Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường đất và nước tại mỏ than Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

80 597 1
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường đất và nước tại mỏ than Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  NGUYỄN NGỌC HÀ Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN TỚI MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ NƯỚC TẠI MỎ THAN THANH AN, HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN” NHẬT KÝ THỰC TẬP Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2010 – 2014 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý của khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng với sự gúp đỡ nhiệt tình của Chi cục Bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Điện Biên, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường đất và nước tại mỏ than Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên”. Qua quá trình thực tập em đã thu được nhiều kiến thức bổ ích. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm và các thầy cô giáo trong khoa môi trường, những người đã dùi dắt em trong suốt 4 năm qua dưới mái trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đặc biệt em xin chân thành chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thế Hùng người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn em thực hiện đề tài trong suốt thời gian qua. Em xin chân thành cám ơn các cán bộ, nhân viên Chi cục Bảo vệ môi trường nơi em trực tiếp thực tập và thực hiện đề tài, cám ơn Công ty Cổ phần Khoáng sản Điện Biên, UBND xã Thanh An đã giúp đỡ em rất nhiều trong trong việc lấy mẫu đất, nước và cung cấp số liệu, tài liệu để phục vụ đề tài tốt nghiệp. Em xin cảm ơn các thầy cô trong khoa đã tạo điều kiện, hướng dẫn em thực hiện các phương pháp phân tích mẫu đất, nước đi từ lý thuyết đến thực hành. Em xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè những người đã luôn ở bên cạnh động viên, giúp đỡ em trong quá trình học tập cũng như trong suốt thời gian thực tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Nguyễn Ngọc Hà DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường QCVN : Quy chuẩn Việt Nam TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam UBND : Ủy ban nhân dân MTTQ : Mặt trận tổ quốc TN&MT : Tài nguyên và môi trường BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa COD : Nhu cầu oxy hóa học DO : Nồng độ oxy tự do tan trong nước DANH MỤC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN Trang Bảng 3.1: Vị trí lẫy mẫu đất 31 Bảng 3.2: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích mẫu đất 32 Bảng 3.3: Vị trí lấy mẫu nước 32 Bảng 3.4: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích 33 Bảng 4.1 Sản lượng khai thác than của mỏ than Thanh An 42 Bảng 4.2: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại mỏ than Thanh An 44 Bảng 4.3: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm của mỏ than 45 Bảng 4.4: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sản suất của mỏ than 47 Bảng 4.5: Kết quả phân tích chất lượng đất của mỏ than 49 Bảng 4.6. Phân loại đất chua 51 Bảng 4.7: Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt của các năm 2011, 2012, 2013, 2014 53 Bảng 4.8: Diễn biến chất lượng môi trường nước ngầm của các năm 2011, 2012, 2013, 2014 54 Bảng 4.9: Diễn biến chất lượng môi trường nước thải của các năm 2011, 2012, 2013, 2014 55 Bảng 4.10: Diễn biến chất lượng môi trường đất của các năm 2011, 2012, 2013, 2014 56 Bảng 4.11 : Ý kiến của người dân về nguồn nước đang sử dụng 57 Bảng 4.12: Ý kiến của người dân về ảnh hưởng khai thác than tới chất môi trường nước 58 Bảng 4.13 : Thống kê các bệnh do nguồn nước gây ra 59 Bảng 4.14 : Sinh vật chủ yếu sống trong đất 60 Bảng 4.15 : Các loại cây trồng, cây hoang dại mọc trên đất 60 Bảng 4.16: Ý kiến người dân về hiện trạng chất lượng môi trường đất 61 DANH MỤC HÌNH TRONG KHÓA LUẬN Trang Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện hàm lượng COD, BOD5 trong nước mặt 44 Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện độ cứng và Cl- trong nước ngầm 46 Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện hàm lượng As, Cd, Pb trong nước ngầm 46 Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD5, COD của nước thải 48 Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện hàm lượng As, Cd, Pb trong nước thải 48 Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện hàm lượng mùn (OM), Nts, Pts trong đất 50 Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện hàm lượng kim loại nặng As, Cd, Pb trong đất 52 MỤC LỤC Trang Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích, yêu cầu 2 1.2.1. Mục đích của đề tài 2 1.2.2. Yêu cầu của đề tài 2 1.3 Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Cơ sở lý pháp lý 4 2.1.2. Cơ sở lý luận 5 2.2. Tình hình khai thác than trong và ngoài nước 9 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 9 2.2.2. Tình hình khai thác than ở Việt Nam 12 2.2.3. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường 17 2.2.4. Các giải pháp xử lý ô nhiễm đất và nước 22 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 29 3.1. Đối tượng nghiên cứu 29 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 29 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 29 3.1.3. Địa điểm thực hiện và thời gian thực hiện 29 3.2. Nội dung nghiên cứu 29 3.2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực khai thác mỏ than tại địa bàn xã Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. 29 3.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 29 3.2.3. Đôi nét về mỏ than Thanh An 29 3.2.4. Chất lượng môi trường đất và nước của mỏ than 29 3.2.5. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường và đời sống người dân trên đại bàn xã Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 30 3.2.6. Đề xuất giải pháp 30 3.3. Phương pháp nghiên cứu 30 3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp 30 3.3.2. Phương pháp phỏng vấn 30 3.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa 31 3.3.4. Phương pháp chuyên gia 31 3.3.5. Phương pháp đo đạc lấy mẫu ngoài thực địa và phân tích mẫu 31 3.3.6. Phương pháp tổng hợp so sánh và dự báo dựa trên số liệu thu thập được 31 3.3.7. Phương pháp so sánh đối chiếu 33 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35 4.1. Điều kiện tự nhiên xã Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 35 4.1.1. Vị trí địa lý 35 4.1.2. Địa hình 35 4.1.3. Khí hậu, thủy văn 35 4.1.4. Các nguồn tài nguyên 36 4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 37 4.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế 37 4.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng, môi trường 38 4.2.3. Tình hình dân số và lao động 40 4.3. Đôi nét về mỏ than Thanh An 41 4.3.1. Vị trí địa lý 41 4.3.2. Công suất và tuổi thọ của mỏ than 41 4.3.3. Công tác vận tải mỏ 42 4.3.4. Chế độ làm việc 43 4.4. Đánh giá chất lượng môi trường đất và môi trường nước 43 4.4.1. Chất lượng môi trường nước của mỏ than 43 4.4.2. Chất lượng môi trường đất của mỏ than năm 2014 49 4.4.3. Chất lượng môi trường đất và nước qua các năm 2011, 2012, 2013, 2014 52 4.5. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường và đời sống người dân trên đại bàn xã Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. 56 4.5.1. Tình hình sử dụng nguồn nước của người dân xung quanh mỏ than 56 4.5.2. Tình hình sử dụng đất của người dân xung quanh mỏ than 60 4.6. Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất và nước 62 4.6.1. Giải pháp về quản lý 62 4.6.2. Giải pháp về công nghệ 63 4.6.3. Giải pháp tuyên truyền giáo dục 65 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66 5.1 Kết luận 66 5.2. Kiến nghị 66 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam là một nước đang phát triển, quá trình tham gia hội nhập và hợp tác quốc tế, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đã đạt được những thành tựu to lớn thúc đẩy sự nghiệp phát triển của đất nước, làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt của cả nước. Song song với sự phát triển của đất nước, chúng ta phải đối mặt với những khó khăn và thách thức. Trong đó, môi trường là một thách thức lớn đối Việt Nam và môi trường cũng là một trong những mắt xích quan trọng nhất đảm bảo phát triển bền vững “Kinh tế - Xã hội - Môi trường”. Hoạt động khai thác than đã và đang trực tiếp, gián tiếp tạo công ăn việc làm, mang lại thu nhập ổn định, phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân đồng thời góp một lượng lớn vào ngân sách quốc gia. Tuy nhiên hoạt động khai thác than cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến môi trường sống. Điện Biên là một tỉnh nằm ở vùng Tây Bắc, miền Bắc Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng chủ yếu là than mỡ, cao lanh, đá đen, vàng sa khoáng, nước khoáng và các loại vật liệu xây dựng khác. Tuy các mỏ này có trữ lượng không lớn nhưng đây là nguồn lực khá quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở địa phương. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội do hoạt động khai thác khoáng sản đem lại đã và đang gây ra vấn đề về môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân. Mỏ than Thanh An là một trong những mỏ than mỡ có trữ lượng lớn nhất của tỉnh Điện Biên do Công ty Cổ phần Khoáng sản Điện Biên quản lý và khai thác, và là trong những đơn vị sản xuất kinh doanh hiệu quả đóng góp lớn vào nguồn ngân sách chung của tỉnh Điện Biên, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Ngoài việc đem lại công ăn việc làm cho người dân, đảm bảo đời sống của nhân dân. Song cũng không thể phủ nhận những tác động tiêu cực do hoạt động khai thác than của mỏ than Thanh An đem lại cho môi trường đặc biệt là môi trường nước và môi trường đất. Xuất phát từ những vấn đề cấp bách trên và từ nhu cầu thực tế cùng với sự nhất trí của Khoa Môi Trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái 2 Nguyên, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường đất và nước tại mỏ than Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên”, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thế Hùng. 1.2. Mục đích, yêu cầu 1.2.1. Mục đích của đề tài - Đánh giá hiện trạng môi trường đất và nước tại mỏ than Thanh An. - Đánh giá được các ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường đất và nước khu vực xung quanh khu vực khai thác mỏ than và trên địa bàn xã Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. - Đề xuất các giải pháp quản lý cho đơn vị tổ chức khai thác cũng như việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nhằm giảm thiểu hạn chế tối đa các tác động của hoạt động khai thác than tới môi trường và con người. - Đẩy mạnh công tác quản lý môi trường trong hoạt động khai thác than tại khu vực. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài - Các số liệu, thông tin phải đảm bảo độ tin cậy, chính xác và đầy đủ. - Phản ánh đầy đủ đúng đắn thực trạng khai thác than và ảnh hưởng tới khu vực phát tán ô nhiễm. - Các mẫu đất và nước phải được lấy trong khu vực chịu tác động của hoạt động khai thác than trên địa bàn nghiên cứu. - Các giải pháp được đề xuất phải mang tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế cơ sở. 1.3 Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Áp dụng kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế, rèn luyện kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu. - Nâng cao hiểu biết thêm về kiến thức thực tế và các phương pháp đánh giá hiện trạng môi trường. - Tích lũy kinh nghiệm và củng cố kiến thức để phục vụ cho công việc sau khi ra trường. - Bổ sung tư liệu cho học tập, giúp sinh viên bố trí thời gian hợp lý trong công việc. [...]... thụ than làm ảnh hưởng tới chất lượng môi trường không khí, môi trường nước Khai thác than tác động đến môi trường không khí, tiếng ồn, môi trường nước, giảm diện tích rừng, ô nhiễm đất và làm giảm quỹ sử dụng đất, gây ô nhiễm bờ biển, tác động đến đa dạng sinh học, tác động đến kinh tế xã hội và tác động đến sức khỏe con người (Vũ Thị Quỳnh Anh, 2009) [1] 2.2.3 Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than. .. năng suất cây trồng và vật nuôi (Bùi Thanh Hải, 2010) [3] 2.2.3.2 Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường nước Các hoạt động khai thác than sinh ra lượng nước thải với khối lượng lớn, gây ô nhiễm nguồn nước 18 Tác động hoá học của hoạt động khai thác than tới nguồn nước: sự phá vỡ cấu trúc của đất đá khi tiến hành đào bới và khoan nổ sẽ thúc đẩy các quá trình hoà tan, rửa lũa các thành... tác động của hoạt động khai thác than tới môi trường đất và nước để từ đó giúp cho đơn vị tổ chức khai thác có biện pháp quản lý, ngăn ngừa, giảm thiểu tác động xấu tới môi trường và con người - Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch cho xây dựng chính sách về bảo vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh - Nâng cao nhận thức, tuyên truyền về giáo dục và bảo vệ môi trường. .. ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm nguồn nước cũng như làm đảo lộn môi trường đất Khai thác than làm mất quỹ sử dụng đất Khai thác than chiếm dụng một diện tích lớn để hoàn thổ được đất sử dụng cho mục đích công nghiệp của ngành than đòi hỏi phải có thời gian, tồn nhiều sức lực và tiền của Việc khai thác than còn làm giảm tính đa dạng sinh học và xáo trộn cảnh quan sinh thái, ảnh hưởng tới năng... Yên, để đánh giá một cách chính xác trữ lượng, chất lượng than, điều kiện kiến tạo của vỉa than, nghiên cứu công nghệ khai thác thiết kế Nói chung việc khai thác than này rất khó khăn về mặt địa hình, dân cư trong vùng và về phương pháp khai thác v.v Theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu địa chất và khai thác, đối với than nâu ở đồng bằng sông Hồng thì có thể đưa vào đầu tư xây dựng mỏ và khai thác. .. than Từ trước tới nay than bùn được khai thác chủ yếu dùng làm chất đốt sinh hoạt (pha trộn với than antraxit của Quảng Ninh) và làm phân bón ruộng với quy mô nhỏ, khai thác thủ công là chính, sản lượng khai thác hiện nay được đánh giá là chưa đến 10 vạn T/n Khai thác than bùn làm chất đốt hay làm phân bón đều không có hiệu quả cao, mặt khác việc khai thác than sẽ ảnh hưởng đến môi trường, môi sinh trong... trong khai thác hầm lò thực hiện trong đường lò dưới lòng đất nên mức độ và phạm vi ảnh hưởng tới môi trường so với khai thác lộ thiên nhỏ hơn Những yếu tố có khả năng tác động xấu tới môi trường chủ yếu là thay đổi mực nước ngầm, giảm tài nguyên nước, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, cảnh quan thông qua việc sử dụng gỗ trụ, sụt lún địa hình, các khâu thoát nước, sàng tuyển, vận chuyển, chế biến và. .. cơ, các nguyên tố phóng xạ Môi trường nước bị ô nhiễm do hai nguồn nước chính là nước chảy trên bề mặt, nước mưa và nước thải từ các khu mỏ Khai thác than thải ra một lượng nước thải rất lớn Đặc biệt các hoạt động khai thác than nằm trong khu vực hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái lưu vực, môi trường đất và nằm xen kẽ các khu dân cư Do đặc thù của loại hình khai thác nên nước thải hầm lò bị axit hóa... môi trường 2.2.3.1 Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường đất Môi trường chịu ảnh hưởng lớn nhất trong khu mở moong khai thác là chất thải rắn, không sử dụng cho mục đích khác, đã tạo nên địa hình mấp mô, xen kẽ giữa các hố sâu và các đống đất đá Một số diện tích xung quanh các bãi thải có thể bị bồi lấp do sạt lở, xói mòn đất đá từ các bãi thải, gây thoái hóa lớp đất mặt Quá trình khai. .. ô nhiễm đất và ô nhiễm nước “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật” (Điều 3, Luật bảo vệ môi trường năm 2005) Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra như: sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt, giao thông vận tải Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự . hiện đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường đất và nước tại mỏ than Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên . Qua. 1.2.1. Mục đích của đề tài - Đánh giá hiện trạng môi trường đất và nước tại mỏ than Thanh An. - Đánh giá được các ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường đất và nước khu vực xung. và đề xuất giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường đất và nước tại mỏ than Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên , dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn

Ngày đăng: 23/07/2015, 09:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan