Từ những phân tích trên, chúng tôi cho rằng, chúng ta cần sớm tổ chức những nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về “ Tác động của toàn cầu hóa đối với sự phát triển của truyền thông đại chún
Trang 1Học Viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu
Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2008
M∙ số: B08-30
Tác động của toàn cầu hóa
đối với sự phát triển của
truyền thông đại chúng
Việt Nam hiện nay
Cơ quan chủ trì: Học viện Báo chí và tuyên truyền Chủ nhiệm đề tài: ThS đặNG Vũ cảNH lINH
Th− ký khoa học: lÊ tHàNH kHÔI
7612
27/01/2010
Hà Nội - 2008
Trang 2Danh sách cán bộ tham gia đề tài
1 HVCH.Trần Phương Anh,
Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển
2 GS TS Đặng Cảnh Khanh,
Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển
3 HVCH Lê Thành Khôi, ( Thư ký khoa học đề tài )
Học viện Báo chí & Tuyên truyền
4.Ths Đặng Vũ Cảnh Linh, ( Chủ nhiệm đề tài )
Học viện Báo chí & Tuyên truyền
5 TS Nhà báo Phạm Việt Long,
Tạp chí Văn Hiến, Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn
và Phát huy văn hóa dân tộc
Trang 36 ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 22
Chương I : Cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu tác động
của Toàn cầu hóa phương tiện thông tin đại chúng tới
báo chí và truyền thông Việt Nam
24
1 Toàn cầu hoá - khía cạnh nhận thức phương pháp luận 24
2 Toàn cầu hoá và hệ thống truyền thông quốc tế 28
3 Nhận thức lại về vị trí và vai trò của truyền thông 30
4 Toàn cầu hoá và sự biến đổi trong cơ cấu hoạt động truyền
thông truyền thống
35
5 Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề
phát triển truyền thông đại chúng ở Việt Nam trong bối cảnh
công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế
53
Chương II : Tác động của toàn cầu hóa tới truyền thông
đại chúng Việt Nam
73
1 Xu hướng tác động của toàn cầu hoá tới truyền thông đại
chúng Việt Nam trong tình hình hiện nay
73
Trang 42 Thực trạng tác động của toàn cầu hoá tới truyền thông
đại chúng Việt Nam trong tình hình hiện nay
96
Chương III : Một số giải pháp với Truyền thông đại chúng
dưới tác động của quá trình toàn cầu hoá
145
1 Bối cảnh xây dựng và quản lý hoạt động truyền thông đại
chúng ở Việt Nam dưới tác động của xu hướng toàn cầu hóa
145
2 Giải pháp nâng cao hoạt động truyền thông đại chúng ở Việt
Nam dưới tác động của xu hướng toàn cầu hóa
Trang 5Phần mở đầu
1 Về tính cấp thiết của đề tài :
Toàn cầu hoá và các tác động của nó đến phương tiện thông tin đại chúng đã nằm trong số những vấn đề được tranh luận nhiều nhất sau những biến động chính trị, kinh tế xã hội của thế giới những thập kỷ gần đây Đi kèm với những sự giải thích khác nhau cả về ngữ nghĩa lẫn nội dung của khái niệm toàn cầu hoá là cả những cuộc đấu tranh gay gắt, thậm chí có cả biểu tình và đổ máu Trên thực tế, “ toàn cầu hoá” cùng với “ khu vực hoá” đã
được coi là hai dạng thức của tiến trình hội nhập quốc tế của các quốc gia
Không còn nghi ngờ gì nữa rằng sự thống nhất chung về ý hướng phát triển, về sự bảo toàn cuộc sống tương lai của nhân loại trên hành tinh xinh
đẹp, nhỏ bé và dễ bị tổn thương như trái đất của chúng ta, đang đòi hỏi ngày một khẩn thiết hơn việc con người văn minh phải xích lại gần nhau Chính vì vậy, toàn cầu hoá không còn chỉ là một lời kêu gọi mà đã trở thành một nhu cầu của nhân loại Tuy nhiên, vượt lên trên những ý tưởng về toàn cầu hoá
được gói gọn trong ba từ đơn giản của ngôn ngữ là cả một hệ thống vấn đề phức tạp, mà chỉ một phạm vi nhỏ hẹp của nó cũng đủ để gây ra rất nhiều vấn
đề cần phải được tranh luận và giải thích cũng trên phạm vi toàn cầu Vậy là
chính khái niệm toàn cầu hoá cũng đang trở thành vấn đề được toàn cầu hoá.
Thực tế cũng cho thấy, quá trình toàn cầu hoá đã không chỉ diễn ra theo phạm vi không gian của các khu vực địa lý (chiều rộng), mà còn diễn ra trên rất nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá (chiều sâu) Toàn cầu hoá thâm nhập vào nhận thức và tư duy của con người, khiến cho lĩnh vực truyền thông trở thành một trong những khu vực bị tác động mạnh mẽ nhất của toàn cầu hoá Con người trong thời đại thông tin đã không chỉ là công dân của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một khu vực địa lý mà còn là con người của toàn cầu, công dân toàn cầu, cùng chịu sự tác động và cùng đóng góp
Trang 6trách nhiệm đối với các vấn đề chung mang tính toàn cầu Họ ngày càng quan tâm nhiều hơn tới những vấn đề không chỉ liên quan tới cá nhân, gia đình, địa phương, khu vực, Tổ quốc, mà còn cả những vấn đề liên quan tới vận mệnh chung của nhân loại như chiến tranh, hoà bình, khủng hoảng chính trị, suy thoái kinh tế, những vấn đề về môi trưòng sinh thái cũng như môi trường nhân văn
Truyền thông trong bối cảnh của toàn cầu hoá cũng đang thay đổi và phát triển một cách mạnh mẽ Truyền thông đang ngày càng mang tính chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, định hướng giá trị về tư tưởng, đạo đức và nhân cách sâu sắc Sức mạnh của truyền thông được ví như sức mạnh của những cơn sóng thần, có thể cuốn hút sự tham gia của hàng triệu con người, trở thành một thứ vũ khí hiện đại trong việc tổ chức và định hướng cho các hoạt
động sống của con người
Bản thân truyền thông trong cuộc cách mạng về thông tin cũng lớn mạnh không ngừng Cơ sở vật chất và kỹ thuật phục vụ các hoạt động truyền thông ngày càng rộng lớn và hiện đại, hệ thống các phương tiên truyền thông cũng ngày càng đa dạng và rộng mở cùng với sự xuất hiện của Internet và mạng lưới các phương tiện thông tin điện tử Mạng lưới truyền thông cũng
đang dần dần phủ kín toàn bộ bề mặt của hành tinh và trở thành một phần quan trọng của đời sống con người Con người hiện đại đã quen với truyền thông, gắn bó với bầu khí quyển của truyền thông giống như với thực phẩm
và không khí Đội ngũ những cán bộ, nhân viên, kỹ thuật viên làm công tác truyền thông cũng ngày càng đông đảo Họ có mặt khắp nơi trên hành tinh từ những điểm nóng bỏng của các cuộc chiến tranh, xung đột, đến những khu vực hẻo lánh xa xôi, những hoang mạc đầy cát bụi hay những vùng lạnh giá của Bắc cực
Truyền thông trở thành trận địa đấu tranh chính trị, kinh tế và văn hoá mang tính toàn cầu Nó là vũ khí mà các nước mạnh sử dụng để chống lại và
Trang 7chinh phục các nước nhỏ Truyền thông cũng trở thành phương tiện để các tập
đoàn kinh tế lớn quảng bá và duy trì sự thống trị của mình trong các cuộc cạnh tranh kinh tế toàn cầu Trong bối cảnh này, việc sử dụng sức mạnh của truyền thông để xây dựng và phát tiển đang trở thành mục tiêu mang tính chiến lược đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới
ở nước ta, từ lâu truyền thông đã là một trong những lĩnh vực hoạt
động quan trọng góp phần vào thành công của sự nghiệp Cách mạng của
Đảng ta Với phương châm hoạt động của Đảng đó là phải gắn liền với quyền lợi với quần chúng nhân dân, vì quyền lợi của nhân dân lao động Đảng ta, trong quá trình Cách mạng đã luôn đề cao vai trò của công tác truyền thông trong việc tuyên truyền vận động quần chúng, khơi dậy ở họ ý thức tự giác, tham gia vào công cuộc đấu tranh giành độc lập và xây dựng cuộc sống mới Các phương thức truyền thông đa dạng và phong phú đã được các cán
bộ, đảng viên ta xây dựng, vận dụng một cách sáng tạo vào những hoàn cảnh
cụ thể của Cách mạng Những bài học kinh nghiệm trong chủ trương “ vô sản hoá ” từ những năm Đảng ta mới được thành lập, đưa cán bộ đảng viên cùng sống, lao động, học tập và sinh hoạt cùng với giai cấp công nhân và những người lao động để giác ngộ họ ; những kinh nghiệm truyền thông phong phú
từ việc in ấn và phát tán các loại băng cờ, khẩu hiệu truyền đơn, ra các loại báo từ công khai hợp pháp tới bí mật, bất hợp pháp, tổ chức hội họp trao đổi trên các diễn đàn thông qua nhiều tổ chức hợp pháp kết hợp với việc tuyên truyền vận động kín đáo trong thời kỳ “ Mặt trận bình dân ” đã góp phần không nhỏ trong việc thức tỉnh nhân dân đi theo tiếng gọi của Đảng Truyền thông cũng đã góp phần làm hình thành những chuẩn mực đạo đức, những phẩm chất của con người Việt Nam, rèn luyện ý chí cách mạng để chiến đấu chống thực dân, đế quốc, giành độc lập
Trong những năm gần đây, công tác truyền thông ở nước đã được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, hệ thống truyền thông cũng không
Trang 8ngừng được mở rộng và phát triển mạnh mẽ với quy mô ngày càng lớn, trang thiết bị ngày càng hiện đại Các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, phát thanh truyền hình cũng ngày càng trở nên đa dạng và phong phú Mạng lưới truyền thông điện tử cũng phát triển không ngừng Trang Web mang tên Vnexpess đã được xếp vào Top 100 những trang web có số bạn đọc truy cập lớn nhất Các mục tiêu truyền thông cũng đã được xác định rõ, định hướng thống nhất vào việc xã hội hoá cá nhân, trong đó có các thế hệ thanh thiếu niên nhằm phát triển các nguồn lực con người, xây dựng đất nước trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Có thể nói, trong lịch sử phát triển của dân tộc chưa bao giờ người Việt Nam lại có điều kiện tiếp xúc nhanh chóng, mạnh mẽ và trực tiếp với một dung lượng thông tin lớn đến như vậy Công tác truyền thông đặc biệt là các kênh mê-đi-a đã góp phần không nhỏ vào việc làm hình thành ý thức chính trị, tư tưởng và nhân cách con người trong đó có thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay
Tuy nhiên, chính sự phát triển cả về số lượng và chất lượng của mạng lưới truyền thông đại chúng ở nước ta hiện nay cũng làm nảy sinh nhiều vấn
đề mới mẻ cần phải được nghiên cứu và phân tích, đặc biệt là những vấn đề mới mẻ nảy sinh từ quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế Chúng
ta cần phải có sự thống nhất về quan điểm và hành động để có thể ngăn chặn
vũ khí truyền thông từ các thế lực thù địch, sử dụng vũ khí truyền thông một cách khoa học và có hiệu quả, thông qua các hoạt động truyền thông mà phát triển chiến lược con người, xây dựng một thế hệ người Việt Nam có phẩm chất và nhân cách phù hợp với những đòi hỏi của sự phát triển đất nước
Từ những phân tích trên, chúng tôi cho rằng, chúng ta cần sớm tổ chức
những nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về “ Tác động của toàn cầu hóa đối
với sự phát triển của truyền thông đại chúng Việt Nam hiện nay” , nhằm
xây dựng những định hướng đúng đắn phát triển các hoạt động truyền thông
Trang 9từ cơ sở vật chất đến chất lượng các hoạt động truyền thông, đáp ứng những nhu cầu của việc phát triển nguồn lực con người phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đât nước
2 Tình hình nghiên cứu
Do tính chất đặc thù của sự phát triển ngày càng đa dạng các phương tiện thông tin đại chúng gắn liền với cách mạng khoa học và công nghệ, quá trình cung cấp, phổ biến thông tin, quá trình mở rộng tầm ảnh hưởng, chi phối của các tập đoàn truyền thông đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, con người, những nghiên cứu về quan hệ giữa toàn cầu hóa và các phương tiện thông tin đại chúng đã là một trong những chủ đề thu hút khá nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học, chuyên gia trên thế giới trong nhiều năm nay
Từ những năm đầu thế kỷ XX, những nghiên cứu về tầm ảnh hưởng của truyền thông đại chúng thu hút sự quan tâm của một số nhà khoa học trong lĩnh vực tâm lý, xã hội học M Weber được coi là một trong những người đầu tiên nghiên cứu về quan hệ giữa truyền thông đại chúng và công chúng trong một số tác phẩm xuất bản từ năm 1910 đến năm 1912 như “Đạo đức tin lành
và tinh thần tư bản chủ nghĩa”, “xã hội học tôn giáo” Viện Nghiên cứu Tâm
lý xã hội học Thanh niên được thành lập năm 1914 tại Đức cũng đã bắt đầu
có những nghiên cứu đến sự thay đổi về tâm lý, lối sống của bộ phận thanh niên hiện đại dưới sự tác động của các hoạt động liên quan đến truyền thông
đại chúng như những hình mẫu thanh niên, các vấn đề về mốt, âm nhạc, thời trang
Một trong những bước tiến quan trọng về lý luận trong nghiên cứu truyền thông đại chúng được bắt đầu với nhóm học giả người Đức Max Horkheimer, T Adorno, H Marcuse năm 1933 Thông qua việc nghiên cứu tác động của phương tiện thông tin đại chúng với sự hình thành của chủ nghĩa
Trang 10Quốc xã, các tác giả đã cho rằng truyền thông đại chúng là công cụ của chính trị mang ý nghĩa tiêu cực Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa sẽ dẫn đến
hệ quả của sự hình thành “xã hội đại chúng” và các “khối đại chúng” nhưng trên thực tế lại không hoàn toàn phản ánh tâm tư, nguyện vọng của các cộng
đồng từ nền văn hóa đại chúng truyền thống
Từ những năm 1940, cùng với sự phát triển của các loại hình điện ảnh, phát thanh, vô tuyến điện, nhiều nhà nghiên cứu đã bắt đầu quan tâm sâu sắc
đến những tác động của truyền thông đại chúng đối với sự thay đổi thái độ, phong cách, lối sống, suy nghĩ, tình cảm của con người Những công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Carl Hovland, Paul Lazarfeld về phát thanh đã cho thấy con người ngày càng dành nhiều thời gian cho việc tiếp cận các nguồn thông tin đại chúng, hiệu ứng của các phương tiện thông tin đại chúng có xu hướng lan tỏa nhanh trong các tầng lớp xã hội, khuynh hướng
ảnh hưởng mô hình lối sống từ phương tiện thông tin đại chúng đến thực tế ngày càng phổ biến và được người dân coi là hành động bình thường Điều
đặc biệt là Paul Lazarfeld và cộng sự đã phát hiện mô hình truyền thông hai giai đoạn trong đó xuất hiện nhóm trung gian có ý nghĩa quyết định với sự thay đổi của các thông điệp truyền thông và thể hiện quyền lực trong truyền thông, các ông gọi đó là “người lãnh đạo dư luận”
Một trong những đóng góp quan trọng về lý luận truyền thông được nhà chính trị học H D Lasswell mô tả trong cấu trúc của hoạt động truyền thông năm 1948 bắt đầu từ những mối quan hệ nguồn phát, thông điệp, kênh thông tin, người nhận và sự phản hồi Lasswell cũng là người đầu tiên đưa ra những chức năng xã hội của hoạt động truyền thông bao gồm sự phản ánh tình hình chung của lãnh thổ, sự thâm nhập vào nhau của các thành phần xã hội và sự trung chuyển của các di sản văn hóa
Trong khoảng những năm 1950 - 1970, các loại hình truyền thông đại chúng đã phát triển khá mạnh ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt với sự thống
Trang 11trị của vô tuyến truyền hình, ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về tác
động của truyền thông đại chúng ở Mỹ và châu Âu dẫn đến sự ra đời hàng loạt của các trường phái, lý thuyết khác nhau Điển hình như tiếp cận từ góc
độ kỹ thuật đại diện là Marshall Mc Luhan, J Baudrillard đã phân tích những
sự mâu thuẫn, tách biệt trong quá trình hình thành và phát triển của các kênh thông tin như sự khác biệt giữa hình thức và nội dung, yếu tố chính trị và văn hóa Tiếp cận từ góc độ văn hóa, biểu trưng, các đại diện như Roland Barthes, Stuart Hall, James Carey, Michael Real nhấn mạnh tới ý nghĩa biểu trưng và văn hóa trong hệ thống truyền thông đại chúng, trong khi họ lại cho rằng việc thực hiện những chức năng xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng thiên về yếu tố ngẫu nhiên Tiếp cận từ góc độ xã hội chính trị có Riley, Hans Magnus Enzensberger, Mattelart đã phân tích cấu trúc quyền lực chính trị và kinh tế trong quá trình vận hành các phương tiện truyền thông đại chúng
Sau những năm 1970 khuynh hướng nghiên cứu về toàn cầu hóa các phương tiện thông tin đại chúng đã bắt đầu xuất hiện khi biên giới của truyền thông đại chúng đã vượt ra ngoài phạm vi của các vùng lãnh thổ, quốc gia Ba học giả W.Phillips Davison, James Boylan và Frederick T.C Yu trong cuốn
sách “Mass media - systems and effects” (Phương tiện truyền thông đại chúng - hệ thống và những tác động) xuất bản năm 1976 tại NewYork đã
khẳng định sự bắt đầu trang sử mới trong lịch sử phát triển nhân loại được
đánh dấu bằng thời đại thực sự của truyền thông đại chúng Các tác giả đã dành phần nhiều các chương viết phân tích về lý thuyết truyền thông, hệ thống cấu trúc của các mô hình truyền thông hiện đại, quan hệ giữa truyền thông với các lĩnh vực công nghệ, kinh tế, xã hội, văn hóa, đạo đức Trong những dự báo về sự phát triển của truyền thông đại chúng, các tác giả đã thừa nhận xu hướng đa dạng hóa và tích cực hóa trong các phương tiện thông tin
đại chúng sẽ ngày càng trở nên phổ biến, nó vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ của các quốc gia, dân tộc và trở thành công cụ gây ảnh hưởng lớn nhất trong
Trang 12việc định hướng, thay đổi xã hội từ cấp độ chính sách cho đến vai trò của các công dân
Một trong những công trình nổi tiếng của hai học giả Philippe Breton
và Serger Proulx “Bùng nổ truyền thông - sự ra đời một ý thức hệ mới”, xuất
bản năm 1989 tại Paris và được Nhà xuất bản văn hóa thông tin Hà Nội dịch
và xuất bản năm 1996 đã cho thấy một bức tranh toàn cảnh về lịch sử hình thành và phát triển của truyền thông đại chúng Các tác giả đã có chương phân tích khá thú vị về toàn cầu hóa các mô hình truyền thông là hiện tượng xuất hiện từ thời cổ đại với những tác động sâu rộng của mô hình xã hội truyền thông Roma đối với khu vực địa trung hải Bên cạnh phần lớn các trang viết mô tả về lịch sử phát triển của truyền thông đại chúng, những cuộc tranh luận cả trên phương diện lý thuyết và thực tiễn, những phân tích quan trọng nhất của các tác giả về quan hệ giữa truyền thông và chính trị tập trung
trong phân IV của cuốn sách có tựa đề “Những thách thức của truyền thông”
Theo các tác giả sự bùng nổ truyền thông với các vấn đề kỹ thuật ngày càng trở thành một hệ tư tưởng mới có tầm ảnh hưởng sâu rộng với xã hội theo mô thức “mọi thứ đều là truyền thông” Bên cạnh những mặt tích cực, các tác giả thừa nhận những nguy cơ từ sự phát triển của truyền thông đại chúng đang
đang trở thành mối đe dọa trực tiếp đối với các giá trị văn hóa, con người khi
nó ngày càng trở thành một công cụ đắc lực và mạnh mẽ dẫn dắt công chúng trong sự thao túng của các quyền lực chính trị và kinh tế
Cùng chia sẻ quan điểm trong phân tích về mối quan hệ toàn cầu hóa phương tiện truyền thông tin đại chúng và sự chi phối của quyền lực chính trị, Doris A Graber đã tập hợp nhiều bài viết của các học giả nổi tiếng trên thế
giới trong cuốn sách có tên là “Media power in Politics” (Sức mạnh của truyền thông trong chính trị) do CQ Press xuất bản năm 2000 tại Mỹ Đây là
một cuốn sách miêu tả sức mạnh tổng hợp của truyền thông đại chúng hiện
đại dưới nhiều góc độ khác nhau Về phương diện chính trị và ngoại giao, nó
Trang 13đang tác động trực tiếp đến mọi vấn đề của quốc gia, được xem là nguồn thông tin cập nhật cho các quyết định chính sách, nhân tố ảnh hưởng đến chương trình nghị sự của Mỹ và các quốc gia khác, sự hiện diện thay thế các nhà ngoại giao, hệ thống tin hiệu ngoại giao, hệ công cụ của khủng bố và công cụ của các tổ chức phi chính phủ Nhiều ví dụ sinh động được các tác giả phân tích khá kỹ lưỡng như trong chương phân tích về cuộc chiến vùng vịnh, các tác giả đã tập trung phân tích vai trò quan trọng của kênh truyền hình CNN trong cuộc chiến Một mặt từ cuộc chiến vùng vịnh, CNN đã đánh bại các đối thủ để trở thành kênh truyền hình “uy tín” nhất thế giới nhưng mặt khác CNN lại là vũ khí truyền thông nguy hiểm, lợi hại của quân đội Mỹ khi
đưa ra rất nhiều thông tin sai sự thật, một mặt đánh lạc hướng sự chú ý của quân đội I-rắc, mặt khác dẫn dắt công chúng toàn thế giới ủng hộ theo quan
điểm của Mỹ trong cuộc chiến Cuộc chiến về truyền thông đại chúng mang tính toàn cầu được tranh luận trong rất nhiều chương viết của các tác giả ở qua hàng loạt các sự kiện kinh tế, chính trị, môi trường, xã hội và các tác giả cũng cho rằng thế giới đang bước vào thời kỳ khủng hoảng của dư luận xã hội trong những tác động phức tạp, đa chiều của các phương tiện truyền thông
đại chúng hiện đại và sự khó khăn của các chính phủ trong quá trình điều chỉnh, kiểm soát thông tin
Một số quan điểm đã tỏ ra lo ngại trong đánh giá về quá trình toàn cầu hóa phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là những tác động đối với
các nước đang phát triển Điển hình là cuốn sách “Những thách thức ở phương Nam” do Ban Phương Nam - Phong trào Không liên kết biên soạn,
được dịch sang tiếng Việt, nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm
1996 Đề cập đến mọi vấn đề của các nước phương Nam, các tác giả đã cho rằng bên cạnh khía cạnh tích cực của cách mạng toàn cầu hóa các phương tiện thông tin cho phép các dân tộc phương Nam ngày càng tiếp cận nhiều hơn về số lượng và chủng loại thông tin, nhưng bên cạnh đó hàng loạt những
Trang 14vấn đề đặt ra qua các kênh thông tin chuyển tải Phương Nam đang ngày càng phải đối mặt với những thách thức từ sự truyền thông một chiều trong đó là
sự áp đặt về văn hóa, lối sống, chính trị, kinh tế, là sự quảng cáo vô tội vạ cho những sản phẩm của sự giầu có, hệ thống giáo dục tiêu chuẩn Các tác giả cho rằng các nước phương Nam cần xây dựng những chiến lược hành động ưu tiên, đặc biệt về phương diện tự chủ, đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa giữa các nước phương Nam, cải cách khoa học kỹ thuật và vượt qua những cách biệt về tri thức khoa học với các nước phương Bắc
Cùng với sự đi lên của các nước đang phát triển, những công trình nghiên cứu gần đây về toàn cầu hóa các phương tiện thông tin đại chúng đã tỏ
ra khá lạc quan hơn Cuốn sách Media - Impact (Truyền thông và tác động), của Shriley Biagi xuất bản năm 2000 đã dành riêng chương VI viết về thị trường truyền thông thế giới Tiếp cận từ nhiều nguồn lý thuyết khác nhau, tác giả đã miêu tả bản đồ truyền thông toàn cầu với những ảnh hưởng trội từ các loại hình truyền thông khác nhau ví dụ như báo viết là mô hình phổ biến
ở các nước phát triển như Bắc Mỹ, Châu Âu và úc, trong khi truyền hình
thống trị ở các nước châu á và các nước đang phát triển Theo sự phân tích của tác giả quyền lực của các tập đoàn truyền thông đang ngày càng bị san sẻ với sự lớn mạnh của nhiều tập đoàn truyền thông châu á như tại Nhật Bản, Hàn quốc, Hồng Kông bên cạnh những kênh truyền thông danh tiếng như CNN, BBC, Reuter Tại các nước đang phát triển, những kênh truyền hình và báo chí địa phương cũng có những ảnh hưởng mạnh mẽ đối với công chúng Bên cạnh đó với sự phát triển ngày càng sâu rộng của hệ thống mạng Internet cho thấy con người ngày càng đa dạng hóa môi trường tiếp cận với truyền thông đại chúng, sự áp đặt về thông tin cũng ngày càng suy giảm khi con người đang trở thành những chủ thể trong quá trình truyền thông
Tác giả nổi tiếng trong nghiên cứu về toàn cầu hóa với hai cuốn sách
“Chiếc xe Lexus và cây ô liu” và “Thế giới phẳng” đã thể hiện niềm tin
Trang 15mạnh mẽ trong sự kết nối thế giới hiện đại thông qua cuộc cách mạng kỹ thuật số sẽ giúp con người vượt qua những rào cản về thể chế chính trị, văn hóa Trong mô hình biến thế giới từ “tròn” sang “phẳng” tác giả đã phân tích hàng loạt những nhân tố từ cuộc cách mạng trong lĩnh vực công nghệ thông tin và mạng Internet sẽ thay đổi các mô hình truyền thông toàn cầu “Sự chỉ huy, kiểm soát” sẽ được thay thế bằng “Kết nối và cộng tác” Trong phần phân tích về mạng Wikipedia (Bách khoa thư với mọi người) tác giả đã chứng minh những sản phẩm truyền thông hiện đại không chỉ được tạo ra từ những tập đoàn truyền thông mà chính từ sự liên kết tri thức, trí tuệ của mọi tầng lớp xã hội, con người trên thế giới Quan điểm tư duy về thế giới phẳng sẽ mở ra những vấn đề phương pháp luận cho nghiên cứu về truyền thông đại chúng hiện đại, đó là quá trình toàn cầu hóa với những cơ hội và lợi ích truyền thông
được phân chia đồng đều với các dân tộc, các nước thuộc thế giới thứ ba
Những năm gần đây nhiều nghiên cứu về truyền thông đại chúng trên thế giới đã không ngừng mở rộng các chủ đề nghiên cứu Những nghiên cứu
về mạng Internet đã cho thấy những thay đổi cơ bản trong hành vi tiếp cận của con người với các phương tiện thông tin, các khía cạnh tâm lý, xã hội, cảm xúc của công chúng, mô hình giao tiếp truyền thông của con người ngày càng được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu
Trong những dự báo tương lai từ cuối thế kỷ XX, nhà tương lai học
người Mỹ, A Toffler trong bộ ba cuốn sách nổi tiếng “Thăng trầm quyền lực”, “Làn sóng thứ ba” và “Cú sốc tương lai” cũng dành nhiều phần viết của mình phân tích về truyền thông đại chúng Trong tác phẩm “Làn sóng thứ ba”, ông đã phân tích và dự báo xã hội tương lai với quá trình “thông tin đại
chúng” trở thành “tiểu chúng” và “phi đại chúng hóa thông tin đại chúng” Bằng hàng loạt những số liệu về sự suy giảm lượng độc giả của các kên truyền thông lớn, Toffler cho rằng sự đa dạng hóa các loại hình, kênh truyền thông và thông tin, đó là quá trình cạnh tranh quyết liệt, khi nhu cầu săn tin
Trang 16trở nên phổ biến thì không còn những thông tin mang tính chất “đại chúng” Bên cạnh đó sự thay đổi nhu cầu thông tin của công chúng ngày càng phức tạp và đa dạng, cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, con người sẽ ngày càng bộc lộ xu hướng tách biệt, tìm môi trường truyền thông riêng của
mình
Nhìn chung hầu hết những nghiên cứu, kiến giải khoa học của các học giả trên thế giới đều tập trung không chỉ xem xét toàn cầu hóa các phương tiện thông tin đại chúng là một hiện tượng nằm trong lĩnh vực công nghệ hay truyền thông mà trên thực tế đó là một quá trình phát triển khách quan, tổng hợp của nhiều yếu tố tự nhiên, xã hội và công nghệ, nó đã và đang có những tác động, những thay đổi mạnh mẽ về mặt ý chí, tư duy lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu về truyền thông nói riêng và sự phát triển của con người và xã hội nói chung
ở nước ta, những nghiên cứu liên quan đến truyền thông đại chúng đã thu hút sự quan tâm của các học giả từ khá lâu, tuy nhiên nghiên cứu tác động toàn cầu hóa các phương tiện thông tin đại chúng đến báo chí và truyền thông còn là một chủ đề khá mới mẻ
Tác giả Mai Quỳnh Nam trong bài viết “Đời sống văn hóa tinh thần và hoạt động truyền thông đại chúng” xuất bản trong cuốn “Phát triển xã hội ở
Việt Nam - một tổng quan xã hội học”, nhà xuất bản khoa học xã hội 2002, tác giả đã tập trung phân tích về công chúng trong mối quan hệ với báo chí ở Việt Nam qua đó làm rõ những đặc điểm của báo chí Việt Nam so với báo chí
ở các nước trên thế giới, đó là báo chí gắn liền với công cuộc đổi mới, vừa là tiếng nói của Đảng, nhà nước, vừa định hướng dư luận xã hội, vừa thể hiện vai trò xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hóa Tác giả cho rằng báo chí ở Việt Nam phải thực hiện đúng mục tiêu phát hiện đưa các nhân tố mới để cổ vũ và
định hướng hành động xã hội, đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực xã hội thay vì phát triển theo hướng thuần túy thương mại hóa
Trang 17Công trình đề tài cấp bộ “Công chúng thanh niên đô thị và báo chí” do
PGS Mai Quỳnh Nam làm chủ nhiệm đã tập trung mô tả quá trình giao tiếp của thanh niên đô thị với các loại hình truyền thông hiện nay thông qua nhu cầu, thị hiếu và mức độ tiếp cận của các nhóm thanh niên Các tác giả cùng tập trung phân tích hướng khuynh hướng biến đổi về nhu cầu thông tin của thanh niên, những khó khăn, thuận lợi trong việc tiếp cận các mô hình truyền thông, công tác quản lý truyền thông, báo chí
Tác giả Hoàng Thị Xuân Quý trong luận văn thạc sĩ báo chí năm 1999,
“Khả năng tác động của các phương tiện thông tin đại chúng đối với việc hình thành lối sống của thanh niên sinh viên hiện nay” đã dành một phần viết
khái quát về quá trình toàn cầu hóa các phương tiện thông tin đại chúng Những phân tích của tác giả về mô hình và sự phình to của các tập đoàn truyền thông hàng đầu của thế giới cho thấy những quan ngại về những tác
động và ảnh hưởng mặt trái của quá trình toàn cầu hóa phương tiện thông tin
đại chúng
Tác giả Tạ Ngọc Tấn trong cuốn sách “ Truyền thông đại chúng”, nhà
xuất bản Chính trị quốc gia 2001, đã tổng kết toàn bộ lịch sử hình thành và phát triển của các phương tiện thông đại chúng ở Việt Nam, phân tích cụ thể các mô hình của truyền thông đại chúng, công tác quy hoạch và quản lý đối với việc phát triển truyền thông đại chúng ở Việt Nam Trong chương VII, tác giả cũng đưa ra những định nghĩa, phân tích về khái niệm toàn cầu hóa các phương tiện thông tin đại chúng Theo tác giả đó là quá trình quy chuẩn hóa
và mở rộng quy mô ra toàn cầu về phạm vi ảnh hưởng, nguồn tin, công chúng, phương tiện kỹ thuật, cách thức thông tin và tiếp nhận thông tin của các loại hình Tác giả cũng cho rằng toàn cầu hóa phương tiện thông tin đại chúng chịu sự ảnh hưởng, chi phối mạnh mẽ của các yếu tố kinh tế, môi trường và khoa học công nghệ
Trang 18Khoa Báo chí - Đại học Khoa học xã hội Nhân văn đã tập hợp nhiều bài viết của các tác giả liên quan đến lĩnh vực báo chí, truyền thông xuất bản trong bộ sách 6 tập “Báo chí - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” xuất bản năm 2005 Đây là một tập hợp công trình nghiên cứu đồ sộ nhất về báo chí, truyền thông ở nước ta từ trước đến nay Trong bộ sách này, các tác giả đã
đưa ra hàng loạt những cuộc tranh luận về mặt lý luận và phương pháp luận
đối với quá trình phát triển báo chí ở Việt Nam, những vấn đề thực tiễn trong hoạt động báo chí, truyền thông dưới các góc độ khác nhau, những thuận lợi, khó khăn, thách thức của báo chí Việt Nam trong mối quan hệ với thế giới truyền thông đang ngày càng trở nên quy chuẩn hóa và tiêu chuẩn hóa
Gần đây nhóm tác giả Trần Thị Minh Tiến, Nguyễn Thành Phúc đã
biên soạn tủ sách “Phổ biến kiến thức về công nghệ thông tin và truyền thông” xuất bản năm 2005 - 2006 bao gồm hàng loạt ấn phẩm như “Kỷ nguyên thông tin”, “Công nghệ thông tin và truyền thông - vai trò trong chiến lược phát triển quốc gia và kinh nghiệm một số nước”, “Chính phủ điện tử”,
“Công nghệ thông tin truyền thông với sự phát triển kinh tế” Trong công
trình này các tác giả đã tiếp cận xuyên suốt vấn đề truyền thông hiện đại từ góc độ kỹ thuật sang các vấn đề của con người, xã hội, sự phát triển của quốc gia, dân tộc Bài học kinh nghiệm từ nhiều nước trong khu vực cho thấy Việt Nam hoàn toàn có khả năng tiếp cận và giải quyết nhanh những vấn đề kỹ thuật trong công nghệ thông tin và truyền thông từ đó bắt nhịp với những tiêu chuẩn quốc tế và xa hơn nữa là sự phát triển tiến bộ xã hội trên dựa trên nền tảng của công nghệ thông tin như việc xây dựng xã hội truyền thông qua mô hình “chính phủ điện tử” chẳng hạn
Nhìn chung những công trình nghiên cứu về báo chí, truyền thông ở Việt nam thời gian qua đã phản ánh về nhiều lĩnh vực cụ thể trong hoạt động báo chí, truyền thông từ các góc độ và cách tiếp cận khoa học khác nhau Tuy nhiên còn khá thiếu những nghiên cứu trực tiếp về tác động của toàn cầu hóa
Trang 19tới các truyền thông đại chúng ở Việt Nam, đặc biệt ở cấp độ vĩ mô và vi môm, dự báo xu hướng vận động và phát triển của truyền thông đại chúng Việt Nam trong thời gian tới là hết sức cần thiết
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu
+ Nghiên cứu, phân tích, làm rõ thực trạng và xu hướng tác động tích cực và những ảnh hưởng mặt trái của quá trình toàn cầu hóa đến sự phát triển của truyền thông đại chúng ở Việt Nam hiện nay
+ Nghiên cứu, đề xuất những giải pháp, khuyến nghị nâng cao chất lượng truyền thông đại chúngViệt Nam, tăng cường hiệu quả của công tác quy hoạch, quản lý báo chí, truyền thông hướng tới yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế
- Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Xây dựng khung lý luận cho đề tài nghiên cứu trên cơ sở phân tích các lý thuyết, kinh nghiệm của các nước trên thế giới, các quan điểm của
Đảng, Nhà nước về toàn cầu hóa, tác động của nó đến truyền thông đại chúng
và đối với sự phát triển xã hội, những định hướng lý luận trong công tác quản
lý, phát triển báo chí và truyền thông Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
+ Phân tích, làm rõ thực trạng quá trình tác động của toàn cầu hóa đến các truyền thông đại chúng Việt Nam thông qua hoạt động thực tiễn của các loại hình báo chí, truyền thông, mức độ và cấp độ biểu hiện trong lĩnh vực chuyên môn, công nghệ, thông tin, quản lý, con người, mối quan hệ giữa báo chí, truyền thông và công chúng, quan hệ với chính sách của Đảng và nhà nước, quan hệ với sự phát triển kinh tế xã hội
+ Nghiên cứu, đề xuất những giải pháp, khuyến nghị nâng cao vai trò, chất lượng, hiệu quả hoạt động của truyền thông đại chúng Việt Nam hướng
Trang 20tới phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời khẳng định tính độc lập, tự chủ
và phát triển bền vững Nghiên cứu các giải pháp quy hoạch, quản lý, xây dựng chính sách, cơ chế và tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển truyền thông đại chúng Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
4 Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung vào những nội dung nghiên cứu chính sau đây :
• Nghiên cứu cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu tác động của Toàn cầu
hóa phương tiện thông tin đại chúng tới báo chí và truyền thông Việt Nam
Làm rõ một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu Tìm hiểu về các mô hình lý thuyết có liên quan đến truyền thông đại chúng và sự phát triển của các loại hình truyền thông đại chúng, những bài học kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới trong vấn đề quy hoạch, quản lý truyền thông đại chúng dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa Đề tài cũng
đi sâu phân tích những quan điểm của Đảng và nhà nước về vai trò và sự phát triển của truyền thông đại chúng trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
• Nghiên cứu những xu hướng tác động của toàn cầu hóa đến sự phát
triển của truyền thông đại chúng Việt Nam
Phân tích những xu hướng tác động của toàn cầu hóa tới sự phát triển của truyền thông đại chúng Việt Nam, những yêu cầu, thách thức và nhiệm vụ
đặt ra đối với quá trình đổi mới truyền thông đại chúng Việt Nam như: xây dựng mạng lưới thông tin, phát triển công nghệ, có khả năng tự chủ, cạnh tranh trong thị trường toàn cầu, Tăng cường cơ chế hoạt động và phương thức quản lý hiệu quả, nâng cao chất lượng nội dung, kiến thức, kỹ năng, nghiệp
vụ trong hoạt động truyền thông
Trang 21• Nghiên cứu những kết quả tác động của toàn cầu hóa đến sự đổi mới
và phát triển của truyền thông đại chúng Việt Nam
Phân tích thực trạng quá trình đổi mới và phát triển của truyền thông
đại chúng Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa, những thuận lợi, khó khăn, những mặt mạnh, mặt yếu, dự báo về xu hướng vận động của quá trình này qua các hoạt động như xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin, phát triển công nghệ truyền thông, tăng cường khả năng chiếm lĩnh thị trường, đổi mới bộ máy, phương thức, hoạt động tác nghiệp của đội ngũ báo chí, truyền thông
• Nghiên cứu, đề xuất giải pháp, kiến nghị định hướng nâng cao chất
lượng báo chí, truyền thông Việt Nam, công tác quản lý báo chí, truyền thông hướng tới yêu cầu phát triển và hội nhập
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp với cơ quan quản lý, giới truyền thông trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng truyền thông đại chúng Việt Nam như: nhóm giải pháp liên quan đến công nghệ, nhóm giải pháp kinh tế, nhóm giải pháp về định hướng chính trị tư tưởng, nhóm giải pháp về văn hóa, nhóm giải pháp về đào tạo, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, nhóm giải pháp
về quản lý
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu
Thu thập, tổng hợp và phân tích các nguồn tài liệu trong nước và quốc
tế khác nhau liên quan đến đề tài nghiên cứu, từ những quan điểm, lý thuyết
đến các số liệu thống kê, các công trình khoa học, phân tích và làm rõ các vấn
đề liên quan đến cơ sở lý luận, phương pháp luận và những vấn đề thực tiễn
mà đề tài đặt ra
Phương pháp được chú ý trong đề tài là chọn mẫu phân tích các sản phẩm của truyền thông đại chúng Việt Nam hiện nay bao gồm các loại báo
Trang 22in, các ấn phẩm xuất bản, các chương trình truyền hình, phim ảnh, các kịch bản truyền thông, các website, diễn đàn, blog, các tài liệu truyền thông xungquanh việc tổ chức các sự kiện lớn, tranh ảnh, băng đĩa
- Phương pháp nghiên cứu mô hình
Đề tài đã tiến hành chọn mẫu khảo sát và phân tích mô hình tổ chức của các cơ quan truyền thông từ nội dung, phương thức, cơ chế hoạt động, kỹ năng tác nghiệp, quy trình làm việc, chiến lược phát triển, xu hướng hợp tác quốc tế từ 43 mô hình cơ quan truyền thông khác nhau ở Việt Nam đang chịu tác động mạnh và ít chịu tác động của quá trình toàn cầu hóa Về cơ cấu của các tổ chức được chọn phân tích như sau :
+ Có 12 mô hình báo in bao gồm : Báo Thanh Niên, Báo Đầu tư, Báo
Đại Đoàn Kết, Báo Tuổi trẻ, Báo Lao động, Báo Sinh viên Việt Nam, Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Phụ nữ Thời đại Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Hải Dương, Báo Cao Bằng, Báo Khoa học và đời sống, Báo Người cao tuổi
+ Có 07 mô hình báo điện tử bao gồm : Báo Dân trí, Báo Đất Việt, Báo Vietnamnet, trang quảng cáo 18001255vietnamnet.vn của Vietnamnet, trang blog viet của Vietnamnet, Báo Vnexpress, Website 24h.com
+ Có 10 mô hình tạp chí được chọn phân tích bao gồm : Tạp chí Sành
điệu, Tạp chí Pháp Lý, Tạp chí Du Lịch Việt Nam, Tạp chí Tư vấn Tiêu dùng, Tạp chí Sắc đẹp, Tạp chí Ô tô xe máy, Tạp chí Văn Hiến, Tạp chí Di sản và văn hóa, Tạp chí Khuông Việt, Tạp chí Phòng chống Bạo lực gia đình
+ Có 03 cơ quan truyền hình bao gồm : Đài truyền truyền hình Việt Nam VTV1, Đài truyền hình Hà Nội, Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC
+ Có 02 nhà xuất bản bao gồm Nhà xuất bản Lao động và xã hội và Nhà xuất bản tri thức trẻ
Trang 23+ Có 09 công ty được chọn đang hoạt động trong các lĩnh vực truyền thông, sản xuất chương trình, tổ chức sự kiện, phát hành các ấn phẩm truyền thông, hoạt động quản cáo, PR
- Phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm
Để làm rõ những vấn đề chuyên sâu trong nội dung nghiên cứu, đề tài tiến hành phỏng vấn sâu, lấy ý kiến của 40 người thuộc các nhóm xã hội khác nhau bao gồm các chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách, những người làm công tác quản lý báo chí, hoạt động truyền thông, nhà báo, doanh nghiệp, những người hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đại diện công chúng
Phương pháp thảo luận nhóm tập trung, tổ chức thảo luận, toạ đàm với chủ đề tác động của toàn cầu hóa tới truyền thông đại chúng Việt Nam với 4 nhóm bao gồm 02 nhóm phóng viên báo chí, những người làm truyền thông,
01 nhóm làm việc tại các công ty truyền thông và 01 nhóm sinh viên đang học các ngành báo chí, truyền thông
- Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát được kết hợp trong quá trình nghiên cứu mô hình, khảo sát, phỏng vấn, nhận diện thái độ hành vi của nhóm đối tượng nghiên cứu, kiểm tra tính trung thực của thông tin, minh họa thêm cho quá trình thực hiện nghiên cứu
6 ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài :
Nghiên cứu tác động của toàn cầu hóa đến sự phát triển của truyền thông đại chúng Việt Nam có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và sự nghiệp phát triển báo chí, truyền thông nói riêng
Về mặt lý luận, đề tài nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung cho các lý thuyết khoa học về phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lý thuyết phát
Trang 24triển bền vững, lý thuyết truyền thông, lý thuyết xây dựng nền kinh tế thông tin và tri thức ở Việt Nam trong bối cảnh giao lưu và hội nhập quốc tế
Từ những nghiên cứu thực tiễn và nghiên cứu giải pháp, đề tài sẽ góp phần đóng góp vào cơ sở lý luận, phương pháp luận trong định hướng quản lý, phát triển truyền thông đại chúng ở Việt Nam, tạo cơ sở khoa học và tham mưu cho những chính sách của Đảng và nhà nước, một mặt đẩy nhanh quá trình hội nhập của báo chí, truyền thông Việt Nam với trình độ các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời ngăn chặn những tác động tiêu cực, mặt trái của quá trình toàn cầu hóa tới truyền thông đại chúng và công chúng Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng và văn hóa
Về mặt thực tiễn, đề tài cố gắng mô tả, cung cấp đầy đủ thông tin, những kiến giải khoa học và tiễn về thực trạng và xu hướng phát triển của truyền thông đại chúng Việt Nam, những thuận lợi, khó khăn, thách thức dưới những quan hệ và tác động đa chiều của quá trình toàn cầu hóa
Đề tài tổng kết, phân tích những mô hình, tiêu chuẩn của báo chí truyền thông hiện đại, bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới, phân tích những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong công tác quy hoạch, quản
lý, phát triển báo chí, truyền thông ở Việt Nam trong yêu cầu hội nhập, đề xuất những kiến nghị cụ thể với các cấp, các ngành, các cơ quan báo chí góp phần cải thiện, nâng cao hiệu quả, chất lượng của hoạt động truyền thông đại chúng nói riêng và các hoạt động truyền thông nói chung ở Việt Nam
Trang 25Phần nội dung nghiên cứu
Chương I : Cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu
tác động của Toàn cầu hóa phương tiện thông tin đại
chúng tới báo chí và truyền thông Việt Nam
1 Toàn cầu hoá - khía cạnh nhận thức phương pháp luận
Không phải đợi đến ngày nay, con người mới thực thi quá trình toàn
cầu hoá Bản chất sự sống của con người là sự mở rộng những liên kết không ngừng giữa họ với nhau thành xã hội Lịch sử đã chứng minh rằng các nền
văn minh bao giờ cũng làm giàu cho nhau qua những quá trình vay mượn, thẩm thấu, tiếp thu và tương tác văn hoá Xã hội càng văn minh thì quá trình này càng rộng mở để phục vụ cho chính sự phát triển tiến bộ cuả con người
Không phải ai khác mà chính Mác đã là ngưòi đầu tiên khẳng định tính khách quan của quá trình hội nhập của con người cá nhân vào một xã hội rộng lớn hơn, coi đó chính là “bản chất tự nhiên” của con người Trong một
tác phẩm được viết từ những năm còn rất trẻ, tác phẩm “Bản thảo kinh tế triết học 1844” , ở phần viết về sự tha hoá của lao động, Mác đã cho rằng sự liên
kết giữa con người với con người trong hoạt động lao động là bản chất khách quan của xã hội Nó giúp cho sự tồn tại của con người với con người bên cạnh nhau không giống như sự tồn tại của các bầy đàn sinh vật Chính sự mở rộng không ngừng các quan hệ nói trên ở phạm vi mỗi ngày một rộng lớn hơn sẽ là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của xã hội Xã hội càng phát triển thì những quan hệ nói trên sẽ càng rộng mở
Ngày nay, trong những điều kiện của xã hội hiện đại, sự mở rộng các mối quan hệ xã hội trong lao động và sinh hoạt mà Mác nói ở trên đã trở thành những quan hệ mới thật đặc biệt Nó không còn dừng lại ở những phạm
Trang 26vi nhỏ hẹp của các nhóm xã hội, các dân tộc và quốc gia mà đã ở phạm vi
rộng lớn nhất- phạm vi toàn cầu Toàn cầu hoá đ∙ trở thành một tất yếu
khách quan gắn liền với sự phát triển của các quá trình đan xen, hội nhập
và tuỳ thuộc lẫn nhau trên phạm vi quốc tế Có thể nói, chính nó đ∙ là bằng chứng nói lên sự lớn mạnh không ngừng của nhân loại trong quá trình tự hoàn thiện mình
Tuy nhiên, dù diễn ra dưới hình thức nào, trong phạm vi và mức độ ảnh
hưởng ra sao, thì về bản chất, toàn cầu hoá bao giờ cũng là một quá trình
lựa chọn các giá trị để có thể đi đến sự thống nhất chung Sự lựa chọn này
diễn ra khi êm ả, khi quyết liệt, lúc âm thầm ,lúc sôi động, nhưng bao giờ đó cũng là một quá trình vừa xây dựng vừa đào thải, vừa tiếp thu vừa loại bỏ-
điều mà không ít các học giả lớn trên thế giới đã không ngần ngại gọi là một
"cuộc tranh đấu"
Sẽ thực sự là sai lầm nếu xem thường tính "tranh đấu" này trong sự
chọn lựa các giá trị của quá trình toàn cầu hoá Bởi lẽ trên thực tế, quá trình toàn cầu hoá, nếu ở lĩnh vực này có thể là sự mở rộng những giá trị tiến bộ và văn minh thì ở lĩnh vực khác lại chỉ là thoái bộ, là sự thâm nhập của những
điều kỳ quái, thậm chí lạc hậu và phi nhân đạo, ở nơi này có thể thể gắn liền với sự tăng trưởng và phát triển nhưng ở nơi khác lại có thể là thảm hoạ, thậm chí huỷ diệt
Bởi vậy, toàn cầu hoá, nói theo cách diễn đạt của Mác, cũng chính là một quá trình đang bị “tha hoá” Nó có thể là luồng gió mát nhưng cũng
không ít trường hợp lại là khí độc Trong nhiều trường hợp, toàn cầu hoá
còn hoàn toàn đồng nghĩa với sự xâm lược của các giá trị này đối với các giá trị khác, sự loại bỏ, thậm chí tiêu diệt bản sắc và sự đa dạng về văn hoá Đó cũng chính là tính hai mặt của toàn cầu hoá, nó khiến cho sự tính
toán các cách thức tiến tới toàn cầu hoá luôn luôn là khác nhau đối với mọi quốc gia
Trang 27Giáo sư Jean-Marie Guehenno làm việc tại viện Nghiên cứu Quốc
phòng Pháp trong một bài viết nhan đề "Mỹ hoá toàn cầu hay là toàn cầu hoá nước Mỹ" đã cảnh báo rằng về thực chất, hiện nay "toàn cầu hoá đang là một
quá trình Mỹ hoá toàn cầu", là "sự mở rộng giấc mơ Mỹ ra toàn bộ hành tinh" Ông tự đặt câu hỏi là trong cái thế giới đang bị Mỹ hoá đó, liệu chính sách đối ngoại của Mỹ rồi có phải sẽ tới lúc chỉ còn là sự mở rộng đơn giản chính sách đối nội của nước Mỹ hay không? Nếu toàn cầu hoá về bản chất là những sự lựa chọn giá trị, thì phải chăng trong thời đại hiện nay, đã đến lúc toàn cầu hoá chỉ còn có nghĩa là sự lựa chọn những giá trị của người Mỹ Nếu như vậy, đối với các dân tộc nhỏ bé nhưng có các giá trị văn hoá lâu đời và phong phú, vấn đề đặt ra là, liệu toàn cầu hoá có phải là một sự thử thách sống còn, một trở lực hay không Toàn cầu hoá, do vậy có cần thiết phải gắn liền với ý thức cảnh giác, sự lựa chọn minh mẫn và sáng suốt các giá trị hay không ?
Có thể nói, sự lựa chọn các giá trị diễn ra trong quá trình toàn cầu hoá
đang đặt nhân loại trước những thử thách lớn trên con đường phát triển và tự hoàn thiện mình Vấn đề là ở chỗ cần phải làm sao để toàn cầu hoá sẽ đưa đến một kết quả tốt đẹp chứ không phải là một sự tha hoá, một sự huỷ hoại cho chính nhân loại Toàn cầu hoá sẽ nâng nhân loại lên một tầm cao mới, đoàn kết thống nhất vì những quyền lợi chung gắn liền với những giá trị nhân đạo
từ truyền thống và bản sắc của tất cả các nền văn minh
Tuy nhiên trên thực tế, trong nhiều trường hợp toàn cầu hoá còn được
sử dụng như một công cụ để các nước lớn can thiệp vào công việc nội bộ của các nước nhỏ, áp đặt tư duy chính trị của mình đối với các nước khác Bởi vậy
đối với nhiều nước, nói đến toàn cầu hoá người ta thường nhấn mạnh nhiều hơn tới toàn cầu hoá về kinh tế Bởi lẽ trên lĩnh vực văn hoá, quốc gia dân tôc nào cũng muốn giữ gìn bản sắc của mình, chỉ có thể tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại chứ không muốn bị “đồng hoá” về văn hoá Còn về chính trị, đa số
Trang 28các quốc gia đều không muốn bị phụ thuộc về chính trị, bị chi phối bởi các quốc gia khác v.v
Như vậy, về thực chất, toàn cầu hoá có thể đựơc xem như là một sự
liên kết thế giới, theo đó những gì đang diễn ra ở một phần thế giới đêù có tác động đến môi trường kinh tế, x∙ hội, văn hoá và lối sống của các cá nhân, cộng đồng ở những nới khác trên thế giới Trong cuốn “ Toàn cầu
hoá- khu vực hoá: cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển” , tác
giả đã trích dẫn định nghĩa “ toàn cầu hoá” của Mc Green như sau: “ Toàn cầu hoá là việc hình thành một chuỗi vô số các mối liên kết và ràng buộc giữa các chính phủ và các xã hội, tạo lập nên hệ thống thế giới hiện đại Toàn cầu hoá cũng là quá trình mà ở đó các sự kiện, các quyết định và các hoạt
động của một phần Thế giới có thể tác động nghiêm trọng đến các cá nhân và cộng đồng ở các phần khác nhau của Trái đất”
Trên thực tế, toàn cầu hoá, là xu hướng được bắt đầu từ các nước phát triển Nhưng cho đến nay, nó đ∙ và đang kéo tất cả các nước, kể cả các nước chậm phát triển vào quỹ đạo của mình như một tất yếu lịch sử
Nó đang thiết định những nguyên tắc mới cho “cuộc chơi” trên bàn cờ Thế giới, chung cho tất cả các nước mà không phân biệt lớn hay nhỏ, phát triển hay kém phát triển
Sự không phân biệt đó nhiều khi được giải thích một cách đơn giản, và phiến diện rằng đấy là sự bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các quốc gia Tuy nhiên, trên thực tế nó đang đặt các nước phát triển hoặc yếu kém trước hàng loạt thách thức nan giải khi giải quyết các vấn đề của mình Song vì đây là xu hướng tất yếu, nên cho dù gặp nhiều khó khăn các nước chậm phát triển cũng không thể tránh được nó
Trang 292 Toàn cầu hoá và hệ thống truyền thông quốc tế
Thực tế cho thấy, toàn cầu hoá đã không chỉ diễn ra trên các lĩnh vực kinh tế mà còn trên toàn bộ các vấn đề chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hội trong đó có truyền thông
Có thể nói rằng thuật ngữ “toàn cầu hoá” đ∙ chỉ rõ một tiến trình mà
trong đó sự chi phối của các nước có tiềm lực kinh tế, chính trị, quân sự ,
có bộ máy truyền thông lớn đối với các nước nghèo và nước nhỏ có hệ thống truyền thông yếu ớt Nó phát triển dường như không giới hạn không
chỉ trong lĩnh vực kinh tế chính trị mà còn mở rộng sang khía cạnh truyền thông về văn hoá- xã hội và lối sống trên phạm vi toàn cầu Nó buộc các nước nhỏ và nước nghèo phải cảnh giác và luôn tìm mọi phương thức để có được những cách thức ứng phó tốt nhất nhằm bảo vệ chủ quyền và bản sắc dân tộc của mình
Không còn nghi ngờ gì nữa, trong bối cảnh chung của quá trình toàn cầu hoá hiện nay, truyền thông có một vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng Bản thân nó vừa chịu sự tác động trực tiếp của quá trình toàn cầu hoá lại vừa là tác nhân mạnh mẽ của quá trình này
Lịch sử phát triển xã hội đã khẳng định vị thế và vai trò của các hoạt
động truyền thông Trong bối cảnh toàn cầu hoá, truyền thông như đang dược chắp thêm một đôi cánh mới, trong một môi trường ngày càng rộng mở Nó
ngày càng tỏ rõ vai trò quan trọng đối với sự phát triển, định hướng giải
quyết các mối quan hệ x∙ hội, xây dựng các giá trị và chuẩn mực x∙ hội nhằm điều chỉnh hành vi của con người Trong điều kiện của cuộc cách
mạng khoa học - kỹ thuật, đặc biệt là cuộc cách mạng về thông tin hiện nay, truyền thông lại càng có thêm sức mạnh Chẳng thế mà nhiều nhà xã hội học
đã khẳng định rằng thời đại chúng ta chính là thời đại được đặc trưng bởi sự phát triển không ngừng của hệ thống truyền thông
Trang 30Xét về một phương diện nào đó, truyền thông không trực tiếp tạo ra sự tăng trưởng kinh tế, nhưng nó lại tác động trực tiếp vào con người và xã hội, thông qua hành vi của con người mà tạo nên sự tăng trưởng và phát triển Có thể nói, truyền thông đã tác động trực tiếp tới việc xã hội hoá cá nhân thông qua việc hình thành các chuẩn mực và giá trị xã hôị, hình thành lối sống và nhân cách con người, qua đó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự tiến bộ của xã hội
Các giải pháp vận dụng hệ thống truyền thông, dùng những phương thức đặc biệt để tuyên truyền, giáo dục, giúp con người có được những nhận thức và hành động đúng đắn đã không xa lạ đối với lịch sử phát triển của nhân loại Những kỹ năng truyền thông, thông qua việc sử dụng ngôn từ và văn tự gắn liền với tài hùng biện của những tên tuổi vĩ đại như Platon, Aristotle, Socrate Các lý thuyết truyền thông đều nhắc đến tên tuổi của các
ông như là những người đặt nền móng cho khoa học truyền thông hiện đại Bộ
“Tu từ học” của Aristotle cho đến nay vẫn được coi là bộ giáo khoa đầu tiên của ngành truyền thông do chỗ nó đã đưa ra được các mô hình lý thuyết về truyền thông từ việc thai nghén các lý tưởng và lý lẽ đến việc giải quyết mối quan hệ giữa cách luận giải vấn đề với cảm xúc khi đưa thông tin đến người nghe
Vấn đề truyền thông và vũ khí truyền thông cũng không hề xa lạ với các xã hội phương Đông cổ xưa, đặc biệt là hệ tư tưởng Nho giáo Các nhà tư tưởng cổ xưa luôn luôn coi việc ghi chép, luận giải, truyền bá các chuẩn mực
và giá trị sống cho thế hệ trẻ là điều quan trọng để xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trong xã hội, duy trì sự ổn định xã hội “Ngũ kinh”, “ Tứ thư” cũng như các bộ sách cổ nhất của nho giáo đều là những tài liệu truyền thông phong phú và có giá trị khoa học cao ở bộ “Luận ngữ”, trong các mẩu truyện, những lời dăn dạy về đạo lý của người xưa, tác giả đã nêu lên những tấm gương sáng về cách xử thế trong cuộc đời cho những thế
Trang 31hệ tiếp theo “ Luận ngữ ” không chỉ là “kim chỉ nam” của đạo đức Nho giáo
mà còn là cuốn sách giáo khoa vĩ đại về truyền thông Chính sự tồn tại bền vững của hệ giá trị Nho giáo, theo dõi, kiểm soát, chế ngự nhận thức và hành
vi của con người trong bao nhiêu thế kỷ qua ở Trung Quốc và các nước khác
đã chứng tỏ rằng các phương thức truyền thông cổ xưa đã có hiệu quả mạnh
mẽ như thế nào
3 Nhận thức lại về vị trí và vai trò của truyền thông
3 1 Truyền thông và chính trị trong bối cảnh toàn cầu hoá
Một trong những đặc điểm quan trọng dẫn đến sự bùng nổ truyền thông trong quá trình toàn cầu hoá là sự liên kết chặt chẽ giữa khoa học truyền thông với khoa học chính trị, giữa kỹ năng truyền thông với kỹ năng chính trị trong việc làm thay đổi nhận thức và hành vi của con người, đặc biệt là những
người trẻ tuổi ở một phạm vi mang tính toàn cầu
Giáo sư Arno Mayer , một trong những nhà khoa học nổi tiếng trên lĩnh vực truyền thông, khi nghiên cứu về các cuộc đại chiến thế giới đã khẳng định rằng: “ Không một bộ chỉ huy nào có thể ném những khối người đông đảo
đến như vậy vào chỗ chết nếu không tiến hành được trên đó một cuộc thuyết phục tư tưởng ở cả hai chiến tuyến Trong chiến tranh hiện đại, toàn thể quốc gia đều bị huy động và sẽ không thể làm được điều đó nếu không đảm bảo trước được về “tinh thần quân sĩ” cũng như tinh thần nhân dân” 1 Với khả năng tác động mạnh mẽ như vậy cộng thêm với sự phát triển hiện đại của hệ thống các phương tiện truyền thông, sự mở rộng mạng lưới truyền thông trên phạm vi toàn cầu, vai trò của truyền thông lại càng to lớn
Trong quá trình toàn cầu hoá, sự kết duyên giữa chính trị và truyền thông cũng dẫn tới một ý tưởng mới được gọi là sự “ma-két-tinh chính trị”
1 Trích lại từ philippe Breston và Serge Proulx “ Bùng nổ truyền thông” Nxb Văn hoá,
1996, tr 302.
Trang 32trong thông tin đại chúng Nói một cách chính xác, đó là việc áp dụng phương pháp ma-két-tinh vào kỹ thuật truyền thông để chuyển tải những nội dung chính trị tới quần chúng, định hướng tư tưởng của họ theo chủ trương của các chính khách Thông qua hoạt động của các kênh mê-đi-a toàn cầu, người ta
có thể làm thay đổi các chuẩn mực về chính trị, văn hoá, thẩm mỹ, thay đổi các quan điểm sống, tấn công và làm lay động cả những giá trị truyền thống
đã tồn tại hàng nghìn năm
Giáo sư M Honkheimer và T Adorno đã cho rằng với việc người ta
“sản xuất các sản phẩm truyền thông y hệt như sản xuất ô tô tại các nhà máy của hãng Ford", thì truyền thông có thể tạo ra cuộc xâm lược về thông tin toàn cầu đối với tất cả các quốc gia nào không có khả năng có được một “nhà máy truyền thông kiểu Ford"” Các ông cũng cho rằng vấn đề không chỉ đơn giản như người ta tưởng rằng chiếc cà vạt của phương Tây đã làm mê lòng mọi người đàn ông thích lịch thiệp trên thế giới mà là ở chỗ chính chiếc cà vạt
đã là biểu trưng cho sự thống trị toàn cầu của văn hoá phương Tây
Trong trường hợp này, các quốc gia có hạ tầng văn hoá nghèo nàn thật khó mà ngăn cản được sự xâm lược về truyền thông và văn hoá nói trên Trước sức ép của công nghệ thông tin toàn cầu, họ cũng có thể sớm hoặc muộn sẽ buộc phải tuân thủ ở mức độ khác nhau những chuẩn mực truyền thông và văn hoá của quốc gia lớn có công nghệ thông tin cao ở đây, công nghệ thông tin chính là thứ vũ khí hạng nặng để chinh phục văn hoá
Các giải pháp truyền thông đối với các nước có mạng lưới và kỹ thuật truyền thông nhỏ bé còn chính là ở sự ngăn chặn sự chinh phục văn hoá thông qua truyền thông nói trên
Cũng trong bối cảnh của quá trình toàn cầu hoá truyền thông, chưa bao giờ các nước trong thế giới thứ ba lại đặt vấn đề ngăn chặn ảnh hưởng của truyền thông phương Tây tới công tác truyền thông ở nước mình mạnh mẽ như trong những năm gần đây Vào năm 1966, trước nguy cơ của cuộc xâm
Trang 33lăng toàn cầu về thông tin thông qua hoạt động của các tập đoàn truyền thông khổng lồ tại các nước lớn, tổ chức UNESCO đã chính thức lên tiếng đòi phải lập lại một trật tự truyền thông mới Nhiều nhà khoa học đã kêu gọi phải thống nhất hành động vì trật tự mới nói trên để bảo đảm cho truyền thông không trở thành công cụ nô dịch con người, không làm tồi tệ các mối quan hệ giưã con người với con người, mà phục vụ cho những lý tưởng tốt đẹp và nhân
đạo hơn đối với nhân loại
Uỷ ban quốc tế về truyền thông trực thuộc UNESCO do giáo sư S McBride làm chủ tịch đã khẳng định sự ủng hộ đối với các nước thế giới thứ
ba trong việc ngăn chặn cái gọi là “free flow of information” (tự do lưu truyền thông tin) mà các quốc gia công nghiệp lớn đưa ra Sự đối đầu về truyền thông giữa các khối nước lớn với các nước đang phát triển cũng chính là sự
đối đầu trong các quan điểm về xã hội hoá cá nhân, trong việc đưa ra các chuẩn mực và giá trị con người và xã hội dựa trên những vấn đề có liên quan tới tính thống nhất và tính đa dạng trong nội dung truyền thông, tới mối quan
hệ giữa truyền thống và hiện đại, giữa kế thừa và tiếp thu văn hoá ở mỗi nước
Trong cuốn sách “Quyền đuợc nói- vai trò của truyền thông đại chúng trong phát triển kinh tế” do Ngân hàng thế giới xuất bản năm 2006, tác giả
Roumeen Islam đã cảnh báo về sự kết nối giữa truyền thông và chính trị cũng
có thể diễn ra ngay tại một quốc gia, khiến cho việc thông tin bị lợi dụng và mất đi tính độc lập khách quan Trong trường hợp này, theo Roumeen Islam nguy cơ bóp méo thông tin có thể xảy ra đối với giới truyền thông khi có sự can thiệp của các nhà chính trị Ông cho rằng khi đó truyền thông sẽ mất đi
tính độc lập “cũng có thể vào hùa và đưa ra những thông tin không đáng tin cậy… Với khả năng gây ảnh hưởng đến hành vi của đông đảo công chúng hay
Trang 34của một vài nhân vật chủ chốt, truyền thông có thể thổi phồng hay thu nhỏ những vấn đề trong con mắt của quần chúng…” 1
Roumeen Islam cũng đòi hỏi phải lưu tâm tới những vấn đề chống độc quyền trong truyền thông là điều mà có thể đưa đên những thông tin sai lạc trong xã hội hiện đại Ông cũng phê phán mạnh mẽ tính độc quyền về chính
trị của hãng truyền thông BBC và cho rằng : “BBC đã được trao cho một nguồn lợi doanh thu từ thuế lớn khiến họ có được một lợi thế tương đối so với các công ty tư nhân… Nếu là một công ti tư nhân, BBC sẽ năng động hơn, và
do đó có khả năng cạnh tranh với các hãng truyền thông toàn cầu hơn” 2 Chính những nghiên cứu của Roumeen Islam đã cảnh tỉnh chúng ta về tính khách quan và tính trung thực trong nội dung các thông tin được đưa từ các hãng thông tin lớn có độ phủ sang toàn cầu Nó cũng cho thấy khả năng can thiệp từ các mục tiêu chính trị của các nước lớn đối với thông tin toàn cầu
3.2 Kinh tế toàn cầu và sự thống trị thông tin của các tập đoàn kinh tế lớn
Truyền thông từ lâu đã được coi là một ngành kinh tế và các công ty truyền thông trên thực tế đã hoạt động với tính cách là những doanh nghiệp Tuy nhiên trong xã hội hiện đại, truyền thông đã không chỉ góp phần vào việc phát triển tự thân nó mà còn vào toàn bộ nền kinh tế Rõ ràng là với vị trí và vai trò của những nhà cung cấp thông tin, truyền thông đã gia nhập vào hệ thống kinh tế như một thành phần không thể thiếu được, góp phần tạo ra những thành quả kinh tế to lớn
Ngày nay, không một tập đoàn kinh tế lớn nào lại coi nhẹ các mối quan
hệ với giới truyền thông Trong bối cảnh toàn cầu hoá, nhiều tập đoàn kinh tế
1
Roumeen Islam Soi mình trong gương ; Truyền thông nói gì và tại sao? Một tổng quan Trong sách
“Quyền đuợc nói- vai trò của truyền thông đại chúng trong phát triển kinh tế” Ngân hàng thế giới xuất bản năm 2006 Trang 5
2 Roumeen Islam Sách đã dẫn trang 7
Trang 35còn mở rộng cả các kênh truyền thông riêng cho mình nhằm tạo lập những
ảnh hưởng lớn đối với công chúng
Ngày 26-12-2008, tại Hàn Quốc đã diễn ra một cuộc xuống đường rầm
rộ của những người làm việc trong ngành phát thanh truyền hình chống lại việc ban hành luật phát thanh truyền hình sửa đổi cho phép các đại tập đoàn lớn (được gọi chung là chaebol) mở các kênh truyền hình riêng Công đoàn các lao động làm phát thanh truyền hình lo ngại điều này sẽ khiến các tập
đoàn lớn chiém được sự độc quyền về thông tin và gọi 7 điều luật sửa đổi mới
là “những điều luật của quỷ dữ” Theo luật cũ, để tránh tình trạng độc quyền
và thao túng thông tin thì chỉ có những công ty truyền thông có doanh thu dưới 3.000 tỷ won (2,1 tỷ USD) là được quyền xây dựng các kênh truyền hình riêng, nhưng nay theo luật mới con số này đã được nâng lên tới 10.000 tỷ won ( 6,7 tỷ USD)
Điều đó có nghĩa là các đại tập đoàn như Samsung, Daewoo, LG… có thể góp vốn vào một đài truyền hình hoặc mở các đài riêng và khống chế toàn
bộ thông tin theo hướng có lợi cho mình Những người biểu tình cũng gọi đây
là “sự xâm lăng” của các chaebol và cho rằng điều này sẽ phá vỡ tính đa dạng của thông tin Nhân dịp này, một cuộc thăm dò dư luận cũng đã cho thấy, có tới trên 60% số người được hỏi phản đối đạo luật mới, phản đối sự độc quyền trong truyền thông.1
Nhiều nhà phân tích đã cho rằng xu hướng thâm nhập mạnh mẽ vào các hoạt động kinh tế và lợi nhuận của hệ thống truyền thông đại chúng trong toàn cầu hoá có thể dẫn tới nguy cơ là những nội dung thông tin mà hệ thống này đưa ra sẽ không còn mang tính khách quan, trung thực Trong bối cảnh này công chúng sẽ chỉ còn được nhìn nhận và đánh giá các sự kiện xã hội thông qua lăng kính hoặc của các thế lực chính trị, các cường quốc lớn hoặc của các tập đoàn kinh tế mà thôi
1
Tường Linh Chaebol được quyền mở kênh truyền hình Truyền thông Hàn Quốc sẽ lâm vào hỗn loạn Thể thao văn hoá số 365, ngày 31-12-2008 trang 15
Trang 36Tác giả Roumeen Islam trong khi phân tích lợi nhuận thu được của các công ty truyền thông, ông đã cho rằng nguy cơ bóp méo thông tin là có thực,
bởi lẽ là: “ Vì mục đích sống của mình truyền thông đã bị phụ thuộc vào Nhà nước đang điều tiết, vào các doanh nghiệp trả tiền quảng cáo trên đó và vào khách hàng mà nó đang phục vụ Cân bằng được các nhóm lợi ích này là một công việc khó khăn Việc ngành truyền thông làm thế nào để cân bằng sẽ quyết định không chỉ khả năng sinh tồn của ngành mà cả ảnh hưởng của nó
đến diện mạo kinh tế” 1 Như vậy trong những điều kiện của toàn cầu hoá và
xu hướng độc quyền về truyền thông, khả năng toàn cầu hoá các thông tin sai lạc, định hướng công chúng theo những thông tin sai lạc này là khá lớn, xuất phát từ lợi nhuận kinh tế của chính mạng lưới truyền thông
4 Toàn cầu hoá và sự biến đổi trong cơ cấu hoạt động truyền thông truyền thống
Để có thể nghiên cứu tác động của toàn cầu hoá tới các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta cũng cần phải làm rõ được những vấn đề lý luận
và phương pháp luận phân tích những nguyên nhân và xu hướng biến đổi trong cơ cấu hoạt động của chính hệ thống truyền thông toàn cầu Nói một cách cụ thể là chúng ta cần phải tìm hiểu hoạt động truyền thông trong bối cảnh toàn cầu hoá như là một hệ thống, có cơ cấu tồn tại và vận hành thống nhất Hệ thống đó bao gồm nhiều khu vực cấu thành đang biến đổi không ngừng, đa dạng và phức tạp, có vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ nhất
định trong toàn bộ mạng lưới truyền thông
Thực tế cho thấy, trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, những biến đổi
to lớn trong hệ thống các hoạt động truyền thông đang đòi hỏi một nhu cầu phải nghiên cứu và nhận thức lại về truyền thông một cách cơ bản Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu và phân tích về hoạt động truyền
1 Roumeen Islam Sách đã dẫn trang 1
Trang 37thông đã gọi những biến đổi này là “những cú sốc trong truyền thông đại chúng”, là “cuộc cách mạng mới về thông tin”, “sự cấu trúc lại hệ thống truyền thông”… Dưới đây chúng tôi xin được đi vào một số vấn đề có tính
phương pháp luận trong nhận thức về những sự biến đổi nói trên
4.1 Hoạt động truyền thông truyền thống và những thách thức
Hệ thống truyền thông, theo cách hiểu truyền thống vẫn luôn được hợp thành từ ba khu vực chính:
Khu vực thứ nhất có thể được gọi là khu vực xác định mục tiêu và nội
dung truyền thông ở đây mỗi tập đoàn và công ty truyền thông lại tuỳ theo mục đích và tôn chỉ hoạt động của mình mà tìm hiểu, nghiên cứu về đối tượng truyền thông, xác định những định hướng riêng về chính trị, tư tưởng, nhận thức và những mục đích cụ thể khác cho hoạt động truyền thông Từ những mục tiêu cụ thể nói trên, người ta sẽ bàn bạc nhằm thống nhất về kế hoạch, nội dung và để hướng đối tượng tới việc tiếp nhận những thông tin cần thiết được đưa ra
Những thách thức của toàn cầu hoá đối với khu vực này biểu hiện ở chỗ, các mục tiêu của truyền thông cũng như mục tiêu của toàn cầu hoá đang
có nguy cơ bị lạm dụng bởi các nước có tiềm năng lớn về kinh tế cũng như bởi các tập đoàn kinh tế và tập đoàn truyền thông lớn Trong trường hợp này, mục đích và nội dung của truyền thông nhiều khi đồng hành cùng với lợi ích của các nước và các tập đoàn nói trên
Khu vực thứ hai của hệ thống truyền thông là khu vực chuyển tải
thông tin, hoặc nói một cách cụ thể là khu vực hoạt động của các phương tiện thông tin, các kênh mê-đi-a, bao gồm hệ thống những phương tiện in ấn như xuất bản, báo chí, áp phích ,tờ rơi… những phương tiện phát thanh và truyền hình, qua hệ thống mặt đất, qua cáp hoặc qua vệ tinh… những phương tiện
điện tử, video, đĩa compact, băng nhạc… Các kênh mê-đi-a nói trên bao phủ
Trang 38lên toàn bộ đời sống xã hội, đi vào từng hang cùng ngõ hẻm, thâm nhập vào từng cộng đồng, từng nhóm xã hội, gia đình, với một sức mạnh khó mà lường hết được Ngoài hệ thống các kênh mê-đi-a nói trên, trong thời đại ngày nay, chúng ta cũng không thể không nói tới lĩnh vực viễn thông và tin học vốn ngày càng được nối mạng rộng rãi, truyền đi đủ loại thông điệp đa dạng và phong phú tới toàn bộ xã hội Ngoài hệ thống Internet và các trang báo điện
tử, chúng ta không thể không kể đến các dạng thông tin cá nhân từ các blok, các máy điện thoại di động, các thư điện tử…
Khu vực thứ hai trong cơ cấu của hệ thống truyền thông cũng là khu vực đang có nhiều xáo trộn to lớn hiện nay Sự xáo trộn này gắn liền với sự xuất hiện của nhiều phương tiện đa dạng trong hệ thống truyền thông mà các nhà nghiên cứu về thông tin đại chúng gọi là “hệ thống truyền thông đa phương tiện”
Khu vực thứ ba trong hệ thống truyền thông chính là khu vực của sự
tiếp nhận truyền thông Trong việc nâng cao hiệu quả của truyền thông, sẽ thật là sai lầm nếu chúng ta bỏ qua khu vực này cũng như chúng ta nghĩ rằng những người tiếp nhận truyền thông chỉ là những kẻ thụ động Trên thực tế, các ý tưởng và nội dung truyền thông sau khi đi qua hệ thống các mê-đi-a mặc dù đều đã chịu nhiều biến dạng nhưng sẽ lại còn phải tiếp tục chịu biến dạng trong bộ lọc của đối tượng tiếp nhận
Đối tượng tiếp nhận tuyên truyền không phải là một khối đồng nhất về
địa vị xã hội, trình độ nhận thức chính trị và văn hoá Họ lại càng không phải như nhiều người đã lầm tưởng, chỉ là một tờ giấy trắng tinh sẵn sàng thẩm thấu mọi sắc mầu của truyền thông Chính trình độ nhận thức, quyền lợi và nhu cầu của đối tượng truyền thông quyết định khả năng họ sẽ tiếp nhận hoặc sàng lọc nội dung truyền thông như thế nào Cách mạng thông tin hiện nay cũng đang xoá dần ranh giới giữa những người tiếp nhận thông tin với những
Trang 39sản xuất thông tin, tạo nên một bộ mặt mới trong trong mối quan hệ giữa các chủ thể và khách thể của hoạt động truyền thông
Mô hình cơ cấu cơ bản của hệ thống truyền thông đại chúng
Phân tích cơ cấu cơ bản của hệ thống truyền thông nói trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng những biến đổi to lớn của hoạt động truyền thông đã diễn
Tình hình và sự kiện kinh tế - xã hội khách quan
Mục đích và nội dung truyền thông
Hệ thống truyền thông
Xuất bản Báo chí Phát thanh Truyền hình Tin học Viễn thông
Đối t−ợng tiếp nhận truyền thông,
Công chúng
Trang 40ra trên khắp các khu vực cấu thành của hệ thống truyền thông đại chúng và do vậy nghiên cứu các giải pháp về truyền thông phải là những nghiên cứu toàn diện, từ nhiều hướng để nâng cao chất lượng của tất cả các khu vực cơ bản của hệ thống truyền thông trước những thách thức của toàn cầu hoá
Về mặt phương pháp luận, chúng ta cần phải bắt đầu từ việc xác định
rõ mục đích và nội dung của truyền thông, nâng cao tính chính trị, tư tưởng, tính định hướng của hoạt động truyền thông Bên cạnh đó chúng ta phải phát triển không ngừng hệ thống các kênh truyền thông cả về chiều rộng và chiều sâu Cần phải làm sao để hệ thống truyền thông có đủ khả năng truyền tải một cách đúng đắn, khoa học những nội dung cần thiết tới các đối tượng tiếp nhận Ở đây rõ ràng vai trò của việc trang bị kỹ thuật hiện đại cũng như việc nâng cao năng lực và phẩm chất của những cán bộ truyền thông là hết sức cần thiết Sau cùng, chúng ta cần phải chú ý tới vai trò của truyền thông, nâng cao không ngừng tầm nhận thức và cảm thụ của đối tượng tiếp nhận truyền thông Cần phải tạo điều kiện để các đối tượng truyền thông tham gia vào quá trình truyền thông không phải chỉ như là những kẻ cảm thụ thụ động, mà còn biết suy xét, chủ động, thậm chí những chủ thể sáng tạo
4.2 Toàn cầu hoá và hệ thống truyền thông đa phương tiện
Sự phát triển của truyền thông đại chúng gắn liền với sự phát triển của các phương tiện truyền thông Không có sự phát triển đa dạng của các phương tiện truyền thông thì cũng không thể có sự phát triển của truyền thông Chính vì vậy, nói đến sự biến đổi và phát triển không ngừng của hệ thống thông tin
đại chúng ngày nay, chúng ta không thể không nói đến sự phát triển của các phương tiện truyền thông Chính sự biến đổi và phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông mà, hệ thống truyền thông ngày nay đã được gọi là
“hệ thống truyền thông đa phương tiện”, cơ cấu hoạt động “đa phương tiên”