Chất lượng môi trường nước của mỏ than

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường đất và nước tại mỏ than Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. (Trang 51)

4.4.1.1. Chất lượng môi trường nước mặt của mỏ than năm 2014

Mỏ thanh Thanh An nằm khá cao so với mặt nước biển, độ dốc lớn nên nguồn nước mặt chủ yếu là các con suối nhỏ, ao hồ ít. Các con suối gần như khô cạn vào mùa khô nguyên nhân do ảnh hưởng của việc khai thác khoáng sản. Về mùa mưa lượng nước thải, chất thải của mỏ khai thác than cùng với nước mưa chảy tràn chảy vào dòng nước suối gây ảnh hưởng đến nguồn nước mặt và ảnh hưởng tới các hộ dân gần khu vực mỏ than có suối chảy qua. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại mỏ than Thanh An được thể hiện ở bảng 4.1

Bảng 4.2: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại mỏ than Thanh An

TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích QCVN 08:2008/BTNMT (B1) Mẫu 3 1 pH - 6,0 5,5- 9 2 DO mg/l 4,5 ≥ 4 3 COD mg/l 16,8 30 4 BOD5 (20oC) mg/l 13,44 15 5 As mg/l 0,002 0,05 6 Cd mg/l < 0,001 0,01 7 Pb mg/l < 0,001 0,05 8 Coliform MPN/100ml 48 7500 (Nguồn: Kết quả phân tích thực tế) Chú thích:

QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Giới trị giới hạn B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự.

Mẫu 3: Mẫu nước ao tại khu văn phòng * Nhận xét và đánh giá kết quả:

Kết quả phân tích BOD5 (200C), COD của nước mặt được thể hiện tại bảng 4.2 và hình 4.1.

Qua biểu đồ trên ta thấy: COD, BOD5 đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT. Nguồn nước này có nguy cơ bị ô nhiễm chất hữu cơ (BOD5 = 13,44 trong khi quy chuẩn BOD5 là 15).

Các thông số DO, kim loại nặng, chỉ tiêu sinh học coliform đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008.

Nguồn nước mặt chưa bị ô nhiễm bởi các chỉ tiêu trên (chỉ tiêu về hàm lượng DO, COD, BOD5, kim loại nặng, sinh vật coliform.

4.4.1.2. Chất lượng môi trường nước ngầm của mỏ than năm 2014

Do đặc điểm địa hình, khí hậu của xã Thanh An nên về mùa mưa lượng nước mưa tương đối lớn nên lượng nước ngầm tăng lên. Mưa lớn tạo ra những dòng chảy bề mặt, kéo theo đó là nước thải của khai thác than sẽ theo dòng chảy bề mặt và ngấm xuống đất làm ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm.

Về mùa khô lượng nước ngầm giảm, các con suối thuộc khu khai thác gần như khô kiệt do ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản và hoạt động đôt lương làm rẫy của người dân.

Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm của mỏ than Thanh An được thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm của mỏ than TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích QCVN

09:2008/BTNMT Mẫu 2 1 pH - 7,01 5,5- 8,5 2 Độ cứng mg/l 40,8 500 3 Cl- mg/l 72,67 250 4 As mg/l 0,004 0,05 5 Cd mg/l 0,002 0,005 6 Pb mg/l 0,009 0,01 7 Coliform MNP/100ml < 3 3 (Nguồn: Kết quả phân tích thực tế) Chú thích:

QCMT 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiêu chuẩn nước ngầm.

Mẫu 2: Mẫu nước giếng nhà ông Quàng Văn Ban * Nhận xét và đánh giá kết quả:

Kết quả phân tích độ cứng, Cl- của nước ngầm được thể hiện tại bảng 4.3 và hình 4.2.

Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện độ cứng và Cl- trong nước ngầm

Từ biểu đồ trên ta thấy: nồng độ Cl-, độ cứng khá thấp và đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 09:2008/BTNMT.

Kết quả phân tích kim loại nặng As, Cd, Cd được thể hiện tại bảng 4.3 và hình 4.3.

Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện hàm lượng As, Cd, Pb trong nước ngầm

Các chỉ tiêu kim loại nặng đều nằm trong quy chuẩn cho phép. Tuy nhiên, hàm lượng chì (Pb) trong nước ngầm khá cao (Pb = 0,009) gần bằng giới hạn cho phép theo QCVN 09:2008/BTNMT là 0,01 và có nguy cơ ô

nhiễm chì. Chì (Pb) khá độc với sức khỏe con người. Nguyên nhân trong khai thác than, các mỏ chứa than có hàm lượng chì (Pb) rất lớn.

Chỉ tiêu sinh vật coliform nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 09:2008/BTNMT.

4.4.1.3. Chất lượng môi trường nước thải của mỏ than năm 2014

Mỏ than Thanh An hiện tại trữ lượng than còn lại ít nên hoạt động khai thác than giảm dẫn tới lượng nước thải từ hầm khai thác thải ra môi trường cũng giảm đáng kể, không chảy thành dòng và không chảy vào các con suối. Qua khảo sát thực tế, nước thải của hoạt động khai thác than không thông qua xử lý mà thải trực tiếp vào môi trường đất. Thực trạng chất lượng nước thải của mỏ than Thanh An được thể hiện ở bảng 4.3

Bảng 4.4: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sản suất của mỏ than TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích QCVN

40:2011/BTNMT (B) Mẫu 1 1 pH - 5,6 5,5- 9 2 COD mg/l 129,7 150 3 BOD5 mg/l 103,8 50 4 As mg/l 0,017 0,1 5 Cd mg/l 0,009 0,1 6 Pb mg/l 0,047 0,5 7 Coliform MNP/100ml 120 5000 (Nguồn: Kết quả phân tích thực tế) Chú thích:

QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp - cột B quy định mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận nước thải được xác định tại khu vực tiếp nhận nước thải không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NT1: Mẫu nước thải khu vực tại hầm lò khai thác * Nhận xét và đánh giá kết quả:

Nhu cầu oxy sinh hóa, hóa học:

Kết quả phân tích BOD5, COD của nước thải được thể hiện tại bảng 4.4 và hình 4.4.

Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD5, COD của nước thải

Qua biểu đồ trên ta thấy hàm lượng BOD5= 103,7 vượt so với quy chuẩn gấp 2,1 lần. Như vậy nước thải của mỏ than bị ô nhiễm chất hữu cơ. Nguyên nhân là do mùn than có trong nước thải. Ngoài ra, nước thải có nguy cơ ô nhiễm COD cao.

Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng As, Cd, Pb của nước thải được thể hiện tại bảng 4.4 và hình 4.5.

Qua biểu đồ ta thấy: các chỉ tiêu kim loại nặng khá thấp và đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT. Nước thải chưa bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng As, Cd. Pb.

Chỉ tiêu sinh vật coliform nằm trong giới hạn quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam về nước thải công nghiệp (cột B). Nước thải chưa bị ô nhiễm coliform.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường đất và nước tại mỏ than Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. (Trang 51)