Thực trạng phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường đất và nước tại mỏ than Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. (Trang 45)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của xã đạt 10 - 12%. Thu nhập bình quân đầu người trung bình là 5,2 triệu đồng/người.

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn xã trong thời gian qua có sự chuyển biến tích cực, tăng tỷ trọng nghành tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, kinh tế Thanh An hiện nay sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu, ngành nghề kém phát triển, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm, chưa phát huy tối đa tiềm năng sản xuất nông nghiệp.

- Về nông nghiệp: Trong những năm qua, kinh tế nông nghiệp có những bước phát triển khá, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế có xu hướng giảm do sự phát triển của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại – dịch vụ.

- Về kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản: Từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng cơ bản trên địa bàn xã. Các lĩnh vực sản xuất chính như: khai thác cát

sỏi, sản xuất gạch, ngói, chế biến nông sản… Các ngành nghề truyền thống vẫn đang được duy trì và phát triển như dệt thủ công, kéo sợi, rèn, đúc, đan lát và xay xát…

- Về kinh tế dịch vụ: Kinh doanh dịch vụ chưa phát triển mạnh, chủ yếu tập trung vào các hoạt động bán lẻ và các dịch vụ nhỏ của tư nhân phục vụ các mặt hàng thiết yếu cho đời sống trung tâm xã, các đầu mối giao thông.

Các loại hình dịch vụ chính: bán lẻ hàng hóa, xay xát, dịch vụ vận tải, dịch vụ chăm sóc sức khỏe…

4.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng, môi trường

Hệ thống công trình hạ tầng đã từng bước được đầu tư, nhiều công trình đã được đầu tư kiên cố và đáp ứng được các yêu cầu phục vụ cho toàn xã.

Giao thông: Hệ thống giao thông từng bước được nâng cấp từ đường quốc lộ, liên xã, trục xã, liên thôn, dần hoàn thiện hệ thống đường giao thông trục thôn, bản và ngõ xóm thuận tiện cho việc đi lại và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của toàn xã.

Hiện tại xã đang xây dựng hệ thống giao thông nội đồng để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp vì đường nội đồng của xã hầu hết vẫn là đường đất với mặt đường nhỏ và hẹp gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Thủy lợi: hiện tại trên địa bàn xã có 4 đập dâng cung cấp nước tưới cho 54,00ha diện tích đất nông nghiệp. Hệ thống kênh mương được xây dựng dọc theo các tuyến đường giao thông, đi sâu vào trong các cánh đồng, đảm bảo tưới tiêu cho đồng ruộng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại kênh mương chưa được kiên cố hóa vẫn còn mương đất.

Hệ thống cấp điện: hiện tại xã Thanh An có 5 trạm biến với tổng công suất là 240 KVA cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong xã. Lưới điện hiện tại đã xuống cấp và cần được nâng cấp trong thời gian tới.

Hệ thống cấp nước sinh hoạt: hiện tại xã chưa có hệ thống cấp nước sạch tập chung, riêng bản Sáng 2 với hỗ trợ của dự án Nghề thổ cẩm đã được xây dựng các bể lọc và bể chứa nước từ suối chảy về. Nước sinh hoạt được sử dụng chính vẫn là nước giếng khơi, giếng khoan tuy nhiên chất lượng nước không được đảm bảo do chứa nhiều đá vôi.

Hệ thống thông tin liên lạc: các công trình bưu chính, viễn thông được xây dưng và đảm bảo chất lượng. Hệ thống đường truyền internet đã được phát triển đến khu vực trung tâm xã và một vài điểm tại khu vực trung tâm của các thôn, bản đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân trên địa bàn xã.

Văn hóa - giáo dục:

+ Văn hóa: trong những năm qua hoạt động văn hóa, thông tin – thể dục, thể thao của xã có nhiều chuyển biến tích cực: UBND xã cùng MTTQ và các ban ngành toàn thể thường xuyên duy trì thực hiện phong trào nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, tổ chức các lễ hội truyền thống của địa phương, thực hiện nếp sống mới trong việc cưới hỏi, tang lễ… Đồng thời khuyến khích nhân dân hưởng ứng phong trào thể dục – thể thao.

+ Giáo dục: mạng lưới trường, lớp được duy trì, chất lượng giáo dục có bước chuyển biến tích cực, chất lượng dạy và học được nâng lên.

Tổng số học sinh: 1.634 học sinh. Phổ cập giáo dục trung học

Tỷ lệ học sinh tiểu học chuyển lớp đạt 99%

Tỷ lệ hóc sinh trung học cơ sở tốt nghiệp đạt 96,40%

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học trung học phổ thông, bổ túc và học nghềđạt 90%

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 8,30%

Y tế: Xã Thanh An từng bước củng cố và phát triển cả về số lượng và chất lượng từ các thôn, bản đến trạm y tế xã. Công tác khám, chữa bệnh chăm sóc sức khỏe cho người dân ngày càng được nâng cao. Các chương trình y tế Quốc gia luôn được triển khai, thực hiện có hiệu quả.

Tổng số lượt khám chữa bệnh là 7.445 lượt người

Tổng số cán bộ: 5 cán bộ. Trong đó: 3 y sĩ, 1 y tá và 1 hộ sinh Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng : 17,20%

Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế : 40%

An ninh – quốc phòng: tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội về cơ bản được giữ vững ổn định. Cán bộ xã phối hợp với cán bộ huyện và các lực lượng vũ trang trên địa bàn xã xây dựng và triển khai kế hoạch, phương ná bảo vệ an ninh Quốc gia và trật tự an toàn xã hội trong tình hình

mới. Xây dựng và củng cố các ban chỉđạo phòng chống tộ phạm từ người dân trong xã.

Đẩy mạnh phong trào tuyên truyền tuyên truyền cho quần chúng bảo vệ an ninh Tổ Quốc đi vào chiều sâu, đạt chất lượng, phục vụ thiết thực bảo vệ an ninh trật tự và nhiệm vụ chính trị cơ sở.

Môi trường: hiện trên địa bàn xã Thanh An chưa có hệ thống thu gom rác thải, thoát nước thải tập chung. Nước thải sinh hoạt và chất thải trong chăn nuôi gia súc, gia cầm không được xử lý mà xả thẳng vào môi trường. Đây là một trong những hoạt động trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, phương thức canh tác: quảng canh, đốt nương làm rẫy, bón phân hóa học cây trồng không theo quy trình kỹ thuật là những nguyên nhân tiềm ẩn có tác động xấu tới môi trường.

4.2.3. Tình hình dân số và lao động

Theo kết quả thống kê dân số năm 2011 của xã Thanh An. Hiện trạng về dân số, lao động xã Thanh An cụ thể như sau:

- Dân số:

+ Tổng số nhân khẩu là 6.909 người

+ Tổng số hộ là 1.653 người, trong đó hộ nghèo chiếm 19,30% + Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,05%

- Lao động và việc làm:

Số người trong độ tuổi lao động của xã là 3.247 người, chiếm 47,00% dân số. Trong đó, lao động nông nghiệp là 3.120 lao động, chiếm tỷ lệ cao 96,09%, lao động phi nông nghiệp và lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp.

Cùng với sự gia tăng dân số tự nhiên và sự biến động của gia tăng dân số cơ học, lực lượng lao động của xã trong những năm qua liên tục biến động. Lao động tăng dần qua các năm tuy nhiên nhìn chung số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn xã hiện nay được sử dụng chưa thực sự hợp lý, trình độ của lao động chưa cao. Lao động trên địa bàn chủ yếu là lao động nông nghiệp, nên tỷ lệ thất nghiệp trong nông nhàn còn cao, năng xuất lao động còn thấp và thu nhập bình quân trên đầu người của xã chỉ mới đạt ở mức 5,20 triệu đồng/năm. (Thuyết minh tổng hợp, 2013) [12].

4.3. Đôi nét về mỏ than Thanh An

4.3.1. Vị trí địa lý

Mỏ than Thanh An nằm cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ 16km về phía Đông nam, cách quốc lộ 279 khoảng 11km về phía đông. Mỏ than Thanh An thuộc xã Thanh An và tiếp giáp xã Thanh Xương, huyện Điện Biên; xã Noong U, xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông.

Khu vực khai thác của Công ty cổ phần khoáng sản Điện Biên tại xã Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên nằm xa địa bàn dân cư, độ cao trung bình khu vực này từ 900 – 1.300m so với mặt nước biển, trong đó đỉnh cao nhất là đỉnh Pú Nhi có độ cao 1.441m. Địa hình khu vực mỏ có hình cánh cung, cao dần về phía Đông Đông Bắc, thấp dần về phía tây. Núi có độ dốc từ 250 – 350 và thoải dần về phía đồng bằng Điện Biên. Các vỉ than có trong mỏ than phân bố từ độ cao từ 920m – 1292m, do phân bố không tập trung nên gây khó khăn cho quá trình khai thác.

4.3.2. Công suất và tuổi thọ của mỏ than

Khu mỏ than Thanh An có từ 4 – 6 vỉa (V1, V2, V3, V4, V5, V6), trong đó các vỉa như V3, V4, V5 có giá trị khai thác, các vỉa V1, V2, V6 là những lớp thấu kính than mỏng. Các vỉa thn ở đây phân bố theo độ cao từ 920 – 1292m, với độ dài từ 4 - 6km. Vách trụ vỉa than thường là sét kết, bộ kết màu xám đen, đôi khi là sét than mỏng. Vỉa than có chiều dày mỏng và có cấu tạo khá đơn giản thường có một lớp than vá 1 hoặc 2 lớp đá kẹp.

Than Thanh An thuộc loại than mỡ có thể luyện cốc. Mỏ than Thanh An sẽ cung cấp nhiên liệu sinh hoạt, sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng.

Tổng diện tích khai thác là 52,7ha

Trữ lượng than khai thác do thăm dò như sau:

STT Cấp trữ lượng Đơn vị Khu A Khu B

1 Cấp C1 Tấn 40.000 60.000

2 Cấp C2 Tấn 80.000 80.000

Tổng cộng Tấn 120.000 140.000

Với công suất dự tính 15.000 tấn than nguyên khai/năm. Thời gian khai thác của mỏ từ năm 1996 đến nay là 17 năm. (Công ty Cổ phần Khoáng sản Điện Biên, 2013) [9].

Bảng 4.1 Sản lượng khai thác than của mỏ than Thanh An Năm Sản lượng

thực tế (tấn)

Trữ lượng khoáng sản còn lại (tấn)

Khối lượng xuất khẩu nếu

có (tấn) 1996 15.700 180.000 1997 16.500 165.000 200 (Lào) 1998 13.500 150.300 50 (Lào) 1999 7.500 140.300 2000 13.000 127.500 2001 15.800 110.000 2002 13.809 96.545 2003 16.351 94.925 2004 10.200 74.200 2005 10.500 62.000 2006 9.500 60.000 2007 7.200 52.800 2008 2.650 50.150 2009 2.350 47.800 2010 4.763 43.000 2011 4.450 38.550 2012 4.500 34.000 2013 3.897 30.103

(Nguồn: Công ty Cổ phần khoáng sản Điện Biên)

4.3.3. Công tác vận tải mỏ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Việc tải than từ lò chợ tới cửa lò, từ cửa lò tới các hộ tiêu thụ và kho bãi áp dụng hai hình thức thủ công kết hợp với ôtô. Theo hình thức này than từ lò chợ chuyển ra cửa lò bằng xe cải tiến. Than ra tới cửa lò đã được tuyển chọn sạch bằng thủ công tại công đoạn xúc bốc lên phương tiện vận tải trong lò. Sau đó được bốc thẳng lên ôtô chở về các kho tạm văn phòng mỏ hoặc về kho cốđịnh của Công ty hoặc tiêu thụ thẳng tới hộ tiêu thụ.

- Đất đá được chuyển từ trong lò ra ngoài mặt bằng đổ xuống taluy với độ dốc nghiêng vào phía cửa lò để hạn chế sói mòn của mưa lũ. Các loại vật liệu phục vụ cho khai thác như thiết bị, gỗ chống lò, xăng dầu,…sau khi đã

chuyển đến cửa lò của từng đội sản suất, được đảm bảo theo quy định phòng chống cháy nổ.

- Vận tải than lò chợ: than lò chợ sau khi được tách khỏ gương phải tuyển chọn thủ công, để tách và chuyển đất đá thải về sau lò chợ than xúc lên xe cải tiến hoặc goòng ra phía lò dọc vỉa, từ lò dọc vỉa than chuyển ra ngoài lò cái đến cửa lò theo lò vận tải – thông gió. Theo trình tự khấu than đến khâu chống lò tới đó, vận chuyển hết theo tiến độ khấu chống lò.

- Vận tải than lò bằng: dùng xe cải tiến để chở than khai thác ra ngoài bãi chứa, chở vật liệu vào gương thi công, kết hợp mang vác thủ công các vật liệu.

4.3.4. Chế độ làm việc

Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên của vùng, quy mô đầu tư của dự án, chế độ làm việc trong khai thác than như sau:

Số ngày trong năm là 365 ngày, Số ngày ngừng làm việc là 85 ngày Trong đó: - Nghỉ chủ nhật: 52 ngày - Nghỉ lễ, tết: 08 ngày - Nghỉ do thời tiết: 25 ngày Số ca làm việc trong ngày: 1 ca Số giờ trong ca: 8 tiếng

Như vậy số ngày làm việc của khai trường là 280 ngày. (Công ty Cổ phần Khoáng sản Điện Biên (2013) [2].

4.4. Đánh giá chất lượng môi trường đất và môi trường nước

4.4.1. Chất lượng môi trường nước của mỏ than

4.4.1.1. Chất lượng môi trường nước mặt của mỏ than năm 2014

Mỏ thanh Thanh An nằm khá cao so với mặt nước biển, độ dốc lớn nên nguồn nước mặt chủ yếu là các con suối nhỏ, ao hồ ít. Các con suối gần như khô cạn vào mùa khô nguyên nhân do ảnh hưởng của việc khai thác khoáng sản. Về mùa mưa lượng nước thải, chất thải của mỏ khai thác than cùng với nước mưa chảy tràn chảy vào dòng nước suối gây ảnh hưởng đến nguồn nước mặt và ảnh hưởng tới các hộ dân gần khu vực mỏ than có suối chảy qua. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại mỏ than Thanh An được thể hiện ở bảng 4.1

Bảng 4.2: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại mỏ than Thanh An

TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích QCVN 08:2008/BTNMT (B1) Mẫu 3 1 pH - 6,0 5,5- 9 2 DO mg/l 4,5 ≥ 4 3 COD mg/l 16,8 30 4 BOD5 (20oC) mg/l 13,44 15 5 As mg/l 0,002 0,05 6 Cd mg/l < 0,001 0,01 7 Pb mg/l < 0,001 0,05 8 Coliform MPN/100ml 48 7500 (Nguồn: Kết quả phân tích thực tế) Chú thích:

QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Giới trị giới hạn B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự.

Mẫu 3: Mẫu nước ao tại khu văn phòng * Nhận xét và đánh giá kết quả:

Kết quả phân tích BOD5 (200C), COD của nước mặt được thể hiện tại bảng 4.2 và hình 4.1.

Qua biểu đồ trên ta thấy: COD, BOD5 đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT. Nguồn nước này có nguy cơ bị ô nhiễm chất hữu cơ (BOD5 = 13,44 trong khi quy chuẩn BOD5 là 15).

Các thông số DO, kim loại nặng, chỉ tiêu sinh học coliform đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008.

Nguồn nước mặt chưa bị ô nhiễm bởi các chỉ tiêu trên (chỉ tiêu về hàm lượng DO, COD, BOD5, kim loại nặng, sinh vật coliform.

4.4.1.2. Chất lượng môi trường nước ngầm của mỏ than năm 2014

Do đặc điểm địa hình, khí hậu của xã Thanh An nên về mùa mưa lượng nước mưa tương đối lớn nên lượng nước ngầm tăng lên. Mưa lớn tạo ra những dòng chảy bề mặt, kéo theo đó là nước thải của khai thác than sẽ theo dòng chảy bề mặt và ngấm xuống đất làm ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm.

Về mùa khô lượng nước ngầm giảm, các con suối thuộc khu khai thác gần như khô kiệt do ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản và hoạt động đôt lương làm rẫy của người dân.

Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm của mỏ than Thanh An được thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm của mỏ than TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích QCVN

09:2008/BTNMT Mẫu 2 1 pH - 7,01 5,5- 8,5

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường đất và nước tại mỏ than Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. (Trang 45)