Thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An – thực trạng và giải pháp

111 2K 3
Thu hút  vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An – thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Để đất nước ngày càng lớn mạnh, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, Đảng và nhà nước ta đãquyết tâm thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiến đến năm 2020 trở thành một quốc gia công nghiệp. Vì vậy, trong những năm qua, phát triển công nghiệp luôn được xem là ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế của cả nước. Và để thực hiện được mục tiêu đó, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương và chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư vào các KCN, KCX, tạo ra một nền tảng vững chắc cho việc phát triển công nghiệp. Trong cả nước, Nghệ An là một tỉnh lớn cả về diện tích và dân số, điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi để phát triển công nghiệp nhưng vẫn còn là một tỉnh nghèo và kém phát triển. Để đưa Nghệ An thoát khỏi tình trạng nghèo và kém phát triển, cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020, Đảng bộ và UBND tỉnh Nghệ An đã đề ra các chủ trương, chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An, nhất là nguồn vốn sản xuất kinh doanh. Những năm qua, việc phát triển và thu hút vốn đầu tư vào các KCN bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định, giúp đẩy nhanh phát triển kinh tế và xã hội, tạo đà cho Nghệ An từ đó có thể thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp của mình, đưa nền kinh tế tăng trưởng và vươn ra hội nhập với thế giới quốc tế. Tuy thuận lợi là vậy, nhưng hiện nay vẫn còn tồn tại một số khó khăn và hạn chế trong quá trình thu hút vốn đầu tư vào KCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An như việc phân bố vốn đầu tư không đồng đều, tỷ lệ thu hút vốn FDI còn thấp, tổng vốn đầu tư trong tỉnh so với cả nước không cao… Vấn đề cần giải quyết cấp thiết, cấp bách hiện nay là: Vì sao việc thu hút vốn đầu tưvào các KCN tỉnh Nghệ An còn hạn chế, làm thế nào để thu hút được nhiền vốn đầu tư ? Xuất phát từ yêu cầu đó, em đã lựa chọn đề tài: “Thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Nghệ An – Thực trang & giải pháp”.

104 LỜI CAM ĐOAN Chuyên đề tốt nghiệp “Thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An – thực trạng và giải pháp” là kết quả của quá trình tìm tòi, nghiên cứu nghiêm túc của các nhân tôi dưới sự hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn – TS. Nguyễn Thị Thu Hà cùng sự góp ý quý báu của các cán bộ Phòng Kinh tế Đối ngoại – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An, hoàn toàn không sao chép từ bất cứ luận văn hay chuyên đề nào. Tôi xin cam đoan rằng đây là thành quả do chính bản thân mình viết ra. Nếu xảy ra bất cứ vấn đề gì về nội dung chuyên đề, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Hoài 104 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG, BIỂU DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU DANH MỤC HÌNH BQL : Ban Quản lí CCN : Cụm Công nghiệp CNH : Công nghiệp hóa DN : Doanh nghiệp ĐTNN : Đầu tư nước ngoài GCNĐT : Giấy Chứng nhận Đầu tư HĐH : Hiện đại hóa KCN :Khu Công nghiệp KCX : Khu Chế xuất KKT : Khu Kinh tế TTHC : Thủ tục hành chính UBND : Ủy ban Nhân dân XTĐT : Xúc tiến đầu tư FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài JICA : Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản NGO : Viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức PCI : Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh USD : Đô la Mỹ WB : Ngân hàng thế giới LỜI NÓI ĐẦU Để đất nước ngày càng lớn mạnh, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, Đảng và nhà nước ta đã quyết tâm thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiến đến năm 2020 trở thành một quốc gia công nghiệp. Vì vậy, trong những năm qua, phát triển công nghiệp luôn được xem là ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế của cả nước. Và để thực hiện được mục tiêu đó, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương và chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư vào các KCN, KCX, tạo ra một nền tảng vững chắc cho việc phát triển công nghiệp. Trong cả nước, Nghệ An là một tỉnh lớn cả về diện tích và dân số, điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi để phát triển công nghiệp nhưng vẫn còn là một tỉnh nghèo và kém phát triển. Để đưa Nghệ An thoát khỏi tình trạng nghèo và kém phát triển, cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020, Đảng bộ và UBND tỉnh Nghệ An đã đề ra các chủ trương, chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An, nhất là nguồn vốn sản xuất kinh doanh. Những năm qua, việc phát triển và thu hút vốn đầu tư vào các KCN bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định, giúp đẩy nhanh phát triển kinh tế và xã hội, tạo đà cho Nghệ An từ đó có thể thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp của mình, đưa nền kinh tế tăng trưởng và vươn ra hội nhập với thế giới quốc tế. Tuy thuận lợi là vậy, nhưng hiện nay vẫn còn tồn tại một số khó khăn và hạn chế trong quá trình thu hút vốn đầu tư vào KCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An như việc phân bố vốn đầu tư không đồng đều, tỷ lệ thu hút vốn FDI còn thấp, tổng vốn đầu tư trong tỉnh so với cả nước không cao… Vấn đề cần giải quyết cấp thiết, cấp bách hiện nay là: Vì sao việc thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Nghệ An còn hạn chế, làm thế nào để thu hút được nhiền vốn đầu tư ? Xuất phát từ yêu cầu đó, em đã lựa chọn đề tài: “Thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Nghệ An – Thực trang & giải pháp”.  Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lí luận về công tác thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An. Chương II: Thực trang công tác thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An. Chương III: Định hướng và giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Vốn đầu tư của các dự án - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu phân tích vốn đầu tư của các nhà đầu tư Doanh nghiệp vào các KCN tỉnh Nghệ An để phát triển sản xuất công nghiệp. Xin được gửi lời cám ơn đặc biệt tới giảng viên hướng dẫn – TS. Nguyễn Thị Thu Hà cùng các cán bộ của Phòng Kinh tế Đối ngoai – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do hạn chế nhất định về kiến thức và kinh nghiệm nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những góp ý quý báu của quý thầy cô để em có thể hoàn thiện hơn nữa đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I. LÍ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN I.1 KHÁI NIỆM KHU CÔNG NGHIỆP I.1.1. Khái niệm Khu công nghiệp Tuỳ theo điều kiện từng nước mà KCN có những nội dung hoạt động kinh tế khác nhau Hiện nay có hai mô hình phát triển KCN từ đó hình thành hai khái niệm về KCN, đó là : Thứ nhất, KCN là khu vực lãnh thổ rộng, có nền tảng là sản xuất công nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng, nhà ở… KCN theo quan điểm này về thực chất là khu hành chính-kinh tế đặc biệt. Thứ hai, KCN là khu vực lãnh thổ có giới hạn nhất định, ở đó tập trung các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và dịch vụ, không có dân cư sinh sống. Tại Việt Nam, theo Quy chế KCN, KCX, Khu công nghệ cao – Ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ban hành ngày 24/4/1997 “ Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính Phủ hoặc Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất. Như vậy KCN Việt Nam được hiểu giống với định nghĩa thứ hai trong đó : Doanh Nghiệp KCN là doanh nghiệp được thành lập và hoat động trong KCN gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ.Doanh nghiệp sản xuất KCN là doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCN.Doanh nghiệp dịch vụ KCN là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCN, thực hiện dịch vụ các công trình kết cấu hạ tầng KCN, dịch vụ sản xuất công nghiệp. I.1.2. Đặc điểm của các Khu công nghiệp Hiện nay, các KCN được phát triển ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển.Mặc dù có sự khác nhau về qui mô, địa điểm, phương thức xây dựng hạ tầng nhưng nói chung các KCN có những đặc điểm sau: KCN là một tổ chức không gian lãnh thổ công nghiệp luôn gắn liền phát triển công nghiệp với xây dựng cơ sở hạ tầng và hình thành mạng lưới đô thị và phân bố dân cư hợp lý. KCN có chính sách kinh tế thù và ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo môi trường đầu tư thuận lợi và hấp dẫn.KCN cho phép các doanh nghiệp sử dụng những phạm vi đất đai nhất định bên trong KCN để thành lập các nhà máy xí nghiệp, các cơ sở kinh tế, dịch vụ, với nhiều ưu đãi như thủ tục hành chính, giá thuê đất… Về tính chất hoạt động, KCN là nơi tập trung và thu hút các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ gắn liền với hoạt động sản xuất công nghiệp gọi chung là doanh nghiệp KCN. Doanh nghiệp KCN có thể là doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các bên tham gia hợp đồng, hợp tác kinh doanh.Các doanh nghiệp này được quyền kinh doanh trong các lĩnh vực sau : Xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng; sản xuất gia công; lắp ráp các sản phẩm công nghiệp để phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dung trong nước; phát triển và kinh doanh bằng sảng chế, qui trình công nghệ,… Về cơ sở hạ tầng kĩ thuật, các KCN đều xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng với những điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh như đường xá, hệ thống điện nước, thông tin liên lạc, xử lý giác thải…Nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng thường do Chính phủ bỏ ra để san lấp mặt bằng, làm đường giao thông… Trong trường hợp nhà nước không đủ vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thì Nhà nước có thể kêu gọi từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài và trong nước.Việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong KCN thường do một công ty phát triển hạ tầng đảm nhiệm. Công ty này có thể là doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh thực hiện. Các công ty phát triển hạ tầng KCN sẽ xây dựng các kết cấu hạ tầng sau đó được phép cho các doanh nghiệp khác thuê lại. Về tổ chức quản lý, trên thực tế thì các KCN đều thành lập hệ thống Ban quản lý KCN cấp tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương để trực tiếp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN.Ngoài Ban quản lý KCN, tham gia quản lý tại các KCN còn có các Bộ, Ngành như: UBND tỉnh- thành phố, Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ thương mại, Bộ xây dựng, … Sản phẩm của doanh nghiệp KCN chủ yếu dành cho thị trường thế giới và phục vụ xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ. Tuy nhiên cũng có rất nhiều doanh nghiệp KCN sản xuất kinh doanh nhằm phục vụ thị trường nội địa.Các nhà sản xuất trong KCN rất quan tâm đến việc giảm nhập khẩu máy móc, thiết bị và hàng hoá tiêu dung, họ rất chú trọng tới việc sản xuất hang hoá chất lượng cao với mục đích thay thế hang nhập khẩu. Mọi hoạt động kinh tế trong KCN trực tiếp chịu sự chi phối của thị trường và diễn biến của thị trường quốc tế.Bởi vậy, cơ chế quản lý kinh tế trong KCN đều lấy điều tiết của thị trường làm chính. KCN có vị trí địa lý xác định nhưng không hoàn toàn tách biệt như KCX. Các chế độ quản lý hành chính, các qui định trong nội bộ KCN và với các doanh nghiệp ngoài KCN sẽ rộng rãi hơn.Hoạt động trong KCN sẽ là hoạt động của các tổ chức pháp nhân và các cá nhân trong và ngoài nước với điều kiện bình đẳng. KCN là mô hình tổng hợp phát triển kinh tế với nhiều thành phần và nhiều hình thức sở hữu khác nhau cùng tồn tại song song: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dưới các hình thức hợp đồng, hợp tác kinh doanh; doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn trong nước. Ra đời cùng mô hình KCX, KCN cũng đã nhanh chóng thu được nhiều thành tựu ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở những nước đang phát triển. I.1.3. Phân loại KCN. Có thể căn cứ vào nhiều tiêu thức khác nhau :  Theo mục đích sản xuất: Người ta chia ra khu công nghiệp và khu chế xuất. Khu công nghiệp bao gồm các cơ sở sản xuất hàng công nghiệp để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Khu chế xuất là một dạng của khu công nghiệp chuyên làm hàng xuất khẩu.  Theo mức độ mới - cũ, khu công nghiệp chia làm 3 loại: - Các khu công nghiệp cũ xây dựng trong thời kỳ bao cấp (từ trước khi có chủ trương xây dựng khu chế xuất năm 1990) như khu công nghiệp Thượng Đình - Hà Nội, khu công nghiệp Việt Trì, khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên v.v - Các khu công nghiệp cải tạo, hình thành trên cơ sở có một số xí nghiệp đang hoạt động - Các khu công nghiệp xuất hiện trên địa bàn mới (hiện có khoảng 20)  Theo tính chất đồng bộ của việc xây dựng: Cần tách riêng 2 nhóm khu công nghiệp đã hoàn thành và chưa hoàn thành đầy đủ cơ sở hạ tầng và các công trình bảo vệ môi trường như hệ thống thông tin, giao thông nội khu, các công trình cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa, nước thải, các nhà máy xử lý nước thải, chất thải rắn, bụi khói v.v  Theo tình trạng cho thuê: Có thể chia số khu công nghiệp thành ba nhóm có diện tích cho thuê được lấp kín dưới 50%, trên 50% và 100% (Các tiêu thức 3 và 4 chỉ là tạm thời: khi xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ tất cả các công trình và cho thuê hết diện tích thì 2 tiêu thức đó không cần sử dụng nữa).  Theo quy mô: Hình thành 3 loại khu công nghiệp: lớn, vừa và nhỏ. Các chỉ tiêu phân bổ quan trọng nhất có thể chọn là diện tích tổng số doanh nghiệp, tổng số vốn đầu tư, tổng số lao động và tổng giá trị gia tăng. Các khu công nghiệp lớn được thành lập phải có quyết định của Thủ tướng chính phủ. Các khu công nghiệp vừa và nhỏ thuộc quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố. Trong giai đoạn đầu hiện nay ta chú trọng xây dựng các khu công nghiệp vừa và nhỏ để sớm khai thác có hiệu quả.  Theo trình độ kỹ thuật: có thể phân biệt - Các khu công nghiệp bình thường, sử dụng kỹ thuật hiện đại chưa nhiều. - Các khu công nghiệp cao, kỹ thuật hiện đại thuộc ngành công nghiệp mũi nhọn như công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học v.v làm đầu tàu cho sự phát triển công nghiệp, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội dài hạn.  Theo chủ đầu tư, có thể chia thành 3 nhóm: - Các khu công nghiệp chỉ gồm các doanh nghiệp, dự án đầu tư trong nước. - Các khu công nghiệp hỗn hợp bao gồm các doanh nghiệp, dự án đầu tư trong nước và nước ngoài -Các khu công nghiệp chỉ gồm các doanh nghiệp, các dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài. [...]... ổn định lâu dài CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN – GIAI ĐOẠN 2006 – 2014 II.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH NGHỆ AN ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP II.1.1 Sự cần thiết hình thành các KCN tỉnh Nghệ An Văn kiện Đại hội IX của Đảng ghi rõ: "Đường lối kinh tế của Đảng ta là: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,... quyết định đầu tư của mình I.2.4 Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư là biện pháp khuyến khích đầu tư, là tất cả những quy định do nhà nước ban hành nhằm tạo những lợi ích nhất định cho các nhà đầu tư Các biện pháp đó chứa đựng những ưu đãi hoặc tạo ra điều kiện thu n lợi cho các nhà đầu tư I.3 CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ... nhiệm hữu hạn (TNHH) + Công ty Cổ phần + Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài I.4 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP I.4.1 Các yếu tố bên ngoài KCN a) Điều kiện tự nhiên của khu vực xây dựng KCN Lợi thế về điều kiện tự nhiên có vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư, nó quyết đinh đến cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực sản xuất của các nhà đầu tư và số lượng ngành nghề... lương thực thực phẩm và các dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp) Ưu tiên các nhà đầu tư đến từ các nước phát triển, có các tiêu chuẩn cao và quy định chặt chẽ về môi trường, có chế độ đào tạo và đối đãi tốt với người lao động; các nhà đầu tư có tiềm lực vốn và công nghệ hiện đại từ châu Âu, Mỹ, Nhật… Sự đầu tư của các doanh nghiệp này sẽ kéo theo chuỗi các nhà cung ứng (công nghiệp phụ trợ) và dịch... NGHIỆP  Tỷ lệ lấp đầy các KCN Tỷ lệ lấp đầy các KCN =  Tỉ lệ vốn đầu tư thực hiện so với đăng kí Tỉ lệ vốn thực hiện so với đăng kí(%)=  Tỉ lệ dự án thực hiện so với đăng kí: Tỉ lệ dự sán thực hiện so với đăng kí(%)=  Vốn đầu tư bình quân của một dự án: Vốn đầu tư bình quan của dự án(%) =  Vốn đầu tư trên một ha đất: Vốn đầu tư trên ha đất(%) =  Cơ cấu vốn đầu tư - Cơ cấu vốn đầu tư theo đối tác:gồm... gọi các tập đoàn lớn đầu tư vào các ngành công nghệ cao, tạo điều kiện cho việc xây dựng và sử dụng kết cấu hạ tầng của các trung tâm công nghệ cao, nghiên cứu và công bố danh mục ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao, cơ khí chính xác, vật liệu mới với dây chuyền sản xuất hiện đại và sử dụng ít lao động + Bốn là, tiếp tục thực hiện chương trình cải cách hành chính trong các hoạt động thu hút đầu tư. .. 3 Khu công nghiệp là Bắc Vinh, Hoàng Mai 1 và Nam Cấm, trong đó có KCN Bắc Vinh đã được lấp đầy Các Khu công nghiệp ở tỉnh Nghệ An chịu sự quản lý trực tiếp của Ban Quản lý KKT Đông Nam, là cơ quan sát nhập giữa Ban quản lý KKT Đông Nam và Ban quản lý các KCN tỉnh Nghệ An cũ theo quyết định của Thủ tư ng Chính phủ vào năm 2007 Bảng 1: Tổng diện tích và tình hình sử đất của các KCN tại tỉnh Nghệ An. .. điểm, các khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt, khu công nghiệp tập trung" Nghị quyết Đại hội VIII đã cụ thể hóa: "Hình thành các khu công nghiệp tập trung (bao gồm cả khu chế xuất và khu công nghệ cao), tạo địa bàn thu n lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị, ở các thành phố, thị xã, nâng cấp, cải tạo các cơ sở công nghiệp hiện có, đưa các. .. Nội dung công tác XTĐT của cơ quan trung ương, địa phương và các tổ chức tham gian XTĐT bao gồm các hoạt động cơ bản như: xây dựng hình ảnh, các hoạt động tạo ra đầu tư, các hoạt động phục vụ đầu tư  Cơ quan XTĐT: là cơ quan thực hiện quảng bá, giới thiệu các yếu tố của địa phương tới các nhà đầu tư vào các địa phương nói chung và các KCN nói riêng Ở địa phương, cơ quan có chức năng giúp UBND tỉnh XTĐT,... Từ đó làm cho nhà đầu tư đồng tình ủng hộ khi chủ doanh nghiệp thấy được việc hình thành hệ thống chính trị sẽ có ích cho doanh nghiệp phát triển bền vững trong KCX, KCN Thành phố I.5.4 Bài học kinh nghiệm cho thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh Nghệ An Qua việc tìm hiểu các KCN trên địa bàn một số tỉnh ,có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào KCN và phát huy hiệu quả . trang công tác thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An. Chương III: Định hướng và giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An.  Đối tư ng và phạm vi nghiên. việc thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Nghệ An còn hạn chế, làm thế nào để thu hút được nhiền vốn đầu tư ? Xuất phát từ yêu cầu đó, em đã lựa chọn đề tài: Thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Nghệ. Nghệ An – Thực trang & giải pháp .  Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lí luận về công tác thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An. Chương II: Thực trang công

Ngày đăng: 22/07/2015, 13:46

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • CHƯƠNG I. LÍ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN

    • I.1 KHÁI NIỆM KHU CÔNG NGHIỆP

      • I.1.1. Khái niệm Khu công nghiệp

      • I.1.2. Đặc điểm của các Khu công nghiệp

      • I.1.3. Phân loại KCN.

      • I.2 NỘI DUNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

        • I.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển KCN

        • I.2.2. Công tác xúc tiến đầu tư

        • I.2.3. Cải thiện môi trường đầu tư

        • I.2.4. Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư

        • I.3 CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

        • I.4 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

          • I.4.1. Các yếu tố bên ngoài KCN

          • I.4.2. Các nhân tố bên trong KCN

          • I.5 KINH NGHIỆM CỦA CÁC TỈNH KHÁC

            • I.5.1. Kinh nghiệm thu hút đầu tư vào các KCN của tỉnh Bình Dương

            • I.5.2. Kinh nghiệm thu hút đầu tư vào các KCN của tỉnh Đồng Nai

            • I.5.3. Kinh nghiệm thu hút FDI vào KCN của TP.Hồ Chí Minh

            • I.5.4. Bài học kinh nghiệm cho thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh Nghệ An

            • CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN – GIAI ĐOẠN 2006 – 2014

              • II.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH NGHỆ AN ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

                • II.1.1. Sự cần thiết hình thành các KCN tỉnh Nghệ An

                • II.1.2. Những thuận lợi phát triển KCN tại tỉnh Nghệ An

                  • II.1.2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

                  • II.1.2.2. Các đặc điểm về xã hội

                  • II.1.2.3. Các đặc điểm về kinh tế

                  • II.1.2.4. Cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan