b) Nguồn tài nguyên
II.3 THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN TỈNH NGHỆ AN II.3.1 Công tác thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Nghệ An
II.3.1. Công tác thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Nghệ An
II.3.1.1. Công tác tổ chức quản lý nhà nước đối với các KCN tỉnh Nghệ An
Các KCN tỉnh Nghệ An chịu sự quản lý trực tiếp của Ban Quản lý Khu Kinh tế Đông Nam, là cơ quan được thành lập theo Quyết định số 1150/QĐ-TTg ngày 30/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ đồng thời nhận sáp nhập tổ chức bộ máy từ Ban Quản lý các KCN Nghệ An cũ (thành lập theo quyết định 107/1999/QĐ-TTg ngày 23/4/1999 của Thủ tướng Chính phủ).
Khu Kinh tế Đông Nam là KKT trọng điểm của tỉnh Nghệ An. Theo quy hoạch, KKT có diện tích 18.826,47 ha, được chia thành 2 khu: Khu phi thuế quan (650 ha), Khu thuế quan ( 18.176,47 ha). Khu thuế quan bao gồm: 2 KCN là KCN Nam Cấm và KCN Thọ Lộc, các khu đô thị mới và tái định cư như Khu đô thị phía Đông Bắc, Khu tái định cư phía Tây Bắc, Khu đô thị phái Đông Nam…; các khu nghỉ dưỡng như khu du lịch ven biển, khu du lịch hồ Ồ Ồ, khu du lịch hồ Xuân Dương… và một số khu dịch vụ, công cộng khác
Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, của Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam đươc quy định theo quyết định 1150/QĐ-TTg ngày 30/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 04/2008/QĐ-UBND ngày 09/01/2008 của UBND tỉnh Nghệ An, cụ thể như sau:
• Lập quy hoạch chung Khu kinh tế Đông Nam; lập quy hoạch chi tiết các phân khu chức năng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong Khu kinh tế
Đông Nam và các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An; tổ chức phổ biến, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra và thanh tra.
• Xây dựng điều lệ quản lý Khu kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp Nghệ An
• Xây dựng các danh mục dự án đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bàn hàng năm
• Là cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép lao động cho người nước ngoài… đối với các doanh nghiệp nằm trên địa bàn
• Có quyền giao đất cho các doanh nghiệp, xây dựng khung giá và mức phí, lệ phí…
• Là nơi giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành và thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban Quản lí KKT Đông Nam gồm:
• Lãnh đạo Ban : đứng đầu là ông Võ Văn Hải - Ủy viên BCH Tỉnh ủy, vị trí Trưởng Ban
• Văn phòng Ban
• Phòng kế hoạch đầu tư
• Phòng Quy hoạch xây dựng
• Phòng tài nguyên Môi trường
• Phòng quản lý Doanh nghiệp và Lao động
• Phòng quản lý và thẩm định xây dựng
• Ban quản lý các dự án hạ tầng Khu kinh tế Đông Nam
• Công ty phát triển Khu công nghiệp Nghệ An
II.3.1.2. Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển
Công tác lập quy hoạch và kế hoạch phát triển các KCN của tỉnh Nghệ An được giao cho Ban Quản lý KKT Đông Nam, là cơ quan các quản lí các KCN trên địa bàn tỉnh. Tất cả các KCN được xây dựng, quy hoạch theo định hướng phát triển, nhằm phát huy thế mạnh về địa lý và tiềm năng phát triển của từng vùng, đồng thời, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An. Đối với Ban quản lý KKT Đông Nam, công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển có những công tác chính sau
Trong Đại hội tỉnh Đảng bộ Nghệ An lần thứ XIV, XV đã ban hành Nghị quyết xác định quy hoạch phát triển các KCN tập trung của tỉnh đến năm 2020 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An thời kì 1996 – 2010 đã xác định cụ thể số lượng KCN, địa điểm xây dựng, diện tích quy hoạch cũng như thời gian thực hiện xây dựng các KCN nằm trên địa bàn tỉnh. Dựa trên các quyết định đó, Ban quản lý KKT Đông Nam đã tiến hành xây dựng quy hoạch chi tiết cho các KCN. KCN Bắc Vinh là KCN đầu tiên được xây dựng hoàn chỉnh và thành lập vào 18/12/1998.
- Tham mưu cho UBND tỉnh trong vấn đề mở rộng và quy hoạch thêm các KCN mới trên địa bàn tỉnh.
Khi nhận thấy một số KCN phát triển thuận lợi và có khả năng mở rộng hơn, Ban quản lý KKT Đông Nam có trách nhiệm nghiên cứu, phân tích và tham mưu cho UBND tỉnh về quy mô mở rộng hoặc tham mưu cho UBND tỉnh về việc quy hoạch cá KCN mới với những vùng có tiềm năng thuận lợi và có khả năng để xây dựng. Ví dụ, trong năm 2015, qua sự tham mưu của Ban quản lý KKT Đông Nam, UBND tỉnh Nghệ An đã chấp thuận dự án Khu công nghiệp, dịch vụ và đô thị VSIP Nghệ An. Đây là KCN mới của tỉnh nằm trong KKT Đông Nam với diện tích dự kiến là 750 ha. Ngoài ra, theo quy hoạch phát triển đến năm 2020 của tỉnh, KCN Nam Cấm sẽ trở thành KCN Nam Cấm mở rộng với diện tích là 1500 ha.
- Tiến hành hoàn thành và rà soát quy hoạch các KCN qua từng năm: Luôn theo dõi và giám sát việc xây dựng và phát triển của các KCN, qua các giai đoạn, tiến hành và điều chỉnh quy hoạch hành KCN sao cho hợp lý với kế hoạch phát triển của KCN và của tỉnh.
- Xây dựng kế hoạch phát triển của các KCN
Nghiên cứu và xây dựng các kế hoạch phát triển của các KCN qua từng giai đoạn. Đối với các KCN khác nhau với những lợi thế và khó khăn khác nhau thì nên lựa chọn ngành, lĩnh vực kinh tế phù hợp. Ví dụ, như KCN Nam Cấm, với
những nguồn nguyên liệu sẵn có, rất thích hợp cho việc phát triển các ngành công nghiệp nặng.
Về tình hình quy hoạch các KCN, tính đến năm 2014, tổng diện tích quy hoạch của các KCN trên địa bàn tỉnh là 6538 ha với 12 KCN, trong đó có 3 KCN đã được thành lập là KCN Bắc Vinh, KCN Nam Cấm và KCN Hoàng Mai I, có 9 KCN chưa được thành lập (có 6 KCN đã được quy hoạch chi tiết, còn lại đang trong quá trình quy hoạch). KCN có diện tích quy hoạch lớn nhất là KCN Hoàng Mai 2 với diện tích 2314 ha.
Bảng 3: Tình trạng các KCN tỉnh Nghệ An STT Khu công nghiệp Diện tích (héc ta) Tình trạng
1 Bắc Vinh 60,16 được thành lập
2 Nam Cấm 327,83 được thành lập
3 Hoàng Mai 1 286 được thành lập
4 Cửa Lò 50 chưa thành lập
5 Đông Hồi 600 chưa thành lập
6 Nghĩa Đàn 200 chưa thành lập
7 Thọ Lộc 1200 chưa thành lập
8 Tri Lễ 200 chưa thành lập
9 Sông Dinh 300 chưa thành lập
10 Hoàng Mai 2 2314 đang quy hoạch
11 Phủ Quỳ 300 đang quy hoạch
12 Tân Kỳ 700 đang quy hoạch
(Nguồn : Ban Quản lý KKT Đông Nam) Ngoài ra, tỉnh có 8 KCN nằm trong danh mục các KCN cả nước theo Văn bản số 2244/TTg-KTN ngày 22/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ với diện tích là 2.860 ha.(trừ 4 KCN: KCN sông Dinh, KCN Hoàng Mai 2, KCN Phủ Quỳ, KCN Tân Kỳ)
Bảng 4: Số lượng và diện tích KCN tỉnh Nghệ An
chỉ tiêu số lượng Tỷ lệ so với Khu vực miền Trung
Tỷ lệ so với cả nước
Số lượng KCN 8 KCN 21.62% 2.71%
Diện tích 2924 ha 27.82 3.45%
(Nguồn : Ban Quản lý KKT Đông Nam) Tổng số lượng và diện tích các KCN của tỉnh Nghệ An chiếm 21.62% trong tổng số 37 KCN, 27.82% tổng diện tích các KCN của cả vùng và 2.71% trong tổng số 295 KCN, 3.45% tổng diện tích các KCN của cả nước. Có thể thấy, các KCN của tỉnh Nghệ An trong thời gian qua đã phát triển khá mạnh.
Định hướng đến năm 2020, tỉnh chủ trương phát triển các KCN mới : Hoàng Mai II, Tân Kỳ, Sông Dinh, Nghĩa Đàn, Tri Lễ. Đặc biệt, định hướng phát triển công nghiệp sản xuất xi măng Hoàng Mai 2, nhà máy gạch không nung 400.000 m3/năm tại Hoàng Mai; nhà máy sản xuất vật liệu nhựa xây dựng với
công suất 2.000 tấn/năm tại KCN Nghĩa Đàn,.. và các ngành nghề công nghệ cao trong các KCN đang phát triển, nhằm tạo ra hướng đi mới tiềm năng, hỗ trợ cho sự phát triển của tỉnh Nghệ An.
Hình 5: Quy hoạch các KCN tinh Nghệ An đến năm 2020
(Nguồn : Ban Quản lý KKT Đông Nam)
II.3.1.3. Công tác xúc tiến đầu tư
a) Cơ quan xúc tiến đầu tư