô đơn trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp thường sốngtrong một tâm thế yếu đuối, tuyệt vọng Họ thật sự khiến tất cả người đọc phải giậtmình nghĩ về bản thân và những người xung quanh Tiếng kêu của họ hoàn toànchính đáng Cần phải quan tâm sẻ chia, đồng cảm với những người quanh ta; cầnphải giáo hóa những con người vị kỉ, thực dụng chính là tư tưởng mà Nguyễn HuyThiệp muốn gửi gắm tới cuộc đời

Người cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp còn là người mang trong mìnhnhững tư tưởng tiến bộ về quan hệ cộng động, về tình thương yêu Họ không chấpnhận cuộc sống đua chen, phồn tạp thị thành Nhân vật thầy giáo Triệu trong thiên

Trang 12

truyện Những bài học nông thôn là một người thành phố, nhưng bao giờ anh cũngnói với mọi người: "Mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ở nông thôn" "Bố mẹ anh ở

Hà Nội, bố anh là bộ trưởng, mẹ anh sinh ra trong một gia đình trí thức tiếng tăm.Anh sống độc thân, đã ở làng này chín năm, anh chẳng bao giờ về thăm gia đìnhmình ở thành phố, nghe nói bố mẹ anh đã "từ" anh, " Anh yêu thương nhữngngười nông thôn, đồng cảm với nỗi cực nhọc mưu sinh của họ Người thầy giáo ấy

đã dứt bỏ thành phố để về sống với những người nông dân, mở mang tri thức, tầmnhìn cho họ, bởi theo anh họ khổ bởi họ còn quá "nhẹ dạ nông nổi" Về với nôngthôn anh tìm được chỗ đứng của mình, anh sống chan hòa giữa họ Những ngườinông dân tin yêu anh, gửi gắm con em họ cho anh dạy dỗ Anh yêu thương nhữngngười nông thôn như máu thịt của mình, bởi thế, để chở che cho họ anh đã khôngtiếc cả mạng sống

Viết về sự cô đơn, Nguyễn Huy Thiệp đã tiếp nối sáng tạo một tư tưởng truyềnthống trong văn học, như chính nhân vật xưng "Tôi" trong Tướng về hưu đã từngnhận thấy: "Đọc Loócca, Uýtxman… tôi cứ mơ hồ thấy những nghệ sĩ trác tuyệt lànhững con người cô đơn khủng khiếp" Cũng vậy, có thể nói đến một con người côđơn, một cấu tứ tự sự về những con người cô đơn trong tác phẩm của Nguyễn HuyThiệp Cái mới lạ, độc đáo của Nguyễn Huy Thiệp chính là ở chỗ anh đã thổi vàonhững hình tượng nghệ thuật của mình dáng dấp con người hiện đại, với nhữngvấn đề của thời hiện đại Chính bởi thế tác phẩm của anh đã được bạn đọc đónnhận và có một vị trí xứng đáng trong văn học Việt Nam hiện đại

* * *

Cấu tứ tự sự của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp còn có thể có những kiểu khácnữa, song với những gì mà chúng tôi đã tìm hiểu cũng có thể nhận thấy rằng việctìm hiểu cấu tứ tự sự của truyện ngắn nói riêng và thể loại tự sự nói chung có thể

mở ra cho người đọc một hướng tiếp cận tư tưởng nghệ thuật của nhà văn, tạonhững cơ sở giúp cho người nghiên cứu đánh giá khá chính xác về giá trị của tácphẩm, đóng góp của một nhà văn đối với nền văn học

Chân dung Nguyễn Huy Thiệp

VIỆT VĂN

Nguyễn Huy Thiệp là một cái tên làm dậy sóng văn đàn Việt Nam- một người mànói như nhà văn Nguyễn Việt Hà nói “chỉ cần viết 3 truyện ngắn đã thành nhàvăn” Ông đã ghi, không đúng hơn là tạc dấu ấn vào văn học đương đại VN với

Trang 13

một series truyện ngắn xuất sắc mà tốn nhiều miệng lưỡi thế gian hơn cả là “Tướng

về hưu”, “Kiếm sắc”, “Vàng lửa”, “Muối của rừng” Hàng trăm bài báo bàn tán vềhiện tượng Nguyễn Huy Thiệp, chửi bới cũng có dĩ nhiên không nhiều bằng cangợi, tung hô

Nhưng dù ở chiều nào, người ta phải thừa nhận Nguyễn Huy Thiệp là một tài năng.Ông đã nhìn lại những biến cố lịch sử của dân tộc Việt theo góc nhìn riêng của nhàvăn là ông bây giờ với cách lý giải riêng Ông đã vẽ lại các nhân vật lịch sử vớinhững chi tiết rất đời, thậm chí rất thô tục trong những truyện tạm gọi là truyện dã

sử - mà tiêu biểu là Quang Trung-Nguyễn Huệ

Truyện của ông hấp dẫn mang màu sắc liêu trai và đầy đủ ma lực của những conchữ, với lối hành văn rất cộc, rất thô “tôi bảo, ông bảo” nhưng khi cần thể hiện khảnăng tả cảnh tả tình, ông chấm phá thật khéo mà bao nhà phê bình đã khen đứt lưỡi

từ “thao thiết” như một sáng tạo ngôn từ độc đáo của Thiệp- mà theo tôi nó cũngvừa phải thôi

Nhưng ấn tượng của tôi lại nằm ở “Không có vua” (mà sau này ông viết thànhkịch) với sự mô tả hiện thực nghiệt ngã với sự hỗn loạn cùng chung sống, cùng tồntại trong một gia đình mà chi tiết “ai đồng ý bố chết giơ tay” làm tôi không thểquên

Văn Thiệp lạnh lùng và lắm khi tàn nhẫn đến ghê người, nó giải phẫu sự xấu xathẳm sâu trong mỗi cá nhân đến từng mi li mét Nó làm nhiều độc giả hoảng kinh:không lẽ trên đời có loại người như thế à! Nhưng thói đời vẫn thế, sự xấu xa độc ácbao giờ cũng ghim dấu ấn vào lòng độc giả mãnh liệt hơn cái tốt, người tốt

Văn là người - không hẳn là chính xác, nhưng chí ít nó cũng phản ánh một góc nào

đó của tác giả- góc nhìn nhân sinh xuất phát từ nguồn gốc dân tộc học, môi trườngsống và nền tảng- sự tích luỹ văn hóa của cá nhân

Dạo đầu, Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện trước đám đông với vẻ nhũn nhẵn, rụt rè(cố tình) thậm chí có thể coi là hơi yếm thế, đến hội thảo Viện văn học ông chỉ nhỏnhẹ: tôi là giáo viên dạy sử Truyện tôi có gì tôi đã nói hết trong đó Các anh chịđọc sẽ thấy, tôi không có gì để mà nói

Nhưng về sau, khi tên tuổi ông đã quá sáng, ông lập ngôn hơi nhiều Gây ồn ào vănđàn bằng series bài phê bình thẳng tay đập chan chát vào mặt người ta, chẳng sợmất lòng ai, với sự yêu ghét rõ ràng Ông động chạm đến những vấn đề nóng, bức

Trang 14

xúc của văn học VN với cái nhìn của một nhà văn giỏi muốn làm nhà phê bình khótính Nhưng ông cũng lại mắc bệnh “yêu ai yêu cả đường đi” mà trường hợp quá cangợi nhà thơ Đồng Đức Bốn là một ví dụ Tuy nhiên tính cực đoan gây khó chịucho nhiều người trong giới của ông cũng là nét hấp dẫn làm nên sức hút của nhàvăn thích phê bình Nguyễn Huy Thiệp.

Trong những chuyến đi nước ngoài, ông hay phát biểu và nhiều khi mang tínhphản kháng một cách không cần thiết và không đúng như hoàn cảnh thuận lợi củaông Có cảm giác khi đó một người khác nhập vào ông, nói hộ ông, hay bởi tinhhoa của Nguyễn Huy Thiệp đã hiện lên trang viết, còn ngoài đời, ông cũng phải lụymột số người trong quy luật trò chơi cuộc đời?

Rồi đến khi ông bắt đầu viết tiểu thuyết với một quan niệm rõ ràng: “tôi đã cókhoảng hơn 50 truyện ngắn, đều "đứng vững" suốt nhiều năm qua Ở một khíacạnh nào đấy, tôi coi truyện ngắn như những tác phẩm "luyện tập" Còn tiểu thuyếtđòi hỏi dụng công hơn rất nhiều”(*)

Cuốn đầu tiên: “Tuổi 20 yêu dấu” là một vụ làm ăn, dù lý do viết rất đời: Đầutháng 12 năm ngoái, tôi đưa thằng con thứ hai ra đảo cai nghiện Hai bố con đượcông giám đốc Công ty Môi trường đô thị Cát Bà cho một căn hộ 6m2 Chật chội,buồn và cô đơn Lại nhìn thằng con ngày ngày vật vã với ma túy, tôi nảy ra ý đồviết một cuốn sách cho thanh niên(*)

Ông tự tin: Đây là cuốn tự truyện của một thanh niên 20 tuổi Do đó, giọng điệu tácphẩm là trẻ trung, tươi tắn Nhịp điệu và tiết tấu cũng nhanh hơn Người TrungQuốc định nghĩa tiểu thuyết là "những chuyện cóp nhặt vỉa hè" Tôi cho rằng ở mộtgóc độ nào đó thì quan niệm này là đúng Tôi đã áp dụng nguyên tắc cóp nhặt vàvụn vặt từ đời nhà Thanh vào 30 chương của cuốn tiểu thuyết dày 300 trang này.Tuổi 20 yêu dấu sẽ không thể rải đầy hoa hồng mà phải sặc mùi ma túy và cave

Nó sẽ là liều vaccine cần thiết cho thanh niên, những kẻ béo bệu bị nhồi nhét bởihàng mớ kiến thức giáo khoa(*)

Nhưng khi “Tuổi 20 yêu dấu” thất bại với độc giả mến yêu ông

Ông lại mềm dẻo trong ngôn từ “Nếu so với các truyện ngắn tôi đã viết thì nó đúnglà một bước lùi Nhưng cuốn tiểu thuyết này lại mở ra một thời kỳ mới của tôi,vậy thì nó là một bước tiến Tôi mong “Tuổi 20 Yêu Dấu” sớm được xuất bản đểlắng nghe dư luận Phải lắng nghe, mới điều chỉnh mình được.(*)

Trang 15

Cuốn tiểu thuyết thứ hai của ông “Tiểu Long Nữ” lấy tứ một vụ án xấu xa của mộtquan chức Nguyễn Huy Thiệp bộc bạch:

Cách đây 3 năm, tôi nhận được đơn đặt hàng viết một cuốn tiểu thuyết, khai thác

sự kiện bê bối đang râm ran trên báo chí Và tôi viết rất nhanh, chỉ trong vòng 15ngày Nói thật, “Tiểu Long Nữ” là tác phẩm viết ra từ một câu chuyện nhảm nhí,nhằm mục đích kiếm tiền và mua vui thôi….Tôi biết, “Tiểu Long Nữ” có thể khiếnnhiều người thất vọng về tôi, nhưng con người ta cũng phải có mặt này mặt nọ,không thể cứ đứng mãi trên đỉnh cao như thế được, mệt mỏi lắm Hơn nữa, khi viếtsách thị trường, không phải ai cũng dễ dàng thành công Trong thời buổi củaInternet, truyền hình, con người có rất ít thời gian dành cho sách vở như hiện nay,tôi thà viết một cuốn sách khiến độc giả phải đọc một mạch từ đầu đến cuối cònhơn là những tác phẩm nặng nề, khiến họ ê a ngày này qua tháng khác.(*)

Và rồi Nguyễn Huy Thiệp lại viết tiếp cuốn thứ ba “Gạ tình lấy điểm” mỏng dính

và cũng xuất phát từ một vụ bê bối có thật của thày giáo với nữ sinh Sự chán nảncủa nhiều độc giả vốn yêu mến ông hóa thành phẫn nộ với một số Báo chí, truyềnthông chê bôi, phê phán ông Nguyễn Huy Thiệp phản bác lại:

- Không nên phân biệt văn chương đích thực và văn chương không đích thực.Không có văn chương nào là không đích thực cả Mỗi một tác phẩm được viết rađều có một giá trị nào đó Vấn đề là anh có biết làm cho nó có giá trị không thôi.Không thể coi cốc sinh tố tại nhà hàng sang trọng là có giá trị còn củ khoai củ sắnbán rong ngoài kia thì không Tất nhiên, giá trị của chúng khác nhau(*)

Tuyên ngôn về nghề viết của ông: Không có lối viết mới nào hết Nhà văn nàocũng vậy, chỉ có một lối viết duy nhất: đơn giản, chính xác, thanh đạm (tiết chếcảm xúc tối đa) Viết văn phải được coi là một quá trình dưỡng tâm, học đạo.Người xưa từng coi việc đọc sách, viết sách nhằm mục đích để cầu đạo, học đạochứ còn ngoài phận sự đó ra (như kiếm tiền hoặc cầu danh lợi) thì rất tiếc sự ấy chỉ

tổ làm hư cho con người "Cả một đời hư", đó là kết luận cho cuộc đời của rất, rấtnhiều người Tôi cũng là một người hư luôn cố gắng tu tỉnh mà thôi…(*)

Cuộc sống ngày càng hình như khắc nghiệt hơn, văn học nên biết cách làm cho nódịu đi nên làm cho nó đẹp hơn và nhân đạo hơn một cách nghệ thuật… Ngày xưaLão Tử nói rằng: "Người thượng sĩ nghe đạo thì cung cúc ân cần mà làm theo,người trung sĩ nghe đạo như nhớ như quên, kẻ hạ sĩ nghe đạo thì cười ầm lên, nếuchẳng cười thì đâu gọi là đạo" Tôi chỉ là một trung sĩ quèn, quên quên nhớ (*)

Trang 16

Các bạn văn của ông cũng nhiều ý kiến khác nhau ồn ào Người cho ông đã hoànthành sứ mệnh của nhà văn Đã lên đỉnh và đang đi xuống Đã có quyền “chơivăn” Người cho không nên dùng văn chương kiếm tiền, mà viết báo thì hợp hơn vìông vốn láu cá.

Nguyễn Huy Thiệp trong bóng tối hẳn mỉm cười Thiên hạ khen chê gì ông cũngmặc kệ Vì một người như ông đã biết phân định mọi thứ rạch ròi thì chủ nghĩamakeno (mặc kệ nó) đã ngấm trong máu ông Viết để kiếm tiền mà kiếm nhiều tiền

là điều bao kẻ thèm muốn Ông đã quá đủ danh vọng rồi, trời không cho ai nhiềuquá

Chỉ có nỗi ngậm ngùi của ông: Nguyễn Huy Thiệp chỉ là một cây bút truyện ngắnchứ khó mà thành một nhà tiểu thuyết Cái thất bại đó hiện hình trong ông khi ônghoàn thành “Tuổi 20 Yêu Dấu”

Tôi tin là thế bởi Nguyễn Huy Thiệp là người biết mình, biết tung hỏa mù dư luậncho vui, để ngó xem thiên hạ cãi nhau về mình chơi

Ông từng nói: Chất lượng tác phẩm phụ thuộc vào chính bản thân nó chứ khôngphải ở các thủ tục rườm rà của tay nhà văn, hoặc thời gian sáng tác ngắn hay dài.Tôi thấy nhiều người trước khi viết phải chay tịnh, ngồi thiền, trai giới Thật là dớdẩn Vả lại, khi tư tưởng chưa chín muồi thì viết cái gì cũng khó, tiểu thuyết haytruyện ngắn cũng vậy (*)

Trong lĩnh vực văn học, có 2 yếu tố tạo nên khoảng cách: năng lực cá nhân và môitrường sống Đây là điều các nhà văn Việt Nam phải vượt qua nếu muốn hội nhậpvới thế giới Thế hệ chúng tôi đã gắng hết sức rồi Giờ phải trông chờ vào thế hệsau Tôi thấy tiếc cho các nhà văn trẻ của chúng ta; lắm khi, người ta không chịudấn thân, không chịu nỗ lực(*)

Mấy năm gần đây, Nguyễn Huy Thiệp đã vào cái tuổi thích có đệ tử, cần một giảngđường

“Sau khi dấn thân vào văn chương, tôi thấy rõ một điều, nhà văn là đối tượng dễ bịhiểu lầm nhất, hiểu lầm từ trong gia đình cho tới ngoài xã hội Thậm chí có nhữngđiều nhà văn viết thì mãi những thế hệ sau người ta mới nhận ra giá trị” (*)

Lời tâm sự đó bộc lộ đầy đủ sự kiêu bạc trong ông- một nhà văn tài năng, nhiềumâu thuẫn, làm độc giả sung sướng, thất vọng và nhớ ông!

Trang 17

(*) Trích dẫn của Nguyễn Huy Thiệp

Đọc lại Vi Thuỳ Linh

Trần Đăng Khoa

Chúng ta vẫn còn nhớ cái khoảnh khắc Vi Thùy Linh xuất hiện vào tháng 10 năm

2000 cùng với tập thơ “Linh” này ở Nhà xuất bản Thanh niên Khi ấy, người khen,khen đến hết lời Kẻ chê cũng chê đến cạn nhẽ Đấy là một dấu hiệu đáng mừng.Bởi cuốn sách đã không bị quên lãng Nó đã có đời sống và số phận của nó Đốivới việc sáng tạo nghệ thuật, sợ nhất là sự im lặng Một tác phẩm ra đời, như hạtcát ném vào vũ trụ, rồi mất hút trong cõi mịt mù giá lạnh, chẳng để lại một tiếngvọng nào

Khi bàn về thơ Vi Thuỳ Linh, có người đã gọi chị là nhà thơ đổi mới Tôi khôngnghĩ thế Bởi nói đến những nhà thơ đổi mới, thì chí ít, họ cũng phải có những cái

cũ để mà đổi thành mới Nhiều thi sĩ thành danh, đã dũng cảm đập vỡ mình ra, rồinhào nặn lại thành một gương mặt khác, với một vẻ đẹp hoàn toàn khác Vi ThuỳLinh đâu phải thế Chị sinh ra đã có gương mặt riêng, tiếng nói riêng Chị không có

nợ nần gì với quá khứ, cũng ít tiếp nhận những giá trị của quá khứ Và trong tâmkhảm, tôi tin Vi Thuỳ Linh cũng chẳng có ý thức quyết làm người tiên phong đổimới thơ ca Đối với chị, hình như đó là một việc rất xa lạ Chị chỉ sống đúng nhưnhững gì mình có Nghĩ theo cách nghĩ của riêng mình Rồi cất lên tiếng nói cũngcủa chính mình Tất cả đều hồn nhiên và giản dị

Nói đến tập thơ "Linh", cũng không ít người cho rằng, thơ chị luôn bị ám ảnh bởiyếu tố sex Và để minh chứng cho luận điểm của mình, người ta cũng thường chỉdẫn ra câu thơ: “Khoả thân trong chăn – Thèm chồng ” Những điều Vi ThuỳLinh khao khát lại hoàn toàn không phải chuyện nhục dục:

Mình ôm lấy Anh ôm mình

Biết sự bình yên của mặt đất

Và như thế, cái mà Vi Thuỳ Linh muốn vươn đến, luôn khát khao, đâu phải chuyệnKhoả thân – Thèm chồng, mà lại là sự bình yên của mặt đất kia

Có thể nói, âm hưởng chính của cả tập thơ này, là sự phấp phỏng không yên củamột trái tim thông minh, nhạy cảm trước một thế giới hỗn mang, luôn quay đảođến chóng mặt

Trang 18

Nơi em ở là phía ngày nắng tắt

Nỗi buồn nhiều như gió

Em ước thả được lên trời như bóng bay

Gió vẫn thổi, buồn phiền không mất nổi

Chỉ còn phía Anh thôi

Em không nhớ đã gặp Anh bao lần, bất kể khi nắng còn hay tắt

Để rồi đêm nay

Em cay đắng quay về khi Anh đẩy em bằng mắt!

Ánh mắt Anh – không – bay - được

Lòng em vỡ

Vỡ vào đêm chỉ thiếu một tháng trăng em tròn 19 tuổi

Sự khắc khoải, cô đơn ấy có khi lại ở ngay trong căn nhà vốn vẫn được coi là tổ ấmcủa chính mình:

Và ngoài kia, cũng vẫn là một thế giới rộng lớn và luôn bất an:

Trái đất- cái cối xay rất cũ

Vòng vòng quay nặng nề mệt mỏi

Nóng dần lên, nước biển

Thức dậy những núi lửa

Những cánh rừng trơ cuống họng

Những người đàn bà teo tóp ôm con, không bật nổi tiếng khóc

Nhiều vàng và kim cương, vẫn đói nghèo

Tôi căm ghét ngày 15 tháng 7 năm 1996, cả loài người kinh ngạc

khi cừu Dolly ra đời

Gã Wilmut người Scotland chẳng có gì phải tự hào vì công trình của mình đến thếKhông ai ngăn cản ý đồ sinh sản vô tính là thành tựu của tiến hoá

Hàng triệu người điên lên theo mãnh lực phần mềm Microsoft

Những tâm hồn đang được mã hoá với nhịp điệu sống lập trình

Ngày đêm, nơron thần kinh căng cứng cập nhật dữ liệu

Con người không ngây thơ, không nhiều ước mơ và mất dần lãng mạn

Màu dollar sắp nhuộm cả da trời

Trang 19

Thơ Vi Thuỳ Linh là thế Ngổn ngang và rậm rạp trong những nghĩ suy trăn trở củangày hôm nay Tôi cũng đã từng nói ở đâu đó rằng, một người khi ngồi vào bàntrang điểm thì dù ít, dù nhiều cũng đã tự thú nhận về sự khiếm khuyết của nhan sắcmình Vi Thuỳ Linh không cần phải trang điểm Cũng như nhiều thi sĩ hiện đại, chịvứt hết mọi son phấn loè loẹt của từng con chữ Chị bỏ vần điệu, thậm chí bỏ kể cảnhạc điệu, là cái tối thiểu cần phải có trong thơ Nghĩa là chị tước hết mọi “trangbị”, đến nỗi dường như không còn gì để nương tựa, bấu víu Phải nói Vi Thuỳ Linh

là người dũng cảm và tự tin Thơ chị có nội lực Chị vịn vào nội lực ấy mà đứngdậy trên hai chân của mình và sáng bằng nước mắt Đọc chị, ta luôn có cảm giácrợn ngợp như đang đứng trước một ngọn núi lửa vừa mới tuôn trào với một sứcmạnh không thể ngăn cản nổi Lẫn trong ngổn ngang đất đá, nham thạch là không

ít những thỏi quặng quý Có thể gọi Vi Thuỳ Linh là thi sĩ của tình yêu Ai cũng cóthể yêu Nhưng yêu được đến như Linh, có lẽ cũng chẳng có đến mấy người:

Hình như tôi cũng đã lớn lên cùng tình yêu dành cho Anh,

từ khi bắt đầu là bào thai con gái trong bụng mẹ

Tôi nghĩ thế, bằng giác quan thứ bảy

Cây thánh giá kết tạo từ linh giác

Tôi đã mang nó

Đi qua thời gian

Đi qua không gian

Phủ phục trước Anh

Hiến dâng trong hạnh phúc tuyệt đích của nô lệ tình yêu

không muốn được giải phóng

Có người nói: "Cái đẹp cứu thế giới" Nhưng với Vi Thuỳ Linh, thì chỉ có tình yêumới cứu được thế giới này:

Khi yêu nhau, chúng mình đã thoát khỏi thế giới hỗn mang này, kiến tạo một thếgiới khác, chỉ có Anh và em, chỉ có Anh và em

Một thế giới hoà hợp và hứng khởi, bởi sự khám phá không ngừng, bắt đầu từ khimình biết vượt qua bức tường rêu kiên cố

Đó là ý nghĩa ngày mai được đón đợi

*

Ở thế kỷ 21, một bé trai hỏi mẹ:

- Mẹ ơi, Trái đất rộng lớn chừng nào?

- Bằng ước mơ của mẹ về con

- Còn Cha của con?

Trang 20

- Người là một Thế giới

Thơ Vi Thuỳ Linh trong sáng và lành mạnh Chị làm ta cảm động vì những ước

mơ rất thành thật ước mơ được làm mẹ Ta hãy nghe chị tâm sự với đứa con vẫncòn ở trong nỗi khát vọng của mình:

Ngày xưa

Khi còn bé

Mẹ chỉ thích chơi trò "em bé"

Mẹ ôm búp bê, cho búp bê "bú tí"

Mẹ đã chờ cha con xuất hiện suốt cả thời thiếu nữ

Mẹ chờ con, hiện thân của tình yêu mẹ với người đàn ông duy nhất ngự trị trái tim

và tâm hồn mẹ

Con, con ơi

Không biết bao lần mẹ đặt tay lên bụng, gọi con

Mẹ khao khát mang con, mặt trời đang phôi thai trong mẹ

Mẹ muốn có thật nhiều mặt trời

Con ơi! con ơi!

Con đang bay ở đâu? Con đang bay ở đâu?

Hãy theo tình yêu của cha, đậu vào lòng mẹ

Nhà thơ Xuân Diệu có lần nói rằng: “Một bài thơ sống được đến 50 năm, đã có thểxem là vĩnh cửu, bởi nó có khả năng thoát được nạn ô xi hoá của thời gian” Tấtnhiên, đó là cách tính của Xuân Diệu ở thời đại của ông Bây giờ, những giá trị giảtàn lụi nhanh lắm Một bài thơ “sống” được 5 năm, đã có thể xem là điều đángmừng, bởi nó đã có dấu hiệu trụ được với thời gian Tập thơ của Vi Thuỳ Linh rađời cách đây đã bảy năm, bây giờ đọc lại, ta vẫn không thấy cũ Nhà văn NguyễnHuy Thiệp rất có lý khi anh xếp Vi Thuỳ Linh là cây bút tiêu biểu nhất, đáng kểnhất trên thi đàn thơ trẻ hiện nay

Tôi cũng rất yêu cái cảnh sắc thần tiên rất đỗi thanh tao này:

Tên Anh thành tượng thanh của tín niệm

Trong cơn mơ chập chờn, em thấy Anh vừa tắm nước sông Hằng tinh khiết, đếnnâng em đi về phía dòng sông ngọc bích hắt sáng đến chân trời nơi đầy hoa ThuỳLinh nở

Ở bên Anh, cả khi Anh không còn đủ sức nâng em trên cánh tay mình, em sẽ Anh

để mái tóc em chảy lấp lánh nếp nhăn trên khuôn mặt Anh, phủ kín tóc bạc củaAnh trong sự run rảy vỗ về của ngón tay mềm ấm

Anh lại ru em những lời linh thiêng

Trang 21

Tới nay, sau khoảng hơn chục năm, dầu đã bớt đi sự ngờ vực, song giới nghiên cứunhìn chung vẫn còn có thái độ dè dặt khi tiếp cận nó Điều này không phải không

có cơ sở Nhiều người lo bị phê là mắc chứng sính dùng thuật ngữ mới để làmsang, để trang trí Có người lại nghĩ ngay: nước mình đang trong quá trình côngnghiệp hoá - hiện đại hoá, nói “hậu hiện đại” làm chi Có người lại cho đây là sựbày đặt khái niệm Kẻ ôi dào, bên Tây thì trào lưu trường phái của họ cứ ồn àoxôm xả, biết đâu mà lần Ai đó cũng có thể quan niệm: viết văn thì lúc nào mà chảrốt ráo tìm tòi, sáng tạo, nhiều giá trị văn học chẳng đã trở thành vĩnh cửu đó sao,

hà tất cứ phải dán nhãn rằng hiện đại hay hậu hiện đại Và, thêm một lý do nữa,giản dị hơn nhiều: nó khó Khó, nhưng giàu tiềm năng, cho nên những người cầmbút VN vẫn có những quan tâm đáng kể, với hy vọng: biết đâu, từ cách tiếp cậnnày mà ta có thể đối thoại được nhiều hơn với văn học đương thời; biết đâu, đây lạichẳng phải là một khuynh hướng có nhiều triển vọng Rồi nữa, ta cứ gọi mãi vănhọc sau 1986 là “văn học đổi mới” liệu đã thoả đáng chưa, trong khi đổi mới là bảnchất của văn nghệ mọi thời? Nền văn học VN từ sau 1986, có hiện tượng nào nêngọi là “hậu hiện đại” không, hay cứ như cũ mà gọi: sự tiếp nối sử thi, phản sử thi,hay tiếp tục hiện đại hoá ?

Tôi cho rằng, việc đặt ra các thuật ngữ này hay khác để khái quát đặc điểm nhữnggiai đoạn phát triển của văn hoá - xã hội hay văn nghệ là một đòi hỏi tất yếu lịch

sử, xin miễn bàn Vậy nên, sau từ “nghệ thuật”, ta luôn luôn có các định ngữ đínhkèm, kiểu: “nguyên thuỷ”, “trung cổ”, “cận đại” Thế thì, việc dùng thuật ngữ

“hiện đại”, rồi “chủ nghĩa hiện đại”, phải chăng lúc đầu không gây chút bỡ ngỡ nàohay sao cho những người thời đó quen với “trung cổ”, “phục hưng”, “cổ điển”,

“khai sáng”? Tôi nghĩ là có Nhưng dùng lâu, mà có lý thì thành quen, rồi nghiễmnhiên được thừa nhận Vậy thuật ngữ “hậu hiện đại”, “chủ nghĩa hậu hiện đại” mà

Trang 22

người phương Tây dùng hơn một thế kỷ nay, rồi phổ biến trong nghiên cứu hànlâm từ những năm sáu mươi của thế kỷ trước hẳn không giản đơn là chuyện nóingược Nó phải có lý do để tồn tại Lý do để tồn tại của nó ở phương Tây, là hiểnnhiên, cũng không bàn Băn khoăn của người nghiên cứu ở ta tôi cho không phảichỗ đó, mà ở chỗ cái gọi là “chủ nghĩa hậu hiện đại” ấy, có ảnh hưởng gì đến takhông, cụ thể hơn, đến văn chương của ta không? Văn học Việt Nam tiếp thu gì ởtrào lưu văn nghệ tiên phong này, hay dị ứng và chối bỏ nó? Ở phương Tây, trêntinh thần chống lại sự áp đặt của cái chính thống, đòi quyền sống cho các phátngôn nhỏ, chấp nhận nhiều cách nhìn, thậm chí bất đồng, “ngộ luận”, việc biến

“hậu hiện đại” thành một thứ “chủ nghĩa” xem ra thật khó khăn Tuy thế, trongnghiên cứu khoa học, tránh sao được việc quy phạm hoá Vậy nên, thay vì thuậtngữ “hậu hiện đại”, người ta vẫn gọi nó là “chủ nghĩa hậu hiện đại” Tôi cho rằng,nếu không có một triết học hậu hiện đại với tư cách một trường phái (hiểu theonghĩa cổ điển) thì vẫn có, cái gọi là văn hoá hậu hiện đại Nghĩa là, vẫn có thái độ,tâm thức, hay là cảm quan hậu hiện đại Hiển nhiên ai cũng biết, ở Việt Nam,không thể có một chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn chương theo ý nghĩa đầy đủ củathuật ngữ này Tuy thế, vẫn có cơ sở để khẳng định: có những dấu ấn, dấu hiệu của

nó Tất nhiên, tôi không ngây thơ cho rằng đương đại là hậu hiện đại, mà chỉ muốnnói, trong cái đương đại, hàm chứa những mầm mống, dấu hiệu của thi pháp hậuhiện đại Lý do thật không khó hiểu Thứ nhất, sự đổi thay trong mô hình xã hội,đời sống văn hoá - lịch sử quy định những kiểu cảm nhận đặc thù của con người vềđời sống Thứ hai, những ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp của văn hoá, văn học nướcngoài, đặc biệt là ở thời đại Internet Thứ ba, sự trương nở của nhiều yếu tố nghệthuật truyền thống, của các thể loại truyền thống - những thứ xưa kia chưa đượckhai thác triệt để hoặc bị xem nhẹ, nay lại trở thành diện mạo chính, thành yếu tínhcủa văn chương Vậy, dấu hiệu nào được coi là “hậu hiện đại” trong văn chương ởta?

Theo tôi, cái “hậu hiện đại” nổi bật nhất trong đây chính là “cảm quan hậu hiệnđại” Thời đại lịch sử - xã hội cụ thể hiển nhiên sẽ làm nảy sinh trong nó nhữngkiểu tâm trạng xã hội tương ứng Vậy, cái gì là “cảm quan hậu hiện đại”? Có thểnói vắn tắt, đó là một kiểu cảm nhận đời sống đặc thù thể hiện trạng thái tinh thầncủa thời đại: nhận thấy sự đổ vỡ của những trật tự đời sống, tính áp đặt của cáichính thống, của các phát ngôn lớn, sự đảo lộn trong các thang bảng giá trị đờisống, sự mất niềm tin, bơ vơ, lạc loài, vong thân, tâm trạng hồ nghi tồn tại và tìnhtrạng bất an của con người Đấy là tinh thần chung nhất Còn sự thể hiện chúngtrong văn chương lại khá đa dạng, phức tạp Có thể lấy một ít ví dụ trong văn xuôi

ở ta gần đây (bởi dung lượng bài báo, xin phép không bàn sang các thể văn khác).Chẳng hạn, ở truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, đó là những câu chuyện về sự vônghĩa của cuộc đời, sự bê tha nhếch nhác của con người, sự bơ vơ lạc loài của cái

Trang 23

đẹp Ở Phạm Thị Hoài, là câu chuyện về một thế giới vô hồn rất ít sự gần gụi mangtính người, về những cuộc chia tay Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương ám ảnh bởi

sự khủng hoảng niềm tin của con người, của nhà văn vào con người và cuộc đời,

sự đổ vỡ của những trật tự đời sống xã hội và gia đình, sự ngắc ngoải ngưng đọngcủa đời sống, sự đánh mất bản ngã, phương hướng, sự băng hoại đạo đức, sự đauđớn bơ vơ, tình trạng bất an của con người Tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà thể hiệncái nhìn về một đời sống hỗn loạn, đổ vỡ Văn chương Tạ Duy Anh là nỗi khắckhoải đi tìm bản ngã, tìm một giá trị thật sự nhân bản trên cái đời sống đổ nát, điêutàn, là sự loay hoay lý giải, hoá giải những nỗi đoạ đầy con người từ tiền kiếp.Nhìn đời sống như những mảnh vỡ, tiểu thuyết Hồ Anh Thái thể hiện tinh tế nhữngnỗi hoang mang về con người

Nhà văn hậu hiện đại, phải chăng đang tuyên dương cho một thứ chủ nghĩa hư vô?Không phải vậy Tôi cho rằng trách nhiệm công dân của họ vẫn rất cao, song họcảm thấy rất rõ “sự bất lực” của mình Văn chương hậu hiện đại hình như còn có

xu hướng khước từ những sứ mệnh cao cả mà lịch sử từng đặt lên vai nó Nhà văn,không dám đứng giữa trận đồ bát quái của cuộc đời để tuyên ngôn nữa Viết, với

họ giờ như một nghiệp chướng, hay chỉ là một cuộc chơi ngôn từ thôi Chưa baogiờ như lúc này, văn chương nói nhiều đến thế về giới hạn của văn chương Nó oằnmình đau đớn Nó mong manh, nhỏ bé Như kiếp hoa dại Nếu thuật ngữ “cảmquan hậu hiện đại” được xác nhận thì tôi gọi đây là biểu hiện của kiểu cảm quanđặc thù ấy Để chuyên chở, thể hiện thái độ hậu hiện đại, phải có những hình thứcnghệ thuật đặc thù Tôi chỉ nói ở phương diện chung nhất: hình thức của cái nhìn –hình thức thế giới quan như một dấu hiệu quan trọng của tư duy hậu hiện đại Đó lànhững chuyển động trong mô hình truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp như mộtnguyên tắc cấu trúc để thể hiện câu chuyện tâm thức thời đại: sự đa dạng và dịchchuyển liên tục của các điểm nhìn nghệ thuật; không có nhân vật trung tâm, lýtưởng; sự vặn gẫy vai nhân vật và vai tính cách trong hình tượng; vô số các hìnhtượng nhại; nhiều kết thúc; có thể “tháo dỡ” được; sự chuyển dịch, pha trộn làmđứt gẫy những giới hạn thể loại truyền thống; một cuộc "chơi" thể loại, kiểu truyệnngắn - tư liệu, truyện ngắn - nhật ký, truyện ngắn - dòng chảy ý thức, truyện ngắn -chân dung Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương luôn luôn có nhiều tuyến chạy ngược

- xuôi theo lối kết cấu song hành xoắn vặn, dung chứa ngồn ngộn những hỗn tạp,khốc liệt, đau đớn của cuộc đời, nhiều khi nó bơ vơ chẳng gặp nhau như kiếpngười chẳng thể gặp nhau; nhiều tuyến truyện, nhiều nhân vật bị cố ý bỏ quên; rồilối kể nhảy cóc; sự sáng tạo các điểm nhìn dị biệt; sự dung hợp nhiều thủ pháp hộihoạ, âm nhạc và điện ảnh; sự làm nhoà cái tinh tuyển và cái bình dân trong ngônngữ tiểu thuyết bởi những thanh âm trong trẻo và cả những tạp âm; sự “vênh lệch”,phi lý trong đối thoại; hiện tượng “dìm” nhân vật trong bể ngôn từ, như nhân vật bịchìm lỉm đi, vô tăm tích giữa cuộc đời Đọc Nguyễn Việt Hà, thấy tác giả hầu như

Trang 24

rất hạn chế việc phân tích nhân vật bằng tài hiểu tâm lý của mình Điểm nhìn vàngôi kể liên tục được dịch chuyển, thay đổi.

Các nhân vật chính ở đây dường như đều có khả năng thế chỗ nhà văn trong việc

kể chuyện Mỗi cá nhân như một “nguyên tử” được đặt ở vô số các giao điểm Nó

tự kể chuyện mình, kể về cái nhìn của mình với người khác Hiện thực là nhữngdiện mạo khác nhau tuỳ vào cách người ta suy cảm về nó Một sự kiện lại có thểđược nhìn từ nhiều phía, với những thời điểm trần thuật không trùng nhau Rồi lốitruyện của nhiều chuyện, văn bản của nhiều văn bản, tính phân mảnh của chủ thể,trần thuật phi trung tâm, cố ý lộ rõ sự can thiệp của tác giả vào câu chuyện, biếntiểu thuyết thành một trò chơi ngôn từ, một sự thăm dò, thử nghiệm của nghệthuật Rồi chất hài hước, nghịch dị và nhại được sử dụng như một nguyên tắc tổchức tác phẩm Nó không chỉ là thủ pháp, mà trở thành hình thức của cái nhìn.Chống lại sự đơn điệu, nhại trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, cái hài, cái nghịch

dị trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái vừa “lột tả” được một phần bản chất có thật củađối tượng, vừa dung hợp được cái bác học của suy tư, cái suồng sã của văn hoábình dân, sức mạnh vô địch của trào tiếu dân gian Và, với lối tự nhại, văn chươngchẳng những là sự hoài nghi về các trật tự đời sống mà còn là sự nghi ngờ chínhnhững khả năng, sứ mệnh mà người ta thường đặt ra cho nó

Đọc Tạ Duy Anh, có thể nhận ra sự khai thác tinh tế đến run rẩy các điểm nhìn, sựchồng xếp các lớp thời gian, sự kiện, sự soi chiếu từ nhiều góc nhìn khác nhau cácmôtíp chủ đề, nhân vật Nhiều người sẽ hỏi: dấu hiệu này, không có trong văn họchiện đại sao? Vậy ai dám quả quyết rằng không thể tìm thấy những dấu vết củanghệ thuật dân gian, trung đại trong văn chương hiện đại? Ai bảo chủ nghĩa lãngmạn không có yếu tố hiện thực? Vẫn đề ở chỗ, trong các biểu hiện ấy, đâu là sựtrú chân, là thủ pháp và đâu là yếu tính của nghệ thuật, là hình thức tư duy của nhàvăn Văn chương hậu hiện đại tuyệt đối không phải sự đoạn tuyệt với truyền thống

“Hậu hiện đại không phải là sự cáo chung của Hiện đại ( ) mà là một quan hệkhác với Hiện đại” (J.F Lyotard) Tôi thấy trong đây nhiều yếu tố của truyền thốngvẫn được làm trương nở trong văn chương hậu hiện đại Ví như, về nguyên tắc tổchức tác phẩm, có nhiều dấu hiệu của kiểu tổ chức đồng dao, đề cao tính phânmảnh của đối tượng, hình thức huyền thoại Những cách tân nghệ thuật như thế,phải chăng đã ít nhiều làm thay đổi cách đọc văn học của công chúng Và cũng từđây, bao ngõ ngách của đời sống được xới lật, bao tầng vỉa tâm thức của con ngườiđược khám phá, nhiều tìm tòi thử nghiệm được chứng thực

Tôi cho rằng, có nhiều hướng cách tân văn học mà “hậu hiện đại” chỉ là một Ở ta,đường hướng này lại không tách bạch Nó vừa là sự tiếp thu văn học nước ngoài,vừa là sự khơi dậy những ngọn nguồn, những “mẫu” có từ truyền thống Thậm chí,

Trang 25

nó đi cùng với quá trình hiện đại hoá hình thức - một quá trình ít nhiều bị đứt mạchbởi giai đoạn “văn học sử thi” Không nên dè dặt với cái mới, với cả cái mới chưahay Tôi cho rằng việc phát triển văn chương theo khuynh hướng hậu hiện đại làmột xu hướng cần được cổ vũ Đấy không phải là sự sao chép, cóp nhặt, lai ghéptuỳ tiện, mà là sự thay đổi của hệ hình tư duy, và trên hết, là đòi hỏi tất yếu của lịch

sử - xã hội và bản thân văn học Có thể gọi được chăng, đây là khuynh hướng pháttriển văn chương theo hướng hoà nhập với tiến trình văn học thế giới, bên cạnh cáckhuynh hướng tìm tòi thử nghiệm khác của nền văn học Việt Nam sau 1986 nhiềumàu vẻ?

Cuốn theo chiều văn Nguyễn Huy Thiệp

1

Mỗi lần đọc Nguyễn Huy Thiệp tôi lại nhớ đến câu văn khép lại Gone with thewind của M.Margaret: Ngày mai là một ngày khác Cách đây hơn hai nghìn nămHeraclic cũng nhấn mạnh sự thay đổi trong nhận thức của chủ thể qua một triết lý:Không ai tắm hai lần trên một dòng sông Cũng phải, văn chương Nguyễn HuyThiệp có khả năng gây ngạc nhiên Ngạc nhiên này kéo theo ngạc nhiên khác Mỗilần đọc lại Nguyễn Huy Thiệp là một lần ta thấy cái khối vuông ru bích ấy chuyểnđộng Gắn với sự chuyển động của nó là những độ mở mới, màu sắc mới và nhữngtrữ lượng ngữ nghĩa nghệ thuật mới được khai lộ Nhưng dường như phía sau "tảngbăng trôi" ấy vẫn còn nhiều bí mật mà không dễ gì nhận biết một cách rạch ròi.Hành trình "Ði tìm Nguyễn Huy Thiệp", vì thế, vẫn còn tiếp tục

Gia tài văn chương Nguyễn Huy Thiệp chủ yếu là truyện ngắn Nhưng điều đángchú ý là mỗi một truyện ngắn của ông lại mang sức nén của một tiểu thuyết trườngthiên Diễn đạt gọn hơn, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp được viết bằng tư duytiểu thuyết Nói điều này không ít người nhếch mép: truyện ngắn là truyện ngắn,tiểu thuyết là tiểu thuyết, làm sao có thể lẫn lộn những điều sơ đẳng ấy! Nhưng sựthật là thế Văn học ta không thiếu gì tiểu thuyết, nhưng lại quá ít tác phẩm mangchiều sâu của một tư duy tiểu thuyết đích thực Phần lớn đó là những truyện kể kéodài Tôi không có ý định chê bai tài năng của các nhà tiểu thuyết (vì trên thực tế đã

có những tiểu thuyết thành công của Vũ Trọng Phụng, Ma Văn Kháng, NguyễnKhắc Trường, Bảo Ninh…) Nhưng nếu làm một phép so sánh thì thế này: nền vănhọc ta có khá nhiều truyện ngắn xuất sắc trong khi thành công về phương diện tiểuthuyết chưa nhiều Nhìn ra ngoài bờ cõi, ta không thấy thẹn lắm khi nói về truyệnngắn nếu không muốn nói là ta có quyền tự hào Văn học ta trước đây nhiều khi

Trang 26

quá nghiêng về khách thể phản ánh mà chưa thực sự chú ý đến sự năng sản của chủthể sáng tạo Bởi thế, khi Nguyễn Huy Thiệp và một số cây bút khác xuất hiện, cáiquán tính văn học viết theo những mô hình định sẵn trước đây dừng lại một cáchthật đột ngột Nguyễn Khải có lần thốt lên khi đọc Nguyễn Huy Thiệp: viết thế nàyhoặc là cỡ thiên tài hoặc là ma quỷ Ma thì chắc là không Thiên tài thì khoan hẵngkhẳng định Lời nhận xét của bậc đàn anh trong văn giới này một mặt khẳng địnhtài năng Nguyễn Huy Thiệp, mặt khác, quan trọng hơn, là lời thú nhận trước mộtthực tế hiển nhiên: cần phải "giã từ vũ khí", giã từ bút pháp quen thuộc của một

"thời lãng mạn" Dĩ nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc phải viết nhưNguyễn Huy Thiệp mà điều cấp thiết hơn nằm ở chỗ: phải viết khác đi so vớinhững gì trước đây đã từng viết Vì viết, xét đến cùng phải là một hình thức làm/ tựlàm mới Khi không có cái mới (và hay) thì văn chương cơ hồ không còn sức sống.2

Nguyễn Huy Thiệp là kẻ dám tạo nên một sân chơi mới và dẫn người đọc bước vàomột thế giới quen ít lạ nhiều Thế giới ấy được xây dựng bởi tiếng gọi của tròchơi(1) Nghĩa là ông hình dung lịch sử theo cách riêng của mình chứ không nhìnlịch sử theo kiểu biên niên, ông cũng không đi theo lối mòn tô hồng khi nói về vĩnhân và bôi đen khi nói về những nhân vật "có vấn đề" Nghĩa là Nguyễn HuyThiệp không thật sự tâm phục khẩu phục trước những giá trị mà cộng đồng vẫnthường thừa nhận như một lẽ hiển nhiên Tất cả các nhân vật của Nguyễn HuyThiệp được đặt trong cùng một tọa độ soi ngắm và được lột tả bằng cái nhìn đadiện Giống như Vũ Trọng Phụng trước đây, Nguyễn Huy Thiệp nhất quán vớiquan niệm văn chương là "sự thật ở đời" Bởi thế, ngay cả vĩ nhân cũng được hìnhdung qua khoảng cách thẩm mĩ mà tiểu thuyết hiện đại vẫn quen dùng: quan hệsuồng sã phi sử thi Thành ra, những cuộc tranh cãi quyết liệt xung quanh các tácphẩm Nguyễn Huy Thiệp, nếu có, cũng là chuyện thường tình Ðơn giản, mô hìnhnghệ thuật do Nguyễn Huy Thiệp xác lập khác xa với những mô hình quen thuộc

đã từng có trước đây Ðiều thú vị là ở chỗ, dù các ý kiến về Nguyễn Huy Thiệp rấtkhác xa nhau, thậm chí trái ngược nhau nhưng cuối cùng lại gặp nhau ở một điểm:thừa nhận văn tài của Nguyễn Huy Thiệp ! Dĩ nhiên Nguyễn Huy Thiệp khôngphải là người duy nhất đổi mới phương thức trần thuật Trước ông đã có NguyễnMinh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng… tích cực mở đường Nhưng phải đếnNguyễn Huy Thiệp thì sự khai phóng về tư tưởng nghệ thuật mới được thể hiệnmột cách đậm nét Tất cả được Nguyễn Huy Thiệp kiến tạo qua một trò chơi đầytính bất ngờ Giống như người nghệ sĩ ba lê tài năng, Nguyễn Huy Thiệp trình diễnmột thế giới đa sắc trên đầu những đầu mũi ngón chân Những ngón chân ấy bámtrụ vào hiện thực một cách tinh diệu, xoay chuyển một cách nhịp nhàng với nhữngvòng quay, những điệu vũ ngôn từ Muốn viết được những trang văn ám ảnh, nhà

Trang 27

văn không chỉ trông chờ vào ngẫu hứng, anh ta còn phải biết tổ chức một cáchcông phu để cái thế giới nghệ thuật ấy thể hiện một cách chính xác và thuyết phụcnhất tư tưởng của anh ta về đời sống, về thế thái nhân tình Trong quá trình ấy, việclựa chọn giọng điệu cho tác phẩm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng Bởi giọng điệumang chứa thái độ của nhà văn về đời sống, thể hiện cái nhìn độc đáo của nhà vănkhi khám phá hiện thực Còn nhớ khi viết Sự tích ngày đẹp trời Hòa Vang cũngtừng gây bất ngờ khi nhìn đối tượng bằng cách lật ngược những thông lệ: biệnminh cho kẻ thất thế trong cuộc đấu tranh giành người đẹp Nhà văn giải mã huyềnthoại Sơn Tinh, Thủy Tinh theo một lôgic khác với những gì mọi người thườnghình dung Vượt qua cách hiểu đắp đê chống lụt là lớp nghĩa cơ bản của truyềnthuyết này, Hòa Vang đã nhìn chuyện tình tay ba này theo cái nhìn nhân bản Ông

đã mở ra những hàm lượng nghĩa mới trên nền tảng những "siêu mẫu" trong vănhọc quá khứ Mối tình dành cho Mỵ Nương của Sơn Tinh chắc gì đã sâu nặng hơn

so với Thủy Tinh Nếu Hòa Vang và một số nhà văn khác thi thoảng đi chệch khỏiquỹ đạo quy phạm thì Nguyễn Huy Thiệp là người đã thoát hẳn kiểu tư duy quyphạm ấy Là một trong những cây bút nhạy cảm nhất của thời đại mình, NguyễnHuy Thiệp luôn luôn lật ngược vấn đề, thoát ra ngoài những chuẩn mực thôngthường và xác định các giá trị nhân thế bằng những tưởng tượng phong phú kendày các huyền thoại, các biểu tượng, các yếu tố dân gian Tất cả được nhào nặn, táitạo một cách hợp lý bằng tư duy tiểu thuyết Công việc của Nguyễn Huy Thiệp làm

ta nhớ đến ám ảnh của M Kundera khi cây tiểu thuyết trứ danh này khẳng địnhông đặc biệt nhạy cảm với tiếng gọi của trò chơi Bản chất của trò chơi nghệ thuật

là tạo nên một mô hình đời sống bằng trí tưởng tượng phong phú trên cơ sở nhữngđiều trông thấy… Mỗi một nhà văn đích thực bao giờ cũng đồng thời là một nhà tưtưởng, tác phẩm của anh ta phải đạt tới một tầm cao tư tưởng nào đó Nhưng đókhông phải là tư tưởng bằng tư duy luận lý mà bằng sức mạnh của ngôn từ Ngôn

từ không chỉ được hình dung như vật liệu tải chở nội dung mà bản thân nó có thểlàm nẩy sinh tư tưởng Chính vì tạo nên một thế giới mang đặc điểm trò chơi nênthế giới nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp không tựa vào cốt truyện kiểu có đầu cócuối như văn học truyền thống mà mang vẻ mặt hỗn độn hơn nhiều Thế giới ấy có

cả "vua gà vua vịt", đầy bát nháo vì "không có vua", có sự giả trá, nhập nhèm: "Cáitay Bường này, tôi biết, khi hắn lý giải về sự sống nói chung, bao giờ hắn cũngminh triết, bao giờ hắn cũng cố gắng để giữ cốt cách thanh cao về mặt nhân cách.Thế nhưng đời thực của hắn thì như cứt chó Không sao ngửi được" Các sợi dâythiết chế, các mối quan hệ xã hội, các tôn ty được xây dựng ngàn năm bỗng chốc

"mất dấu" Không xây dựng nhân vật theo lối phân tuyến địch - ta, đen - trắng, xấu

- tốt… mà đặt nhân vật trong nhiều quan hệ khác nhau, Nguyễn Huy Thiệp vừa nóilên được con người xã hội vừa nói được con người nhân tính Ban ngày quan lớnnhư thần - Ban đêm quan lớn tần mần như ma Chính vì sân khấu văn học NguyễnHuy Thiệp dựng lên theo một nguyên tắc khác lạ nên đã làm rối lòng không ít

Trang 28

những cách đọc đơn giản chỉ chực tìm cách đối chiếu xem văn học có giống cuộcđời hay không Hiện thực trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là thứ hiện thực tựcảm thấy Vì được dựng lên theo nguyên tắc trò chơi và cấu tạo thế giới theonguyên tắc tự cảm thấy nên các chi tiết truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có sự xencài giữa cái thực và cái ảo, giữa cái hữu lý và cái phi lý, giữa cái tất nhiên và cáingẫu nhiên Tiểu thuyết của ta thường có xu hướng nghiêng về phần sáng lý tính

mà ít khi để ý đến những giấc mơ, chú ý đến cái nhìn thấy mà ít khi xây dựng tácphẩm trên cơ sở tự cảm thấy của nhà văn Bởi thế, đọc văn Nguyễn Huy Thiệp aicũng thấy mình cứ như bị "ma ám", thấy hay nhưng chẳng biết thế nào mà lần Khikhông lần được nhà văn định nói gì người ta bèn hô hoán nhà văn đang "xuyên tạclịch sử", "hạ bệ thần tượng", khẳng định nhà văn có tài nhưng lại thiếu mất chữtâm… Cứ thế, tranh cãi văn chương dần trở thành chiến trường để khẳng định lậptrường chính trị của nhiều nhà phê bình Nhưng cái thú vị cũng nhân đó mà bộc lộ:

có sự vênh lệch giữa các cách đọc, sự khác biệt giữa việc nhìn tác phẩm như mộtsản phẩm nghệ thuật ngôn từ và như một công cụ tải chở các quan niệm đạo đứcluân lý thuần túy Ðiều này đã được Hoàng Ngọc Hiến linh cảm: "Tôi không chúcbạn thuận buồm xuôi gió" Khi khảo sát truyện ngắn Nguyễn Thị Lộ Ðặng AnhÐào đã đưa ra một nhận xét thú vị: Nguyễn Huy Thiệp đã tạo nên một thứ lịch sửgiả Nhận xét này của Ðặng Anh Ðào đáng chú ý bởi hai lẽ: a- Nguyễn Huy Thiệpđang sáng tác chứ không định viết sử, không thuyết giáo những bài học luân lý;các yếu tố lịch sử xuất hiện trong tác phẩm chỉ là một phần của một cấu trúc hoànchỉnh ; b- Dựng lên một lịch sử giả cũng có nghĩa là đi theo tiếng gọi của trò chơi.Xin đừng nghĩ hai chữ "trò chơi" là một cách nói hạ thấp văn học Nó là một hìnhthức lạ hóa nhằm tổ chức một thế giới nghệ thuật in đậm dấu ấn chủ thể sáng tạo

mà những cây bút non tay không bao giờ vươn tới được Vấn đề là xuyên qua cáithế giới mang tính trò chơi ấy, nhà văn định tái hiện một mô hình đời sống bằngcách nào Nguyễn Huy Thiệp có cách của ông:

"Sau khi viết xong chuyện Cún, tôi mang đến đọc cho nhà nghiên cứu văn học,giáo sư tiến sĩ X nghe Mặt anh tái đi theo diến biến câu chuyện

- Không phải thế!- X giằng lấy tập bản thảo ở trên tay tôi - Cậu viết những điềubịa đặt! Cần phải tôn trọng hiện thực Hiện thực khác lắm! Cậu biết cha tôi thế nàokhông?" Gạt sang một bên cái gọi là tính ám chỉ mà nhiều người đã nói, tôi chú ýđến mặt khác của vấn đề Nhân vật "tôi" không quan tâm đến chuyện phản ánhhiện thực theo cách vẽ truyền thần Cuộc sống ngoài đời của Cún chỉ là một gợi ý

để nhà văn dựng lên một số phận trong mối quan hệ với hàng loạt số phận khác

Mà khi đã dựng, nhà văn phải hư cấu, phải bịa nhằm kiến tạo một trò chơi để nhânvật tự bộc lộ Dĩ nhiên, cái gọi là bịa ấy không hề đồng nghĩa với những hành động

vu vơ mà bao giờ cũng hàm chứa một quan niệm nào đó của chủ thể về thế giới

Trang 29

Nguyễn Huy Thiệp là người rất sâu khi miêu tả sự bát nháo của trạng thái "không

có vua - một trạng thái hỗn loạn, các giá trị bị đảo lộn đến bi hài.Và nếu hiểu nhưthế thì "tướng về hưu" cũng là một biến thể , một dạng tồn tại khác của "không cóvua mà thôi" !

Ðọc Nguyễn Huy Thiệp ta thấy ông là người khá ưa triết lý Các triết lý trong vănNguyễn Huy Thiệp thường được bộc lộ qua giọng điệu tưng tửng, cứ như không:

"Lẽ đời là thế" ( Trương Chi) Sức hấp dẫn của các triết lý này là nhà văn khôngkhẳng định, không coi đó là những kết luận cuối cùng Cách viết này hối thúcngười đọc bước vào cuộc đối thoại với nhà văn qua trang viết "Tôi bảo: "Chỉ cónỗi buồn là vĩnh cửu" Cô Phượng bảo: "Có thể… nhưng anh đừng khẳng định…"(Con gái thủy thần) Tôi muốn lưu ý đến một cảm hứng triết lý khá đậm trong tácphẩm Nguyễn Huy Thiệp Ðó là triết lý về văn chương và người nghệ sĩ Trướcđây, Nam Cao cũng là nhà văn hay trăn trở về thiên chức của nhà văn: "Vănchương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưacho Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi nhữngnguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có" (Ðời thừa) Với Nguyễn HuyThiệp, cái nhìn của ông về văn chương khá "phức tạp" Khi thì "Văn chương là thứ

bỉ ổi bậc nhất" (Chút thoáng Xuân Hương), khi thì "tôi thấy văn chương từa tựa lẽphải", khi thì "văn chương có nhiều thứ lắm Có thứ văn chương hành nghề kiếmsống Có thứ văn chương sửa mình Có thứ văn chương trốn đời, trốn việc Lại cóthứ văn chương làm loạn" (Giọt máu) Không phải Nguyễn Huy Thiệp cực đoan,nông nổi hay nhẫn tâm Ông thừa sức viết nên những tuyên ngôn nghệ thuật chừngmực và "chuẩn mực" về cả ngữ pháp lẫn ý tưởng Chỉ có điều, những tuyên bố nhưvậy rất dễ rơi vào nhàm nhạt "biết rồi, khổ lắm, nói mãi"… Nguyễn Huy Thiệp đãlàm "nhòe" những lời tuyên bố về văn chương và sứ mệnh của nó Một lần nữa,ông biết đánh lạc hướng người đọc bằng "ngón chơi" tưởng như hớ hênh nhưngthực ra rất kỹ lưỡng của mình Khi mà nhà văn thường xuyên suy tư về đời sống,

về sống chết, vinh nhục, ngay thẳng đểu giả… thì trái tim anh ta làm sao có thể làmột trái tim thờ ơ ? Ðúng là Nguyễn Huy Thiệp có lối viết riết róng về cái ác.Nhưng tự trong thẳm sâu ông hy vọng vì ông biết tuyệt vọng: "Ðến bao giờ, hỏiđến bao giờ, mặt đất này xuất hiện tiến bộ" (Vàng lửa) Rõ ràng Nguyễn HuyThiệp đã tạo ra một mê trận ngôn từ và đánh lừa những ai nhăm nhăm quan tâmđến các sự kiện bề nổi trong khi chiều sâu các tác phẩm của ông nằm ở những suy

tư không ngừng về các vấn đề nóng bỏng qua các tình huống thật mà như đùa, phi

lý nhưng té ra lại là hữu lý Những suy tư và triết lý ấy thường được đặt vào phátngôn của nhân vật, diễn ra trong các đối thoại nên không gò ép, không bị sượng.Nhiều người cho rằng Nguyễn Huy Thiệp có những quan niệm cực đoan Tôi cũngnhận thấy thế Nhưng tôi không coi đấy là một nhược điểm, mà hình dung nó nhưmột ứng xử nghệ thuật Chỉ cực đoan một cách có ý thức (khác với vô chính phủ)

Trang 30

thì mới tạo nên độ sắc của chi tiết và ý tưởng Người đọc có nhiệm vụ điều chỉnhlấy nó, còn tác giả thì không định biến ngôn ngữ của mình thành những hòn bi tròn

vo nhưng không hề có cá tính! Cũng bởi thế, các tình trạng phân thân, ma mị, chậpchờn nửa tỉnh nửa mê được dùng rất linh hoạt: "Mây đưa tay cởi cúc áo ngực củatôi Trong bóng tối mờ mờ, Mây quay người lại, tôi thấy tấm lưng trần quẫy ởtrước mặt, ánh sáng trắng ở bên ngoài chiếu vào trông thật kinh dị nhưng đẹp lắm.Tôi chợt nhớ đến mẹ Cả, đến con gái thủy thần Lòng tôi nhói lên cảm giác xót xa"(Con gái thủy thần) Những hình thức đảo mạch chảy của chuyện trên cơ sở tạonên các phiến đoạn có sự hòa trộn hư hư thực thực như đã nói khiến cho hệ thốnglời văn của Nguyễn Huy Thiệp cùng lúc vang lên nhiều giọng điệu khác nhau Ðây

là một phương diện rất quan trọng tạo nên tính đa thanh trong tác phẩm của ông.3

Từ quan niệm nhìn thẳng vào sự thật, "căm thù sâu sắc những kết thúc truyềnthống" (Trương Chi), "thích những gì ào ạt của cuộc sống trần tục" (Chút thoángXuân Hương), Nguyễn Huy Thiệp không ngại lột mặt nạ các quan hệ đời sống , nói

về cái xấu và cái ác bằng một giọng văn thật thản nhiên Lối văn đạm này khiếncho hiện thực được tái hiện khách quan hơn, nó không bị nhòe nhoẹt bởi nhữnggiọt nước mắt thương cảm rơi xuống dòng chữ một cách dễ dãi Ðó là một cáchviết đòi hỏi bản lĩnh của nhà văn Văn học ta thường nghiêng về màu tình nghĩa, ítkhi bóc trần cái màu bùn đất trong quan hệ con người với con người, con người vớithiên nhiên Với cái nhìn không kiêng dè, không ngần ngại các húy kỵ, NguyễnHuy Thiệp nhìn thấy hàng loạt nghịch lý: một ông tướng oai dũng trên chiếntrường nhưng lại bất lực trong đời thường, một gã mang tiếng có học nhưng lại là

kẻ thực dụng nhất trong những kẻ thực dụng: "Ai đồng ý bố chết giơ tay", một kẻ

"Cậu có dáng dấp của một thằng trai điếm Phụ nữ mê cậu Trong phim có cảnhChiêu Hổ bóp vú các cô thôn nữ, cậu vào vai ấy tuyệt vời"… Cái "hiện thực hạđẳng" được nhà văn miêu tả một cách riết róng, giọng điệu tàn nhẫn, lạnh lùng.Nhìn vào cấu trúc đối thoại Nguyễn Huy Thiệp ta thấy ông ít khi kéo dài cáctrường đoạn tâm lý theo lối phân tích kể lể Ông chú ý đến tính đối thoại "mộttrạm", tước bỏ màu sắc cảm xúc trong đối thoại, buộc các lời thoại ấy soi vào nhau,bộc lộ nhau: "Cha tôi bảo: "Anh nhu nhược Duyên do là anh đếch sống được mộtmình" Tôi bảo: "Không phải, cuộc đời nhiều trò đùa lắm" Cha tôi bảo "Anh cho

là trò đùa à?" Tôi bảo: "Không phải trò đùa, nhưng cũng không phải là nghiêmtrọng".Cha tôi bảo: "Sao cứ như lạc loài?" (Tướng về hưu) Một đoạn khác: "Hai

bố con Lâm đi cày về Bố Lâm hỏi: "Trưa rồi, mấy bà cháu chưa nấu cơm à?" CáiKhanh trong bếp bảo: "Con đang nấu" Bố Lâm lên nhà, ông rót nước ra bát mờitôi Ông bảo: "Không đi đâu à? Cứ nghe bà lão nhà tôi chuyện trò rồi cậu phát điên

có ngày" Bà Lâm bảo: "Phải Tôi ngu ngốc" Bố Lâm bảo: "Không ngu nhưng ác"

Trang 31

Bà Lâm bảo: "ác tâm mới sợ chứ ác khẩu có gì mà sợ" Bố Lâm bảo: "Trẻ nhỏ nhưgiếng nước trong, bà cứ thả toàn những ba ba với thuồng luồng vào, kinh cảngười" Bà Lâm nói dỗi: "Thôi con ạ, mẹ mười đốt thì tám đốt là quỷ, đốt rưỡi là

ma, có nửa đốt là người Nghe được tí nào thì nghe, không cứ bỏ ngoài tai" (Nhữngbài học nông thôn)

Nhịp điệu của lời đối thoại gọn, nhanh, không cần bất cứ sự che chắn, trợ giúpngoài ngôn ngữ nào Lời dẫn truyện cũng bị gọt tỉa đến mức tối đa Ðiều đó tạonên hiệu quả thẩm mĩ tích cực: Nguyễn Huy Thiệp như đưa người đọc đứng trước/tham gia cuộc đối thoại như người trong cuộc Chân tướng của các cá nhân đượcphơi bày nhờ ngôn ngữ tự cọ xát và tự phê phán lẫn nhau Một trong những đặcđiểm của tư duy nghệ thuật hiện đại là tính chất tự phê phán của bản thân ngônngữ Nguyễn Huy Thiệp đã phát huy hiệu quả của thủ pháp này qua các màn đốithoại khá dày đặc Ngôn ngữ đối thoại tự nhiên đến mức như được xắn lên từ mộtcuộc đối thoại đâu đó ngoài đời Theo đó, nhà văn lột mặt nạ tính cách nhân vật,các quan hệ tôn ty nhiễu loạn trong hiện thực nhiều khi thật quái dị: "Thằng békhông thích chú Hảo Chú Hảo râu xồm Chú nói:

Ðoạn đối thoại cho thấy màu sắc phong cách ngôn ngữ nhà văn Nó không óng ả,

êm mượt mà thô ráp, góc cạnh như đời sống thực ngoài đời Ðây là thứ ngôn ngữ

Trang 32

Những nhà văn tài năng là những người dám sử dụng cái tục không phải như mộthình thức kích thích tính tò mò của loại thị hiếu thấp kém mà muốn thông qua nó

để chỉ ra trạng thái đời sống diễn ra tự nhiên như nó vốn có Cách thức tiếp cận đốitượng là sự sự tiếp cận theo lối suồng sã , là ý thức triệt tiêu khoảng cách giữa chủthể kể và đối tượng, là sự bình đẳng giữa tác giả hàm ẩn và các nhân vật có mặttrong thế giới nghệ thuật ấy Nhà văn không nhìn đối tượng bằng cái nhìn "biếttrước" , các giá trị được nói đến trong tác phẩm không bị quy định bởi các sợi dâyhình thức tôn ty mà cộng đồng vốn đã thừa nhận từ bao đời Nói đơn giản hơn, vớiNguyễn Huy Thiệp, tác phẩm là một kiểu thông báo: Tôi nhìn cuộc sống bằng cáinhìn của riêng tôi! Chính tại đây khuôn mặt đích thực của đời sống hiện lên mộtcách sắc nét nhất Ðây là điểm gặp gỡ giữa Nguyễn Huy Thiệp với Vũ TrọngPhụng Có lẽ, Vũ Trọng Phụng là người có ảnh hưởng không nhỏ đến Nguyễn HuyThiệp dù nhà văn này có ý thức rõ rệt "Bài học tiếng Việt" qua tay họ Vũ haykhông Chất đời thấm vào ngôn ngữ và khoảng cách tiếp cận suồng sã trong tácphẩm Vũ Trọng Phụng cũng như trong văn Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần tạonên màu sắc giễu nhại trong giọng điệụ của nhà văn Những yếu tố nghịch dị vàgiọng điệu giễu nhại một mặt giúp ta nhận thấy bản chất thật của đời sống (đây làphần thường bị che khuất bởi thứ ngôn ngữ trang nhã và giọng điệu du dương),mặt khác, tạo nên một không gian dân chủ về phương diện tinh thần Nó lột bỏ cácnghi lễ, quy phạm, các trật tự tôn ti để làm nổi bật chân dung đích thực của đốitượng Chẳng hạn khi kể cảnh đi xem tuồng Tần Hương Liên xử án ở quê, chuyệnngoài sân khấu mới là chuyện cho thấy Ðời thế mà vui "Chị Hiên ngừng một látrồi bật cười: "Có mấy tay thanh niên ở bên Duệ Ðông đứng sau chúng tôi Một tay

dí chim vào đít cái Lược Cái Lược bảo: "Làm gì thế?" Tay này cũng dơ, thảnnhiên: "Làm chủ nhiệm hợp tác" Cái Lược mắng: "Thôi đi chứ" Tay này lại bảo:

"Nhân dân tín nhiệm thì tôi còn làm" Xung quanh cười ồ Cái Lược chạy ra ngoài,đằng sau quần ướt đẫm ả sợ quá, chỉ sợ chửa thì chết, thế là về nhà vứt ngay cáiquần xuống ao Tần Hương Liên với Trần Sĩ Mỹ"( Những bài học nông thôn) Thì

ra, đằng sau cái vẻ trang nghiêm mà bằng chứng là nhan nhản các giấy chứng nhận

"gia đình văn hóa" do xã phường cấp có cả chuyện "gà ,vịt" Như thể đó là mộtphần tất yếu để hoàn thiện chân dung con người trần tục, một phương diện khôngthể thiếu trong đời sống Cái hóm của Nguyễn Huy Thiệp là sử dụng ngôn ngữquan phương để diễn tả hiện thực hạ đẳng nhằm tạo màu sắc hài hước trong tácphẩm Mới thấy Hồ Xuân Hương xưa có lý biết bao khi vịnh tranh tố nữ: "Tráchngười thợ vẽ khéo vô tình"

Nhưng, tái hiện một cách tàn nhẫn hiện thực bằng cái nhìn cực thực không cónghĩa là nhà văn thích thú với những giá trị thấp kém Vén cái hiện thực bề bộn,tưởng như nhiễu loạn ấy ta sẽ gặp một cái nhìn nghiêm túc của nhà văn về đờisống Ngẫm ra, Nguyễn Huy Thiệp là người hay trăn trở về văn chương và ý nghĩa

Trang 33

của nó Các bình luận ngoại đề được giấu rất khéo qua những câu nói tưởng nhưlửng lơ Nguyễn Huy Thiệp có cách kể rất riêng phù hợp với cái trò chơi ông đãdựng lên Chủ thể kể rất linh hoạt Khi thì quyền kể chuyện được trao cho nhânvật, khi là một ai đó đứng ra chứng kiến và bản thân kẻ đó cũng chưa biết câuchuyện sẽ trôi về hướng nào Chính vì thế, sự tàn nhẫn, ngu muội, độc ác, đểu giảhiện lên trong tác phẩm rất thực Cái ác không tồn tại đâu xa, nó nằm ngay trongmột con người Con người vừa ý thức được sự nhếch nhác của mình vừa mụ mịtrong cái cõi vô hình ấy Những kẻ hiểu được tình thế thì lại thấy mình là kẻ lạcloài giữa đồng loại Viết về cái xấu xa, tàn ác một cách sắc sảo và nhạy bén,Nguyễn Huy Thiệp chứng tỏ anh biết tin vào con người vì một khi biết nhìn thẳng

và kinh sợ cái ác, người ta sẽ biết vượt lên để giữ lấy thiên lương: "Nghĩa tìnhchuộc lại nghĩa tình Vô sự với tạo hóa, trung thực đến tận đáy, dù sông giữa bùn,chẳng sợ không xứng là người" (Những người thợ xẻ) Cũng cần phải nói thêmrằng, không phải lúc nào Nguyễn Huy Thiệp cũng "đều tay" Nhiều truyện tính ámchỉ quá rõ, và một khi quá nghiêng về điều đó, giá trị nghệ thuật của tác phẩm tất

sẽ hao giảm Nói thế để thấy rằng, để có được một thế giới nghệ thuật riêng không

hề là một việc làm đơn giản đối với bất kỳ cây bút nào

Tạo nên những lịch sử giả, khi thì hướng về đời sống thị thành qua các "huyềnthoại phố phường", khi thì tìm về "đồng quê" để tìm hiểu các bài học nhưng đúng

ra, Nguyễn Huy Thiệp đang nói đến thì hiện tại, đến hôm nay Ngay cả khi trở lạicác truyền thuyết xa xưa, nhà văn vẫn đang nói về thời mình, triết lý về thời mình,

từ đó mở rộng đến những giá trị vĩnh hằng bằng cái nhìn không né tránh hiện thực

dù đó là thứ hiện thực cay đắng nhất Quan sát đoạn đối thoại sau trong Con gáithủy thần sẽ thấy: "Cô Phượng bảo: "Anh là dân làm thuê , là dân da đen Phảikhông nào?" Tôi bảo: "Phải" Cô Phượng bảo: "Như thế là anh không có gì cả.Anh là kẻ yếu" Tôi bảo: Xin cô dừng sỉ nhục tôi Cô Phượng bảo: "Tôi không sỉnhục anh Tôi chỉ nói ra sự thật Anh không có của cải, không có sở hữu cá nhân,anh không có quyền sĩ diện, không nên tự ái, không nên phản kháng" Tôi chỉ nói

ra sự thật cũng chính là nguyên tắc cơ bản trong cái nhìn Nguyễn Huy Thiệp.Nhưng ngòi bút Nguyễn Huy Thiệp không chỉ vạch ra hiện thực bằng cái nhìn cựcthực, nhiều khi thực đến "ghê tởm" mà còn chảy theo một cảm hứng khác, mộttiếng gọi khác: Tiếng gọi của giấc mơ Ðây chính là mảnh đất để cái ảo xuất hiện.Nhiều truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp sẽ mất đi vẻ đẹp nếu không có cái ảo, nếuthiếu đi các biểu tượng văn hóa được tổ chức công phu Nhân lõi của tiếng gọi này,theo ý tôi là cảm hứng Thương cả cho đời bạc Không phải ngẫu nhiên mà nhân vậtđẹp nhất trong Không có vua đã nói trong nước mắt: "Sinh bảo: Khổ lắm Nhụclắm Vừa đau đớn vừa chua xót Nhưng thương lắm" Mạch trữ tình trong truyệnngắn Nguyễn Huy Thiệp được cất lên từ chữ thương Những ai nghi ngờ chữ tâmcủa nhà văn thiết nghĩ đã bỏ qua cái mạch ngầm này Người ta thường nói truyện

Trang 34

ngắn nhiều chất thơ hơn tiểu thuyết Ðiều đó không hẳn đã đúng Vấn đề làNguyễn Huy Thiệp đã xử lý một cách hết sức hiệu quả hai cực đối lập: sự sắc lạnhtỉnh táo trong cái nhìn về hiện thực và chiều sâu trữ tình trong tác phẩm Màu sắctrữ tình này hiện lên rất rõ qua việc sử dụng rất nhiều thơ Nhìn từ phương diện cấutrúc, sự xuất hiện của những đoạn thơ vừa giúp cho mạch chuyện lưu chuyểnkhoáng đạt vừa khiến cho những suy tư về đời sống không bị lộ: "Ta là TrươngChi - Ta hát cho tình yêu - Tình yêu không xúc phạm được - Bởi nó kiêu hãnh vàtinh tế" ( Trương Chi) Chất thơ còn hiển thị qua các tựa đề truyện: Sang sông,Thương nhớ đồng quê, Mưa Nhã Nam, Chút thoáng Xuân Hương, Truyện tình kểtrong đêm mưa, Hạc vừa bay vừa kêu vừa thảng thốt… Trong truyện ngắn NguyễnHuy Thiệp, những bức tranh thiên nhiên thường rất đẹp và cũng rất thơ Dườngnhư với ông, cái nhân tạo thường hàm chứa nguy cơ giả dối, trong khi đó cái đẹp

tự nhiên thật rộng lớn vĩnh hằng Nhưng điều đó không có nghĩa là Nguyễn HuyThiệp nhượng bộ trước chất thơ, chất cảm xúc vốn đầy ắp trong truyền thống tự sựnước nhà Ông là người khá cao tay khi để cho nguồn mạch trữ tình rịn trên nhữngthớ đá trần tục của đời, tạo nên một thứ hương riêng, phảng phất nhưng không thểthiếu Nhờ được neo giữ bởi yếu tố này ở chiều sâu mà văn ông không nghiêng vềtục Văn Nguyễn Huy Thiệp mê hoặc người khác, và các cây bút khác khó lòng bắtchước ông bởi khả năng tạo nên sự cheo leo chênh vênh giữa các cực đối lập, giữacác mã ngôn ngữ khác nhau, giữa tính trò chơi và những ý tưởng sâu xa khi suy tư

về đời sống

4

Những sự hỗn độn, khó lòng dự báo trước trong thế giới nghệ thuật Nguyễn HuyThiệp tất dẫn đến tính mơ hồ đa nghĩa trong tác phẩm của ông Người đọc cóquyền hiểu theo cách của mình, thưởng thức tác phẩm theo gu và vốn văn hóa củamình Không ai có đủ tự tin tuyên bố là đã hiểu hết Nguyễn Huy Thiệp Bản thânNguyễn Huy Thiệp, nếu ai đó hỏi ông tại sao ông viết như thế thì ông sẽ trả lời khárành rọt về động cơ, ý định, về cách tổ chức kết cấu, tổ chức giọng điệu cho từngtác phẩm Chẳng gì thì nó cũng là con mình…Nhưng thực ra dù tự tin bao nhiêu thìgiờ đây chính Nguyễn Huy Thiệp cũng khó lòng kiểm soát được một thực tế: liệunhững đứa con tinh thần kia đã khác với dự định ban đầu của ông như thế nào Ðơngiản, Nguyễn Huy Thiệp giờ đã trở thành độc giả của chính mình Cũng tựa nhưNguyễn Du sống lại hẳn ông sẽ ngạc nhiên tại sao con cháu đã gắn cho TruyệnKiều những tầng nghĩa mới mà trước đó ông đâu có mường tượng đến Tiếng gọithời gian trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp cùng với những mê trận ngôn từ doông tạo nên khiến người đọc đứng trước một câu hỏi: nhà văn định nói gì qua trangviết của mình Nhà văn không trả lời thay cho người đọc Tìm hiểu nó, định giá nó

là chuyện của họ

Trang 35

Nhiều người nhận xét, Nguyễn Huy Thiệp "giỏi võ Tàu" Ðiều này dễ nhận thấynhất ở việc ông am hiểu và đưa vào rất nhiều sử nhằm tạo nên không gian huyềnthoại (Phẩm tiết, Kiếm Sắc, Nguyễn Thị Lộ…) Ông cũng vận dụng rất khéo cácyếu tố foklore vào văn học như Chút thoáng Xuân Hương, Hạc vừa bay vừa kêuthảng thốt, Thương nhớ đồng quê… Nhưng điều đáng nói là tất cả được tổ chứctheo nguyên tắc của trò chơi đomino Trò chơi ấy liên tiếp xuất hiện các lối rẽkhông thể dự đoán Trên cái hiện trường lịch sử được thiết lập bằng nghệ thuật "bịanhư thật", "thật như đùa", nhà văn thoải mái sử dụng khả năng liên tưởng, đưa cái

ảo vào văn học nhằm đề xuất những suy tư về nhân thế Một cách tinh quái, màvẫn rất cả tin, Nguyễn Huy Thiệp đã phủ lên thiên truyện mình rất nhiều yếu tốtượng trưng Tính phân mảnh, hỗn độn, tính không dự báo, sự chồng chéo các biểutượng và motip cho thấy trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp đã xuất hiện những yếu

tố hậu hiện đại Tuy nhiên, không nên gò ép Nguyễn Huy Thiệp chịu ảnh hưởngcủa các trào lưu hậu hiện đại thế giới đến đâu Chắc ông cũng lơ mơ về nó Ôngmạnh hơn về cổ sử Nhưng trong khi nhìn nhận cuộc sống như một "dòng sôngđang thao thiết chảy Sông chảy ra biển Biển rộng vô cùng Tôi chưa biết biển…",Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng những cách biểu đạt hậu hiện đại một cách tự phát(2) Tôi không tin lắm vào Nguyễn Huy Thiệp định đưa ra những kết luận nhằm

"cải tạo thế giới" Ông chỉ trình bày hiện thực như ông đã tự cảm thấy và nêu lênnhững suy tư của mình chính trong sự trình bày ấy Ðó là những trăn trở về thiện

và ác, vinh quang và thất bại, cao sang và thấp hèn, người và thú, sự trì trệ và ánhsáng giải thoát… Chảy đi sông ơi… Cuộc sống như một dòng sông, có cả sự trongveo tinh khiết đến ngỡ ngàng của nước, có cả rác rưởi đang trôi… Nguyễn HuyThiệp giúp ta hiểu hơn về nước, về rác bằng một cái nhìn tỉnh táo và sâu sắc Từ

đó, ông thức tỉnh một khao khát, bỏ rác đi ta sẽ gặp sự trong trẻo của dòng sông.Ðọc ông, hiểu được những ẩn ngữ trong văn chương ông, biết đâu ta lại chẳngnghĩ, ngày mai mọi điều sẽ khác

Xin lưu ý là Trong tiểu luận Di sản bị mất giá của Cervantes, M Kundera cho rằngông đặc biệt nhạy cảm với bốn tiếng gọi: a- Tiếng gọi của trò chơi ; b -Tiếng gọicủa giấc mơ ; c -Tiếng gọi của tư duy ; d- Tiếng gọi của thời gian Cây tiểu thuyếttài danh này cũng cho rằng Tristram Shandy của Lawrance Sterne và Jacques,người theo thuyết định mệnh của Denis Dederot là hai tác phẩm vĩ đại nhất của thế

kỷ XVII vì hai tiểu thuyết này được sáng tạo như một trò chơi kỳ vĩ.( XemM.Kundera- Tiểu luận, Nguyên Ngọc dịch, Nxb Văn hóa thông tin-Trung tâm vănhóa & ngôn ngữ Ðông Tây 2001 )

Sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp dĩ nhiên khong phải là những sản phẩm hậu hiệnđại ( post modernism) với đúng nghĩa của nó Nhưng trong khi miêu tả sự hỗn

Trang 36

loạn, bát nháo của một thứ hiện thực "không có vua", nhà văn này đã vô tình chạmđến tính phần mảnh, tính không định trước, tính phi độc sáng …vốn là những yếu

tố cơ bản của chủ nghĩa hậu hiện đại Tính hỗn loạn ấy trong hiện thực và trong

"trò chơi" Nguyễn Huy Thiệp rõ ràng có phần khác với những giấc mơ đại tự sự tavẫn hằng thấy trong chủ nghĩa hiện đại

Hiện tượng Vi Thùy Linh

Vi Thùy Linh, nhà thơ nữ trẻ có lẽ là đáng kể nhất trên văn đàn Việt Nam hiệnnay sinh ngày 4 tháng 4 năm 1980 Ngày ấy là ngày thế nào?

Đấy là ngày: đổ sang nhau những ăn năn bất cẩn, trong sạch vấy bẩn, ý nghĩa vô

bổ, cạn kiệt lấp đầy, tuyệt vọng và ngộ nhận, đoàn tụ và lưu lạc, trấn tĩnh và hoảngloạn Đấy là ngày có một tình yêu phi thường của những Định mệnh khác thường

Vi Thùy Linh đã viết về ngày sinh của mình một cách siêu thực, đẹp đẽ và rấtnên thơ như thế Thực ra, ngày 4 tháng 4 năm ấy cũng chỉ là một ngày bình thườngnhư ti tỉ ngày bình thường khác Trên thực tế, thế hệ của Vi Thùy Linh là một thế

hệ được sinh ra trong hoàn cảnh rất thảm hại: phụ huynh của họ lúc đó phần lớnđều đang sống trong tình trạng vô cùng nhọc nhằn, khốn khó, thậm chí còn nhọcnhằn, khốn khó hơn cả thời kỳ chiến tranh chống Mỹ Hãy giở lại lịch sử Việt Namtrong thời điểm chết giẫm đó: chiến tranh biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam,chế độ bao cấp đang vào lúc khủng hoảng trầm trọng: tiền hết, gạo không, ngânsách quốc gia trống rỗng Tôi còn nhớ ở một trường phổ thông trung học nơi tôiđến ở: giáo viên không có lương, các thầy cô giáo đã phải xin hợp tác xã cấp ruộngcấy lúa lấy gạo ăn, hai cô giáo mới có một cái quần lụa lành lặn để thay nhau mặcmỗi khi lên lớp Trong các công sở, người ta phải phân phối chia nhau từng baothuốc lá, từng đôi pin đèn, từng chiếc lốp xe đạp

Thế hệ của Vi Thùy Linh đến tuổi trưởng thành lớn lên trong điều kiện kháchẳn: xã hội đổi thay từng ngày, từng giờ, Việt Nam đang hội nhập cùng thế giới

Đa số đều được sống trong nhung lụa, trong những tiện nghi sinh hoạt xịn hoặcnhư xịn, họ có nhiều cơ hội lựa chọn Họ không có những ký ức giống như các thế

hệ cha anh họ, họ không đói cái đói vật chất, tôi đói như một con hắc tinh tinh, tôiđói như một con vật ở địa ngục (Con gái thủy thần)

Nhưng thôi! Cái gì qua là qua! Chúng ta hãy đi sâu vào thế giới tâm hồn của lứatuổi 20 hôm nay mà Vi Thùy Linh là một đại diện đáng kể nhất, thậm chí còn là

Trang 37

nguy hiểm nhất Vì sao vậy? Vì gì thì gì, Vi Thùy Linh đang là một thi sĩ nổi danh,đang là một nàng Jan Da trong thế giới hình nhi thượng của văn học nước nhà.

Này gương kia ta muốn biết trí tuệ của ta?

Thưa cô, cô thông minh hơn nhiều, so với tuổi

Gương ơi, bây giờ trông ta ra sao?

Cô già hơn nhiều, so với tuổi

Sao đêm nỡ chan trăng vào tận chỗ ta ngồi?

Dấu vết

Thế hệ tuổi 20 yêu dấu của Vi Thùy Linh đa phần lớn lên trong những nhà trẻmẫu giáo ăn cám lợn của các chương trình lương thực quốc tế tài trợ (PAM,FAO ), cha mẹ họ đang mải miết lao vào cuộc mưu sống kiếm tiền như điên (cảnước bấy giờ là một thương trường!) Những đứa trẻ cô đơn được các cô nuôi dạy

hổ huấn luyện, thiếu sự chăm sóc thường xuyên của bố mẹ: trên mái nhà bên trái,một con chim sẻ lẫm chẫm giữa những viên ngói vỡ Có phải tôi đấy không? Tôi

đã nói chuyện nhiều với những đứa trẻ như thế và nhận ra chúng thường hay cáukỉnh kinh khủng Đến tuổi 20 đôi khi chúng vẫn còn không thôi cáu kỉnh:

- Ví dù con phụng bay qua

Mẹ nói con gà, con cũng nói theo

- Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa

Trang 38

Miệng nhai cơm búng, lưỡi lùa cá xương.

Chỉ còn phía anh thôi

Em không nhớ đã tìm gặp anh bao lần, bất kể khi nắng còn hay tắt

Để rồi đêm nay

Em cay đắng quay về khi anh đẩy em bằng mắt

Cô gái (gọi bằng thi sĩ cũng được vì cô gái nào ở tuổi 20 chả là thi sĩ, cứ gì ViThùy Linh) nhận ra cú đẩy bằng mắt của gã bạc tình trong đêm, vậy thì sự nhận ra

đó là ở trong lòng chứ đâu phải ở quan sát hiện thực Đây là cú đẩy đi chứ khôngphải cú đẩy lại

Em không nhớ đã thả đi bao nỗi buồn bằng tóc rụng

Họ không biết ái tình là thứ rất nguy hiểm:

- Ái tình là một bạo chúa không nương tay cho ai cả (Corneille)

Trang 39

- Ái tình là một con quỷ, không có thiên thần nào xấu hơn ái tình ái tình làkhói sinh ra bởi nghẹn ngào (Sêcxpia)

- Ái tình! ái tình! Khi ngươi nắm lấy ta, người ta có thể nói: vĩnh biệt khônngoan! ái tình, ngươi đã làm mất thành Troie! (La Fontaine)

Sự lựa chọn trong tình yêu quan trọng vô cùng Tôi đã nói chuyện với một giáoviên phổ thông trung học về chuyện giáo dục giới tính Theo anh, giáo dục giớitính chỉ nên làm với khu vực nữ sinh vì với đối tượng này còn có khả năng giáodục được chứ còn với nam sinh thì chịu, vô phương, bất khả tri, hoàn toàn khôngthể làm được, chúng bừa bãi vô cùng, có làm cũng chỉ bằng thừa, toi cơm! Tôi cảmthấy ý kiến này có lý Thơ Vi Thùy Linh đầy rẫy những phiền muộn vì bị phụ bạc,

vì bị thiếu kinh nghiệm lựa chọn:

Tôi nói với người đàn ông đầu tiên tôi yêu:

Em có thể chết, nếu bị anh phản bội

Khi bị phản bội

Tôi giằng chiếc nhẫn anh tặng khỏi tay mình

Người đàn ông thứ hai dịu dàng và trong suốt

Tôi thiếu nữ bé nhỏ rón rén bước vườn yêu

Sửng sốt và ngưỡng vọng

Bỗng nhiên

Anh thay đổi

Nhưng tại sao tại sao tại sao

(Sự im lặng)

Còn tại sao nữa? Vì đời là thế, ái tình là thế Cô chẳng hiểu gì, kẻ phản bộicũng là người tốt, có điều người ta không dám hy sinh Người ta không dám hysinh vì tôi là phải Tôi là đứa con gái xấu xí, phải không nào? (Con gái thủy thần).Cần phải nhìn nhận sự phụ bạc trong tình cảm cũng như hai mặt của một vấn đềnhư sự chung thủy trong tình cảm vậy

Kẻ tình nhân trong thơ Vi Thùy Linh là một tên Sở Khanh rất đáng kể, siêuphàm:

Em làm sao có thể thanh thản khi những hạt nước bung ra từ những nhát quétkia cũng mang ánh mắt anh

Em dồn hết sức bình sinh, cầu điều lành cho anh mãi mãi

Tiếng hát da diết của anh là nguồn tinh chất đổ vào em

Chất ngất tôn giáo

Trang 40

Tên anh thành tượng thanh của tín niệm

Em nghe anh mà cứ ngỡ anh ôm em trong lòng đêm

Sự tưởng tượng vô biên chọc thủng thế giới

Cứ thế, anh trong em

Lord Byron thật chí lý: ái tình của một người đàn bà chiếm toàn thể đời sốngcủa họ Tagore minh triết hơn: ái tình là ý nghĩa tuyệt đỉnh của cái gì bao quanhchúng ta Nó không phải tình cảm đơn giản mà là chân lý, là hoan lạc tận cùng củasáng tạo Rilke thì từng trải: ái tình là cơ hội duy nhất để già dặn Còn Faulkner lạikhinh bạc: Điều buồn thảm trong ái tình là chẳng những ái tình phù du mà các thấtvọng nó tạo ra cũng chóng quên Dấu vết tình yêu trong thơ Vi Thùy Linh chi chít.Không thể không nhận ra Vi Thùy Linh là một nhà thơ tình, một nhà thơ tội nghiệpluôn bị phụ tình

Con ơi con ơi

Không biết bao lần, mẹ đặt tay lên bụng, gọi con

Mẹ khao khát mang con, mặt trời đang phôi thai trong mẹ

Con đang ở đâu

Hãy theo tình yêu của cha, đậu vào lòng mẹ

Sẽ đến lúc, nhìn con, mẹ lại ngỡ đó là chồng của mẹ

Thật buồn cười cho thiếu phụ 20 tuổi! Vi Thùy Linh cho đến bây giờ vẫn là mộtđứa bé con!

Có lúc, vì tham vọng sự nghiệp, mẹ ngại có con

Nhưng rồi qua bao nổi nênh

Mẹ mới hiểu, con rất cần cho mẹ

Vi Thùy Linh đến 20 tuổi vẫn chỉ là bà mẹ của búp bê:

Mẹ ôm búp bê, cho búp bê bú tí

Chỉ có một búp bê con gái, mẹ chỉ quấn thêm hai cái khăn để có hai con trai

Mẹ luôn được làm công chúa, cô dâu

Ngày đăng: 09/04/2013, 08:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w