Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
1,46 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN BÀI TIỂU LUẬN Đề tài số 1: Lý thuyết trật tự phân hạng và cấu trúc vốn trong doanh nghiệp. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN ﻫﻫﻫ BÀI TIỂU LUẬN Đề tài số 1: Lý thuyết trật tự phân hạng và cấu trúc vốn trong doanh nghiệp. Nhóm 9 – VB2K17KT Môn học : Tài chính-Tiền tệ Giáo Viên : Trương Minh Tuấn Năm học 2014-2015 NHÓM 9 - LỚP KẾ TOÁN ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 2 MỤC LỤC PHẦN I. Lời mở đầu 3 PHẦN II. Lý thuyết trật tự phân hạng và cấu trúc vốn trong doanh nghiệp 3 1. Cấu trúc vốn trong doanh nghiệp 3 1.1. Khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn trong doanh nghiệp 3 1.1.1. Khái niệm cấu trúc vốn trong doanh nghiệp 3 1.1.2. Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn 4 1.2. Các nguồn vốn trong doanh nghiệp và ưu nhược điểm 6 1.2.1. Khái niệm 6 1.2.2. Các nguồn vốn trong doanh nghiệp 6 1.3. Cấu trúc vốn tối ưu trong doanh nghiệp 8 2. Lý thuyết trật tự phân hạng 8 2.1. Lý thuyết trật tự phân hạng 8 2.2. Quy luật của thuyết trật tự phân hạng 9 2.3. Ý nghĩa của thuyết trật tự phân hạng 9 Phần III. Phân tích đánh giá 10 3.1 Tác động của cấu trúc vốn đến hoạt động của doanh nghiệp ………….10 3.2 Tác động của thuyết trật tự phân hạng đến hoạt động của doanh……… nghiệp……………………………………………………………………………… 11 3.3 So sánh và đánh giá 2 doanh nghiệp điển hình ………………………. 11 NHÓM 9 - LỚP KẾ TOÁN ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 3 PHẦN I. LỜI MỞ ĐẦU: Trong nền kinh tế thị trường hoạt động của các doanh nghiệp thường chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, chúng thường thay đổi do vậy cần phải có một cấu trúc vốn thích hợp cho từng giai đoạn đồng thời có khả năng thích nghi với những biến đổi của môi trường đầu tư qua đó tạo lập một cấu trúc vốn an toàn hiệu quả. Đây là yếu tố cơ bản cho sự thành bại của một doanh. Vậy một cấu trúc vốn là gì? Tại sao doanh nghiệp lại ưu tiên lựa chọn vốn tài trợ nội bộ hơn, tiếp đến là có thể phát hành tiền cho vay và cuối cùng là phát hành vốn cổ phần-Lý thuyết trật tự phân hạng ? Trong nội dung bài thuyết trình này chúng ta sẽ cùng nhau tập trung làm rõ về vấn đề này. PHẦN II. LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP: 1. Cấu trúc vốn trong doanh nghiệp: 1.1. Khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn trong doanh nghiệp: 1.1.1. Khái niệm cấu trúc vốn trong doanh nghiệp: Cấu trúc vốn đó là những mô hình tài chính của doanh nghiệp được xây dựng cho một chu kỳ kinh doanh, gắn liền với những mục tiêu chiến lược trên một thị trường và trong một giai đoạn cụ thể. Mặt khác người ta có thể hiểu cụ thể hơn cấu trúc vốn là quá trình kết hợp các khoản nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, vốn cổ phần thường được sử dụng để tài trợ cho quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Ngược lại, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp là là sự kết hợp nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và vốn cổ phần thường được dùng để tài trợ cho quyết định đầu tư ở một doanh nghiệp. Như vậy cấu trúc vốn chỉ là một phần của cấu trúc tài chính, tiêu biểu cho các nguồn thường xuyên của tài trợ một doanh nghiệp. Ví dụ: Tại Công ty CP Đầu tư Phát triển hạ tầng IDICO (IDICO-IDI) Đơn vị tính: tỷ đồng Nợ ngắn hạn thường xuyên 52,606 5,25% Nợ dài hạn chưa thanh toán 618,310 61,70% Cổ phần thường 331,084 33,05% Ta có cấu trúc vốn hiện tại của idico-idi là 66,95% nợ và 33,05% vốn cổ phần. Như vậy, cấu trúc vốn liên quan đến tỷ trọng của nợ thường xuyên và vốn cổ phần thể hiện trên bảng cân đối kế toán. - Cơ cấu nợ dài hạn: NHÓM 9 - LỚP KẾ TOÁN ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 4 + Vay dài hạn từ các định chế tài chính: ví dụ các ngân hàng… + Phát hành tái phiếu trên thị trường vốn. - Cơ cấu vốn chủ sở hữu: + Huy động vốn cổ phần thông qua bán cổ phiếu thông thường; cổ phiếu ưu đãi trên thị trường chứng khoán + Tự tài trợ (bổ sung lợi nhuận vào vốn) 1.1.2. Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn: - Quy trình SXKD, tính chất HH-DV kinh doanh. Các biến động theo mùa vụ: Các ngành ngành có biến động lớn mang tính mùa vụ trong doanh số thường cần các tỷ lệ tương đối lớn nợ vay ngắn hạn linh động. Việc xem xét các tính thích hợp của các loại vốn với loại tài sản cần tài trợ sẽ có thể rất quan trọng đối với các doanh nghiệp như các cửa hàng bách hóa bán lẻ và các nhà sản xuất đồ chơi, phân bón và quầ áo nam nữ. Các biến động theo chu kỳ kinh doanh: Khả năng điều động và rủi ro trở thành các yếu tố chính cần xem xét trong việc hoạch định các loại vốn sẽ sử dụng nếu doanh thu của một ngành kinh doanh thay đổi lớn qua một chu kỳ kinh doanh. Ví dụ hàng tiêu dùng không lâu bền (như thực phẩm) hay hàng rẻ tiền (kim kẹp giấy) hay thuốc lá…Phải có một cấu trúc vốn thu hẹp dễ dàng, nhanh chóng các khoản vốn sử dụng. Tính chất của cạnh tranh: Tính chất cạnh tranh trong ngành cũng có tác động đến tỷ trọng gắn cho nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến nguồn vốn sử dụng. Ví dụ trong ngành may mặc phần lớn cạnh tranh dựa trên thời trang, vì thởi trang mang tính chất tạm thời không thể dự báo được, lợi nhuận của ngành cũng vậy. Các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh này thường đặt nặng vốn cổ phần thường hơn nợ rủi ro quá cao của việc không thể đáp ứng các chi trả vốn vay. Giai đoạn trong chu kỳ tuổi thọ: Các ngành kinh doanh được sinh ra, phát triển, trưởng thành và cuối cùng thường suy tàn. Trong thời kỳ non trẻ, tỷ lệ thất bại cao, nguồn vốn chủ yếu trong trường hợp này là vốn mạo hiểm, trong thời kỳ tăng trưởng nhanh, cần chú ý đặc biệt đến khả năng điều động để đảm bảo khi tăng trưởng có thể tìm được vốn với các điều kiện có thể chấp nhận được. Đến thời kỳ suy thoái chúng ta phải có cấu trúc vốn cho phép dễ dàng thu hẹp các nguồn sử dụng. Điều tiết: Ở một số quốc gia trên thế giới các loại vốn do các doanh nghiệp thuộc ngành công ích sử dụng thường được nhiều cơ quan luật định giám sát chặt chẽ. NHÓM 9 - LỚP KẾ TOÁN ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 5 Do chịu các biến động lớn hơn trong lợi nhuận, các công ty đường sắt tài trợ một tỷ lệ nhỏ hơn nhu cầu của họ bằng nợ dài hạn. Thông lệ: Tính truyền thống đối với cấu trúc vốn của doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực. Các tiêu chuẩn liên quan cụ thể đến sản xuất, kinh doanh bán sĩ bán lẻ đã phát triển một phần từ việc công bố các tỷ số bình quân cho nhiều ngành. Nếu không đạt được các tiêu chuẩn này thì sẽ khó huy động được vốn. - Chính sách và bối cảnh kinh tế xã hội. Mức độ hoạt động kinh doanh: Nếu chúng ta dự kiến mức độ hoạt động kinh doanh gia tăng điều đó có nghĩa là nhu cầu vốn để mua tài sản sẽ gia tăng. Triển vọng của thị trường vốn: Nếu chúng ta dự báo rằng vốn vay sẽ trở thành quá tốn kém hay hiếm, một dự kiến lãi suất sụt giảm có thể khuyến khích chúng ta tạm hoãn việc vay tiền, nhưng duy trì một lợi thế điều động nhằm hưởng lợi của tiền vay rẻ hơn sau này. Thuế suất: Do chi phí lãi vay là một chi phí được khấu trừ thuế, gia tăng thuế suất áp dụng làm tăng mong muốn sử dụng nợ so với các loại vốn khác xét từ quan điểm lợi nhuận. Cân đối giữa nợ và vốn cổ phần sẽ tùy thuộc vào một phần các mức thuế suất tương ứng của thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. - Thị phần và quy mô thị trường và năng lực tổ chức của doanh nghiệp. Hình thức tổ chức: Hình thức tổ chức tác động đến trách nhiệm của các chủ sở hữu đối với nợ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cổ phần thường dễ thu hút vốn hơn các hình thức kinh doanh không liên kết hay kinh doanh góp vốn. Việc phát hành thêm vốn cổ phần trong một tổ chức kinh doanh không liên kết thường sẽ đưa đến hy sinh về quyền kiểm soát lơn hơn trường hợp một doanh nghiệp cổ phần. Quy mô: Các doanh nghiệp nhỏ phải tùy thuộc đáng kể vòa vốn của các chủ sở hữu đề tài trợ cho tài sản của mình. Các doanh nghiệp nhỏ sẽ khó tiếp cận với nhiều loại vốn, để đối phó với bất lợi này các doanh nghiệp nhỏ phải gắn cho yếu tố khả năng điều động một tỷ trọng lớn. Các nguồn vốn có sẵn cho một doanh nghiệp nhỏ thường thất thường do đó cố gắng duy trì các nguồn vốn này. Ngược lại các doanh nghiệp lớn buộc phải sử dụng nhiều loại vốn. Xếp hạng tín nhiệm: Mức tín nhiệm của doanh nghiệp càng cao khả năng điều động vốn càng lớn. Bảo đảm quyền kiểm soát: Các chủ sở hữu đều thích nắm giữ cổ phần của mình và tài trợ tăng trưởng bằng nợ, cổ phần phần ưu đãi hay lợi nhuận giữ lại hơn so với phát hành thêm cổ phần thường. Ngay cả khi biện pháp này có nghĩa là tăng NHÓM 9 - LỚP KẾ TOÁN ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 6 trưởng sẽ bị chậm, các chủ sở hữu của nhiều doanh nghiệp nhỏ cũng thích tăng trưởng dần hơn là chịu rủi ro mất quyền kiểm soát. 1.2. Các nguồn vốn trong doanh nghiệp và ưu nhược điểm: 1.2.1. Khái niệm: Nguồn tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp là những nguồn lực tài chính có trong nền kinh tế, được nhà đầu tư doanh nghiệp huy động, khai thác bằng nhiều phương pháp, hình thức, cơ chế, kỳ hạn khác nhau, nhằm đảm bảo nguồn lực tài chính cho hoạt động kinh doanh trước mắt và lâu dài. 1.2.2. Các nguồn vốn trong doanh nghiệp: Căn cứ tính chất sở hữu, nguồn vốn tài trợ: - Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn do doanh nghiệp sở hữu được quyền sử dụng theo nhu cầu, mục đích kinh doanh của mình gồm: Vốn đóng góp ban đầu của các chủ sở hữu (vốn điều lệ). Nguồn vốn bổ sung từ lợi nhuận sau thuế. Nguồn vốn bổ sung bằng cách kết nạp thêm các thành viên mới. - Nguồn vốn chủ sở hữu có những ưu điểm sau: Doanh nghiệp được chủ động trong đầu tư lâu dài, không bị áp lực về thời gian sử dụng. Tạo ra năng lực tài chính mang lại sự an toàn, uy tín trong kinh doanh. Tạo ra khả năng để huy động tiếp nhận các nguồn vốn khác. - Nguồn vốn đi vay và chiếm dụng: Là nguồn vốn doanh nghiệp chỉ được quyền sử dụng trong một thời gian cụ thể và phải hoàn trả cho người sở hữu. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng: - Nguồn vốn tín dụng ngân hàng có ưu và nhược điểm sau: Làm tăng nguồn vốn kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho đầu tư Thời hạn cho vay đa dạng giúp doanh nghiệp chủ động trong việc huy động sử dụng nguồn này. Chi phí sử dụng vốn vay thấp hơn chi phí sử dụng vốn sở hữu và tương đối ổn định nên doanh nghiệp có thể xác định chi phí sử dụng vốn một cách thuận lợi và được tính vào chi phí kinh doanh, nên sự chia sẻ về lợi ích kinh tế giữa các nhà đầu tư và nhà nước. NHÓM 9 - LỚP KẾ TOÁN ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 7 Ngân hàng không can thiệp trực tiếp vào quá trình quản lý điều hành kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi sử dụng phương thức tài trợ này doanh nghiệp phải có tài sản đảm bảo trực tiếp cho số tiền vay hoặc phải có uy tín. Doanh nghiệp phải có khả năng thanh toán đúng hạn. Quy mô vốn vay phụ thuộc vào độ tín nhiệm của người đi vay. - Tín dụng thương mại. - Huy động bằng phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Doanh nghiệp phát hành trái phiếu khi vốn tài trợ cho doanh nghiệp có quy mô lớn, vượt quá khả năng cung ứng của chủ nợ. Chủ thể phát hành trái phiếu có thể thu hồi trái phiếu đã phát hành trước kỳ hạn bằng cách mua lại trái phiếu trên thị trường chứng khoán, điều này tạo ra tính linh hoạt của trái phiếu so với các khoản nợ trước. Trái phiếu là công cụ huy động vốn dài hạn vì vậy luôn tiềm ẩn những rủi ro không mong đợi của chủ thể phát hành khi có những biến động làm giảm thu nhập doanh nghiệp, thị trường bị thu hẹp, các khoản nợ trái phiếu làm rủi ro tài chính tăng cao. Nếu công ty có mức tỷ suất lợi tức cao, việc phát hành trái phiếu không làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận doanh nghiệp. - Thuê tài sản: Doanh nghiệp tránh được rủi ro do tài sản lạc hậu về công nghệ kỹ thuật, doanh nghiệp có thể hoàn trả tài sản thuê trước kỳ hạn. Doanh nghiệp có thể hưởng lợi ích từ lá chắn thuế vì chi phí thuê được tính vào chi phí kinh doanh nên không ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. - Các nguồn vốn chiếm dụng hợp pháp. Đây là những nguồn vốn tài trợ được doanh nghiệp ưu tiên khai thác trong trường hợp phát sinh nhu cầu vốn không thường xuyên. Có thời hạn sử dụng ngắn, giải quyết phần nào nhu cầu vốn ngắn hạn phát sinh trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên phải lưu ý đến khả năng thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn, các quy định pháp luật về nộp thuế, xử phạt. Quy mô chiếm dụng có giới hạn và chiếm tỷ trọng nhỏ tuy nhiên với chi phí sử dụng bằng 0 việc khai thác có hiệu quả nguồn này sẽ làm giảm tỷ suất lợi tức của vốn sở hữu. Căn cứ vào phạm vi tài trợ, nguồn vốn tài trợ bao gồm: NHÓM 9 - LỚP KẾ TOÁN ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 8 - Nguồn vốn bên trong: Nguồn vốn được hình thành chủ yếu từ trích lập lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, quỹ khấu hao. - Nguồn vốn bên ngoài: Bao gồm nguồn vốn liên doanh, liên kết, phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu, tín dụng ngân hàng, các khoản phải thanh toán. Căn cứ vào phạm vi tài trợ, nguồn vốn tài trợ bao gồm: - Nguồn vốn tài trợ ngắn hạn: Bao gồm tín dụng thương mại; các khoản chiếm dụng về tiền lương, tiền thuế; tín dụng ngắn hạn ngân hàng và các khoản phải trả khác. - Nguồn vốn tài trợ dài hạn: Bao gồm tín dụng ngân hàng dài hạn, phát hành trái phiếu, huy động vốn góp cổ phần, liên doanh, bổ sung vốn từ lợi nhuận. Như vậy, một doanh nghiệp có thể lựa chọn tài trợ vốn bằng hai công cụ: nợ và vốn cổ phần, cả hai công cụ đều có ưu và nhược điểm của nó. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần thiết phải lựa chọn tỷ trọng kết cấu từng nguồn vốn cũng như giá cả chi phí sử dụng từng nguồn vốn, ưu thế của những nguồn vốn này để doanh nghiệp có thể chủ động cho kế hoạch dài hạn của mình. 1.3. Cấu trúc vốn tối ưu trong doanh nghiệp: Nguyên tắc lựa chọn nguồn tài trợ vốn: nguồn được lựa chọn là nguồn có chi phí sử dụng vốn thấp nhất trên cơ sở độ rủi ro chấp nhận được. Cơ cấu (nguồn) vốn tối ưu: là sự phối hợp giữa vốn chủ sở hữu và nợ sao cho chi phí vốn trung bình theo trọng số ở mức tối thiểu, qua đó tối ưu hóa giá trị doanh nghiệp (V): V=EBIT*(1-T)/ka Trong đó: EBIT *(1-T)=Lợi nhuận sau thuế đối với nợ và vốn cổ phần Ka: Chi phí vốn trung bình theo trọng số T: Thuế Nếu EBIT là hằng số thì giá trị công ty phụ thuộc vào chi phí vốn. Tối đa hóa giá trị công ty thì phải tối thiểu hóa chi phí vốn. 2. Lý thuyết trật tự phân hạng: 2.1. Lý thuyết trật tự phân hạng: Lý thuyết trật tự phân hạng được phát triển và nghiên cứu của Myers và Majluf năm 1984. NHÓM 9 - LỚP KẾ TOÁN ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 9 Lý thuyết này được phát triển nghiên cứu đầu tiên của Donaldson năm 1961, lý giải các quyết định tài trợ của doanh nghiệp dựa trên cơ sở thông tin bất cân xứng. Thông tin bất cân xứng là một cụm từ để chỉ rằng các giám đốc tài chính hiểu rõ giá trị của công ty mình hơn là các nhà đầu tư bên ngoài. Thông tin bất cân xứng tác động đến lựa chọn giữa tài trợ nội bộ và tài trợ bên ngoài; giữa phát hành mới chứng khoán nợ và chứng khoán vốn. Lý thuyết trật tự phân hạng, trên cơ sở thông tin bất cân xứng, đề xuất một trật tự tài trợ theo một trình tự ưu tiên trước bằng vốn nội bộ (lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư), rồi đến phát hành nợ và sau cùng là phát hành vốn cổ phần mới. 2.2. Quy luật của trật tự phân hạng: Nguồn vốn nội bộ là ưu tiên trước nhất trong việc lựa chọn nguồn tài trợ của doanh nghiệp. Lý do là các phương án tài trợ khác có quá nhiều rắc rối và tốn kém. Thị trường luôn hoài nghi các quyết định tài trợ của doanh nghiệp và luôn muốn tìm hiểu thông điệp ẩn chứa đằng sau nó. Nếu sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại của mình, các giám đốc tài chính không phải tìm cách thuyết phục hay giải thích lựa chọn của mình đối với các nhà đầu tư bên ngoài. Ưu tiên thứ hai là phát hành chứng khoán nợ. Mặc dù một sự kết hợp giữa nợ và vốn cổ phần luôn làm cho những người nắm giữ trái phiếu tiềm năng lo lắng, nhưng nếu bỏ qua mối e ngại về khả năng kiệt quệ tài chính, các nhà cho vay sẽ luôn nhận được một khoản chi trả cố định. Sự hấp dẫn này không phải là lớn, do vậy đối với các giám đốc tài chính, có vẻ như những người nắm giữ trái phiếu tiềm năng là những người dễ thuyết phục hơn so với các cổ đông tương lai. Ưu tiên thứ ba là phát hành vốn cổ phần mới. 2.3. Ý nghĩa của thuyết trật tự phân hạng: Nói chung, chi phí phát hành các loại chứng khoán khác nhau là lý do giúp giải thích hàm ý của trật tự phân hạng. Phát hành cổ phiếu thường có chi phí “đắt” nhất, bởi vì doanh nghiệp phải cung cấp rất nhiều các thông tin về dự án đầu tư để thuyết phục các cổ đông đồng ý trả một khoản tiền hợp lý, trong khi các thông tin này thực sự rất quý giá trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh. Vay nợ cũng buộc các doanh nghiệp tiết lộ một ít thông tin, nhưng rõ ràng là có giới hạn hơn. Theo lý thuyết trật tự phân hạng, không có một hổn hợp nợ và vốn cổ phần mục tiêu nào được xác định rõ. Myers cho rằng khó có thể xác định được một cấu trúc vốn tối ưu bởi vì vốn chủ sở hữu lần lượt được xếp ở vị trí đầu tiên (lợi nhuận giữ lại) và NHÓM 9 - LỚP KẾ TOÁN ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 10 cuối cùng (phát hành cổ phần mới) trong “trật tự phân hạng”. Một tỷ lệ nợ quan sát được của mỗi doanh nghiệp phản ánh các nhu cầu tích lũy của doanh nghiệp đối với tài trợ bên ngoài. Lý thuyết này giúp giải thích vì sao các doanh nghiệp có khả năng sinh lời nhiều hơn thường là có tỷ lệ nợ vay thấp hơn. Lý giải đơn giản lý thuyết này cung cấp, là bởi vì không phải doanh nghiệp đó có tỷ lệ nợ mục tiêu thấp, mà vì họ không cần tiền bên ngoài. Các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi ít hơn thì phát hành nợ, vì họ không có đủ nguồn vốn nội bộ cho các dự án đầu tư, và vì nợ đứng đầu trong trật tự phân hạng của tài trợ bên ngoài. Đối với lý thuyết này, tác động từ tấm chắn thuế được xếp hạng thứ hai. Một doanh nghiệp có tỷ suất sinh lời cao đồng thời có nhiều cơ hội tăng trưởng sẽ dùng nợ vay từ bên ngoài nhiều hơn, bởi vì lúc này nguồn lợi nhuận giữ lại - mặc dù nhiều- nhưng không đủ để tài trợ cho tất cả. Ngược lại lý thuyết trật tự phân hạng tỏ ra kém thành công hơn trong việc giải thích các khách biệt trong tỷ lệ nợ giữa các ngành. PHẦN III. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ: 3.1. Tác động của cấu trúc vốn đến hoạt động của doanh nghiệp: Cấu trúc vốn là vấn đề đã được các nhà nghiên cứu kinh tế tài chính quan tâm và dành nhiều thời gian nghiên cứu. Đứng trên gốc độ nhà quản lý tài chính doanh nghiệp việc nghiên cứu cấu trúc vốn giúp họ tìm ra lời giải cho những câu hỏi sau: - Xác định cấu trúc vốn như thế nào là hợp lý và có lợi cho doanh nghiệp? - Nên vay nợ hay là không? - Nếu vay nợ, doanh nghiệp gánh chịu rủi ro ở mức độ nào? Việc hiểu tường tận về cấu trúc vốn giúp các nhà quản trị sẽ tìm ra trả lời và từ đó đề ra các quyết định tài trợ đúng đắn nhằm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Gia tăng lợi nhuận cho cổ đông nhưng vẫn hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Cấu trúc vốn tối ưu liên quan tới việc đánh đổi giữa chi phí và lợi ích của doanh nghiệp: - Tài trợ bằng vốn vay nợ tạo ra “lá chắn thuế” cho doanh nghiệp, mặt khác tạo áp lực với doanh nghiệp. Chi phí vay nợ có tác động đáng kể tới việc vận hành kinh doanh của doanh nghiệp. [...]... HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 19 NHÓM 9 - LỚP KẾ TOÁN ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 20 NHÓM 9 - LỚP KẾ TOÁN ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 21 NHÓM 9 - LỚP KẾ TOÁN ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 22 NHÓM 9 - LỚP KẾ TOÁN ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC... THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 15 NHÓM 9 - LỚP KẾ TOÁN ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 16 NHÓM 9 - LỚP KẾ TOÁN ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 17 NHÓM 9 - LỚP KẾ TOÁN ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 18 NHÓM 9 - LỚP KẾ TOÁN ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN... ngắn và dài hạn) thì hầu như mỗi năm đều phát hành cổ phần thường ra thị trường đề điều chỉnh cơ cấu vốn, giá trị doanh nghiệp vì thế được thị trường định giá thấp hơn 12 NHÓM 9 - LỚP KẾ TOÁN ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 13 NHÓM 9 - LỚP KẾ TOÁN ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 14 NHÓM 9 - LỚP KẾ TOÁN ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT... - LỚP KẾ TOÁN ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP - Tài trợ từ vốn góp cổ phần không tạo ra chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp Tuy nhiên, các cổ đông có thể can thiệp vào hoạt động điều hành doanh nghiệp Kỳ vọng cao vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư cũng tạo sức ép đáng kể cho đội ngũ quản lý doanh nghiệp Một cấu trúc vốn phù hợp là quyết định... sánh và đánh giá 2 doanh nghiệp điển hình là COTECCONS và HOABINH CORPORATION Chúng ta so sánh các chỉ tiêu sau: a Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, quỹ Coteccons đầu tư phát triển, dự phòng tài chính 11 Cao hơn và tăng đều NHÓM 9 - LỚP KẾ TOÁN ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP b Vốn chủ sỡ hữu Coteccons Cao hơn và tăng đều c Nợ dài hạn Coteccons Nhỏ hơn và ổn... trật tự phân hạng đến quyết định lựa chọn hình thức tài trợ vốn của 2 doanh nghiệp điển hình và có quy mô xấp xỉ nhau của ngành Xây dựng dân dụng và Công nghiệp trong nên kinh tế hiện nay Với cấu trúc vốn đặc thù của mỗi doanh nghiệp, khi vận dụng lý thuyết trật tự phân hạng, mỗi doanh nghiệp đã lựa chọn hình thức tài trợ phù hợp với điều kiện và khả năng của mình, từ đó tạo ra giá trị của mỗi doanh nghiệp... ích thu được từ các cá nhân và tổ chức liên quan tới doanh nghiệp mà còn bởi tác động của quyết định này tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh 3.2 Tác động của thuyết trật tự phân hạng đến hoạt động của doanh nghiệp: Lý thuyết trật tự phân hạng chỉ ra mức độ ưu tiên các nguồn tài trợ mà doanh nghiệp nên lựa chọn để giải quyết vấn đề huy động vốn Theo đó trước tiên doanh... trên vốn chủ sỡ hữu Coteccons Nhỏ hơn và ổn định e Tốc độ tăng vốn cổ phần theo năm Coteccons Nhỏ hơn và ổn định f Doanh thu thuần Coteccons Cao hơn và tăng đều g Chi phí tài chính Coteccons Hầu như không có h Lợi nhuận sau thuế TNDN Coteccons Cao hơn và ổn định i Thị giá cổ phiếu Coteccons Cao hơn rất nhiều Từ các so sánh trên chúng ta thấy có sự tương quan rất lớn giữa lý thuyết trật tự phân hạng. .. Hoa Nguyễn Kim Lâm Lê Thị Kiều Linh Nguyễn Thị Loan Lưu Thị Yến Nhi Nguyễn Thị Quỳnh Như Phạm Văn Sơn Võ Thị Thu Thảo Đinh Tiến Vũ Vũ Thị Như Quỳnh 23 NHÓM 9 - LỚP KẾ TOÁN ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………... nghiệp nên sử dụng tài trợ nội bộ (lợi nhuận chưa phân phối, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính…) Tiếp đến là các chứng khoán nợ an toàn (vốn vay) Khi không còn khả năng vay nợ, doanh nghiệp mới phát hành cổ phần ra thị trường Chi phí sử dụng vốn có quan hệ trực tiếp đến mức độ rủi ro của các dự án đầu tư mới, đến các tài sản cũng như cấu trúc vốn hienj có của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng . 1: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 2 MỤC LỤC PHẦN I. Lời mở đầu 3 PHẦN II. Lý thuyết trật tự phân hạng và cấu trúc vốn trong doanh nghiệp 3 1. Cấu trúc. 8 2. Lý thuyết trật tự phân hạng 8 2.1. Lý thuyết trật tự phân hạng 8 2.2. Quy luật của thuyết trật tự phân hạng 9 2.3. Ý nghĩa của thuyết trật tự phân hạng 9 Phần III. Phân tích đánh giá. phụ thuộc vào chi phí vốn. Tối đa hóa giá trị công ty thì phải tối thiểu hóa chi phí vốn. 2. Lý thuyết trật tự phân hạng: 2.1. Lý thuyết trật tự phân hạng: Lý thuyết trật tự phân hạng được