Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường đất và nước tại mỏ than Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. (Trang 38)

3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp

Tiến hành thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu sau:

- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội (Dân số, việc làm, cơ sở hạn tầng…) của xã Thanh An, huyên Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

- Tài liệu về báo cáo hiện trạng môi trường địa phương và địa bàn nghiên cứu. - Tài liệu về công tác quản lý chất lượng môi trường tại địa bàn nghiên cứu. - Tài liệu các văn bản pháp quy về khai thác khoáng sản, về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên nước, các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam… và các tài liệu có liên quan.

- Tài liệu, số liệu về hoạt động, báo cáo môi trường của mỏ than Thanh An.

3.3.2. Phương pháp phỏng vấn

- Đối tượng phỏng vấn: phỏng vấn 30 hộ gia đình ở quanh khu vực mỏ than, những hộ gần khu vực nghiên cứu thuộc các bản Ten Luống, Thanh Bình và Phiêng Ban thuộc xã Thanh An, Đội 13 thuộc xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

- Hình thức phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp bằng các phiếu câu hỏi trong phiếu điều tra. Trong đó, bản Ten Luống - 7 phiếu, Phiêng Ban - 7 phiếu, Thanh Bình - 7 phiếu, Đội 13 - 9 phiếu.

Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Các chủ hộ trong các thôn bản lập theo vần của tên và đánh số theo thứ tự, sau đó rút thăm ngẫu nhiên các chủ hộ.

- Các loại câu hỏi:

+ Câu hỏi mang thông tin chung: họ tên chủ hộ, địa chỉ, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, dân tộc, số nhân khẩu.

+ Câu hỏi phỏng vấn: câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi hỗn hợp.

- Nội dung phỏng vấn: phỏng vấn người dân về mục đích sử dụng đất, nước và đánh giá của người dân về chất lượng đất, nước.

3.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa

- Khảo sát tận nơi, nắm bắt thôn tin chung về khu vực nghiên cứu: vị trí, đặc điểm địa hình về khu vực nghiên cứu.

- Điều tra ảnh hưởng của hoạt động khai thác than, tới môi trường đất, nước và đời sống của hộ gia đình, địa phương thuộc khu vực nghiên cứu.

3.3.4. Phương pháp chuyên gia

Trao đổi, xin ý kiến chuyên gia về chuyên môn liên quan đến khóa luận tốt nghiệp: cán bộđịa chính xã Thanh An, cán bộ Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Điện Biên.

3.3.5. Phương pháp đo đạc lấy mẫu ngoài thực địa và phân tích mẫu

- Khảo sát lấy mẫu phân tích đánh giá hiện trạng chất lượng đất và nước (nước thải, nước mặt, nước ngầm).

- Ngày lấy mẫu: 9/3/2014.

- Ngày phân tích: 10 - 20/3/2014.

- Cơ quan phân tích: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - Lấy mẫu:

+ Đối với mẫu đất: lấy 2 mẫu đất ở các địa điểm khác nhau. Tầng lấy mẫu: 0 - 30cm.

Các chỉ tiêu phân tích: pH, tổng N (%), tổng P (%), mùn (%), As, Cd, Pb.

Lấy mẫu đất: một điểm quan trắc lấy 3 mẫu. Thực hiện theo phương pháp lấy mẫu hỗn hợp. Mỗi điểm lấy khoảng 500g đất ở tầng từ 0 – 30 cm bỏ vào một túi riêng. Các mẫu được băm nhỏ và trộn đều phơi khô trong không khí bỏ phần xác thực vật, qua rây 1mm sau đó cho vào giấy hoặc nilon. Tiếp theo dồn mỏng rồi chia làm 4 phần theo đường chéo, lấy 2 phần đối diện nhau trộn lại được mẫu hỗn hợp. Lượng đất của mẫu hỗn hợp khoảng 0,5 – 1 kg. Mẫu phân tích được đựng trong lọ thủy tinh có nút nhám rộng miệng.

Bảng 3.1: Vị trí lẫy mẫu đất Ký hiệu

mẫu Vị trí lấy mẫu

MĐ1 Mẫu đất được lấy tại khu vực cách bãi thải 150m về phía đông (đất làm nương)

Mẫu đất được lấy theo TCVN 4046:1985 – Đất trồng trọt – Phương pháp lấy mẫu và TCVN 5297:1995 – Chất lượng đất – Lấy mẫu – Yêu cầu chung.

Kết quả phân tích được so sánh với QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.

Bảng 3.2: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích mẫu đất STT Chỉ

tiêu Phương pháp phân tích QCVN 03:2008/BTNMT 1 pH Máy đo pH Mettler - 2 NTS Phương pháp Kenđan - 3 PTS Phương pháp so màu - 4 Mùn Phương pháp Tuirin - 5 As Theo TCCS/PTHH 02:2014 12 6 Cd Theo TCCS/PTHH 05:2014 2 7 Pb Theo TCCS/PTHH 05:2014 100

+ Đối với mẫu nước: lấy mẫu nước thải, nước mặt, nước ngầm.

Các chỉ tiêu phân tích: pH, BOD5, COD, DO, As, Cd, Pb, Coliform, Cl- (nước ngầm), độ cứng (nước ngầm)

Bảng 3.3: Vị trí lấy mẫu nước

Tên mẫu Ký hiệu mẫu Vị trí lấy mẫu

Nước thải Mẫu 1 Khu vực tại hầm lò khai thác

Nước ngầm Mẫu 2 Nước giếng nhà ông Quàng Văn Ban Nước mặt Mẫu 3 Nước ao tại khu văn phòng

Mẫu nước mặt được lấy theo: TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2:1991) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu; TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3:1985) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu; TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo; TCVN 5996:1995 (ISO 5667-6:1990) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.

Mẫu nước ngầm được lấy theo: TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2:1991)- Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu; TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và

xử lý mẫu; TCVN 6663-11:2011 (ISO 5667-11: 2009) Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm.

Mẫu nước thải được lấy theo TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) - Chất lượng nước - Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu; TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu; TCVN 5999:1995 (ISO 5667-10: 1992) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.

Kết quả phân tích được so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT; QCVN 09:2008/BTNMT; QCVN 40:2011/BTNMT

Bảng 3.4: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích TT Chỉ tiêu Phương pháp phân tích

1 pH Máy đo nước đa chỉ tiêu HI 9828 2 DO Máy đo nước đa chỉ tiêu HI 9828

3 COD Nước mặt, nước thải: TCVN 6491-1999 (ISO 6060 - 1989)

4 BOD5 - Nước mặt: TCVN 6001-1995 (ISO 5815-1989) - Nước thải: TCVN 6001-2:2008 (ISO 5815-2:2003) 5 Độ Cứng - Nước ngầm: TCVN 2672-78 6 Cl- - Nước ngầm: TCVN 6194-1996 (ISO 9297-1989) 7 As Theo TCCS/PTHH 02:2014 8 Cd Theo TCCS/PTHH 05:2014 9 Pb Theo TCCS/PTHH 05:2014 10 Coliform Theo TCVN 6187:1996

3.3.6. Phương pháp tổng hợp so sánh và dự báo dựa trên số liệu thu thập được

- Trên cơ sở những số liệu thu thập được tiến hành phân tích, chọn lọc, tổng hợp.

- Xử lý số liệu trên máy tính bằng phần mềm excel.

3.3.7. Phương pháp so sánh đối chiếu

- Chỉ tiêu về đất: Pb, As, Cd so với QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn kim loại nặng trong đất.

- Các chỉ tiêu về nước thải công nghiệp so sánh với QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) – Quy chẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công

nghiệp – giá trị giới hạn B - Các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

- Các chỉ tiêu về nước mặt so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt – giá trị giới hạn B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự.

- Các chỉ tiêu về nước ngầm so sánh với QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiêu chuẩn nước ngầm.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên xã Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

4.1.1. Vị trí địa lý

Xã Thanh An nằm trong vùng lòng chảo của huyện Điện Biên, cách trung tâm thành phốĐiện Biên Phủ khoảng 8,00km về phía Nam, có vị trí địa lý như sau:

- Phía Đông giáp xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông - Phía Tây giáp xã Thanh Yên, huyện Điện Biên - Phía Nam giáp xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên - Phía Bắc giáp xã Thanh Xương, huyện Điện Biên

Xã Thanh An có tổng diện tích tự nhiên là 2.017,98 ha, nằm dọc theo đường quốc lộ 279 và có đường vành đai phía đông chạy dài xuống Sam Mứn đi huyện Điện Biên Đông. Đây là những điều kiện thuận lợi trong trao đổi hàng hóa, giao lưu kinh tế - kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.

4.1.2. Địa hình

Xã Thanh An nằm trong vùng lòng chảo bồn địa Điện Biên, địa hình được chia làm hai vùng rõ rệt:

- Vùng đồi núi được bao bọc bởi các dãy núi cao có hình vòng cung, độ cao giảm dần chạy theo hướng từ Đông sang Tây và được chia thành các dạng địa hình như sau:

+ Dạng địa hình núi cao tiêu biểu là dãy núi Pú Hồng Mèo có độ cao khoảng 800 - 1.200m, loại địa hình này chiếm 1/4 diện tích toàn xã có độ dốc lớn, vào mùa mưa thường hay xẩy ra hiện tượng sạt nở, sói mòn và các rửa trôi.

+ Dạng địa hình núi trung bình và núi thấp có độ cao khoảng 400- 800m. Dạng địa hình này phù hợp với phát triển lâm nghiệp.

- Vùng đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao dốc khoảng 50, độ cao từ 462,3m – 467,9m (so với mặt nước biển). Dạng đại hình này phù hợp với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa

4.1.3. Khí hậu, thủy văn

* Khí hậu

Thanh An là xã nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, một năm được chia thành hai mùa rõ rệt:

- Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa lớn nhất trong năm tập trung vào các tháng 6, tháng 7 và tháng 8. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.700 - 2.100mm. Đôi khi có mưa đá khi chuyển tiếp hai mùa.

- Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau; thời tiết khô, lạnh và có sương muối vào khoảng tháng 11, tháng 12; có gió Lào trong khoảng từ tháng 2 đến tháng 4.

- Nhiệt độ trung bình năm từ 180C – 200C, biên độ nhiệt giao động giữa ngày và đêm là khá lớn (đêm 100C – ngày 250C), trong đó nhiệt độ cao nhất trong năm là 380C và thấp nhất là 50C. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 75% - 85%.

- Thanh An chịu ảnh hưởng cảu hai loại gió chính là gió Tây Nam và gió mùa Đông Bắc.

Nhìn chung, điều kiện khí hậu, thời tiết của xã tương đối phức tạp có ảnh hưởng không nhỏđến sản xuất nông nghiệp của người dân.

* Thủy văn

Trên địa bàn xã Thanh An có con sông Nậm Rốm và nhiều con suối nhỏ chảy qua. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân trong xã.

4.1.4. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Đất đai của xã Thanh An được hình thành từ đá mẹ, gồm các nhóm đá chính sau: Đá trầm tích, đá biến chất và đá mắc ma axit.

Các loại đất chính:

- Đất Feralit phát triển trên nhóm đá Mắc ma - Đất Feralit phát triển trên nhóm đá trầm tích - Đất Feralit phát triển trên nhóm đá biến chất

- Đất Feralit phát triển trên phù sa cổ ven suối, sông và các thung lũng.

* Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: nguồn nước mặt của xã Thanh An chủ yếu được lấy từ hệ thống sông Nậm Rốm, các khe suối và hệ thống các ao, hồ trên địa bàn xã. Có hệ thống đập dâng, hồ chứa thuộc hệ thống đại thủy nông Nậm Rốm gồm

hệ thống đập Hồng Khoong và hệ thống đập Huổi Cánh. Đây chính là nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã.

Nguồn nước ngầm: nguồn nước ngầm chủ yếu phục vụ cho mục đích ăn, uống, sinh hoạt và chăn nuôi của người dân.

* Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn xã Thanh An có tài nguyên khoáng sản than mỡ với trữ lượng 260.000 tấn đã và đang khai thác. Trong thời gian tới, nếu tiếp tục đầu tư thăm dò mở rộng khu mỏ than, bổ sung trữ lượng mỏ huy động để khai thác sẽ phát triển ngành công nghiệp khai thác nguyên liệu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao thu nhập cho người dân.

* Tài nguyên rừng

Thanh An có diện tích đất lâm nghiệp là 748,12 ha, chiếm 37,07% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó toàn bộ là rừng sản xuất và rừng phong hộ. Rừng tập chung chủ yếu ở những nơi có địa hình cao và hiểm trở. (Thuyết minh tổng hợp 2013) [12].

4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên Điện Biên

4.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của xã đạt 10 - 12%. Thu nhập bình quân đầu người trung bình là 5,2 triệu đồng/người.

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn xã trong thời gian qua có sự chuyển biến tích cực, tăng tỷ trọng nghành tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, kinh tế Thanh An hiện nay sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu, ngành nghề kém phát triển, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm, chưa phát huy tối đa tiềm năng sản xuất nông nghiệp.

- Về nông nghiệp: Trong những năm qua, kinh tế nông nghiệp có những bước phát triển khá, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế có xu hướng giảm do sự phát triển của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại – dịch vụ.

- Về kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản: Từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng cơ bản trên địa bàn xã. Các lĩnh vực sản xuất chính như: khai thác cát

sỏi, sản xuất gạch, ngói, chế biến nông sản… Các ngành nghề truyền thống vẫn đang được duy trì và phát triển như dệt thủ công, kéo sợi, rèn, đúc, đan lát và xay xát…

- Về kinh tế dịch vụ: Kinh doanh dịch vụ chưa phát triển mạnh, chủ yếu tập trung vào các hoạt động bán lẻ và các dịch vụ nhỏ của tư nhân phục vụ các mặt hàng thiết yếu cho đời sống trung tâm xã, các đầu mối giao thông.

Các loại hình dịch vụ chính: bán lẻ hàng hóa, xay xát, dịch vụ vận tải, dịch vụ chăm sóc sức khỏe…

4.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng, môi trường

Hệ thống công trình hạ tầng đã từng bước được đầu tư, nhiều công trình đã được đầu tư kiên cố và đáp ứng được các yêu cầu phục vụ cho toàn xã.

Giao thông: Hệ thống giao thông từng bước được nâng cấp từ đường quốc lộ, liên xã, trục xã, liên thôn, dần hoàn thiện hệ thống đường giao thông trục thôn, bản và ngõ xóm thuận tiện cho việc đi lại và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của toàn xã.

Hiện tại xã đang xây dựng hệ thống giao thông nội đồng để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp vì đường nội đồng của xã hầu hết vẫn là đường đất với mặt đường nhỏ và hẹp gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Thủy lợi: hiện tại trên địa bàn xã có 4 đập dâng cung cấp nước tưới cho 54,00ha diện tích đất nông nghiệp. Hệ thống kênh mương được xây dựng dọc theo các tuyến đường giao thông, đi sâu vào trong các cánh đồng, đảm bảo tưới tiêu cho đồng ruộng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại kênh mương chưa được kiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường đất và nước tại mỏ than Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)