Giải pháp về công nghệ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường đất và nước tại mỏ than Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. (Trang 71)

- Tăng cường đầu tư, đổi mới và nâng cao công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản nhằm hạn chế tối đa tổn thất tài nguyên và gây ảnh hưởng đến môi trường.

- Sử dụng biện pháp khai thác cuốn chiếu, khai thác đến đâu phục hồi môi trường đến đấy để giảm chi phí trong cải tạo phục hồi môi trường.

- Quy hoạch hợp lý bãi đổ thải rắn và xây dựng hệ thống thoát nước xung quanh khai trường đảm bảo thoát nước nhanh khi trời mưa, hệ thống thoát nước có tác dụng phân thuỷ nước về hai phía của khai trường. Như vậy, sẽ tránh được hiện tượng rửa trôi và xói mòn đất bề mặt, mương thoát nước phải đủ lớn để hứng toàn bộ lượng nước chảy trên bề mặt trong ngày mưa lớn nhất.

- Đắp đê, chắn đê xung quanh khu vực bãi thải để ngăn chặn bãi thải chảy xuống khu vực dân cư sinh sống, đặc biệt ngăn chặn xói mòn và hiện tượng sạt lởđất đá từ bãi thải.

- Tạo thảm thực vật, trồng các loại cây dễ sống như keo tai tượng, bạch đàn trên bề mặt bãi thải và đỉnh bãi thải để hạn chế xói mòn, rửa trôi và giảm nguồn nước chảy bề mặt bãi thải.

- Sử dụng một phần đất đá đổ thải phục vụ cho mục đích khác như mục đích xây dựng, kè chắn bờđập.

- Quan trắc độ dịch chuyển của bãi thải để có kế hoạch quản lý và ngăn chặn rủi ro có thể xảy ra gây tác động xấu đến cộng đồng dân cư.

4.6.2.1. Đối với môi trường đất

- Độ linh động của các kim loại nặng phụ thuộc rất nhiều vào độ chua của đất, đất càng chua thì độ linh động của chúng càng cao, nó có thể di chuyển vào nguồn nước dưới đất gây ô nhiễm nước ngầm. Do vậy, để tránh sự di chuyển vào nguồn nước dưới đất chúng ta phải giảm độ linh động của chúng bằng cách thường xuyên bón vôi cho đất, vì bón vôi sẽ cung cấp lượng Ca2+ cho đất thông qua đó làm tăng pH của đất.

- Để loại trừ As, Zn và Pb trong đất bị ô nhiễm có thể tiến hành trồng một số loài thực vật trên vùng đất bị ô nhiễm có khả năng hút các kim loại này như: Trồng cây dương xỉ, cỏ màn trầu trên khu vực đất bị ô nhiễm As. Trồng cỏ vetiver và cỏ màn trầu để loại trừ Zn. Với khu vực đất bị ô nhiễm Pb có thể trồng liễu, lau sậy, cỏ vetiver hay cỏ màn trầu để xử lý. Sau khi trồng các loại cây này được 2 - 3 năm, chúng ta tiến hành thu gom và đưa đến địa điểm tiêu hủy phù hợp (Birch G. F., M. Siaka và cs 2001) [13] (Nikolaos P. Nikolaidis và cs, 2000) [14]. Theo nghiên cứu của Viện khoa học môi trường năm 2008, có 2 loài thuộc họ dương xỉ (tên khoa học là Pteris vittata và Pityrogramma calomelanos) và cỏ màn trầu (tên khoa học là Eleusine indica) có khả năng tích lũy kim loại nặng, hàm lượng asen lên đến 5876ppm; cỏ vetiver cũng có khả năng chống chịu vùng ô nhiễm chì rất cao (trồng thí nghiệm trong đất nhiễm từ 1400ppm đến 2530ppm, cỏ vẫn phát triển tốt). - Cacdimi là kim loại nặng được cảnh báo có khả năng gây hại cao cho con người và gây ô nhiễm môi trường đất. Nghiên cứu về khả năng hấp thụ Cd trong đất của cỏ Vetiver cho thấy, hàm lượng Cd tích lũy trong rễ cao hơn trong thân và lá. Hàm lượng Cd tích lũy trong cỏ tỷ lệ thuận với nồng độ Cd trong đất và thời gian xử lý. Nồng độ Cd trong đất càng cao thì khả năng loại bỏ Cd ra khỏi đất bởi cỏ vetiver càng lớn (Võ Văn Minh, 2009) [9].

4.6.2.2. Đối với môi trường nước

Nước thải ra môi trường bên ngoài chủ yếu là vào mùa mưa bão hòa cùng than chảy vào môi trường xung quanh. Để giảm thiểu tới mức tối đa gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt do hoạt động kinh doanh than tại các kho chứa than, xây dựng hệ thống thu gom nước mưa xung quanh kho. Lượng nước thu gom này được thu lại qua một bể chứa tập trung và lắng lọc than trước khi thải ra môi trường bên ngoài.

Đối với nguồn nước chảy tràn qua khu mỏ và nước ngầm từ bãi chứa chất thải rắn: xung quanh khu mỏ và bãi chứa chất thải rắn cần xây dựng hệ thống mương thu gom nước dẫn về hồ, ao chứa nước. Tại đây nước thải được xử lý bằng phương pháp hóa học (thông thường dùng vôi bột để trung hòa), sau đó kiểm tra độ pH và một số ion kim loại đạt tiêu chuẩn cho phép mới được thải ra môi trường.

Đối với nước thải khu mỏ: sau khi bơm tập trung vào hồ chứa để lắng sơ bộ, một phần được bơm trở lại phục vụ sản xuất của mỏ (tuyển than, tưới ẩm…), phần còn lại bơm lên bể xử lý bằng phương pháp hóa học và sinh học làm nguồn nước cung cấp cho nhu cầu khai thác của mỏ.

Đối với nước thải sau khi tuyển than: nước từ khu tuyển than được thu gom lại, sau đó được nắng cơ hoạc và hóa học trong trường hợp cần thiết, bơm tuần hoàn trở lại cung cấp cho hệ thống tuyển than.

Xây rãnh bờ be xung quanh khu vực khai thác để ngăn nước chảy vào khai trường. Phần nước mưa chảy vào khu vực khai trường chứa nhiều chất thải rắn, đất đá được thu gom và vận chuyển đến khu đất trũng để san lấp mặt bằng. Thực hiện toàn thổđối với các moong khai thác lộ thiên khi kết thúc.

Bằng biện pháp sử dụng tuần hoàn các nguồn nước thải từ quá trình khai thác trên, hầu hết các nguồn nước thải có khả năng gâu ô nhiễm môi trường nước trong khu vực đều được kiểm soát, vì vậy sẽ giảm thiểu được ô nhiễm môi trường nước trong khu mỏ và khu vực lân cận.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường đất và nước tại mỏ than Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)