Lý thuyết trật tự phân hạng và cấu trúc vốn doanh nghiệp

40 670 0
Lý thuyết trật tự phân hạng và cấu trúc vốn doanh nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VB16QT01 – Nhóm 4 GVHD: Ths.TRƯƠNG MINH TUẤN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÀI TIỂU LUẬN Đề tài 1: Lý thuyết trật tự phân hạng và cấu trúc vốn trong doanh nghiệp Lý thuyết trật tự phân hạng và cấu trúc vốn trong doanh nghiệp 1 VB16QT01 – Nhóm 4 GVHD: Ths.TRƯƠNG MINH TUẤN DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4 STT STT DS lớp Mã SV Họ & Tên Chữ ký Đánh giá 1 16 33131026232 Trần Sắc Duy 2 20 33131025337 Nguyễn Thành Dương 3 25 33131026245 Phạm Nguyễn Viễn Đông 4 29 33131025401 Đỗ Thị Hà 5 33 33131025298 Nguyễn Thị Hằng 6 36 33131025544 Nguyễn Minh Hoàng 7 46 33131026331 Lê Tuấn Khiêm 8 48 33131025266 Trương Hoàng Khoa 9 59 33131025933 Phạm Thị Kim Ngân 10 75 33131025284 Nguyễn Trung Phước 11 86 33131026299 Nguyễn Văn Tâm 12 88 33131026153 Võ Thị Minh Tâm 13 92 33131025348 Nguyễn Duy Thắng 14 102 33131025317 Trần Nhật Tín Lý thuyết trật tự phân hạng và cấu trúc vốn trong doanh nghiệp 2 VB16QT01 – Nhóm 4 GVHD: Ths.TRƯƠNG MINH TUẤN Mục Lục Lời mở đầu 1. CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm 1.2. Thành phần cấu trúc vốn ( Nợ , vốn cổ phần) 1.3. Ưu nhược điểm các thành phần trong cấu trúc vốn. 2. Các lý thuyết về cấu trúc vốn 2.1. Theo quan điểm truyền thống 2.2. Lý thuyết CTV của Modilligani và Miller (mô hình MM) 2.3. Thuyết đánh đổi cấu trúc vốn 2.4. Mô hình CTV tối ưu (Lý thuyết cân bằng) 2.5. Thuyết trật tự phân hạng (Thông tin bất cân xứng) 2.6. Thuyết điều chỉnh thị trường 2.7. Thuyết hệ thống quản lý 3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CẤU TRÚC VỐN DOANH NGHIỆP 3.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 3.2. Các yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp 4. KIẾN NGHỊ GIÚP CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG CẤU TRÚC VỐN TỐI ƯU 4.1. Điều kiện đạt được cấu trúc vốn tối ưu 4.2. Phía Doanh Nghiệp 4.3. Phía nhà nước. Lời Kết LỜI MỞ ĐẦU Một trong những vấn đề làm đau đầu các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp (DN) là xây dựng cấu trúc vốn (CTV) của DN như thế nào, vốn chủ sở hữu (CSH) bao nhiêu, vay ngân hàng bao nhiêu để có thể tối đa hóa giá trị DN, hay còn gọi là xây dựng cấu trúc vốn tối ưu (CTVTƯ). Đây là một vấn đề khá thú vị cả trong nghiên cứu lý luận lẫn áp dụng trong thực tiễn. Nếu cơ cấu vốn tác động đến hiệu quả hoạt động của DN thì cơ cấu vốn cũng sẽ tác động đến sức khỏe tài chính cũng như khả năng phá sản của DN. Từ góc độ Lý thuyết trật tự phân hạng và cấu trúc vốn trong doanh nghiệp 3 VB16QT01 – Nhóm 4 GVHD: Ths.TRƯƠNG MINH TUẤN của chủ nợ thì tỷ lệ nợ/vốn CSH giúp ích cho việc hiểu được chiến lược quản lý rủi ro của ngân hàng và bằng cách nào ngân hàng xác định được khả năng phá sản liên quan đến các DN đang gặp khó khăn về tài chính. Tóm lại, chủ đề về cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động của DN rất quan trọng đối với các nhà nghiên cứu cũng như những người làm thực tế. Tuy nhiên hiện nay, phần đông DN chúng ta, nhất là DN vừa và nhỏ, nhìn nhận về tỷ lệ này khá đơn giản. Thường thì chúng ta tự nhẩm tính khi nào thì nên mượn nợ, khi nào thì kêu gọi thêm vốn CSH. Dĩ nhiên những tính toán đó phần nào cũng có “lý” của người quyết định. Tuy vậy, nếu chúng ta biết rằng, việc xác định một CTV để đạt hiệu quả cao nhất cho một DN là một vấn đề lớn, rất quan trọng trong tài chính DN, làm tốn không biết bao nhiêu bút mực của giới học thuật lẫn các nhà quản lý tài chính kinh nghiệm, thì có lẽ chúng ta sẽ bỏ nhiều thời gian nghiên cứu và sẽ thận trọng hơn trong quyết định của mình. Đứng trước thực trạng đó, bài tiểu luận này ra đời nhằm tổng hợp và làm rõ về lĩnh vực CTV; giúp ta có cái nhìn tổng quát về tác động của nó đối với hiệu quả hoạt động của DN cũng như những nhân tố tác động đến CTV, ;từ đó, đưa ra những giải pháp cũng như xây dựng mô hình để đạt được CTVTƯ. CTV và những vấn đề liên quan đến nó, như đã nói, là hết sức phức tạp và còn nhiều bất cập, tranh cãi nên bài tiểu luận không tránh khỏi những sai sót. Mong cô góp ý để bài tiểu luận thêm hoàn chỉnh. Lý thuyết trật tự phân hạng và cấu trúc vốn trong doanh nghiệp 4 VB16QT01 – Nhóm 4 GVHD: Ths.TRƯƠNG MINH TUẤN Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC VỐN 1.1 Khái nhiệm cấu trúc vốn: Cấu trúc vốn của doanh nghiệp được định nghĩa là sự kết hợp giữa nợ (debt) – nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn và vốn cổ phần (equity) – cổ phần ưu đãi, vốn cổ phần thường trong tổng nguồn vốn dài hạn mà DN có thể huy động được, để tài trợ cho các dự án đầu tư. Cấu trúc vốn của doanh nghiệp đề cập tới cách thức DN tìm kiếm nguồn tài chính thông qua các phương án kết hợp giữa bán cổ phần, quyền chọn mua cổ phần, phát hành trái phiếu và đi vay. 1.2 Thành phần cấu trúc vốn: Cấu trúc vốn của một doanh nghiệp gồm hai thành phần chính là nợ (debt) và vốn cổ phần (equity). Nợ (debt): Trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, Nợ bao gồm khoản phải trả ngắn hạn và dài hạn. Vì cấu trúc vốn là dài hạn nên nợ được xem xét ở đây là những khoản phải trả dài hạn. Khoản mục phải trả dài hạn (liabities) bao gồm các khoản phải trả tài chính (financing liabities) như phải trả người bán dài hạn, vay và nợ dài hạn (trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi) và khoản phải trả hoạt động (operating liabities) như các khoản dự phòng mất việc, dự phòng phải trả dài hạn, các khoản thuế thu nhập được hoãn lại… Cả hai loại này đều là nghĩa vụ tài chính dài hạn làm doanh nghiệp sẽ phát sinh một dòng tiền ra trong tương lai nhưng đối với khoản phải trả tài chính thì doanh nghiệp phải trả phí trong khi khoản phải trả hoạt động là khoản chiếm dụng hợp pháp không tốn phí. Vốn cổ phần (equity): Bao gồm vốn cổ phần thường, vốn cổ phần ưu đãi, lợi nhuận giữ lại được phản ánh chung thành khoản mục vốn chủ sở hữu trong bảng cân đối kế toán. Cấu trúc vốn của một doanh nghiệp quyết định chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) của doanh nghiệp đó. Chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh Lý thuyết trật tự phân hạng và cấu trúc vốn trong doanh nghiệp 5 VB16QT01 – Nhóm 4 GVHD: Ths.TRƯƠNG MINH TUẤN nghiệp là tỷ suất sinh lợi đòi hỏi tối thiểu đối với mỗi dự án đầu tư của doanh nghiệp, và cũng là tỷ suất chiết khấu để xác định giá trị của doanh nghiệp đó. Vì vậy, cấu trúc vốn có ảnh hưởng rất lớn đến giá trị của một doanh nghiệp. Một cấu trúc vốn hợp lý sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp và ngược lại. Chính vì vai trò quan trọng này mà trên thế giới có rất nhiều bài nghiên cứu về cấu trúc vốn với nhiều trường phái, lý thuyết, quan điểm khác nhau. 1.3 Ưu – nhược điểm của các thành phần trong CTV Nợ (debt) Ưu điểm: Lãi suất phải trả của doanh nghiệp trên nợ được miễn thuế. Trong khi đó thì cổ tức hay các hình thức thưởng khác cho CSH phải bị đánh thuế. Trên nguyên tắc mà nói, nếu chúng ta thay vốn CSH bằng nợ thì sẽ giảm được thuế DN phải trả, và vì thế tăng giá trị của DN lên. Một điều cần lưu ý, với những nước mà nhà đầu tư phải trả thuế thu nhập cá nhân với mức cao thì ưu điểm này của nợ sẽ bị giảm hay trở thành yếu điểm. Thông thường nợ rẻ hơn vốn CSH – nói đơn giản là lãi suất ngân hàng hay lãi suất trái phiếu thấp hơn nhiều so với lãi suất kỳ vọng của nhà đầu tư. Do đó khi tăng nợ tức là giảm chi phí chi ra trên một đồng tiền mặt và vì thế tăng cao lợi nhuận, cũng như giá trị của DN. Vì tính chất này mà tỷ số nợ trên vốn CSH còn được gọi là tỷ số đòn bẩy. Nợ giúp cho các nhà điều hành thận trọng hơn khi đầu tư. Thực tế từ các thị trường cho thấy, đối với các DN dồi dào tiền mặt và không có khả năng tăng trưởng nhanh, các nhà quản lý hay có khuynh hướng đầu tư tiền vào những dự án “ồn ào” nhưng không hiệu quả, hoặc dùng tiền, tăng chi phí để tạo ra tăng trưởng. Dĩ nhiên những đồ án này không tạo ra giá trị cao cho DN. Thuật ngữ tài chính gọi việc này là “overinvestment – đầu tư thái quá”. Nếu DN không có hội đồng quản trị giám sát chặt chẽ thì hiệu ứng đầu tư thái quá này này sẽ xảy ra nhiều. Nhưng nếu DN mượn nợ để tài chính cho những khoản đầu tư, thì việc phải trả lãi định kỳ, cũng như trả vốn theo định kỳ sẽ ngăn, hoặc giảm việc đầu tư thái quá này. Khuyết điểm: Lý thuyết trật tự phân hạng và cấu trúc vốn trong doanh nghiệp 6 VB16QT01 – Nhóm 4 GVHD: Ths.TRƯƠNG MINH TUẤN Nợ tạo ra chi phí “hao mòn” DN và phá sản. Tỷ lệ nợ cao sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản. Một công trình nghiên cứu tại Mỹ cho thấy chi phí phá sản chiếm khoảng 3% thị giá của tất cả các DN niêm yết. Nghiên cứu còn cho thấy chi phí “hao mòn” DN (cost of business erosion) còn cao và nghiêm trọng hơn nhiều. Những DN có tỷ lệ nợ cao, sẽ "nhát tay” trong việc nắm bắt những cơ hội đầu tư. Chúng cũng có khuynh hướng giảm bớt những chi phí tạo ra hiệu quả trong tương lai như chi phí nghiên cứu và phát triển, huấn luyện, xây dựng thương hiệu. Kết quả là những DN này đã bỏ qua những cơ hội để tăng giá trị của DN. Mức nợ cao còn dẫn đến những nguy cơ mất khách hàng, nhân viên và nhà cung cấp. Nguy cơ càng cao hơn khi sản phẩm của DN có vòng đời phục vụ và bảo hành lâu dài. Một ví dụ rõ nhất là DN xe hơi Chrysler đã bị giảm 40% doanh số khi phải đối diện nguy cơ phá sản vì nợ nần vào năm 1979. Ngoài ra DN có mức nợ cao còn tạo ra sự mâu thuẫn giữa các chủ nợ và nhà đầu tư khi DN sắp phải ngừng họat động để trả nợ. Khi có nguy cơ đó xảy ra, các nhà đầu tư “khôn ngoan” sẽ tìm cách “đầu tư dưới mức – underinvestment”. Tức là họ sẽ tập trung đầu tư vào những dự án rủi ro cao, tạo ra giá trị thấp trong tương lai, nhưng có thể đem lại tiền mặt để có thể chia dưới dạng cổ tức ngay lúc này. Trong khi đó những chủ nợ lại muốn DN đầu tư vào những dự án ít rủi ro và tạo được giá trị cao trong tương lai. Và mâu thuẫn vì thế phát sinh. Vốn cổ phần (equity): Một trong những điểm không thuận lợi của vốn CSH đó là giá thành (hay chi phí) của nó cao hơn chi phí của nợ. Điều này là dĩ nhiên vì không người đầu tư nào bỏ tiền đầu tư vào DN, gánh chịu những rủi ro về họat động và kết quả kinh doanh mà lại chịu nhận tiền lãi bằng lãi suất cho vay nợ. Việc này cùng với tính chất không được miễn trừ thuế làm cho chi phí vốn càng cao hơn. Việc này dẫn tới một điểm không thuận lợi khác đó là: khi vốn CSH càng cao, số lượng người CSH càng nhiều, thì áp lực về kỳ vọng của nhà đầu tư cũng như sự quản lý, giám sát của họ lên các nhà điều hành DN càng lớn. Tuy vậy vốn CSH sẽ vẫn phải tăng khi DN cần tiền. Tăng để cân bằng với nợ và giữ cho DN ở trong tình trạnh tài chính lành mạnh. Một lý do để các nhà đầu tư tăng vốn nữa là khi thị trường định giá cổ phiếu của nó cao hơn giá trị nội tại (overprice). Phát hành vốn trong trường hợp đó sẽ tạo ra lợi nhuận tài chính cho DN, và thực chất là tăng phần lợi nhuận cho những nhà đầu tư hiện hữu. Lý thuyết trật tự phân hạng và cấu trúc vốn trong doanh nghiệp 7 VB16QT01 – Nhóm 4 GVHD: Ths.TRƯƠNG MINH TUẤN => Nợ vay rẻ hơn vốn cổ phần: vì Thứ nhất, trái quyền (quyền của các trái chủ) được ưu tiên trước quyền của cổ đông nếu trường hợp DN lâm vào tình trạng phá sản, do vậy trái chủ được xem là có mức độ rủi ro thấp hơn các cổ đông, tương ứng với sự an toàn này, họ sẽ nhận được một tỷ suất sinh lợi (lãi suất vay nợ) thấp hơn tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần của các cổ đông. Thứ hai, chi phí lãi vay được khấu trừ trước thuế làm giảm mức thuế thu nhập mà DN phải nộp xuống, mang đến cho DN lợi ích tấm chắn thuế. Lý thuyết trật tự phân hạng và cấu trúc vốn trong doanh nghiệp 8 VB16QT01 – Nhóm 4 GVHD: Ths.TRƯƠNG MINH TUẤN Chương 2: CÁC LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN 2.1 Theo quan điểm truyền thống Quan điểm về CTV truyền thống cho rằng khi một DN bắt đầu vay mượn, thuận lợi vượt trội hơn bất lợi. Chi phí nợ thấp, kết hợp với thuận lợi về thuế sẽ khiến WACC (Chi phí vốn bình quân gia quyền) giảm khi nợ tăng. Tuy nhiên, khi tỷ lệ giữa vốn nợ và vốn CSH tăng, tác động của tỷ lệ vốn vay so với tổng vốn buộc các CSH tăng lợi tức yêu cầu của họ (chi phí vốn CSH tăng). Ở mức tỷ lệ vốn nợ và vốn CSH cao, chi phí nợ cũng tăng bởi vì khả năng DN không trả được nợ là cao hơn (nguy cơ phá sản cao hơn). Vì vậy, ở mức tỷ số giữa vốn nợ và vốn CSH cao hơn, WACC sẽ tăng. Vấn đề chính của quan điểm truyền thống là không có một lý thuyết cơ sở thể hiện chi phí vốn CSH nên tăng bao nhiêu do tỷ lệ giữa vốn nợ và vốn CSH hay chi phí nợ nên tăng bao nhiêu do nguy cơ vỡ nợ. 2.2 Lý thuyết CTV của Modilligani và Miller (mô hình MM) Trái với quan điểm truyền thống, Modilligani và Miller (1958) đã tìm hiểu xem chi phí vốn tăng hay giảm khi một DN tăng hay giảm vay mượn. Để chứng minh một lý thuyết khả thi, Modilligani và Miller (MM) đã đưa ra một số những giả định đơn giản hoá rất phổ biến trong lý thuyết về tài chính: họ giả định là thị trường vốn là hoàn hảo, vì vậy sẽ không có các chi phí giao dịch và tỷ lệ vay giống như tỷ lệ cho vay và bằng với tỷ lệ vay miễn phí; việc đánh thuế được bỏ qua và nguy cơ được tính hoàn toàn bằng tính không ổn định của các luồng tiền. Nếu thị trường vốn là hoàn hảo, MM tranh luận rằng thế thì các DN có nguy cơ kinh doanh giống nhau và tiền lãi mong đợi hàng năm giống nhau phải có tổng giá trị giống nhau bất chấp CTV bởi vì giá trị của một DN phải phụ thuộc vào giá trị hiện tại của các hoạt động của nó, không phải dựa trên cách thức cấp vốn. Từ đây, có thể rút ra rằng nếu tất cả những DN như vậy có tiền lời mong đợi giống nhau và giá trị giống nhau cũng phải có WACC giống nhau ở mọi mức độ tỷ lệ giữa vốn nợ và vốn CSH. Mặc dù những giả định về thị trường vốn hoàn hảo là không có thực, tuy nhiên có 2 giả thiết cần được nhấn mạnh và chúng có tác động đáng kể đến kết quả, Lý thuyết trật tự phân hạng và cấu trúc vốn trong doanh nghiệp 9 VB16QT01 – Nhóm 4 GVHD: Ths.TRƯƠNG MINH TUẤN đó là: Giả định là không có việc đánh thuế: đây là vấn đề quan trọng và một trong những thuận lợi then chốt của nợ là việc giảm nhẹ thuế cho những chi tiêu tiền lãi. Nguy cơ trong lý thuyết của MM được tính toán hoàn toàn bởi tính biến đổi của các luồng tiền. Họ bỏ qua khả năng các luồng tiền có thể dừng vì vỡ nợ. Đây là một vấn đề đáng kể khác với lý thuyết này nếu nợ cao. Đưa ra các giả định này có nghĩa chỉ có một thuận lợi của việc vay tiền (nợ rẻ hơn và ít rủi ro cho nhà đầu tư) và một bất lợi (chi phí vốn CSH tăng cùng với nợ vì tỷ lệ vốn vay so với tổng vốn) Modigliani và Miler chỉ ra là những tác động này cân bằng một cách chính xác. Việc sử dụng nợ mang đến cho CSH tỷ suất lợi tức cao hơn, nhưng lợi tức cao hơn này chính xác là những gì họ bù đắp cho nguy cơ tăng lên từ tỷ lệ vốn vay so với tổng vốn. Với các giả thuyết trên, dẫn đến các phương trình cho lý thuyết của MM Vg = Vu Tổng giá trị của DN sử dụng nợ bằng tổng giá trị của DN không sử dụng nợ. Năm 1963, Modilligani và Miller đưa ra một nghiên cứu tiếp theo với việc loại bỏ giả thiết về thuế thu nhập DN. Theo MM, với thuế thu nhập DN, việc sử dụng nợ sẽ làm tăng giá trị của DN. Vì chi phí lãi vay là chi phí hợp lý được khấu trừ khi tính thuế thu nhập DN, do đó mà một phần thu nhập của DN có sử dụng nợ được chuyển được chuyển cho các nhà đầu tư theo phương trình: Vg = Vu + T x D Giá trị của DN sử dụng nợ bằng giá trị của DN không sử dụng nợ cộng với khoản lợi từ việc sử dụng nợ. Trong đó, D là tổng số nợ sử dụng, T là thuế suất thuế thu nhập DN, T x D là khoản lợi từ việc sử dụng nợ. Như vậy, theo mô hình thuế MM (1963) CTV có liên quan đến giá trị của DN. Sử dụng nợ càng cao thì giá trị DN càng tăng và gia tăng đến tối đa khi DN được tài trợ 100% nợ. 2.3. Thuyết đánh đổi cấu trúc vốn: Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn cho rằng cấu trúc vốn của doanh nghiệp được Lý thuyết trật tự phân hạng và cấu trúc vốn trong doanh nghiệp 10 [...]... hưởng lợi từ tấm chắn thuế làm tăng giá trị doanh nghiệp) Chính hạn chế này là tiền đề để một lý thuyết cấu trúc vốn khác ra đời: thuyết Trật tự phân hạng 2.4 Mô hình CTV tối ưu (Lý thuyết cân bằng) Lý thuyết trật tự phân hạng và cấu trúc vốn trong doanh nghiệp 12 VB16QT01 – Nhóm 4 GVHD: Ths.TRƯƠNG MINH TUẤN Tại thị trường hoàn hảo và hiệu quả, Modilligani và Miler (1958) chứng minh rằng CTV là không... gian 3.2.2 Tác động của ưu tiên quản trị: lý thuyết trật tự phân hạng Theo lý thuyết trật tự phân hạng thì các nhà quản lý thích tài trợ cho các dự án bằng nguồn vốn từ nội bộ hơn sau đó mới đến nguồn vốn từ bên ngoài Ngoài ra, các DN có lời không thích huy động thêm vốn CSH nhằm tránh việc pha loãng Lý thuyết trật tự phân hạng và cấu trúc vốn trong doanh nghiệp 24 VB16QT01 – Nhóm 4 GVHD: Ths.TRƯƠNG... trong ngành và việc xác định cấu trúc vốn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm đã làm cho rủi ro tài chính của doanh Lý thuyết trật tự phân hạng và cấu trúc vốn trong doanh nghiệp 33 VB16QT01 – Nhóm 4 GVHD: Ths.TRƯƠNG MINH TUẤN nghiệp chưa được đánh giá hợp lý Do đó, để nâng cao năng lực hoạch định cấu trúc vốn của các nhà quản lý doanh nghiệp nói chung và các giám đốc tài chính nói riêng, doanh nghiệp nên... doanh nghiệp chỉ có một cấu trúc vốn tối ưu duy nhất Đây là quan điểm của thuyết đánh đổi cấu trúc vốn tĩnh (Jensen và Meckling, 1976; Jensen, 1986) Trường phái khác của thuyết đánh đổi cấu trúc vốn cho rằng doanh nghiệp có cấu trúc vốn tối ưu, nhưng cấu trúc vốn tối ưu này thay đổi theo từng thời kỳ do tác động của sự kỳ vọng (về lãi suất, lạm phát trong tương lai) hoặc do tác động của Lý thuyết trật. .. thuyết trật tự phân hạng và cấu trúc vốn trong doanh nghiệp 11 VB16QT01 – Nhóm 4 GVHD: Ths.TRƯƠNG MINH TUẤN chi phí điều chỉnh (như thuế, nhu cầu vốn của doanh nghiệp) Chính tác động của chi phí điều chỉnh và sự kỳ vọng làm cấu trúc vốn của doanh nghiệp không thể nhanh chóng hay ngay lập tức đạt tới mức tối ưu mà cần một quá trình điều chỉnh lâu hơn Do đó, trong ngắn hạn, cấu trúc vốn của doanh nghiệp. .. của thuyết đánh đổi cấu trúc vốn Lý thuyết này cho rằng mỗi doanh nghiệp đều có một cấu trúc vốn tối ưu tương ứng với một tỷ lệ nợ xác định mà tại đó giá trị doanh nghiệp là lớn nhất Tuy nhiên, trong lý thuyết này có hai trường phái, một trường phái cho rằng doanh nghiệp có thể dễ dàng và nhanh chóng đạt tới tỷ lệ nợ tối ưu để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp và trong cả quá trình tồn tại của doanh nghiệp, ... tài chính của doanh nghiệp Việt Nam đều xác định cấu trúc vốn của doanh nghiệp dựa trên kinh nghiệm là chính nên phương pháp này chưa thật sự khoa học và có nền tảng lý luận vững chắc Do đó, việc xác định cấu trúc vốn tối ưu của một doanh nghiệp chưa thật sự đáng tin cậy Các nhà quản lý doanh nghiệp hiện nay chưa có cái nhìn đúng đắn về tầm quan trọng của cấu trúc vốn, chưa đánh giá đúng và đủ sự tác... chi phí trung gian khi sử dụng nợ Lý thuyết trật tự phân hạng và cấu trúc vốn trong doanh nghiệp 13 VB16QT01 – Nhóm 4 GVHD: Ths.TRƯƠNG MINH TUẤN với những tác động ngược chiều nhau hình thành lý thuyết cấu trúc tài chính tối ưu Nhìn chung, việc đưa chi phí khánh tận tài chính và chi phí trung gian vào mô hình MM và mô hình Modilligani và Miler (1958) dẫn đến lý thuyết cân bằng về CTV Những mô hình... hoạch định cấu trúc vốn chuyên nghiệp hơn, hạn chế được rủi ro tài chính và tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp 4.2.2 Ứng dụng các mô hình tài chính trên thế giới cho việc hoạch định cấu trúc vốn của doanh nghiệp Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp hoạch định cấu trúc vốn cho doanh nghiệp Các nhà quản lý doanh nghiệp có thể nghiên cứu các phương pháp này và lựa chọn,... các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nguồn vốn cổ phần huy động từ thị trường chứng khoán Do đó, vốn cổ phần thường có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp Vì vậy, việc hoàn thiện và phát triển thị trường Lý thuyết trật tự phân hạng và cấu trúc vốn trong doanh nghiệp 34 VB16QT01 – Nhóm 4 GVHD: Ths.TRƯƠNG MINH TUẤN chứng khoán Việt Nam là rất quan trọng Kể từ khi chính thức được thành lập và bắt . HỒ CHÍ MINH BÀI TIỂU LUẬN Đề tài 1: Lý thuyết trật tự phân hạng và cấu trúc vốn trong doanh nghiệp Lý thuyết trật tự phân hạng và cấu trúc vốn trong doanh nghiệp 1 VB16QT01 – Nhóm 4 GVHD: Ths.TRƯƠNG. tiền đề để một lý thuyết cấu trúc vốn khác ra đời: thuyết Trật tự phân hạng. 2.4. Mô hình CTV tối ưu (Lý thuyết cân bằng) Lý thuyết trật tự phân hạng và cấu trúc vốn trong doanh nghiệp 12 VB16QT01. tăng và gia tăng đến tối đa khi DN được tài trợ 100% nợ. 2.3. Thuyết đánh đổi cấu trúc vốn: Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn cho rằng cấu trúc vốn của doanh nghiệp được Lý thuyết trật tự phân hạng

Ngày đăng: 06/08/2015, 23:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan