NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá tình hình tài chính công ty TNHH Ôtô Huyndai Nam Việt (Trang 88)

b. Phân tích kết cấu của nguồn vốn

3.1NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

CÔNG TY

Qua quá trình phân tích tôi xin phép đưa ra một số nhận xét và đánh giá như

sau:

- “Bảng biến động tài sản và nguồn vốn” và “Bảng kết cấu tài sản và nguồn vốn” cho thấy qui mô tài sản của công ty đã tăng từ 56.4 tỷ năm 2004 lên 61.9 tỷ năm 2005 và lên 70.3 tỷ năm 2006. Trong đó tài sản được hình thành từ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu với kết cấu như sau:

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Nợ phải trả 52.865% 55.263% 50.805%

Vốn chủ sở hữu 47.135% 44.737% 49.195%

Năm 2006, tỷ trọng nợ phải trả giảm do công ty đã thanh toán được một số

khoản vay từ phía ngân hàng và các khoản phải trả khác. Điều này sẽ làm giảm áp lực cho công ty trong việc trả lãi vay vào những năm sau.

- Điểm đáng chú ý trong năm 2006 là sự tăng lên khá nhiều của “tài sản cố định”. Trong khi tổng tài sản tăng thêm 8.4 tỷ thì tài sản cốđịnh tăng 5.3 tỷ

do công ty đã đầu tư xây dựng thêm trạm dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả

phục vụ của mình với khách hàng. Điều này thể hiện định hướng phát triển lâu dài của công ty.

- Cùng với sự gia tăng của tổng tài sản thì kết cấu của chúng cũng thay đổi theo xu hướng tăng dần của tài sản cố định và đầu tư dài hạn và giảm dần của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.

- Trong kết cấu của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, đáng kể là sự tăng lên của tài khoản “các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn” (dùng đểđảm bảo khả năng thanh toán của công ty cho người bán) và sự giảm đi của “hàng tồn kho”. Tuy nhiên “hàng tồn kho” vẫn là một khoản mục chiếm tỷ lệ % cao nhất trong tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn cho thấy lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp quá lớn. Như đã trình bày trong phần “Sự biến động

của tài sản”, khách hàng đã đặt cọc tiền để mua xe nhưng chưa thanh toán hết nên xe vẫn năm trong kho, công ty lại không thể bán chúng cho những khách hàng khác có khả năng thanh toán ngay (vì khách hàng đã đặt cọc có thể thanh toán và nhận xe bất kỳ lúc nào họ có thể). Điều này cho thấy công ty bịứđọng vốn khá lớn ở tài khoản “hàng tồn kho”.

- Trong kết cấu của tài sản cố định và đầu tư ngắn hạn, đáng lưu ý là sự tăng lên của “góp vốn liên doanh” cho thấy công ty chú trọng nhiều vào các dự án góp vốn liên doanh với kỳ vọng thu lợi nhuận vào những năm sau.

- Bên cạnh sự thay đổi của kết cấu tài sản và nguồn vốn thì sự thay đổi trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh cũng có nhiều điểm đáng lưu ý. Trong ba năm hoạt động, năm đầu tiên tình hình kinh doanh của công ty bị lỗ trong dự

kiến của Ban giám đốc. Hai năm tiếp theo, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của tổng doanh thu và tổng chi phí. Đây là một điểm đáng ghi nhận đánh giá sự tiến triển tích cực trong quá trình hoạt

động kinh doanh của công ty.

- Vì hình thức kinh doanh của doanh nghiệp là thương mại và hàng hóa là các loại xe bốn bánh chuyên dụng, thương mại và dân dụng nên công ty không thể can thiệp vào việc giảm thiểu chi phí trong giá vốn hàng bán. Do đó, để

lợi nhuận trước thuế tăng thì phải giảm các chi phí khác ngoài giá vốn hàng bán xuống. Trong hai năm 2005 và 2006 ta thấy tất cả các chi phí của công ty đều tăng (ngoại trừ chi phí bán hàng năm 2005 giảm 235 triệu và chi phí từ hoạt động tài chính năm 2006 giảm 113 triệu) đặc biệt là sự gia tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Việc lợi nhuận sau thuế năm 2005 và 2006 tăng đáng kể (năm 2005 tăng 847 triệu, năm 2006 tăng 949 triệu cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đã

được cải thiện rõ rệt. Số lợi nhuận đạt được không phải từ hoạt động tài chính hay liên doanh mà là từ hoạt động kinh doanh ôtô chứng tỏ việc kinh

- Bảng tóm tắt các tỷ số tài chính (dạng so sánh cùng HAXACO), đầu tiên ta thấy khả năng thanh toán hiện thời của công ty khá tốt nhưng khả năng thanh toán nhanh lại không nguyên nhân do hàng tồn kho của doanh nghiệp khá nhiều.

- Tỷ số nợ của công ty thấp hơn nhiều so với HAXACO cho thấy mức độ rủi ro của công ty thấp hơn, cộng với việc khả năng thanh toán lãi vay của công ty cao hơn tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc tăng nguồn vốn của mình bằng cách tăng các khoản vay.

BẢNG 3.1: TÓM TẮT CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 HAXACO(2006)

Thanh toán hiện thời 1.344 1.224 1.192 1.066 Thanh toán nhanh 0.179 0.139 0.278 0.561

Tỷ số nợ 52.865% 55.263% 50.800% 78.499% Khả năng thanh toán lãi vay 0.689 1.281 1.740 1.685

Vòng quay tồn kho 1.646 2.802 6.073 5.438 Kỳ thu tiền bình quân 0.000 0.045 0.684 46.602 Hiệu suất sd TSCĐ 3.783 6.896 9.730 12.565 Vòng quay tổng tài sản 1.014 1.680 2.818 2.113 Doanh lợi tiêu thụ -0.405% 0.592% 0.790% 0.853% Doanh lợi tài sản -0.411% 0.995% 2.226% 1.803% Doanh lợi vốn tự có -0.872% 2.225% 4.524% 8.386% - Trong khi hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty thấp hơn so với

HAXACO thì hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty cao hơn với HAXACO. Điều này cho thấy công ty đã sử dụng vốn lưu động của mình tốt hơn, đặc biệt là không bị chiếm dụng vốn nhiều ở “các khoản phải thu” nhiều như HAXACO (điều này còn thể hiện ở “kỳ thu tiền bình quân”). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong khi năm 2004 tất cả các tỷ số doanh lợi đều nhỏ hơn 0 thì năm 2005 và 2006 các tỷ số này tăng khá đáng kể, trong đó doanh lợi tài sản năm 2006 cao hơn HAXACO. Doanh lợi vốn tự có tuy tăng nhiều nhất trong các loại

doanh lợi nhưng vẫn còn thấp hơn so với HAXACO. Nguyên nhân chính do tỷ số nợ của công ty thấp hơn quá nhiều so với HAXACO.

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá tình hình tài chính công ty TNHH Ôtô Huyndai Nam Việt (Trang 88)