1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Lô

90 240 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,93 MB

Nội dung

A. MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề nghiên cứu 1.1. Sự cần thiết phải nghiên cứu Hiện nay đất nước ta đang trên con đường hội nhập sâu và rộng trong quan hệ hợp tác quốc tế. Nền kinh tế có sự quản lý của nhà nước đã và đang tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Nhưng bên cạnh đó quy luật cạnh tranh cũng tạo nên những thách thức gay gắt, muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường doanh nghiệp phải có một phương hướng sản xuất kinh doanh hiệu quả, phải năng động về mọi mặt. Mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp là thực hiện bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh với mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Để đạt được mục đích này các doanh nghiệp phải áp dụng đồng thời nhiều biện pháp và một trong những biện pháp quan trọng đó là sản phẩm sản phẩm ra phải có chất lượng cao và giá thành hạ, tức là chi phí sản xuất ra sản phẩm phải tiết kiệm, hợp lý và có kế hoạch. Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất vật chất. Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Chỉ cần một biến động nhỏ về chi phí nguyên vật liệu cũng làm ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm, ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu chính là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp sản xuất. Trong khi đó, nguyên vật liệu thường đa dạng, phức tạp nên các doanh nghiệp cần phải tổ chức tốt công tác quản lý nguyên vật liệu. Công tác kế toán nguyên vật liệu là công cụ quan trọng không thể thiếu được để quản lý nguyên vật liệu, thúc đẩy việc cung cấp đầy đủ, kịp thời, đồng bộ những nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, tiết kiệm, ngăn ngừa các hiện tượng hư hao, mất mát và lãng phí nguyên vật liệu trong tất cả các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh. 1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Lô là một đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Tổng công ty Cổ phần xây dựng Sông Hồng, đã trải qua 1 nhiều năm xây dựng và phát triển. Sản phẩm chủ yếu của công ty là gạch block, cột điện bê tông,…Tại công ty nguyên vật liệu gồm nhiều loại như cát, sỏi, xi măng, sắt, thép, keo, bột màu,…Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy việc quản lý tốt chi phí nguyên vật liệu là biện pháp hữu hiệu nhất để hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho công ty. Trong quá trình hoạt động, lượng nguyên vật liệu nhập xuất hàng ngày phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát sinh liên tục và với số lượng lớn. Kế toán nguyên vật liệu tại công ty đã và đang thực hiện ghi chép, tổng hợp, theo dõi nguyên vật liệu một cách khá thường xuyên và liên tục góp phần quản lý và sử dụng nguyên vật liệu hiệu quả và tiết kiệm hơn. Tuy nhiên nếu được khảo sát, nghiên cứu một cách kỹ lưỡng thì có thể đưa ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Lô. Qua thời gian tìm hiểu tại công ty, em quyết định lựa chọn đề tài: “Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Lô” làm đề tài nghiên cứu cho bài Thực tập 2 của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Vận dụng lý luận vào nghiên cứu thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Lô. Từ đó đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Lô. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu. - Phản ánh và đánh giá thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Lô. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Lô. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Lô. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Kế toán nguyên vật liệu. - Phạm vi về không gian: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Lô. Trụ sở đặt tại phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. - Phạm vi về thời gian: Số liệu nghiên cứu của đề tài trong thời gian từ năm 2010 – 2012, tập trung vào quý IV năm 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Để tiến hành những nội dung nghiên cứu của báo cáo, quan điểm thống nhất và xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu là quan điểm duy vật biện chứng. Mọi sự vật, hiện tượng liên quan đến nhau, tuân theo những quy luật nhất định, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. - Phương pháp thống kê kinh tế: + Phương pháp khảo sát tình hình hoạt động tại phòng kế toán + Phương pháp thu thập số liệu từ báo cáo của phòng kế toán + Phương pháp xử lý số liệu + Phương pháp so sánh, phân tích - Phương pháp chuyên gia: Đây là phương pháp mà trong quá trình làm báo cáo có sự tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm về lĩnh vực nghiên cứu như ban giám đốc, nhân viên kế toán tại công ty, sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, sự kế thừa các kiến thức đã được các chuyên gia đúc kết qua các cuốn sách chuyên ngành. - Phương pháp kế toán: gồm các phương pháp sau: + Phương pháp chứng từ kế toán: là phương pháp kế toán được sử dụng để phản ánh, kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh đã thực sự hoàn 3 thành theo thời gian, địa điểm phát sinh nghiệp vụ đó phục vụ cho công tác kê toán và công tác quản lý. + Phương pháp tài khoản kế toán: là phương pháp kế toán được sử dụng để phân loại đối tượng chung của kế toán thành các đối tượng cụ thể để ghi chép, phản ánh, kiểm tra và giám sát một cách thường xuyên, liên tục có hệ thống tình hình hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể. + Phương pháp tính giá: là phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để xác định giá trị thực tế của tài sản theo những nguyên tắc nhất định. + Phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán: là phương pháp kế toán được sử dụng để tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo mối quan hệ cân đối vốn có của đối tượng kế toán nhằm cung cấp các chỉ tiêu kinh tế - tài chính cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán phục vụ công tác quản lý. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương: − Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất. − Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Lô. − Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Lô 4 B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. Những vấn đề cơ bản về nguyên vật liệu 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm nguyên vật liệu 1.1.1.1. Khái niệm Nguyên vật liệu (NVL) của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, trong các doanh nghiệp sản xuất thì vật liệu là những đối tượng lao động được thể hiện dưới dạng vật hóa như: Sắt, thép trong các doanh nghiệp cơ khí chế tạo máy, quặng trong các doanh nghiệp sản xuất gang; bông, sợi trong các doanh nghiệp dệt may… NVL là cơ sở vật chất để cấu thành nên sản phẩm, tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành sản phẩm và ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm được sản xuất ra. 1.1.1.2. Đặc điểm Nguyên vật liệu là đối tượng lao động nên có các đặc điểm sau: - Khi tham gia vào một chu trình sản xuất, dưới tác động của sức lao động và tư liệu sản xuất chúng tiêu hao toàn bộ hay thay đổi hình dạng và trạng thái ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm. - Về mặt giá trị, khi tham gia vào quá trình sản xuất NVL chuyển một lần toàn bộ giá trị của nó vào chi phí sản xuất kinh doanh. Do vậy NVL thuộc tài sản lưu động. Thông thường trong cấu tạo của giá thành sản phẩm chi phí NVL chiếm tỷ trọng khá lớn. 1.1.2. Yêu cầu trong công tác quản lý nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất kinh doanh thuộc tài sản lưu động. Để tăng cường công tác quản lý, vật liệu phải được theo dõi chặt chẽ tất cả các khâu từ khâu thu mua, bảo quản, sử dụng tới khâu dự trữ. Trong quá trình 5 này nếu quản lý không tốt sẽ ảnh hưởng tới chất lượng, giá trị sản phẩm sản xuất ra. Do đó yêu cầu quản lý NVL được thể hiện ở một số điểm sau: + Trong khâu thu mua: Đòi hỏi phải quản lý về số lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại, giá mua và chi phí thu mua cũng như kế hoạch mua theo đúng tiến độ, thời gian phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Trong khâu bảo quản: Để tránh mất mát, hư hỏng, hao hụt, đảm bảo an toàn vật liệu, thì việc tổ chức tốt kho tàng, bến bãi, thực hiện đúng chế độ quản lý đối với từng loại vật liệu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất và kết quả sản xuất kinh doanh. + Trong khâu sử dụng: Đòi hỏi phải thực hiện sử dụng hợp lý, tiết kiêm trên cơ sở các định mức, dự toán chi phí nhằm hạ thấp mức tiêu hao vật liệu trong giá thành sản phẩm, tăng thu nhập, tích luỹ cho doanh nghiệp. Vì vậy, trong khâu này cần tôr chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng NVL trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. + Trong khâu dự trữ: Doanh nghiệp phải xác định được mức dự trữ tối đa, tối thiểu cho từng loại vật liệu để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được bình thường, không bị ngưng trệ, gián đoạn do việc cung ứng không kịp thời hoặc gây tình trạng ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều. Tóm lại NVL là yếu tố đầu tiên trong quá trình tạo ra sản phẩm. Muốn sản phẩm đạt tiêu chuẩn, chất lượng cao và đạt uy tín trên thị trường thì nhất thiết phải tổ chức tốt việc quản lý NVL. Đây là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý tài sản ở doanh nghiệp. 1.1.3. Phân loại nguyên vật liệu Trong quá trình SXKD của các doanh nghiệp NVL bao gồm nhiều loại khác nhau cho nên để có thể quản lý 1 cách chặt chẽ và tổ chức hạch toán chi tiết với từng loại vật liệu phục vụ cho nhu cầu quản trị doanh nghiệp cần phải tiến hành phân loại chúng theo những tiêu thức phù hợp 6  Căn cứ vào yêu cầu quản lý NVL bao gồm: + Nguyên liệu vật liệu chính: Đặc điểm chủ yếu của nguyên liệu vật liệu chính là khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ cấu thành nên thực thể sản phẩm; toàn bộ giá trị của NVL được chuyển vào giá trị sản phẩm mới. + Vật liệu phụ: là những vật liệu khi tham gia vào SX không cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm mà chỉ làm tăng chất lượng sản phẩm,hoàn chỉnh sản phẩm, tăng giá trị sản phẩm như bao gói sản phẩm + Nhiên liệu: là những thứ vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình SXKD, phục vụ cho công nghệ sản xuất, phương tiện vận tải, công tác quản lý… + Phụ tùng thay thế: là những chi tiết phụ tùng máy móc mà doanh nghiệp mua về phục vụ cho việc thay thế bộ phận của phương tiện vận tải máy móc thiết bị. + Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: là những vật tư được sử dụng trong xây dựng cơ bản (cả thiết bị cần lắp và không cần lắp) như thiết bị vệ sinh, hệ thống thu lôi, thông gió… + Vật liệu khác: Là các vật liệu không được xếp vào các loại trên. Các loại vật liệu này do quá trình sản xuất loại ra như các phế liệu, vật liệu do thu hồi, thanh lý.  Căn cứ vào nguồn gốc nguyên liệu vật liệu được chia thành: + Nguyên liệu, vật liệu mua ngoài + Nguyên liệu vật liệu tự chế biến, gia công.  Căn cứ vào mục đích và nơi sử dụng, NVL được chia thành: + Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất kinh doanh. + Nguyên liệu vật liệu dùng cho công tác quản lý. + Nguyên liệu vật liệu dùng cho các mục đích khác. 1.1.4. Đánh giá nguyên vật liệu 1.1.4.1. Mục đích của đánh giá nguyên vật liệu 7 - Tổng hợp các nguyên vật liệu khác nhau để báo cáo tình hình nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu. - Giúp kế toán thực hiện chức năng ghi chép bằng tiền các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 1.1.4.2. Các nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu Đánh giá nguyên vật liệu là xác định giá trị của nguyên vật liệu ở những thời điểm nhất định và theo những nguyên tắc quy định. Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu. - Nguyên tắc giá gốc: Theo điều 04 chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 về hàng tồn kho: "Hàng tồn kho được tính theo giá gốc”. Giá gốc nguyên vật liệu bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để được nguyên vật liệu ở địa điểm và trạng thái hiện tại. - Nguyên tắc thận trọng: Theo điều 04 chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 về hàng tồn kho: "Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được". Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của nguyên vật liệu trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính để tiêu thụ chúng. - Nguyên tắc nhất quán: Các phương pháp kế toán áp dụng đánh giá nguyên vật liệu phải đảm bảo tính nhất quán, tức là kế toán đã áp dụng phương pháp nào thì phải nhất quán trong suốt niên độ kế toán. Doanh nghiệp có thể thay thế phương pháp đã chọn, nhưng phải đảm bảo phương pháp thay thế cho phép trình bày thông tin kế toán một cách trung thực và hợp lý hơn, đồng thời phải giải thích được ảnh hưởng của sự thay đổi đó. 1.1.4.3. Các cách đánh giá nguyên vật liệu a) Đánh giá nguyên vật liệu theo giá thực tế Nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm rất nhiều nguồn nhập khác nhau. Tuỳ theo từng nguồn nhập mà giá trị thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho được xác định khác nhau. 8 - Đối với nguyên vật liệu mua ngoài: Trị giá thực tế NVL nhập kho = Giá mua ghi trên hoá đơn + Chi phí thu mua thực tế + Thuế Nhập khẩu, thuế TTĐB (Nếu có) - CKTM, Giảm giá hàng mua Trong đó: - Giá mua ghi trên hóa đơn: + Nếu đơn vị áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ là giá chưa thuế GTGT + Nếu đơn vị áp dụng thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp là giá bao gồm thuế GTGT - Chi phí thu mua thực tế bao gồm: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, chi phí phân loại, bảo hiểm, công tác phí của cán bộ mua hàng, chi phí của bộ phận mua hàng độc lập và các khoản hao hụt tự nhiên trong định mức thuộc quá trình mua hàng. - Đối với vật liệu thuê ngoài gia công chế biến: Trị giá thực tế NVL nhập kho = Giá thực tế của NVL xuất đi gia công, chế biến + Chi phí thuê ngoài gccb + Chi phí vận chuyển (nếu có) - Đối với vật liệu tự chế: Trị giá thực tế VL nhập kho = Giá thực tế của NVL xuất chế biến + Chi phí chế biến - Đối với nguyên vật liệu được cấp: Trị giá thực tế NVL nhập kho = Giá theo biên bản giao nhận + Chi phí vận chuyển, bốc dỡ - Đối với nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh: Trị giá vốn thực tế NVL nhập kho = Giá trị vốn góp do hội đông liên doanh đánh giá - Đối với vật liệu được biếu tặng, viện trợ: Trị giá thực tế NVL nhập kho = Giá thị trường tại thời điểm nhận - Đối với phế liệu thu hồi từ sản xuất nhập kho: Giá thực tế của = Giá có thể sử dụng lại 9 phế liệu thu hồi hoặc giá có thể bán b) Đánh giá nguyên vật liệu theo giá hạch toán Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, thường xuyên có sự biến động về giá cả, khối lượng, chủng loại vật liệu, tình hình sản xuất diễn ra thường xuyên. Việc xác định giá thực tế của vật liệu hàng ngày rất khó khăn hoặc quá tốn kém chi phí, không hiệu quả cho công tác kế toán, có thể sử dụng giá hạch toán để hạch toán tình hình nhập, xuất hàng ngày. Giá hạch toán là giá ổn định do doanh nghiệp tự xây dựng phục vụ cho công tác hạch toán chi tiết vật tư. Giá này không có tác dụng giao dịch với bên ngoài. Như vậy hàng ngày sử dụng giá hạch toán để ghi sổ chi tiết giá vật liệu xuất kho. Cuối kỳ kế toán phải điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế để có số liệu ghi vào các tài khoản, sổ kế toán tổng hợp và báo cáo kế toán. Việc điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế tiến hành như sau: Trước hết xây dựng hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán của vật liệu luân chuyển trong kỳ (H) H = Trị giá thực tế của NVL tồn đầu kỳ + Trị giá thực tế của NVL nhập trong kỳ Trị giá hạch toán của NVL tồn đầu kỳ + Trị giá hạch toán của NVL nhập trong kỳ Sau đó tính giá thực tế xuất kho, căn cứ vào giá hạch toán xuất kho và hệ số giá: Trị giá thực tế NVL xuất trong kỳ = Trị giá hạch toán NVL xuất kho x Hệ số giá (H) 1.1.4.4. Phương pháp tính trị giá nguyên vật liệu xuất kho Điều 13 chuẩn mực số 02 nêu ra 4 phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho. a) Phương pháp thực tế đích danh Theo phương pháp này, nguyên vật liệu xuất thuộc lô nào theo giá nào thì được tính theo đơn giá đó. Phương pháp này thường được áp dụng cho những doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được. - Ưu điểm: Xác định được chính xác giá nguyên vật liệu xuất làm cho chi phí hiện tại phù hợp với doanh thu hiện tại. 10 [...]... định đổi tên là: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Lô, hoạt động theo giấy chứng nhận kinh doanh Công ty cổ phần số: 18 03 000 242 do phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp Công ty giữ nguyên tên gọi đến ngày nay 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 2.1.2.1 Chức năng của công ty Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Lô hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân,... Thọ trực tiếp quản lý và chỉ đạo Công ty đã trải qua các giai đoạn phát triển như sau: * Giai đoạn: Từ năm 1960 đến năm 2004 Tiền thân của công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Lô là Công ty Khai thác và Kinh doanh cát sỏi Sông Lô – thuộc Tổng công ty Xây dựng sông Hồng, được thành lập vào năm 1960 với những tiêu chí và chiến lược nhằm phát triển công ty trở thành một công ty vững mạnh ổn định toàn... kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập, ghi: Nợ TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 632: Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá HTK) 26 CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 Khái quát chung về công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Lô - Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Lô. .. xem xét các khuyết tật, độ cong vênh và tiến hành tự kiểm tra cường độ nén, độ hút nước, độ dài Lô gạch đủ tiêu chuẩn mới cho nhập kho 2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Lô là một trong những công ty con của Tổng công ty Cổ phần Sông Hồng nên chịu sự quản lý của Tổng công ty Ngoài ra, ở công ty bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến... nguyên vật liệu - Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ hoặc thẻ chi tiết vật liệu ghi chép sự biến động nhập, xuất, tồn của từng loại vật liệu cả về hiện vật và giá trị Hàng ngày hoặc định kỳ sau khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho vật liệu do thủ kho nộp, kế toán kiểm tra và phân loại chứng từ và vào sổ chi tiết vật liệu Cuối kỳ kế toán tiến hành cộng sổ và tính ra số tồn kho cho từng loại vật liệu, ... Sản xuất và khai thác vật liệu xây dựng + Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp * Giai đoạn: Từ năm 2004 đến năm 2009 Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần, theo quyết định 1322/QĐ – BXD ngày 16 tháng 8 năm 2004 quyết định chuyển doanh nghiệp Nhà nước: Công ty Khai thác và 27 Kinh doanh cát sỏi Sông Lô thuộc Tổng công ty Xây dựng Sông Hồng... sỏi Sông Lô thuộc Tổng công ty Xây dựng Sông Hồng thành công ty cổ phần với tên: Công ty cổ phần Vật liệu và xây dựng Sông Lô, tên giao dịch quốc tế: SONGLO MATERIAL AND CONSTRUCTION STOCK COMPANY với vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng (năm tỷ đồng chẵn) Công ty có 05 ngành nghề kinh doanh chính: + Khai thác và kinh doanh cát sỏi, vật tư, vật liệu xây dựng + Kinh doanh vận tải bốc xếp + Sản xuất, kinh doanh... đồng thời tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết vật liệu với thẻ kho tư ng ứng Căn cứ vào các sổ kế toán chi tiết vật liệu kế toán lấy số liệu để ghi vào bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật liệu Chứng từ nhập Thẻ kho Sổ chi tiết vật liệu Bảng tổng hợp N-X-T Chứng từ xuất Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu Sơ đồ 1.2: Trình tự kế toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song... Ngân hàng Công thương Tỉnh Phú Thọ - Mã số thuế: 2600106442 - Vốn điều lệ: 7.500.000.000 đồng (Bảy tỷ năm trăm triệu đồng chẵn) - Đại diện pháp nhân: Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc: Nguyễn Hồng Cường 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Lô hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng, thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh... tra việc thực hiện định mức dự trữ vật liệu, phát hiện kịp thời các vật liệu ứ đọng, kém phẩm chất, chưa cần dùng và có biện pháp giải phóng để thu hồi nhanh chóng, hạn chế các thiệt hại + Thực hiện việc kiểm kê vật liệu theo yêu cầu quản lý, lập các báo cáo về vật liệu, tham gia công tác phân tích việc thực hiện kế hoạch thu mua, dự trữ, sử dụng vật liệu 1.2.3 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 1.2.3.1 . Số liệu nghiên cứu của đề tài trong thời gian từ năm 20 10 – 20 12, tập trung vào quý IV năm 20 12. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: -. quản lý như: - TK 1 521 : Nguyên vật liệu chính. - TK 1 524 : Phụ tùng thay thế. - TK 1 522 : Nguyên vật liệu phụ. - TK 1 525 : NVL và thiết bị XD cơ bản. - TK 1 523 : Nhiên liệu. -TK 1 528 : Vật liệu khác. Kết. lựa chọn đề tài: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Lô” làm đề tài nghiên cứu cho bài Thực tập 2 của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2. 1. Mục tiêu chung Vận

Ngày đăng: 22/07/2015, 18:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài Chính (2006), 26 chuẩn mực kế toán Việt nam và toàn bộ các thông tư hướng dẫn các chuẩn mực, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 26 chuẩn mực kế toán Việt nam và toàn bộ các thông tư hướng dẫn các chuẩn mực
Tác giả: Bộ Tài Chính
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2006
2. PGS.TS Ngô Thế Chi (2008), Giáo trình kế toán tài chính, Nxb Tài Chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kế toán tài chính
Tác giả: PGS.TS Ngô Thế Chi
Nhà XB: Nxb Tài Chính
Năm: 2008
3. PGS.TS Ngô Thế Chi (2007), Hệ thống báo cáo tài chính, Nxb Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống báo cáo tài chính
Tác giả: PGS.TS Ngô Thế Chi
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2007
4. TS. Nguyễn Văn Công (2006), Giáo trình lý thuyết và thực hành kế toán tài chính, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý thuyết và thực hành kế toán tài chính
Tác giả: TS. Nguyễn Văn Công
Nhà XB: Nxb Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2006
5. Thông tư 244/2009/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp của Bộ Tài Chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 244/2009/TT-BTC
6. Hệ thống kế toán Việt Nam- Chế độ kế toán doanh nghiệp- Quyển 1 Hệ thống tài khoản kế toán (2008), Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống kế toán Việt Nam- Chế độ kế toán doanh nghiệp- Quyển 1 Hệ thống tài khoản kế toán
Tác giả: Hệ thống kế toán Việt Nam- Chế độ kế toán doanh nghiệp- Quyển 1 Hệ thống tài khoản kế toán
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2008
7. Hệ thống kế toán Việt Nam- Chế độ kế toán doanh nghiệp- Quyển 2 Báo cáo tài chính, chứng từ và sổ kế toán, sơ đồ kế toán (2008), Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống kế toán Việt Nam- Chế độ kế toán doanh nghiệp- Quyển 2 Báo cáo tài chính, chứng từ và sổ kế toán, sơ đồ kế toán
Tác giả: Hệ thống kế toán Việt Nam- Chế độ kế toán doanh nghiệp- Quyển 2 Báo cáo tài chính, chứng từ và sổ kế toán, sơ đồ kế toán
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2008
8. Hệ thống chứng từ, sổ sách, Báo cáo tài chính của công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Lô, Phú Thọ Khác
9. Các trang web về kinh tế: www.webketoan.com.vn; www.kinhte.com.vn; www.vnecono.com.vn; www.kienthuckinhte.com.vn; … Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w