- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, khoáng sản, môi trường, đặc biệt đẩy mạnh việc kiểm tra, thanh tra, giám sát, đôn đốc thực hiện đúng, quy định của pháp luật trong khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường tại cơ sở khai thác khoáng sản.
- Tăng cường công tác truyền thông, các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đất đai, khoáng sản và bảo vệ môi trường nhằm giúp cho doanh nghiệp khai thác khoáng sản nhận thức được tầm quan trọng và các trách nhiệm phải thực hiện trong hoạt động khai thác của mình.
- Đẩy mạnh công tác thẩm định, phê duyệt và kiểm tra việc thực hiện dự án cải tạo phục hồi môi trường, ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
- Quản lý, quy hoạch sử dụng đất sau khai thác khoáng sản
+ Cơ sở hoạt động khai thác khoáng sản phải lập dự án cải tạo phục hồi môi trường và trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo đúng quy định tại Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản. Trên cơ sở về nhu cầu, hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất của địa phương, căn cứ vào công nghệ khai thác, các mỏ lựa chọn phương án cải tạo phục hồi môi trường phù hợp.
+ Sau khi kết thúc hoạt động khai thác khoáng sản, các mỏ phải tiến hành hoàn thổ theo đúng phương án cải tạo phục hồi môi trường đã được phê duyệt trước khi trả lại đất cho địa phương quản lý, sử dụng.
+ Địa phương chỉ tiếp quản đất sau khai thác khoáng sản khi đã hoàn thành cải tạo phục hồi môi trường theo đúng phương án đã được phê duyệt và tiến hành quản lý, sử dụng phù hợp với nhu cầu, quy hoạch sử dụng đất của địa phương.
- Cần có sự phối hợp thường xuyên giữa cơ quan nhà nước và cơ quan quản lý môi trường cũng như chính quyền địa phương nơi có các hoạt động khai thác khoáng sản trong công tác bảo vệ môi trường.