Mục đích sử dụng đất của người dân chủ yếu là đất ở, đất trồng cây lương thực, đất lâm nghiệp. Kết quảđiều tra thực tế như sau :
Trồng cây lương thực : 30/30 hộ Đất lâm nghiệp : 16/30 hộ
Đất ở : 30/30 hộ
Trồng rau màu, cây ăn quả: 6/30 hộ
Dưới đây là 30 ý kiến của hộ dân về chất lượng môi trường đất mà người dân đang sinh sống và canh tác.
Qua điều tra phỏng vấn người được phỏng vấn trả lời số lượng sinh vật trong đất có nhiều chiếm 23,3% (7 hộ), có ít chiếm 73,3% (22 hộ), không có sinh vật nào là 3,4% (1 hộ). Cụ thể các sinh vật sau:
Bảng 4.14 : Sinh vật chủ yếu sống trong đất TT Tên sinh vật Số hộ Kết quả lựa chọn
% 1 Giun 24 80,0 2 Kiến 11 36,7 3 Mối 4 13,3 4 Dế 3 10,0 5 Sâu đất 1 3,3 (Nguồn điều tra thực tế)
Sinh vật chủ yếu sống trong đất là giun và kiến nhưng với số lượng trong đất là ít. Do đất canh tác của người dân chủ yếu là đất rừng làm nương rẫy nên hàm lượng chất hữu cơ trong đất rất thấp ảnh hưởng đến sinh vật sống trong đất.
Đất quanh khu vực khai thác than chủ yếu là đất lâm nghiệp, đất làm nương, chủ yếu trồng cây keo, cao su, cây lương thực (ngô).
Bảng 4.15 : Các loại cây trồng, cây hoang dại mọc trên đất
TT Loại cây Kết quả lựa chọn Số hộ % I. Loại cây trồng 1 Keo 23 76,7 2 Cao su 8 26,7 3 Ngô 10 33,3 4 Lúa nương 2 6,7
II.Loại cây hoang dại
1 Lau 23 76,7 2 Chó đẻ 8 26,7 3 Cúc đắng 7 23,3 4 Xuyến chi 3 10,0 5 Sim 2 6,7 (Nguồn điều tra thực tế)
Cây trồng trên đất (khu vực mỏ than và quanh mỏ than) chủ yếu trồng cây keo. Trước đây, trồng ngô, lúa trên nương là tập quán của người dân địa phương, hiện nay đã và đang thay thế bằng trồng keo và cao su cho hiệu quả kinh tế cao.
Cây mọc hoang trên khu vực khai thác mỏ chủ yếu là lau, chó đẻ và cúc đắng. Điều này chứng tỏđất bị nhiễm kim loại nặng. Sim là đại diện cho đất bị chua.
Do địa hình đồi núi cao, khí hậu nhiệt đới và khai thác mỏđã làm thay đổi cấu trúc đất, suy giảm chất lượng đất, ảnh hưởng hệ sinh thái đất. Làm tổn hại và suy thoái lớp đất trồng trọt, làm đất nhiễm kim loại nặng, gây xáo trộn đất.
Bảng 4.16: Ý kiến người dân về hiện trạng chất lượng môi trường đất
TT Câu hỏi Trả lời Kết quả lựa chọn
Số hộ % 1 Hiện trạng môi trường đất ởđây thế nào ? Rất ô nhiễm 0 0 Ô nhiễm 0 0 Ô nhiễm nhẹ 6 20,0 Không ô nhiễm 24 80,0 2 Nguyên nhân gây ô nhiễm Khai thác khoáng sản 2 33,3 Sản xuất nông nghiệp 0 0 Chất thải chăn nuôi 3 50,0 Rác thải sinh hoạt 2 33,5 Nguyên nhân khác 0 0 3 Đánh giá trên là do : Cảm nhận 30 100 Kết quả phân tích 0 0 Thông tin khác 0 0 (Nguồn điều tra thực tế)
Qua điều tra cho thấy : hiện trạng môi trường đất bị ô nhiễm nhẹ chiếm 20,0%. Nguyên nhân chủ yếu là do chất thải chăn nuôi, ngoài ra còn do khai thác khoáng sản và rác thải sinh hoạt.
Người dân trả lời phỏng vấn một cách khách quan và đánh giá dựa trên cảm nhận.
Kết luận: Hoạt động khai thác than của Công ty khoáng sản Điện Biên gây ảnh hưởng nhẹ đến môi trường đất và nước cho các hộ dân ở khu vực xung quanh mỏ khai thác than. Môi trường đất và nước của các hộ dân bị ảnh hưởng chủ yếu do chất thải chăn nuôi và chất thải sinh hoạt.
4.6. Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất và nước
4.6.1. Giải pháp về quản lý
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, khoáng sản, môi trường, đặc biệt đẩy mạnh việc kiểm tra, thanh tra, giám sát, đôn đốc thực hiện đúng, quy định của pháp luật trong khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường tại cơ sở khai thác khoáng sản.
- Tăng cường công tác truyền thông, các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đất đai, khoáng sản và bảo vệ môi trường nhằm giúp cho doanh nghiệp khai thác khoáng sản nhận thức được tầm quan trọng và các trách nhiệm phải thực hiện trong hoạt động khai thác của mình.
- Đẩy mạnh công tác thẩm định, phê duyệt và kiểm tra việc thực hiện dự án cải tạo phục hồi môi trường, ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
- Quản lý, quy hoạch sử dụng đất sau khai thác khoáng sản
+ Cơ sở hoạt động khai thác khoáng sản phải lập dự án cải tạo phục hồi môi trường và trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo đúng quy định tại Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản. Trên cơ sở về nhu cầu, hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất của địa phương, căn cứ vào công nghệ khai thác, các mỏ lựa chọn phương án cải tạo phục hồi môi trường phù hợp.
+ Sau khi kết thúc hoạt động khai thác khoáng sản, các mỏ phải tiến hành hoàn thổ theo đúng phương án cải tạo phục hồi môi trường đã được phê duyệt trước khi trả lại đất cho địa phương quản lý, sử dụng.
+ Địa phương chỉ tiếp quản đất sau khai thác khoáng sản khi đã hoàn thành cải tạo phục hồi môi trường theo đúng phương án đã được phê duyệt và tiến hành quản lý, sử dụng phù hợp với nhu cầu, quy hoạch sử dụng đất của địa phương.
- Cần có sự phối hợp thường xuyên giữa cơ quan nhà nước và cơ quan quản lý môi trường cũng như chính quyền địa phương nơi có các hoạt động khai thác khoáng sản trong công tác bảo vệ môi trường.
4.6.2. Giải pháp về công nghệ
- Tăng cường đầu tư, đổi mới và nâng cao công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản nhằm hạn chế tối đa tổn thất tài nguyên và gây ảnh hưởng đến môi trường.
- Sử dụng biện pháp khai thác cuốn chiếu, khai thác đến đâu phục hồi môi trường đến đấy để giảm chi phí trong cải tạo phục hồi môi trường.
- Quy hoạch hợp lý bãi đổ thải rắn và xây dựng hệ thống thoát nước xung quanh khai trường đảm bảo thoát nước nhanh khi trời mưa, hệ thống thoát nước có tác dụng phân thuỷ nước về hai phía của khai trường. Như vậy, sẽ tránh được hiện tượng rửa trôi và xói mòn đất bề mặt, mương thoát nước phải đủ lớn để hứng toàn bộ lượng nước chảy trên bề mặt trong ngày mưa lớn nhất.
- Đắp đê, chắn đê xung quanh khu vực bãi thải để ngăn chặn bãi thải chảy xuống khu vực dân cư sinh sống, đặc biệt ngăn chặn xói mòn và hiện tượng sạt lởđất đá từ bãi thải.
- Tạo thảm thực vật, trồng các loại cây dễ sống như keo tai tượng, bạch đàn trên bề mặt bãi thải và đỉnh bãi thải để hạn chế xói mòn, rửa trôi và giảm nguồn nước chảy bề mặt bãi thải.
- Sử dụng một phần đất đá đổ thải phục vụ cho mục đích khác như mục đích xây dựng, kè chắn bờđập.
- Quan trắc độ dịch chuyển của bãi thải để có kế hoạch quản lý và ngăn chặn rủi ro có thể xảy ra gây tác động xấu đến cộng đồng dân cư.
4.6.2.1. Đối với môi trường đất
- Độ linh động của các kim loại nặng phụ thuộc rất nhiều vào độ chua của đất, đất càng chua thì độ linh động của chúng càng cao, nó có thể di chuyển vào nguồn nước dưới đất gây ô nhiễm nước ngầm. Do vậy, để tránh sự di chuyển vào nguồn nước dưới đất chúng ta phải giảm độ linh động của chúng bằng cách thường xuyên bón vôi cho đất, vì bón vôi sẽ cung cấp lượng Ca2+ cho đất thông qua đó làm tăng pH của đất.
- Để loại trừ As, Zn và Pb trong đất bị ô nhiễm có thể tiến hành trồng một số loài thực vật trên vùng đất bị ô nhiễm có khả năng hút các kim loại này như: Trồng cây dương xỉ, cỏ màn trầu trên khu vực đất bị ô nhiễm As. Trồng cỏ vetiver và cỏ màn trầu để loại trừ Zn. Với khu vực đất bị ô nhiễm Pb có thể trồng liễu, lau sậy, cỏ vetiver hay cỏ màn trầu để xử lý. Sau khi trồng các loại cây này được 2 - 3 năm, chúng ta tiến hành thu gom và đưa đến địa điểm tiêu hủy phù hợp (Birch G. F., M. Siaka và cs 2001) [13] (Nikolaos P. Nikolaidis và cs, 2000) [14]. Theo nghiên cứu của Viện khoa học môi trường năm 2008, có 2 loài thuộc họ dương xỉ (tên khoa học là Pteris vittata và Pityrogramma calomelanos) và cỏ màn trầu (tên khoa học là Eleusine indica) có khả năng tích lũy kim loại nặng, hàm lượng asen lên đến 5876ppm; cỏ vetiver cũng có khả năng chống chịu vùng ô nhiễm chì rất cao (trồng thí nghiệm trong đất nhiễm từ 1400ppm đến 2530ppm, cỏ vẫn phát triển tốt). - Cacdimi là kim loại nặng được cảnh báo có khả năng gây hại cao cho con người và gây ô nhiễm môi trường đất. Nghiên cứu về khả năng hấp thụ Cd trong đất của cỏ Vetiver cho thấy, hàm lượng Cd tích lũy trong rễ cao hơn trong thân và lá. Hàm lượng Cd tích lũy trong cỏ tỷ lệ thuận với nồng độ Cd trong đất và thời gian xử lý. Nồng độ Cd trong đất càng cao thì khả năng loại bỏ Cd ra khỏi đất bởi cỏ vetiver càng lớn (Võ Văn Minh, 2009) [9].
4.6.2.2. Đối với môi trường nước
Nước thải ra môi trường bên ngoài chủ yếu là vào mùa mưa bão hòa cùng than chảy vào môi trường xung quanh. Để giảm thiểu tới mức tối đa gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt do hoạt động kinh doanh than tại các kho chứa than, xây dựng hệ thống thu gom nước mưa xung quanh kho. Lượng nước thu gom này được thu lại qua một bể chứa tập trung và lắng lọc than trước khi thải ra môi trường bên ngoài.
Đối với nguồn nước chảy tràn qua khu mỏ và nước ngầm từ bãi chứa chất thải rắn: xung quanh khu mỏ và bãi chứa chất thải rắn cần xây dựng hệ thống mương thu gom nước dẫn về hồ, ao chứa nước. Tại đây nước thải được xử lý bằng phương pháp hóa học (thông thường dùng vôi bột để trung hòa), sau đó kiểm tra độ pH và một số ion kim loại đạt tiêu chuẩn cho phép mới được thải ra môi trường.
Đối với nước thải khu mỏ: sau khi bơm tập trung vào hồ chứa để lắng sơ bộ, một phần được bơm trở lại phục vụ sản xuất của mỏ (tuyển than, tưới ẩm…), phần còn lại bơm lên bể xử lý bằng phương pháp hóa học và sinh học làm nguồn nước cung cấp cho nhu cầu khai thác của mỏ.
Đối với nước thải sau khi tuyển than: nước từ khu tuyển than được thu gom lại, sau đó được nắng cơ hoạc và hóa học trong trường hợp cần thiết, bơm tuần hoàn trở lại cung cấp cho hệ thống tuyển than.
Xây rãnh bờ be xung quanh khu vực khai thác để ngăn nước chảy vào khai trường. Phần nước mưa chảy vào khu vực khai trường chứa nhiều chất thải rắn, đất đá được thu gom và vận chuyển đến khu đất trũng để san lấp mặt bằng. Thực hiện toàn thổđối với các moong khai thác lộ thiên khi kết thúc.
Bằng biện pháp sử dụng tuần hoàn các nguồn nước thải từ quá trình khai thác trên, hầu hết các nguồn nước thải có khả năng gâu ô nhiễm môi trường nước trong khu vực đều được kiểm soát, vì vậy sẽ giảm thiểu được ô nhiễm môi trường nước trong khu mỏ và khu vực lân cận.
4.6.3. Giải pháp tuyên truyền giáo dục
- Tích cực tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến khoáng sản trên các phương tiện thông tin đại chúng cho người dân nói chung và doanh nghiệp khai thác than nói riêng.
Tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn ngắn ngày cho công nhân viên trong công ty để hiểu được các văn bản pháp lý cảu nhà nước về bảo vệ môi trường, nội dung cơ bản của trương trình bảo vệ môi trường của tỉnh.
Giáo dục ý thức vệ sinh công nghiệp, thường xuyên đôn đốc công tác thực hiện vệ sinh môi trường tại cơ sở.
Kết hợp chặt chẽ với các cơ quan đơn vị trên địa bàn trong khu vực để tham gia tích cực các chương trình bảo vệ môi trường do tỉnh và nhà nước phát động.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
- Cơ sở chưa có hệ thống xử lý nước thải, chưa có bãi thải đất đá được thải đổ trực tiếp xuống thung lũng.
- Công tác phục hồi môi trường chưa được thực hiện nghiêm túc. Đất sau khai thác còn bị bỏ hoang gây tác động xấu tới môi trường và cảnh quan khu vực.
- Qua quá trình phân tích các chỉ tiêu về môi trường đất: Đất thuộc loại đất chua có giá trị pH trong khoảng 4,72 – 4,95. Mùn (OM) từ 0,98 – 1,05 thuộc. Nts từ 0,07 – 0,1. Pts từ 0,05 – 0,07. Đất khu vực khai thác mỏ nghèo chất dinh dưỡng. Các chỉ tiêu kim loại nặng đều nằm dưới QCVN 03:2008/BTNMT.
- Về môi trường nước: Nước thải bị ô nhiễm chất hữu cơ, chỉ tiêu BOD5 (BOD5 = 103,8) vượt gấp 2,1 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT . Các chỉ tiêu pH, kim loại nặng, sinh vật coliform trong môi trường nước mặt, nước ngầm, nước thải đều nằm trong QCVN.
- Khai thác than ảnh hưởng ít đến đời sống người dân. Chất lượng môi trường đất và nước của các hộ dân xung quanh mỏ than bị ảnh hưởng chủ yếu do chất thải chăn nuôi và chất thải sinh hoạt của người dân gây ra.
5.2. Kiến nghị
- Đề nghị mỏ than Thanh An đầu tư xây dựng vào các công trình thoát và xử lý nước thải.
- Nghiêm túc thực hiện cải tạo và phục hồi môi trường.
- Đề nghị xử lý nghiêm các hành vi vi phạm luật khoáng sản, luật bảo vệ môi trường gây tác động xấu tới môi trường sống của nười dân.
- Cần có sự phối hợp thường xuyên giữa cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản và cơ quan quản lý môi trường cũng như với chính quyền địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I.Tài liệu Tiếng Việt
1. Vũ Thị Quỳnh Anh (2009), Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác than của mỏ than Phấn Mễ đến môi trường nước thị trấn Giang Tiên, Phú Lương, Thái Nguyên, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên.
2. Trần Thị Mỹ Châu (2013), Phân tích đất cây trồng, Báo cáo tốt nghiệp, trường Cao Đẳng Công Nghiệp Tuy Hòa, Phú Yên.
http://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-phan-tich-dat-cay-trong-49828/
3. Bùi Thanh Hải (2010), Đánh giá chất lượng và hiện trạng sử dụng đất sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ Khoa
học nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
4. Công ty Cổ phần Khoáng sản Điện Biên (2013), Báo cáo hiện trạng khai thác, chế biến khoáng sản than Mỏ than Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh
Điện Biên.
5. Cổng thông tin điện tử Tổng Cục Môi Trường (2009), Tài nguyên đất là gì?, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường – Tổng Cục Môi Trường.
http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/hoidapmt/Pages/T%C3%A0inguy%C3%AA n%C4%91%E1%BA%A5tl%C3%A0g%C3%AC.aspx
6. Phan Tiến Hùng (2013), Tài liệu thực hành môn Thổ nhưỡng, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
7. Lê Văn Khoa (chủ biên), Hoàng Xuân Cơ, Nguyễn Văn Cư, Lê Đức, Lưu Đức Hải, Thân Đức Hiền, Trần Khắc Hiệp, Nguyễn Đình Hòe, Phạm Ngọc Hồ, Trịnh Thị Thanh (2007), Khoa học môi trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Phương Loan (2005), Giáo trình tài nguyên nước, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
9. Võ Văn Minh (2009), Khả năng hấp thụ cadmium trong đất của cỏ vetiver. http://www.ued.edu.vn/khoasinh-mt/mod/glossary/print.php?id=4&mode=dat e&hook=&sortkey=UPDATE&sortorder=asc&offset=-10