Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Lý thuyết trật tự phân hạng và cấu trúc vốn doanh nghiệp (Trang 36)

Như trong chương thực trạng đã trình bày, các doanh nghiệp Việt Nam rất ít sử dụng trái phiếu như một nguồn tài trợ chính của doanh nghiệp. Nguyên nhân của tình trạng này là do tính kém thanh khoản của thị trường trái phiếu chưa thể hấp dẫn được nhà đầu tư, các doanh nghiệp Việt Nam thường sử dụng vốn vay ngân hàng nhiều hơn là phát hành trái phiếu khi cần huy động vốn và hệ thống pháp lý liên quan đến việc phát hành trái phiếu chưa được hoàn thiện, còn nhiều thủ tục rườm rà, rắc rối gây khó khăn cho doanh nghiệp. Để giải quyết được tình trạng này, nhà nước cần thực hiện các biện pháp sau:

Thứ nhất, cần đơn giản các thủ tục, thuế, lệ phí phát hành, có chính sách ưu đãi về thuế, phí, lệ phí phát hành. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ quan chức năng địa phương nên tạo điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, nhất là khi doanh nghiệp có các dự án tốt. Các doanh nghiệp nhỏ có thể không phát hành độc lập mà kết hợp với nhau, các thủ tục phát hành nên đơn giản, không cần xin phép qua nhiều cấp.

Thứ hai, cần tiến hành xây dựng kênh thông tin về thị trường trái phiếu để cung cấp thông tin cần thiết cho nhà đầu tư như thông tin về trái phiếu, chính sách, chiến lược phát triển, khung pháp lý có liên quan để nhà đầu tư có thể nắm bắt kịp thời.

Thứ ba, chính phủ phải xây dựng được một hệ thống nhà tạo lập thị trường có hiệu quả. Hệ thống những nhà tạo lập thị trường sẽ là chất xúc tác, tăng tính thanh khoản cho trái phiếu chính phủ, và qua đó thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển. Các nhà tạo lập thị trường trái phiếu chủ yếu là các ngân hàng thương mại hoặc các công ty môi giới chứng khoán. Các nhà tạo lập thị trường kiếm lời bằng cách thu phí, lệ phí với vai trò là người môi giới hoặc đóng

vai trò người kinh doanh trái phiếu để hưởng chênh lệch giá.

Một phần của tài liệu Lý thuyết trật tự phân hạng và cấu trúc vốn doanh nghiệp (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w