b) Nguồn tài nguyên
II.2 TỔNG QUAN CÁC KCN TẠI TỈNH NGHỆ AN
Trên địa bàn tỉnh có tất cả 12 KCN với tổng diện tích là 6538 ha, trong đó có 8 khu công nghiệp nằm trong danh mục KCN cả nước với diện tích là 2.860 ha. Đã đã thành lập 3 Khu công nghiệp là Bắc Vinh, Hoàng Mai 1 và Nam Cấm, trong đó có KCN Bắc Vinh đã được lấp đầy.
Các Khu công nghiệp ở tỉnh Nghệ An chịu sự quản lý trực tiếp của Ban Quản lý KKT Đông Nam, là cơ quan sát nhập giữa Ban quản lý KKT Đông Nam và Ban quản lý các KCN tỉnh Nghệ An cũ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ vào năm 2007.
Bảng 1: Tổng diện tích và tình hình sử đất của các KCN tại tỉnh Nghệ An (đến cuối năm 2013) STT Khu công nghiệp Tỷ lệ lấp đầy (%) Diện tích (héc ta) 1 Bắc Vinh 100 60,16 2 Nam Cấm 70 327,83 3 Hoàng Mai 1 33 286
4 Cửa Lò đang xây dựng 50
5 Đông Hồi đang xây dựng 600
6 Nghĩa Đàn đang xây dựng 200
7 Thọ Lộc đang xây dựng 1200
8 Tri Lễ 10 200
9 Sông Dinh đang xây dựng 300
10 Hoàng Mai 2 đang xây dựng 2314
12 Tân Kỳ đang xây dựng 700
(Nguồn : Ban Quản lý KKT Đông Nam)
II.2.1. Khu công nghiệp Bắc Vinh
KCN Bắc Vinh đã được thành lập tại quyết định số 1128/QĐ-TTg ngày 18/12/1998 của thủ tướng chính phủ. Quy hoạch chi tiết giai đoạn 1 được Bộ xây dựng phê duyệt tại quyết định số 526/QĐ- BXD ngày 08/5/1999.
Hình 2: Quy hoạch chi tiết KCN Bắc Vinh
(Nguồn : Ban Quản lý KKT Đông Nam) KCN Bắc Vinh có diện tích quy hoạch là 143,17 ha, nằm phía Nam đường Đặng Thai Mai, trên khu ruộng đang canh tác ở phía Bắc thành phố Vinh, thuộc địa bàn xã Hưng Đông, thành phố Vinh tỉnh Nghệ An. Cách trung tâm thành phố Vinh 4 km, cách cảng biển Cửa Lò 13 km .
Giai đoạn 1 đã được chính phủ phê duyệt với diện tích 60,16 ha, tổng vốn đầu tư 78,507 tỷ đồng, thời gian hoạt động 50 năm, chủ đầu tư là tổng công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA). KCN Bắc Vinh là KCN tập trung dành để xây dựng
các xí nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, sạch, ít gây ô nhiễm môi trường thuộc các loại ngành như: cơ khí lắp ráp, điện, điện tử, chế biến thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, dệt, da, may, chế biến nông, lâm sản.
Theo quy hoach của KCN Bắc Vinh, tỷ lệ đất công nghiệp 63,2% là tương đối thấp; tỷ lệ cây xanh 11,07% là thấp so với quy định của bộ Xây dựng (Tỷ lệ đất công nghiệp 70%; tỷ lệ cây xanh từ 12% - 15%). (Cơ cấu sử dụng đất xem bảng 2.2 trang 48)
Đất xây dựng các xí nghiệp công nghiệp được phân thành 3 cụm:
- Cụm các xí nghiệp công nghiệp nhẹ, sạch được di chuyển từ trong khu vực nội thành phố Vinh đến như nhà máy chế biến thực phẩm, nhà máy thức ăn gia súc, xí nghiệp may xuất khẩu và các xí nghiệp xây mới như xí nghiệp sản xuất bao bì xuất khẩu, xí nghiệp mỹ nghệ xuất khẩu. Cụm có diện tích 9,24 ha chia thành 7 lô: 5A, 5B, 5C, 6A, 6B, 6C, 6D, quy mô trung bình mỗi lô từ 0,8 đến 1,5 ha.
- Cụm các xí nghiệp công nghiệp chuyển từ trong khu vực nội thành phố Vinh đến có nhu cầu phải xử lý một số chất thải độc hại theo quy định, diện tích khoảng 9,78 ha chia thành 7 lô 5D, 5E, 5G, 6E, 6G, 6H, 6K, quy mô trung bình mỗi lô từ 1,3- 1,5 ha gồm các xí nghiệp chế biến thực phẩm, hoá chất, cơ khí lắp ráp.
- Cụm xí nghiệp công nghiệp cơ khí chế tạo, hoá chất, ván ép, bia, vật liệu xây dựng, diện tích khoảng 19 ha chia thành 14 lô (từ 8A đến 8P và 7A, 7B), quy mô trung bình mỗi lô 1,3 -1,6 ha.
Việc xây dựng các xí nghiệp trong các lô đất tại các cụm xí nghiệp công nghiệp đảm bảo mật độ xây dựng dưới 60%, tầng cao xây dựng trung bình 1- 2 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 0,6- 1,2 lần.
Trung tâm điều hành KCN Bắc Vinh nằm ở phía nam đường Đặng Thai Mai tại ngã giao nhau với đường D2, có diện tích 3 ha. Khu điều hành bao gồm trụ sở Ban quản lý, một số văn phòng đại diện các đơn vị và trạm cấp nước. Các công trình ở đây đạt mật độ xây dựng khoảng 60%, tầng cao trung bình là 2 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 1,2 lần.
Đất xây dựng các công trình kỹ thuật có diện tích 2 ha ở phía Tây Bắc KCN tại góc đường D2, D3 có lộ giới 26 m và đường D1 có lộ giới 13,75 m. Đất cây xanh tập trung có diện tích khoảng 6,66 ha bố trí dọc các đường giao thông với chiều dài dải cây 20 m.
Hạ tầng KCN Bắc Vinh được quy hoạch tương đối đồng bộ:
- Hệ thống giao thông: Mạng đường nội bộ được tổ chức theo hình ô bàn cờ, với hai hệ trục dọc và ngang, khoảng cách trung bình giữa các tuyến 350-400 m, có mối liện hệ với các tuyến đường lớn qua KCN như quốc lộ 1A, đường Đặng Thai Mai chạy qua trung tâm KCN rộng 30 m, đường phía Nam KCN rộng 45 m, đương vành đai phía Đông KCN rộng 54 m.
- Hệ thống thoát nước: Mạng lưới thoát nước mưa được bố trí chảy riêng, độc lập với nước thải, hướng thoát nước từ phía Đông sang Tây rồi chảy về phía Tây Bắc. Tại đây, nước mưa được lắng lọc dầu mỡ trước khi chảy ra khỏi bờ rào thoát chung với nước thải đã làm sạch. Toàn bộ nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ tại các xí nghiệp, tập trung theo đường ống chảy về khu xử lý chung nằm ở cuối KCN để xử lý lại. Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn được thoát ra khỏi KCN và theo mương dẫn ra sông Kẻ Gai.
- Hệ thống cấp nước: Nguồn nước cấp cho KCN được lấy từ nhà máy nước Vinh với công suất 60.000 m3/ ngày. Mạng ống cấp nước trong KCN được thiết kế theo mạng vòng khép kín, dùng đường ống gang, trên mạng đường ống bố trí sẵn các T chờ để đấu nối với các nhà máy.
- Hệ thống cấp điện: Từ trạm biến áp 110/350/10KV công suất 2 × 25 MVA, xây dựng trạm cắt 22 KV đầu nguồn, phân phối lên mạng đường dây 22 KV trong KCN để dẫn điện đến chân hàng rào các nhà máy.
- Hệ thống thông tin liên lạc. Một tổng đài dung lượng khoảng 4000 số, sử dụng mạng cáp bố trí dọc các trục đường để tất cả các nhà máy có thể đấu nối một cách thuận lợi nhất. Ngoài ra, ở đây nằm trong vùng phủ sóng đảm bảo nhu cầu thông tin di động, dịch vụ internet...
Đến năm 2015, KCN Bắc Vinh đã hoàn thiện đường vào KCN nối với quốc lộ 1A, xây dựng hệ thống cấp nước, hệ thống cấp điện và hệ thống thông tin liên lạc cho KCN, hoàn thành công trình hàng rào KCN …với tổng chi phí đầu tư khoảng 35 tỷ đồng.
II.2.2. Khu công nghiệp Nam Cấm
Khu công nghiệp Nam Cấm được thành lập tại quyết định số 3759/ QĐ- UB.CN ngày 3/10/2003 của UBND tỉnh Nghệ An. Được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt quy hoạch chi tiết tại quyết định số 2555/ QĐ- UB.CN ngày 12/7/2004.
Hình 3: Quy hoạch chi tiết KCN Nam Cấm
(Nguồn : Ban Quản lý KKT Đông Nam) KCN Nam Cấm nằm hai bên quốc lộ 1A thuộc địa bàn 3 xã Nghi Thuận, Nghi Long và Nghi Xá của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Diện tích 1500 ha, giai đoạn 1 có diện tích 327,8 ha. Tổng mức vốn đầu tư 890,7 tỷ đồng, vốn đầu tư đã thực hiện là 278,97 tỷ đồng. Thời gian hoạt động 50 năm. Chủ đầu tư là công ty phát triển KCN Nghệ An.
Vị trí của KCN Nam Cấm khá thuận lợi. Phía Bắc giáp đường Nam Cấm đi Cửa Lò và một phần ruộng của xã Nghi Thuận. Phía Nam giáp đất canh tác của xã Nghi Thuận và Nghi Long. Phía Tây và phía Đông giáp đất canh tác của xã Nghi Thuận.
KCN Nam Cấm có đầu mối giao thông thuận lợi, có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua, đường tỉnh lộ Nam Cấm nối quốc lộ 1A với cảng biển Của Lò. Cách thành phố Vinh 18 km về phía Bắc, cách sân bay Vinh 11 km, cách cảng biển Cửa Lò 5 km. Là KCN tập trung, thu hút các ngành công nghiệp nặng, các loại hình sản xuất công nghệ cao, khai thác ưu thế nguồn nguyên liệu sẵn có, tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương.
KCN Nam Cấm được phân thành 3 khu A, B, C:
• Khu A nằm ở phía Tây đường quốc lộ 1A, có diện tích 93,67 ha. Bố trí các loại hình công nghiệp như chế biến nông, lâm sản và thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng và hàng xuất khẩu khác.
• Khu B nằm ở phía Đông đường quốc lộ 1A và phía Tây đường sắt, có diện tích 82,10 ha dể xây dựng nhà máy sản xuất bia Vilaken.
• Khu C nằm phía Đông đường sắt Bắc Nam, dọc hai bên đường Nam Cấm đi Cửa Lò, có diện tích 154,76 ha. Bố trí các loại hình công nghiệp nặng và mức độc hại cao như công nghiệp hoá chất, phân bón, luyện kim, cán thép, chế biến khoáng sản, công nghiệp cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng.
Phân theo khu chức năng, có: khu vực các xí nghiệp sản xuất công nghiệp với diện tích đất xây dựng 243,49 ha chiếm 74,27 % tổng diện tích khu đất, bố trí đều trên 3 khu A, B, C và chia thành các lô đất, mỗi lô có diện tích trung bình từ 2,8- 5,2 ha; Khu vực trung tâm quản lý điều hành KCN Nam Cấm có diện tích 5,91 ha, được bố trí phía Bắc khu A; khu đầu mối kỹ thuật gồm có 4 khu diện tích 9,1 ha, bố trí ở cuối tuyến thoát nước và ở những nơi có ảnh hưởng đến môi trường khu vực.
Theo quy hoạch của KCN, tỷ lệ đất công nghiệp 72,75% là tương đối cao; tỷ lệ cây xanh 12,59% là phù hợp. (Cơ cấu sử dụng đất xem bảng 2.2 trang 48)
Các chỉ tiêu về xây dựng cụ thể là khu nhà máy xí nghiệp mật độ xây dựng50-60%, tầng cao trung bình 1-2 tầng; khu kỹ thuật đầu mối mật độ xây dựng 55-60%, tầng cao trung bình 1-2 tầng; khu trung tâm mật độ xây dựng 40%, tầng cao trung bình 1-2 tầng.
Hạ tầng kỹ thuật KCN Nam Cấm được quy hoạch:
- Hệ thống giao thông: Trong nội bộ khu có hệ thống đường giao thông rộng 43 m và 22,5 m và đường công vụ rộng 3,5 m được bố trí đảm bảo sự liên hệ thuận lợi giữa các nhà máy, xí nghiệp và có mối liên hệ với mạng lưới giao thông bên ngoài như đường quốc lộ 1A, đường Nam Cấm- Cửa Lò, tuyến đường sắt Bắc Nam.
- Hệ thống cấp nước: Nguồn nước được lấy từ nhà máy nước thành phố Vinh đưa về KCN bằng đường ống, dùng trạm bơm công suất 17.500 m3/ngày cấp vào mạng lưới đường ống KCN.
- Hệ thống thoát nước mưa, nước thải: Hệ thống thoát nước mưa tự chảy được xây dựng riêng, dọc theo các tuyến đường giao thông dẫn ra hệ thống thoát nước ở quốc lộ 1A, chảy vào đầm lầy phía Đông xã Nghi Thuận và đổ ra sông Cấm. Nước thải được xử lý cục bộ trong từng nhà máy, xí nghiệp, sau đó theo đường ống riêng dẫn đến khu xử lý chung của KCN công suất 4000m3/ ngày đêm, nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường được bơm về hồ điều hoà sau đó theo từng lĩnh vực thoát ra sông Cấm.
- Hệ thống cấp điện: Công suất điện toàn KCN là 21,5 MVA. Nguồn điện trứoc mắt tạm thời được cấp từ trạm 110/35/22KV Cửa Lò. Dự kiến sẽ đầu tư xây dựng trạm biến áp 110/35/22KV cung cấp điện cho KCN.
- Hệ thống cây xanh, môi trường và phòng chống cháy nổ: Trên các trục đường nội bộ, cây xanh được trồng để tạo bóng mát và cải tạo điều kiện vi khí hậu. Các xí nghiêp, nhà máy cũng phải đảm bảo tỷ lệ cây xanh vườn hoa thích hợp. Về môi trường, các nhà máy hoạt động trong KCN phải có hệ thống xử lý nước thải cục bộ đạt tiêu chuẩn loại C (theo tiêu chuẩn TCVN 5945-1995) trước
khi thải ra trạm xử lý nước thải chung. Phòng chống cháy nổ được thực hiện bằng các biện pháp cách ly các công đoạn dễ cháy xa các khu vực khác, đảm bảo các trang thiết bị an toàn về phòng cháy theo tiêu chuẩn TCVN-1995.
Đây là KCN có nhiều điều kiện thuận lợi (diện tích, giao thông, mặt bằng) để phát triển nên thời gian qua được tập trung chỉ đạo triển khai nhanh hơn so với dự kiến
II.2.3. Khu công nghiệp Hoàng Mai I
KCN Hoàng Mai nằm trong quy hoạch tổng thể vùng Nam Thanh- Bắc Nghệ đã được chính phủ phê duyệt tại quyết định số 847/TTg ngày 10/10/1997. UBND tỉnh Nghệ An đã có quyết định số 2806/QĐ- UB.CN ngày 28/7/2004 về việc phê duyệt vị trí, khảo sát thiết kế KCN Hoàng Mai.
Hình 4: Quy hoạch chi tiết KCN Hoàng Mai I
(Nguồn : Ban Quản lý KKT Đông Nam) KCN Hoàng Mai nằm trong vùng quy hoạch đô thị Hoàng Mai, thuộc địa phận xã Quỳnh Thiện và Quỳnh Lộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An dọc theo quốc lộ 1A về phía Đông. Diện tích quy hoạch là 286 ha với tổng mức đầu tư là 812,825 tỷ đồng. Giới hạn KCN theo hướng Bắc Nam: từ ranh giới tỉnh Nghệ An-
Thanh Hoá kéo dài về phía Nam 3 km. Hướng Tây Đông: từ quốc lộ 1A kéo dài về phía Đông 1,2 km.
Khu công nghiệp Hoàng Mai cùng với KKT Nghi Sơn trở thành trung tâm công nghiệp Nam Thanh – Bắc Nghệ theo định hướng vùng quy hoạch Nam Thanh – Bắc Nghệ đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 847/TTg ngày 10/10/1997; và Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 30/7/2013 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Các ngành nghề ưu tiên gồm: công nghiệp cơ khí lắp ráp; công nghiệp chế biên nông, lâm, khoáng sản; công nghiệp chế tạo cơ khí và hàng điện tử; công nghiệp vật liệu xây dựng; công nghiệp cơ khí chính xác; công nghiệp sản xuất phụ tùng phục vụ các ngành sản xuất, dịch vụ. (Cơ cấu sử dụng đất xem bảng 2.2 trang 48)
Về hạ tầng kí thuật công nghiệp, KCN đc xây dựng tốt với:
- Hệ thống giao thông nội bộ: Trục đường trung tâm 43m, trục đường chính 22,25m.
- Hệ thống cấp nước: Nước thô được lấy từ nước mặt hồ Vực Mấu, cách khu công nghiệp 13km về khu xử lý nước cấp của Khu công nghiệp. Tại đây, nước thô được xử lý đạt tiêu chuẩn nước sạch dẫn vào bể chứa và được bơm tăng áp để cấp nước cho các nhà máy, xí nghiệp. Trạm cấp nước sạch với công suất 50.000 m3/ngđ.
- Hệ thống cấp điện: Nguồn điện được lấy từ đường dây 110KV-AC 240 Thanh Hoá - Cầu Giát – Nghĩa Đàn. Trong khu công nghiệp xây dựng 02 trạm biến áp 110/22KV (35KV) với công suất mỗi trạm 4x63 KWW để cung cấp đến hàng rào các nhà máy, xí nghiệp.
- Hệ thống xử lý nước thải: Nước thải sinh hoạt của các nhà máy sau khi được xử lý sơ bộ để loại bỏ toàn bộ các hoá chất độc hại vượt quá tiêu chuẩn loại C (TCVN 5945-2005) được dẫn đến Trạm xử lý nước thải của khu công nghiệp, công suất 25.000 m3/ngđ để xử lý đạt tiêu chuẩn nước thải loại B trước khi xả ra kênh nhà Lê.
- Hệ thống thông tin liên lạc: Khu công nghiệp được lắp đặt hệ thống cáp thông tin liên lạc ngầm cung cấp tới hàng rào của nhà máy, xí nghiệp, qua hệ thống kết nối giữa trung tâm thông tin liên lạc của khu công nghiệp và Bưu điện trung tâm Hoàng Mai, mọi nhu cầu về thông tin liên lạc được đảm bảo và có khả năng cung cấp mọi dịch vụ cần thiết như tổng đài riêng, điện thoại quốc tế, hội thảo từ xa, kênh thuê riêng, internet tốc độ cao, email, vv...